Nhóm nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 26)

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thuộc về DAPT và cơ chế chính sách về TD phát triển

Thứ nhất, Thời hạn cho vay của NHPT đối với các DAPT thường rất dài, trung bình là 10 năm, có dự án lên tới 20 – 30 năm. Điều này làm cho hoạt động TD phát triển trở nên rủi ro do NHPT không thể lường trước được hết những yếu tố biến động xẩy ra trong quá trình đầu tư và vận hành của dự án.

ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần ưu đãi theo quy định của Chính phủ, do vậy việc tài trợ cho các DAPT của NHPT thường có mức độ tập trung vốn cao, nên mức độ rủi ro cũng cao hơn.

Thứ ba, Các DAPT thường gắn liền với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của quốc gia, trong đó nhiều DAPT tập trung vào những đối tượng như: khuyến khích đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; khuyến khích sản xuất các mặt hàng mới, xâm nhập vào thị trường mới…. do vậy các dự án này có mức độ rủi ro rất cao. Điều đó dẫn đến hoạt động TD phát triển cũng chứa đựng những rủi ro cao hơn.

Thứ tư, Do thực hiện mục tiêu khuyến khích phát triển, nên lãi suất cho vay vốn TD phát triển thường thấp hơn so với lãi suất thị trường. Do vậy xuất hiện tâm lý chiếm dụng nguồn vốn “rẻ” của chủ đầu tư, từ đó dẫn đến RRTD cho NHPT. Bên cạnh đó cũng xuất hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn TD phát triển mà ít quan tâm đến hiệu quả của dự án dẫn đến một số dự án được đầu tư kém hiệu quả, khả năng thu hồi vốn vay thấp. Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với các dự án do các DNNN và Chính quyền địa phương làm chủ đầu tư.

Thứ năm, Các chủ đầu tư vay vốn TD phát triển tại NHPT thường không có tài sản đảm bảo tiền vay, ngoại trừ các tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, các tài sản này lại có tính thanh khoản rất thấp, do vậy nguy cơ RRTD của NHPT là rất cao.

Thứ sáu, Là tổ chức TD chính sách, mạng lưới của NHPT được tổ chức theo cấp chính quyền, và tại địa phương ảnh hưởng của chính quyền đối với quyết định đầu tư của NHPT là rất cao. Về mặt nguyên lý, DAPT có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương (hoặc ngành) nơi có dự án thường được hưởng lợi trực tiếp (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập…). Vì vậy, trên thực tế, nhiều địa phương, ngành rất muốn có DAPT. Do có quyền, nên nhiều địa phương hoặc Bộ chủ quản đã quyết định đầu tư cho DAPT và tạo sức ép đối với NHPT coi nhẹ hiệu quả tài chính của dự án.

Thứ bảy, Ngoài ra do danh mục các ngành nghề được ưu đãi thay đổi theo từng thời kỳ, các sản phẩm của NH kém đa dạng nên NHPT khó duy trì được mối quan hệ lâu dài với KH…cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD cho NHPT.

Nguyên nhân thuộc về người vay.

Nguyên nhân từ phía người đi vay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra RRTD cho NHPT. Đây là rủi ro khi người vay không thực hiện đúng hợp đồng TD nguyên nhân là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh tế xã hội, yếu kém trong quản lý vận hành các DAPT, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng.

Do các DAPT thường là các dự án lớn, phức tạp, và thường đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực mới, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thời gian đầu tư thường dài….nên chủ đầu tư rất khó dự đoán được những biến động về kinh tế xã hội ảnh hưởng tới dự án, việc đánh giá hiệu quả của DAPT thường gặp nhiều khó khăn. Do trình độ yếu kém của chủ đầu tư trong việc dự đoán tình hình kinh tế- xã hội, trong thực hiện và vận hành các DAPT dẫn đến nhiều dự án không có hiệu quả và không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn cho NHPT.

Do tính chất ưu đãi trong tài trợ cho các DAPT đặc biệt là về lãi suất nên nhiều chủ đầu tư nhất là các DNNN và chính quyền địa phương thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước; cố tình chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt, hoặc sử dụng vốn sai mục đích….

Tài trợ cho các DAPT là sự tài trợ ưu đãi, có hạn chế về đối tượng sử dụng. Nên để được sử dụng nguồn vốn này, nhiều chủ đầu tư cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về DAPT, năng lực của chủ đầu tư…., thậm chí lôi kéo, mua chuộc cán bộ ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc thiếu cam kết của người hưởng lợi hoặc sự ủng hộ của chính quyền địa phương cũng là nhân tố dẫn đến RRTD cho NHPT. ĐTPT tạo nên các công trình lớn, khó hoặc không thể di dời. Các nhân tố chính trị xã hội địa phương, vì vậy ảnh hưởng lớn, lâu dài đến hiệu quả đầu tư. Người nông dân, vì lý do nào đó không cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, chính quyền không ủng hộ nhà máy trong việc đảm bảo an ninh….đều làm giảm hiệu quả của công cuộc đầu tư, gây ra RRTD cho NHPT.

Nguyên nhân khách quan khác.

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm cho họ mất khả năng thanh toán cho NHPT. Ví dụ như, thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính sách kinh tế, thay đổi về môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, lạm phát, ….) vượt quá tầm kiểm soát của người vay và NHPT.

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho NHPT đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân khách quan đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm và NHPT gặp phải RRTD.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w