Với NHPT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 99)

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

3.3.1. Với NHPT

- Tiếp tục nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, quy trình TD, qui trình thẩm định TD.

- Khẩn trương ban hành các sổ tay nghiệp vụ như Sổ tay TD, Sổ tay quản lý rủi ro….sửa đổi phù hợp với Nghị định 75/2011/NĐ-CP của Chính Phủ nhằm đảm bảo sự nhất quán, thuận lợi cho các cán bộ của NHPT và KH trong quá trình theo dõi, sử dụng; đảm bảo tính minh bạch và nâng cao hiệu quả nguồn vốn TD đầu tư của Nhà nước tại NHPT.

- Để quản lý nợ có hiệu quả, NHPT cần nghiên cứu áp dụng hệ thống phân loại nợ chặt chẽ hơn theo hướng tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế số 30 và theo hướng dẫn của uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng. Hệ thống phân loại nợ theo các mức độ rủi ro cũng cần phải tương đồng với hệ thống của các NHTM ở Việt Nam để cải thiện tính so sánh, dễ hiểu và từ đó nâng cao độ minh bạch hoạt động của NHPT. Phân loại mức độ rủi ro các dự án thuộc đối tượng vay vốn theo các tiêu chí: quy mô và tính chất của dự án; thời hạn vay vốn của dự án; tỷ lệ vốn tự có tham gia đầu tư trên tổng mức đầu tư; giá trị tài sản bảo đảm trên tổng mức đầu tư….

- Phân cấp mạnh hơn cho Chi nhánh trong thẩm quyền quyết định cho vay theo hướng: (i) Tăng mức phán quyết duyệt vay cho Chi nhánh phù hợp hơn nhằm tăng cường tính chủ động, tự chủ, phát huy cao nhất khả năng, vai trò cũng như hiệu quả hoạt động TD đầu tư trên địa bàn; (ii) Quy định các nội dung cụ thể được phân cấp gắn với thẩm quyền quyết định cho vay, gắn với trách nhiệm, bao gồm: thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay; thẩm quyền quyết định giải ngân hoặc đình chỉ giải ngân và xử lý thu hồi nợ vay; thẩm quyền gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Tạo điều kiện để Chi nhánh từng bước Hiện đại hóa công nghệ NH

Tạo điều kiện để Chi nhánh Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với hoàn thiện các cơ chế đãi ngộ trong từng Chi nhánh để các Chi nhánh thuận lợi hơn trong việc đưa ra các chính sách thưởng phạt

3.3.2. Với UBND tỉnh, các Sở ban, ngành, địa phương, KH

* Đối với UBND tỉnh Hưng Yên

- Triển khai mạnh mẽ các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư dưới nhiều hình thức để giới thiệu cơ hội đầu tư đến các doanh nghiệp. Có cơ chế chính sách thật sự thông thoáng về thủ tục cấp phép đầu tư, các cơ chế miễm giảm thuế, tiền thuê đất … để có thể thu hút được đầu tư hiệu quả. Giảm thời gian ra quyết định cấp đất cho các dự án được khuyến khích đầu tư nhất là các dự án vay vốn TD đầu tư của Nhà nước giúp cho chính sách TD đầu tư của Nhà nước đi vào thực thi nhanh hơn. Công bố ngân sách dành cho đầu tư sớm hơn và cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH một cách cụ thể, đầy đủ, ổn định và chính xác giúp chủ đầu tư có thể triển khai dự án một cách nhanh chóng, thuận tiện.

- Tổ chức các cuộc gặp và trao đổi thông tin giữa UBND tỉnh – chủ đầu tư – NHPT - Chi nhánh Hưng Yên nhằm giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai TD đầu tư của Nhà nước, giúp Chi nhánh triển khai có hiệu quả công tác TD đầu tư trên địa bàn.

- Tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ Chi nhánh trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư dở dang, các dự án không trả nợ vay do sản xuất kinh doanh thua lỗ thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định. Chỉ đạo các Sở ngành liên quan phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình triển khai nhiệm vụ nhất là trong công tác tìm kiếm dự án, xử lý nợ vay, thế chấp tài sản. Chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả nợ vay theo đúng hợp đồng TD đã ký.

- Phối hợp với Chi nhánh trong việc giới thiệu dự án vay vốn, cơ chế chính sách của tỉnh, của NHPT, quản lý, phối hợp giúp Chi nhánh xử lý thu hồi nợ vay, thế chấp tài sản đảm bảo....của các dự án, chủ đầu tư hoạt động trên địa bàn.

- Đối với chủ đầu tư nếu không đủ năng lực lập dự án thì cần thuê chuyên gia, tư vấn lập dự án, đánh giá hiệu quả dự án, hướng dẫn quy trình, các bước trong đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả, giảm được thời gian thẩm định do khâu sửa đổi, bổ sung dự án trong quá trình xét duyệt tại Chi nhánh. Mặt khác, chủ đầu tư cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu các quy định hiện hành về cho vay đầu tư, quy định về đầu tư của Nhà nước, phải tính toán, cân nhắc và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của dự án đầu tư.

- Thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ về quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trên cơ sở đó mở rộng thị phần, tăng doanh số, giảm chi phí hoạt động, mang lại hiệu quả ngày càng cao cho doanh nghiệp, dự án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn tập trung đề xuất các giải pháp và kiến nghị có liên quan đến hoạt động quản trị RRTD tại NHPT – Chi nhánh Hưng Yên. Trên cơ sở đề cập đến những định hướng lớn trong hoạt động TD và quản trị RRTD tại Chi nhánh giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị RRTD.

Các giải pháp tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng công tác thẩm định TD, tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, bảo đảm sự tuân thủ các qui trình TD chung trong hệ thống NHPT, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động TD cũng như trong bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh...

Nhìn chung, hệ thống các giải pháp và kiến nghị mà Lận văn đề xuất bám sát các nguyên lý cũng như từ thực tiễn RRTD của chính Chi nhánh, nên bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn

KẾT LUẬN

RRTD là vấn đề mang tính chất thường trực trong hoạt động TD đối với bất cứ loại hình NH nào, nhưng đối với NHPT thì mức độ RRTD tiềm ẩn lớn hơn nhiều do đặc điểm của hoạt động TD là với kỳ hạn rất dài. Do vậy, quản trị RRTD cần phải được đề cao.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị RRTD tại một NH cụ thể là NHPT Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên, chủ yếu trong giai đoạn 2011-2013. Từ nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

- RRTD là vấn đề có tính chất thường trực, nhưng đối với NHPT thì mức độ RRTD lớn hơn nhiều nên phải đề cao công tác quản trị RRTD. Luận văn đã đề xuất hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD cũng như đề cập các nội dung cơ bản có liên quan đến hoạt động quản trị RRTD ở NHPT

- Luận văn đã tiến hành khảo sát có hệ thống những kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số NHPT nước ngoài, qua đó đã rút ra một số bài học có giá trị để NHPT – Chi nhánh Hưng Yên có thẻ nghiên cứu và vận dụng

- Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống thực trạng quan trị RRTD tại NHPT – Chi nhánh Hưng Yên chủ yếu trong giai đoạn 2011-2013, đã rút ra một số kết quả đã đạt được, cũng như những mặt còn tồn tại. Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại này cũng đã được Luận văn đề cập xem xét một cách kỹ lưỡng. Do các đánh giá phân tích xuất phát từ chính thực tiễn của Chi nhánh bám sát các vấn đề có tính lý luận nên các kết luận rút ra của Luận văn nhìn chung bảo đảm tính khoa học và thực tiễn

- Trên cơ sở những phân tích thực tiễn, Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm xử lý những tồn tại, qua đó giúp công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm hoàn thiện vấn đề nghiene cứu cũng như hoàn thành các mục tiêu đặt ra cho Luận văn, song do còn có những hạn chế nhất định về kiến thức quản trị nói chung, đặc biệt là quản trị RRTD – vốn là một hoạt động rất phức tạp đòi hỏi tính chuyên nghiệp và nghệ thuật cao, hơn nữa, cũng còn

do giới hạn về dung lượng của một Luận văn Thạc sỹ, nên nhìn chung luận văn này khó tránh khỏi những hạn chế. Tác giả rất mong muốn đón nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy/Cơ và bạn bè đồng nghiệp để giúp em hoàn thiện thêm nhận thức.

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của người hướng dẫn khoa học – TS Nguyễn Trọng Tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cơ tại trường Đại học Thương Mại đã giúp em củng cố và hoàn thiện các kiến thức chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học Đại học Thương Mại đã tạo thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè trong cơ quan đã giúp đỡ về thời gian và các tư liệu liên quan để tôi có thể hoàn thành bản Luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Phạm Văn Bốn (2006), Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ thẩm định, TD và quản

lý rủi ro của NHPTVN, Hà Nội.

2. Chính phủ (1999), Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về TD ĐTPT

của Nhà nước.

3. Chính phủ (2004), Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về TD

ĐTPT của Nhà nước.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về TD đầu

tư và TD XK của Nhà nước.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình NHPT, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 7. Phan Thị Thu Hà (2007), NHthương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà

Nội.

8. Phan Thị Thu Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế tài trợ cho các DAPT tại các tổ

chức TD Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội.

9. Học viện NH(2001), Giáo trình TD ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Hà Thị Kim Nga (2005), Các loại rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động

ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Phương Đông.

11. NHNhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/4/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NHcủa các Tổ chức TD.

12. NHNhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày

25/4/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NHcủa các Tổ chức TD ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN.

13. NHNhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày

19/4/2005 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức TD.

14. NHPT Việt Nam (2006), Đề án chiến lược phát triển hoạt động của NHPT

Việt Nam giai đoạn 2006-2010, định hướng 2020 (dự thảo), Hà Nội.

15. NHPT Việt Nam, các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006, năm

2007.

16. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức TD.

17. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức TD. 18. Quỹ hỗ trợ phát triển, các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2004,

năm 2005.

19. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, NHvà Thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

20. Peter S.Rose (2001), Quản trị NHthương mại, Đại học KTQD biên dịch, NXB Tài chính, Hà Nội.

21. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày

24/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành NHViệt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

22. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày

19/5/2006 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam.

23. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày

19/5/2006 về việc thành lập NHPT Việt Nam.

24. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh:

26. Basel Committee on Banking Supervision, Core Principles for Effective

Banking Supervision-consultative document, April 2006,

http://www.bis.org/publ/bcbs123.pd

27. Basel Committee on Banking Supervision, Principles for the Management of

Credit Ris , September 2000,

http://www.bis.org/publ/bcbs75.p

28. DBJ-JERI (1999), Development banking in the new millennium. 29. Federal Reserve Bank of Chicago, Risk Management,

http://www.chicagofed.org/banking_information/risk_management.cf

30. Elmer Funke Kupper, “Risk Management in Bankin ”,

http://www.apra.gov.au/RePEcDocs/Archive/conference_papersl/risk_manage ment_banking.p

31. Jonathan Golin (2001), The Bank Credit Analysis Handbook, Published by John Wiley & Sons (Asia) Pte.Ltd.

32 H.Van Greuning –S.Brajovic Bratanovic (2003), Analyzing and Managing

Banking Risk, 2 edition, The World Bank.

33. IDF-ADFIAP (2001), Principles and practice of development banks, Volume I, ADFIAP.

34. IDF-ADFIAP (2002), Principles and practice of development banks, Volume II, ADFIAP.

35. Institute of Risk Management, A Risk Management Standard,

http://www.theirm.org/publications/documents/Risk_Management_Standard_0 30820.pd

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w