1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn
1.2.4. Quản trị RRT Dở NHPT
Hoạt động TD phát triển (tài trợ các DAPT) là hoạt động chủ yếu của NHPT. Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho NHPT, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy các NHPT phải tăng cường công tác quản trị RRTD. Thực chất đây là một hoạt động liên tục bắt đầu từ việc xây dựng, hoàn thiện chính sách TD phát triển của Nhà nước, đến khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt; phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm cả việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của KH), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu (bao gồm cả việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho NHPT), và kết thúc khi thu hồi vốn.
Nội dung của hoạt động quản trị RRTD ở NHPT
Phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách TD phát triển của Nhà nước.
Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến RRTD cho NHPT là do đặc điểm của bản thân DAPT và cơ chế chính sách TD phát triển của Nhà nước. Do vậy để quản trị RRTD đạt hiệu quả cao, NHPT cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách TD phát triển của Nhà nước như: Sàng lọc và quy định cụ thể các đối tượng được cấp TD phát triển, phải đảm bảo các dự án sử dụng vốn TD phát triển phải có hiệu quả tài chính; quy định lãi suất cho vay cần linh hoạt đối với từng DAPT; đa dạng hoá tổ chức thực hiện tài trợ cho DAPT; thực hiện chuyển tiếp TD phát triển của Nhà nước sang TD thương mại, liên kết TD phát triển với TD thương mại; tổ chức đấu thầu trong tài trợ các DAPT….
Xây dựng chính sách TD và quy trình TD hợp lý, khoa học
Hoạt động TD liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong NHPT, do vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung qua chính sách TD và quy trình TD.
Chính sách TD đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ NH, những người làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư. Chính sách được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho NHPT duy
trì tiêu chuẩn TD của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về các cơ hội tài trợ. Chính sách TD bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị TD hiệu quả. Các tổ chức giám sát hoạt động NH trên thế giới đều coi một chính sách TD được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản trị RRTD hiệu quả.
Nội dung cơ bản của chính sách TD thường bao gồm: Xác định rõ các định hướng tài trợ của NHPT; các tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của NH; xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyết định cho vay; những thủ tục, hoạt động cần thiết trong việc xem xét, đánh giá KH và các DAPT; các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vay vốn; hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quản tài sản đảm bảo; chính sách, phương pháp xác định lãi suất, phí và thời hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với KH, DAPT; giới hạn cho vay tối đa của từng ngành hàng, từng nhóm sản phẩm đối với toàn danh mục, của tổng dư nợ với tổng tài sản của NHPT; phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Chính sách TD là cơ sở để hình thành nên quy trình TD, là một hướng dẫn nội bộ của NHPT về trình tự xử lý các bước trong một quá trình cấp TD đến KH, nhằm đảm bảo tính thống nhất thực hiện trong toàn NH và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
Quy trình TD phải nêu rõ tất cả các bước tác nghiệp cũng như kết quả của tất cả các bước tác nghiệp một cách chi tiết và quán triệt từ trên xuống. Nó thể hiện những nội dung mà cán bộ TD phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội của DAPT, lịch sử người vay, kiểm soát trong khi cho vay…Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế RRTD, NHPT còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với nhân viên TD.
Phân loại và đánh giá KH
Trước khi chấp thuận cho vay, NHPT cần phải hiểu rõ về KH vì KH là người chịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết định cuối cùng về hiệu quả của tiền vay. Vì vậy, đánh giá và sàng lọc KH là một biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa, hạn chế RRTD.
Việc phân loại, đánh giá KH thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phân tích TD cổ điển (định tính) và mô hình lượng hoá RRTD. Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém và mang tính chủ quan. Mô hình lượng hoá có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay với chi phí thấp, khách quan, do đó đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát RRTD của NH. Đồng thời, các mô hình này không loại trừ nhau nên một NH có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ RRTD của KH.
Do đặc điểm hoạt động của NHPT có đối tượng KH chủ yếu là các doanh nghiệp, do vậy các NHPT thường sử dụng các mô hình sau đây để đánh giá KH:
Mô hình truyền thống (định tính) về RRTD:
Phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào đánh giá chủ yếu để xác định mức độ RRTD của KH. Điều này liên quan việc nghiên cứu chi tiết “6 C” của người vay là: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.
Tính cách người vay :
Cán bộ TD phải chắc chắn tin rằng: các DAPT mà KH xin vay thuộc đối tượng sử dụng vốn TD phát triển và phù hợp với chính sách TD của NHPT, đồng thời người vay phải có trách nhiệm, thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay”. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thoả thuận, thì cán bộ TD phải từ chối cho vay, nếu không, RRTD sẽ phát sinh cho NHPT.
Năng lực của người vay:
Cán bộ TD phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng TD. Tương tự, cán bộ TD phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng TD phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty.
Thu nhập của người vay:
Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền, đó là: (i) luồng tiền từ DAPT, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho NHPT. Tuy nhiên, NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng.
Cán bộ TD đánh giá luồng tiền của KH thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính của DAPT; đánh giá khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của KH trong quá khứ là bằng chứng quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của KH. Hệ thống chỉ tiêu tài chính để phân tích đánh giá TD doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm như sau: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy; Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời.
Bảo đảm tiền vay:
Phần lớn các chủ đầu tư vay vốn TD phát triển tại NHPT đều không có tài sản đảm bảo, ngoại trừ tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để hạn chế rủi ro, NHPT cần yêu cầu chủ đầu tư phải có biện pháp đảm bảo TD như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba. Việc NHPT nhận bảo đảm TD nhằm mục đích: (i) nếu người vay không trả nợ theo quy định thì NH có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; (ii) nhận bảo đảm TD tạo cho NHPT lợi thế về tâm lý so với người vay. Bởi vì một tài sản khi đã là vật cầm cố, thế chấp thì buộc người vay phải có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản có giá trị của mình.
Khi nhận đảm bảo TD, NHPT cần phải thẩm định, đánh giá kỹ tính pháp lý và tính thị trường của tài sản đảm bảo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các điều kiện:
Cán bộ TD cần phải biết được xu hướng hiện hành về tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản TD, điều này đặc biệt quan trọng do các DAPT
thường có thời gian thực hiện rất dài và chứa đựng nhiều rủi ro. Để đánh giá xu hướng ngành và các điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của KH, DAPT, hầu hết các NHPT đều duy trì các file dữ liệu thông tin bao gồm các mẫu báo có liên quan, các bài tạp chí và các báo cáo nghiên cứu.
Kiểm soát:
Tập trung vào các vấn đề như: các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NHPT và của nhà quản lý về chất lượng TD.
Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số “Z” do E.I.Altman hình thành để cho điểm TD đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:
(1) Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).
(2) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xắc suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:
X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”. X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”.
X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5 = tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xắc suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Theo mô hình điểm số Z ban đầu của Altman thì các vùng phân biệt của điểm số Z được phân ra như sau:
+ Z > 2,99 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùng này được đánh giá có mức độ RRTD thấp.
+ 1,81 < Z < 2,99: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằm trong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình.
+ Z < 1,81: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
- Mô hình điểm số Z' (cho các công ty tư nhân):
Để cho điểm các công ty được nắm giữ bởi các cá nhân, Altman đã sửa lại mô hình điểm số Z ban đầu bằng cách thay thế thị giá cổ phiếu (market value) bằng giá trị trên sổ sách (book value) khi tính toán chỉ số X4 (vì các công ty được nắm giữ bởi các cá nhân không tham gia thị trường chứng khoán và do đó không có thị giá cổ phiếu). Và kết quả cho ta mô hình Z' như sau:
Z' = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,420X4 + 0,998X5 Vùng phân biệt của điểm số Z' được phân ra như sau:
+ Z' > 2,90 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùng này được đánh giá có mức độ RRTD thấp.
+ 1,23 < Z' < 2,90: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằm trong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình.
+ Z' < 1,23: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,23 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
- Mô hình điểm số Z'' đối với các doanh nghiệp phi sản xuất:
Tiếp theo bước chỉnh sửa mô hình điểm số Z ban đầu để áp dụng cho các công ty tư nhân thì Altman đã tiếp tục chỉnh sửa mô hình của mình bằng cách loại bỏ biến X5 ra khỏi mô hình ban đầu. Điều này nhằm tối thiểu hoá sự tác động của nghành đối với doanh nghiệp vì chỉ số X5 (doanh thu/tổng tài sản) là một chỉ số nhạy cảm với nghành. Mô hình này cũng được ông sử dụng để dự đoán các doanh nghiệp thất bại ở các thị trường mới nổi như Mexico. Ở mô hình rút gọn này ông cũng dựng giá trị sổ sách để tính toán giá trị X4.
Z'' = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Vùng phân biệt của điểm số Z'' được phân ra như sau:
+ Z'' > 2,60 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùng này được đánh giá có mức độ RRTD thấp.
+ 1,1 < Z'' < 2,60: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằm trong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình.
+ Z'' < 1,1: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,1 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
Mô hình điểm số TD trên đây có ưu điểm là dễ dàng tính toán cho điểm và ra các quyết định TD nhanh, nhưng chúng có một số hạn chế sau:
- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt KH thành hai nhóm là “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được chia thành nhiều loại, từ không trả đến việc chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Tức là cần phải có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại KH thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.
- Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian. Tương tự, các biến số Xj không phải là bất biến, ngoài ra mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn không phụ thuộc lẫn nhau.
- Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ RRTD của KH, ví dụ yếu tố “danh tiếng” của KH, yếu tố “mối quan hệ truyền thống” giữa KH với ngân hàng…
Tăng cường thẩm định các dự án vay vốn của KH
Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định sự cần thiết cần tài trợ (sự cần thiết của dự án, việc đáp ứng mục tiêu tài trợ của NH); Thẩm định hiệu quả vốn đầu tư; Thẩm định rủi ro của dự án; Thẩm định hiệu quả xã hội, mối tương tác giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Cụ thể:
Thẩm định sự cần thiết của tài trợ:
Chủ đầu tư cần chứng minh cho NH thấy sự cần thiết phải đầu tư và được phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền. Sự cần thiết đầu tư được thể hiện thông qua