Bài học rút ra đối với NHPT Việt Nam Chi nhánh Hưng yên

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 47)

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

1.3.2. Bài học rút ra đối với NHPT Việt Nam Chi nhánh Hưng yên

Thứ nhất, Để quản trị RRTD hiệu quả, cần áp dụng các cách đánh giá, xếp hạng tín nhiệm KH theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Do hoạt động TD tiềm ẩn rủi ro rất cao nên để giúp giảm thiểu rủi ro không chỉ các NHTM mà hệ thống NHPT cũng phải áp dụng các chuản mực chung để đánh giá xếp hạng KH, qua đó ra các phán quyết TD đúng. Dĩ nhiên đối với NHPT do thực hiện TD chủ yếu theo các chỉ định của Chính phủ, nhưng việc đưa ra các mức xếp hạng KH cũng là tư liệu tham khảo cho chính phủ trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không và có các giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra

Thứ hai, Cũng như trong việc ra các quyết định TD ở các NHTM thì việc ra các quyết định TD của NHPT cũng cần dựa trên nền tảng hệ thống thông tin TD đầy đủ, chính xác. Trên cơ sở đó mới ra các phán quyết TD đúng, bởi mức độ RRTD trong cho vay các dự án lớn hơn nhiều so cho vay của các NHTM. Hệ thống thông tin TD hoàn thiện cũng là cơ sở phục vụ công tác quản trị RRTD.

Thứ ba, Phải thực hiện trích lập dự phòng RRTD đầy đủ theo đúng qui định chung đối với hoạt động TD. Các NHPT nước ngoài được xem xét đều rất chú ý trích lập DPRR đầy đủ để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi RRTD xuất hiện bởi trong cho vay dài hạn thì RRTD tiềm ẩn rất cao.

Thứ tư, Cần có hệ thống báo cáo tài chính minh bạch theo chuẩn mực quốc tế Một trong các nguyên tắc quản trị RRTD mà Basel II đưa ra là phải công khai hóa RRTD. Muốn vậy thì trước hết nó đòi hỏi NHPT phải tự nguyện áp dụng hệ thống báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế (song song với hệ thống báo cáo tài chính theo đúng quy định áp dụng đối với tổ chức tài chính đặc biệt), phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ của NH cũng như DPRR của NH.

Thứ năm, Thành lập Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có của NH trực thuộc Hội đồng quản trị để quản trị toàn diện rủi ro của ngân hàng, theo định hướng tập trung vào phòng ngừa, cảnh báo sớm hơn là XLRR sau khi xẩy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong hoạt động TD của NHPT thì RRTD là vấn đề có tính chất thường trực do đặc điểm của TD phát triển có kỳ hạn rất dài, vì vậy, tăng cường quản trị RRTD là một yêu cầu tất yếu gắn với hoạt động TD của NHPT

Chương 1 của Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến RRTD và quản trị RRTD ở NHPT. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây

- TD của NHPT bên cạnh những đặc điẻm chung của TD thì còn có những đặc điểm riêng, trong đó kỳ hạn của TD rất dài, khiến mức độ RRTD tiềm ẩn rất lớn. RRTD ở NHPT xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thuộc về phái NHPT, có những nguyên nhân khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPT. Luận văn đã tập trung làm rõ các nhân tố này.

- Để xác định mức độ RRTD của NHPT có thể sử dụng hệ thống các tiêu chí chung trong việc xác định RRTD của hệ thống NH

- Quản trị RRTD ở NHPT là một hoạt động với nhiều nội dung. Khóa luận đã luận giải và làm rõ các nội dung có liên quan đến công tác quản trị RRTD này ở NHPT

- Luận văn đã tiến hành khảo sát tương đối hệ thống những kinh nghiệm từ các NHPT nước ngoài, qua đó rút ra một số bài học có giá trị cho NHPT Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên có thể nghiên cứu và vận dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 47)