LỜI MỞ ĐẦUTrong quá trình phát triển không ngừng của xã hội hiện đại ngày nay, đời sống của con người cũng ngày một nâng cao hơn và du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Nắm bắt nhu cầu đang tăng cao nay ngành kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn đã ra đời nhằm phục vụ các dịch vụ có liên quan đến du lịch như ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,…cung cấp các dịch vụ trọn gói.Qua các giai đoạn khác nhau, đi du lịch đã dần thay đổi về hình thức và càng trở nên đa dạng, đó cũng là sự chứng minh cho sự phong phú của ngành sản xuất phi vật chất này tuy nhiên với sự đa dạng về nhu cầu về từ khách, việc kết hợp hài hoà yếu tố này thực sự không đơn giản. Nó đã và đang tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng, góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Vốn là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa cây trái xanh tươi, địa hình có núi, rừng, sông, biển, đồng bằng và cả cao nguyên, gồm nhiều hang động đầm đá và cả danh lam thắng cảnh như: Hạ Long, phố cổ Hội An, Huế… có thể khẳng định, nước ta có tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có nhiều lợi thế về du lịch với những cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng; nhiều di tích lịch sử có giá trị; các lễ hội văn hóa cổ truyền; các món ăn dân tộc độc đáo những phố nghề, làng nghề truyền thống cộng với lòng mến khách tinh thần lao động cần cù thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam… là những tài nguyên vô giá của du lịch, chính những lợi thế này đã hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả khách du lịch quốc tế.Với việc tận dụng những lợi thế sẵn có, hơn nữa thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một phong cảnh hữu tình làm mê đắm lòng người, người Việt Namân cần hiếu khách. Có lẽ bởi nền văn hóa đậm đà và thiên nhiên tươi đẹp đó mà Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách quốc tế. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bình Định nói riêng, đang dần phát triển và nhanh chóng trở thành nền kinh tế mũi nhọn.Tuy nhiên so với tiềm năng và đòi hỏi của ngành du lịch đặt ra thì du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch Bình Định cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu nhiều hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nội địa cũng như quốc tế đến với Việt Nam trong đó có Bình Định.Để đáp ứng nhu cầu nguồn lao độngcó trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh phát triển du lịch của địa phương, được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Định Trường Cao đẳng Bình Định mở các lớp đào tạo hệ chính quy ngành du lịch như: Quản trị kinh doanh du lịch và Việt Nam học,… Dựa trên lý thuyết đã dạy trong các giáo trình, thầy cô mong muốn sinh viên chúng em có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và nhà trường tổ chức cho chúng em đi thực tập tại một số cơ sở Nhà hàng Khách sạn,…vào kỳ học cuối của khóa học ba năm nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ và học hỏi đựơc nhiều kinh nghiệm sau thời gian thực tập để có thể sẵn sàng tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các cơ sở Nhà hàng – Khách sạn một cách tốt nhất. Với những kiến thức đã dược học và kinh nghiệm thực tập thực tế sẽ là hành trang vững chác cho chúng em ra trường.Được sự cho phép của nhà trường và ban ngành liên quan mà đặt biệt hơn là khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn đã cho chúng tôi có cơ hội thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như nâng cao tay nghề và là điều kiện cho chúng tôi tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy ngành Quản trị kinh doanh du lịch. Nhờ có những bài học được thầy cô truyền đạt tận tình trên nhà trường cùng với những kinh nghiệm tự bản thân mình rút ra từ va chạm thực tế từ khóa thực tập này em đã trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy khóa thực tập chỉ hai tháng nhưng kinh nghiệm mà bản thân em học được là rất nhiều.Qua đó, em đã có thêm tự tin và nhiệt huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội hiện đại ngày nay, đờisống của con người cũng ngày một nâng cao hơn và du lịch đã trở thành một nhu cầu thiếtyếu, một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người Nắm bắt nhucầu đang tăng cao nay ngành kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn đã ra đời nhằm phục vụcác dịch vụ có liên quan đến du lịch như ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,…cung cấp các dịch vụ trọn gói.Qua các giai đoạn khác nhau, đi du lịch đã dần thay đổi vềhình thức và càng trở nên đa dạng, đó cũng là sự chứng minh cho sự phong phú củangành sản xuất phi vật chất này tuy nhiên với sự đa dạng về nhu cầu về từ khách, việc kếthợp hài hoà yếu tố này thực sự không đơn giản Nó đã và đang tiếp tục phát triển mộtcách nhanh chóng, góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế của nhiều quốc giatrên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Vốn là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa cây trái xanh tươi, địa hình có núi,rừng, sông, biển, đồng bằng và cả cao nguyên, gồm nhiều hang động đầm đá và cả danhlam thắng cảnh như: Hạ Long, phố cổ Hội An, Huế… có thể khẳng định, nước ta có tiềmnăng du lịch phong phú, hấp dẫn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới,Việt Nam có nhiều lợi thế về du lịch với những cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng; nhiều
di tích lịch sử có giá trị; các lễ hội văn hóa cổ truyền; các món ăn dân tộc độc đáo nhữngphố nghề, làng nghề truyền thống cộng với lòng mến khách tinh thần lao động cần cùthông minh, sáng tạo của con người Việt Nam… là những tài nguyên vô giá của du lịch,chính những lợi thế này đã hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả khách
du lịch quốc tế
Với việc tận dụng những lợi thế sẵn có, hơn nữa thiên nhiên đã ưu đãi cho ViệtNam một phong cảnh hữu tình làm mê đắm lòng người, người Việt Namân cần hiếukhách Có lẽ bởi nền văn hóa đậm đà và thiên nhiên tươi đẹp đó mà Việt Nam đang trởthành điểm đến hấp dẫn với du khách quốc tế Ngành du lịch Việt Nam nói chung và dulịch Bình Định nói riêng, đang dần phát triển và nhanh chóng trở thành nền kinh tế mũi
Trang 2nhọn.Tuy nhiên so với tiềm năng và đòi hỏi của ngành du lịch đặt ra thì du lịch Việt Namcũng như ngành du lịch Bình Định cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề đầu tư cơ sở hạtầng và nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu nhiều hơn nữa để thu hút ngày càng nhiềukhách du lịch nội địa cũng như quốc tế đến với Việt Nam trong đó có Bình Định.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn lao độngcó trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh pháttriển du lịch của địa phương, được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Định Trường Caođẳng Bình Định mở các lớp đào tạo hệ chính quy ngành du lịch như: Quản trị kinh doanh
du lịch và Việt Nam học,… Dựa trên lý thuyết đã dạy trong các giáo trình, thầy cô mongmuốn sinh viên chúng em có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và nhà trường tổ chức chochúng em đi thực tập tại một số cơ sở Nhà hàng - Khách sạn,…vào kỳ học cuối của khóahọc ba năm nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ và học hỏi đựơc nhiều kinhnghiệm sau thời gian thực tập để có thể sẵn sàng tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các
cơ sở Nhà hàng – Khách sạn một cách tốt nhất Với những kiến thức đã dược học và kinhnghiệm thực tập thực tế sẽ là hành trang vững chác cho chúng em ra trường
Được sự cho phép của nhà trường và ban ngành liên quan mà đặt biệt hơn làkhách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn đã cho chúng tôi có cơ hội thực tập nâng cao trình độnghiệp vụ cũng như nâng cao tay nghề và là điều kiện cho chúng tôi tốt nghiệp hệ caođẳng chính quy ngành Quản trị kinh doanh du lịch Nhờ có những bài học được thầy côtruyền đạt tận tình trên nhà trường cùng với những kinh nghiệm tự bản thân mình rút ra từ
va chạm thực tế từ khóa thực tập này em đã trưởng thành hơn rất nhiều Tuy khóa thựctập chỉ hai tháng nhưng kinh nghiệm mà bản thân em học được là rất nhiều.Qua đó, em đã
có thêm tự tin và nhiệt huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Của Ngành Du Lịch Tỉnh Bình Định 06
1.1 Đặc điểm chung 06
1.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, hành chính và những ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Tình Bình Định 06
1.1.1.1 Vị trí địa lý 06
1.1.1.2 Hành chính 07
1.1.1.3 Ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Bình Định 08
1.1.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của ngành du lịch Tình Bình Định 08
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch Bình Định 09
1.1.2.2 Một số nhân tố kinh tế - xã hội 29
1.1.2.3 Một số nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành 31
1.1.2.4 Tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch 36
1.1.2.5 Khó khăn, hạn chế của tài nguyên du lịch 37
1.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch địa phương trong thời gian qua, hiện nay và những tác động của sự phát triển ngành du lịch 38
1.2.1 Tình hình hoạt động của ngành du lịch 38
1.2.1.1 Số lượng khách du lịch 38
1.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng của ngành 39
Trang 41.2.2 Tác động của sự phát triển ngành du lịch đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế
và xã hội khác của địa phương 41
1.3 Phương hướng phát triển ngành du lịch của địa phương 43
1.3.1 Những quan điểm, mục tiêu phát triển ngành 43
1.3.2 Định hướng phát triển ngành 44
1.3.3 Ý kiến cá nhân về việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Tỉnh Bình Định trong tương lai 45
Chương 2: Trình Bày Hoạt Động Của Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn 47
2.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn 47
2.1.1 Vị trí ……… 47
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển……… 47
2.1.3 Tổng quan về nhà hàng Hoàng Hậu……… 48
2.2 Cơ sở vật chất và các sản phẩm dịch vụ cung ứng……… ……….49
2.2.1 Nhà hàng và Bar……….49
2.2.2 Phòng hội nghị………50
2.2.3 Các loại phòng lưu trú………52
2.2.4 Ngoài ra còn có các dịch vụ khác……… 55
2.2.5 Cơ sở vật chất thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng……… 58
2.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự của đơn vị và chức năng hoạt động của mỗi bộ phận 59
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn………59
2.3.2 Bộ máy nhân sự của khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn………60
2.3.3 Chức năng hoạt động của mỗi bộ phận……… 61
2.4 Kết quả kinh doanh cụ thể của Sài Gòn Quy Nhơn trong những năm gần đây (2005 – 2011) 63
2.4.1 Chỉ tiêu về lượng khách……… 63
2.4.2 Chỉ tiêu về doanh thu và chi phí……….64
2.4.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận……… 66
Trang 52.4.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh……….66
Chương 3: Công Việc Cụ Thể Của Sinh Viên Trong Thời Gian Thực Tập Tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn 68
3.1 Nội dung công việc thực tập tại khách sạn 68
3.1.1 Bộ phận Phòng ……… 68
3.1.1.1 Thời gian và ca làm việc 68
3.1.1.2 Giao nhận ca trực 69
3.1.1.3 Quy trình làm việc của nhân viên Phòng 69
3.1.2 Bộ phận Nhà hàng (F&B) 71
3.1.2.1 Thời gian và ca làm việc 71
3.1.2.2 Các công việc của nhân viên Nhà hàng……… 72
3.2 Nhận xét, đánh giá của bản thân về đơn vị thực tập 74
3.2.1 Những thành công, tồn tại của đơn vị và phân tích nguyên nhân 74
3.2.2 Đế xuất các biện pháp cho việc phát triển của đơn vị thực tập 75
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 7Bảng đồ hành chính tỉnh Bình ĐịnhBình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam Lãnh thổ của tỉnhtrải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹpnhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km) Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 6.025 km2.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có
chung đường biên giới 63 km từ đèo Bình
Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 14o42' Bắc,
108o56' Đông; phía Nam giáp tỉnh Phú
Yên, có chung đường biên giới 59 km,
điểm cực Nam với tọa độ: 13o31' Bắc,
108o57' Đông Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai,
có chung đường biên giới 130 km , điểm
cực Tây với tọa độ: 14o27' Bắc, 108o27'
Đông Phía Đông giáp biển Đông với bờ
biển dài 134 km, có điểm cực Đông ở xã
Nhơn Châu ( Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13o36' Bắc, 109o21' Đông
Bình Định là tỉnh có vị trí giao thông thuận lợi nằm trên các tuyến đường chínhcủa cả nước nối liền các tỉnh với nhau.Nó có tác động, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch,giúp ngành du lịch của tỉnh nhà có điều kiện phát triển thuận lợi hơn
1.1.1.2 Hành chính
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh QuảngNgãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biểnĐông Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên Tỉnh có 11 đơn vị hànhchính gồm 9 huyện, 159 xã phường và 1 thành phố Quy Nhơn là thành phố loại II, trungtâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh
Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, LýThường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng,Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Lý,Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (trong đó xã Phước Mỹ được tách từ
Trang 8huyện Tuy Phước và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006) với tổng diện tích là 284,28 km²,dân số khoảng 284.000 người Phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu đượcthành lập ngày 12/3/1987 từ xã Phước Long (thuộc huyện Tuy Phước) trong quá trình mởrộng thành phố Qui Nhơn về phía Tây - Nam.
1.1.1.3 Ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Bình Định
Bình Định có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc
lộ 19 nối với Nam Lào và đông Bắc CamPuChia và Thái Lang qua cưa khẩu quốc tế Bờ Y(trục đông tây) tuyến đường sắt xuyên việt (trục
Bắc Nam), sân bay Phù Cát (cách thành phố
Quy nhơn 30 km về hướng bắc), cảng Quy
Nhơn ( một trong 10 cảng lớn của cả nước), 134
km bờ biển Đây là điều kiện thuận lợi để
Bình Định phát triển mạnh du lịch biển, phát
triển các môn thể thao trên biển và là cơ hội để
hình thành các ReSort, các khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn khách du lịch Bên cạnh đó Bình Định còn có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng rất thuận lọi cho việc tổ chức các tour du lịch ngoài tỉnh, đồng thời cũng là yếu tố thu hút khách du lịch đến với Bình Định ngày càng tăng
Với vị trí thuận lợi, đa dạng và phong phú tạo cho Bình Định một thế mạnh tácđộng trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là kinh tế du lịch
Tuy nhiên vị trí của Bình Định còn hạng chế, vì nằm cách xa thành phố lớn nhất làthành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là những trung tâm kinh – tế văn hóa chínhtrị của cả nước, đây là hai thị trường cung cấp nội địa lớn và cả việc cung cấp lượngkhách quốc tế dồi dào Vì vậy chúng ta không có cơ hội phục vụ một số dối tượng kháchhết sức quan trọng là khách du lịch ngắn ngày và khách du lịch cuối tuần
1.1.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của ngành du lịch Bình Định
Trang 9Bình Định là tỉnh có nhiều thế mạnh, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dulịch Trong đó phải kể đến các nhân tố tự nhiên cũng như nhân tạo hiện có và các dự ánđầy tiềm năng trong tương lai.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịchphong phú, hấp dẫn
phong phú cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
- Với bề dày lịch sử đã tạo cho Bình Định có nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán,các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống mang nét riêng tại nơi đây thu hút sựhiếu kỳ của khách du lịch
Nhờ những yết tố thuận lợi đó Bình Định đang ngày một phát triển hoàn thiện hơnnữa.cụ thể là trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế từ ngành du lịch tăng lên đáng
kể Tỉnh ta vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho ngành du lich phát triển hơn nữa
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch Bình Định
a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Do ảnh hưởng của rìa phía Đông cao Nguyên Kon Tum, nên địa hình toàn tỉnh có
xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000 m) Độcao trung bình so với mặt biển là 700 m Bề mặt địa hình thường có dạng núi cao xen lẫnthung lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển
Ảnh hưởng của phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng vàphức tạp của địa hình toàn tỉnh như ngày nay Về mặt trắc lượng hình thái có thể phânchia địa hình trong tỉnh ra thành 5 dạng chính: Địa hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồngbằng, địa hình đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địahình thềm lục địa
Vùng núi chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình từ 700 1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn( huyện An Lão) Còn lại có 13 đỉnh cao từ 700 - 1000m Các dãy núi liên kết với nhauchạy theo hướng Bắc - Nam Đặc điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng, đỉnh
Trang 10-nhọn, chúng thường bị chia cắt bởi nhiều đường phân thủy Với góc độ sơn văn có dạngtia phức tạp Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ,vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp Đặc tính này cùng với các điều kiệnthủy văn đã dẫn đến sự hình thành dạng bờ biển có nhiều đầm phá.
- Vùng đồi núi sót xen lẫn đồng bằng bao gồm các đồng bằng bóc mòn tích tụ như: TuyPhước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn ( Bồng Sơn, Tam Quan) v.v thường có những đồinúi sót nằm rải rác không theo qui luật, độ cao trung bình khoảng 50 - 200 m
- Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng là đặc điểm của tỉnh Bình Định và một
số tỉnh miền Trung
- Vùng đầm phá ven biển và bờ biển được hình thành khá phổ biến trong vùng duyênhải
- Tiếp với khu vực bờ biển là vùng thềm lục địa khá rộng lớn:Độ sâu thường đạt đến 50
m khi cách bờ khoảng 10 km Đây là khu vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt
là tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt
Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, là điều kiện để xâydựng các điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch, tạo nên diểm đạc sác, mới lạ so vớinhững nơi khác
Khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Do sự phức tạp của địa hình vàmặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độkhá nhiều Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể phân chia chế độ gió trong năm của tỉnh
có gió mùa Đông Bắc; phần phía Nam của tỉnh có gió Bắc và Tây Bắc Trong thời kỳ nàyhướng gió nói chung tương đối ổn định Từ tháng 4 - 8 ở phần phía Bắc tỉnh có gió Nam
và Tây Nam; ở phần phía Nam tỉnh chủ yếu có gió Đông Nam và gió Tây, tiếptheo là gióTây Bắc và gió Nam
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đền ngành du lịch.Bình Định là tỉnh có khí hậutương đối tốt, ít xảy ra thiên lai tự nhiên.Đây là điều kiện quan trọng giúp cho du kháchnghĩ đến Bình Định khi có nhu cầu đi du lịch
Nguồn nước
Trang 11Bình Định có nhiều sông suối và hồ đầm nhưng không được lớn và dài, có rất nhiều suốikhoáng đã và đang được khai thác nhiều như Suối khoán Hội Vân (Phù Cát), Suối khoánLong Mỹ (Tuy Phước) Ngoài ra còn có Suối Tiên, Suối Cầu, Suối Mơ , có thể nói đây
là một phong cảnh thiên nhiên mà ai đã một lần đến Bình Định mà không thể ghé qua vàsau đó để lại những ký ức đẹp về Bình Định yêu dấu thơ mộng, hữu tình, luôn in đậmtrong tâm hồn của mỗi du khách
Nhờ điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp nên thơ, hữu tình Đặcbiệt còn có hệ thống suối nước nóng là một địa điểm thu hút khách du lịch đến vui chơi,giải trí, nghĩ dưỡng
Cảnh quan
Từ các điều kiện trên đã tạo cho Bình Định ta có một hệ thống cảnh quan thiênnhiên vô cùng phong phú, đặc sắc.Nó có giá trị rất quan trọng đối với ngành dulịch.Ngành du lịch phát triển tốt hơn cũng nhờ đến các điều kiện đó và đặc biệt là điềukiện cảnh quan thiên nhiên
Bình Định ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hấp dẫn phải kể đến như:Đầm Thị Nại, Đầm Trà Ổ, Suối khoáng Hội Vân, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Khu dulịch Giềnh Ráng – Tiên Sa,…
Khu du lịch sinh thái Hầm Hô
Ở vào địa phận thôn Phú Mỹ trước
đây thuộc xã Bình Phú, nay thuộc, xã Tây
Phú, huyện Tây Sơn có một danh thắng tên
gọi Hầm Hô Không rõ cái tên dân dã và lạ
tai này có tự bao giờ mà ý nghĩa của nó mỗi
người giải thích một khác Có người cho
rằng do ở đây có một thác nước cao chừng
sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát
ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè mảng trên dòng biết sắp tới chỗnguy hiểm mà lo phòng bị nên gọi là Hầm Hô Lại có người giải thích rằng ở miệng Hầm
Hô đá mọc lởm chởm, chìa ra giống như hàm răng hô nên có tên ấy
Trang 12Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông PhúPhong Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần ba kilômét, hai bên bờ là những khối
đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nới thì chồng chất lên nhau thành đống,lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng Làm dịu đi vẻ hiểm trởcủa những vách đa nhấp nhô là những lùm cây xanh mướt Nhưng bụi sim, mua lá xanh,hoa tím xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây.Điểm xuyết vào đó là những cây cổ thụ im lìm như đang trầm mặc suy tư Xa xa là nhữngrừng hoa ngâu đốm vàng với lác đác những khóm Mai trắng ẩn hiện Cây cối mọc lâungày, rễ rủ như tóc xoã, xoi bóng xuống mặt nước lung linh, nới từng đàn cá đang tungtăng bơi lội Sông Hầm Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ Cá từ khắp nơi kéo vềtừng bầy trông đặc cả nước Các lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông nhưthể cá bay
Thế nhưng, cảnh đẹp đích thực của
Hầm Hô khiến du khách viếng thăm phải
sửng sốt về sự tạo hoá của thiên nhiên ngay
dưới lòng sông Với chiều rộng trên dưới ba
mươi mét, lòng sông chi chít những trụ đá
hoa cương thiên hình vạn trạng Vào mùa
nước cạn, những ngày trời trong xanh, khi
những tia nắng ban mai rọi xuống, những
khối đá hoa cướng ánh lên muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cươngkhoe mình trên làn nước trong xanh Hình dáng thật kì dị của những trụ đá đã chấp cánhcho trí tưởng tượng của bao thế hệ của cư dân nơi đây.Hòn lớn, hòn nhỏ, khối vuông,khối tròn, có những cụm nhìn tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bầy ngựađang phi Lại có tảng chẳng khác gì một con cá sấu khổng lồ đang há miệng săn người vàrồi biết bao hình dạng giống như người, như thú, như vật dụng thường ngày…Tất cả bày
la liệt, ngổn ngang mà hài hoà, mà ngoạn mục đến mức không một hoạ sĩ, một nhà điêukhắc tài danh nào có thể tạo dựng nổi
Trang 13Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiênnhiên, du khách sẽ có được cảm giác như đi vào thế giới thần thoại.Vượt qua bờ đập, đingược dòng sông một đoạn sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái têndân gian Hòn Đá Thành Trên vách đá rêu phủ xanh rì, từng chùm rễ cây leo lòng thòng
rủ xuống trong hệt như một bức tường thành cổ kính Bên trái thành có một bãi đá chồngchất lên nhau Liên tưởng như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống lòngsông, dân trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp Qua khúc sông nay, ngược tiếpdòng sông sẽ trông thấy hai bên nhiều khối đá lô nhô, hòn cao, hoà thấp với muôn vànhình dáng khác nhau Bên những hòn đá vây tụ vào nhau là một vũng nước sâu có tê vũng
cá Rói.Vào mùa cạn nước, trong vũng vẫn đầy, từng đàn cá Rói từ khắp nơi đổ dồn vềđây.Khi có mồi ăn, chúng xông vào tranh giành xâu xé, ngồi trên bờ xem không chán mắt.Tiếp một đoạn nữa, có một khối đá giống như một cá Sấu lớn nằm ngang giữa lòng sông,chắn dòng nước chảy xiết làm bọt bắn tung trắng xoá, nên có tục danh là hòn Trào từ đâykhông thể đi thuyền được nữa Muốn đi tiếp vào trong, phải lên bộ đi men theo bờ Càng
đi lại càng thấy lòng sông hẹp lại nhưng cảnh vật lại càng kì thú.Bất chợt từ trên bờ nhìnxuống, ta có cảm giác như không phải dòng sông mà trước mắt có cả một đàn cừu trắngđang nô giỡn trên thảo nguyên.Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảycàng mạnh.Từng đoạn, từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dộivào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy,tiếng hót véo von của chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chúchim Sâu đang nhảy nhót trên cành Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từnhững hốc đá, lùm cây Hương rừng ngào ngạt, diệu thơm hoà lẫn tiếng chim kêu ríu rítkhiến cho du khách có cảm giác như lạc vào cõi thần tiên Hơn thế, đến đây du kháchkhông chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên mà còn có dịp sống lạinhững ngày tháng hào hùnh của lích sử.Chính tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vịdanh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh TâySơn phất cờ khởi nghĩa Cũng tại nơi đây, anh hùng Mai Xuân Thưởng đã xây dựng căn
cứ kháng Pháp Danh thắng này vì thế, còn có ý nghĩ thiêng liêng của một chứng tích lịchsử
Trang 14 Khu du lịch Giềnh Ráng – Tiên Sa
Quy Nhơn, thủ phủ của Bình Định, có hình dáng thon thả như một con tàu hướngmũi ra phía biển Đông Từ lâu, bãi biển Quy Nhơn được coi là một thắng cảnh đẹp với bãicát mịn vàng óng cùng với những cảnh vật hữu tình do thiên nhiên bài trí và con người tutạo Gành Ráng là một trong những tác phẩm thiên tạo.Từ đỉnh Gành Ráng có thể phóngtầm mắt nhìn rộng cả bốn bề Phía Nam như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình với nhữngdải núi xanh dựng thành từng lớp, nơi cao, nơi thấp chạy dọc theo ven biển đến tận QuyHoà Hướng về phía Bắc, lướt mắt qua dải cát vàng mịn óng, thành phố Quy Nhơn hiệnlên với đường phố dọc ngang, nhà cửa san sat, suốt ngày người đi, kẻ lại Xoay lưng vàođộng cát phía Tây, quay mặt ra hướng Đông là biển cả bao la một màu xanh biếc Chếch
về phía Đông Bắc là bán đảo Phương Mai án ngữ cửa Thị Nại như một tấm bình phongkhổng lồ Xa xa về phía Đông Nam, cách Quy Nhơn chừng năm kilômét có một đảo lớn,tên chứ là Thanh Châu [hay Nhơn Châu] tục gọi là Cù Lao Xanh Từ xa xưa những ngườidân biển đã coi hòn đảo này như một tiêu mốc để định hướng đi.Sau này một ngọn hảiđăng đã được xây dựng trên đó Đi dọc theo con đường đất uốn lượn theo triền núi, dukhách có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc kì dị mà tạo hoá đã tạcra
Gềnh Ráng còn nổi tiếng thêm nhờ tài danh của thi sĩ Hàn Mặc Tử Do mắc phảichứng bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phongQuy Hoà Tâm trạng đầy đau thương và giông bão lại được tiếp thêm cảm hứng từ cảnhthiên nhiên siêu thực ông đã viết nên những áng thơ bất hủ để lại cho đời Hàn Mặc Tửqua đời khi còn quá trẻ, lúc nhà thơ mới vừa 28 tuổi Để thoả nguyện mong ước của thi sĩ
Trang 15lúc sinh thời, năm 1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài Hàn mặc Tử về táng ở GànhRáng Ngôi mộ trang nhã được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi là nơi mà ai ai
dù chỉ một lần đặt chân đến Gành Ráng cũng đều ghé thăm Đó không chỉ đơn thuần làmột kiến trúc xinh đẹp ở vào vị trí đắc địa của một danh thắng mà hơn thế là nơi tưởngniệm một danh nhân
b/ Tài nguyên du lịch nhân văn
Di tích lịch sử - văn hóa
Tài nguyên lịch sử là một nét đặc sắc trong du lịch,là các di tích, công trình xâydựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm mangtầm cỡ có chiều sâu và bề dày của lịch sử, mang đậm nét văn hóa Nó có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học
Nó là một nét đặc trưng riêng mà ở mỗi nơi, mỗi địa phương mới có, thể hiện tổngquát quá trình hình thành và phát triển tại nơi đó Nói về di tích lịch sử - văn hóa phải kểđến: Bảo tàng Quang Trung, Điện Tây Sơn, Thành Hoàng Đế, Từ đường Võ Văn Dũng,Lăng Mai Xuân Thưởng, Cầu Thị Nại, Mộ Đào Tấn, Di tích lịch sử Đình làng CẩmThượng, Di tích lịch sử Đình làng Vinh Thạnh,…
Bảo tàng Quang Trung
Bảo tàng Quang Trung cách Tp Qui Nhơn
50km về phía Tây Bắc, thuộc làng Kiên Mỹ, xã
Bình Thành, huyện Tây Sơn, Bảo tàng được xây
dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, dáng vẻ uy
nghiêm Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với
những di vật quan trọng liên quan đến phong trào
khởi nghĩa Tây Sơn Nằm trong quần thể Bảo
tàng Quang Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
và các danh tướng thời Tây Sơn Điệnđượcxây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh emnhà Tây Sơn Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vàonăm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m2 Tại khu di tích này còn có 2 di tích cực kỳ quýgiá là cây me cổ thụ, giếng nước Hai di tích này có từ thời thân sinh của anh em nhà Tây
Trang 16Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, đến nay đã hơn 300 năm, là những disản vô giá gắn liền với thời thơ ấu của 3 anh em họ Nguyễn.
Tham quan điện Tây Sơn - Bình Định
Di tích điện thờ Tây Sơn thuộc khối 1, thị trấn Phú
Phong huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 40km
về hướng Tây Bắc, là nơi thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, trải qua bao bể dâu vẫn luôn
được giữ gìn tôn tạo, thể hiện tấm lòng tự hào, tôn kính,
son sắt thủy chung của dân đối với 3 anh em Tây Sơn
Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm Trước
sân rộng có tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của
Quang Trung – Nguyễn Huệ Chính điện gồm 3 gian, gian
giữa thờ Quang Trung – Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờNguyễn Lữ
Điện Tây Sơn được xây dựng trên nền nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn – và cũngchính là từ đường thờ ông bà Hồ Phi Phúc – Nguyễn Thị Đồng, những người đã sinh ra 3anh em Tây Sơn, là nơi 3 anh em Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, đã cùng đi qua tuổi ấuthơ cho đến lúc trưởng thành, rồi phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất củanông dân và dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII Hiện nay, trong khu vườn cũ của gia đình anh
em Tây Sơn, sát bên cạnh điện thờ Tây Sơn vẫn còn lại 2 di tích cực kỳ quý giá, là cây me
cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời ông Hồ Phi Phúc
Cây me cổ thụ
Hơn 200 tuổi, tương truyền do thân sinh 3 anh em
Tây Sơn trồng nằm bên cạnh điện thờ Tây Sơn, cành lá
xum xuê che rợp cả một góc vườn Đây là nơi Nguyễn
Nhạc bàn việc việc nước với các nghĩa sĩ, đồng thời là nơi
nhân dân bí mật thờ 3 anh em nhà Tây Sơn sau khi đình
làng bị đốt cháy Gốc cây có chu vi 3.5m Trong dân gian
Việt Nam đã trởnên quen thuộc , trữ tình, đượm màu lịch sử:
Trang 17“ Cây me cũ, bến Trầu xưa Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm”
Giếng nước
Ở bên phải điện Tây Sơn, tương truyền có từ
thời thân sinh ba anh em Tây Sơn, được xây bằng
đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m
Đến nay giếng nước xưa vẫn mát trong như ngày
nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn
tâm hồn và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất
của ba anh em nhà Tây Sơn Hiện nay, di tích Điện
thờ Tây Sơn, Cây me, Giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn kính, trong khuôn viêncủa khu Bảo tàng Quang Trung Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng vào năm
1978 có quy mô đồ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9phòng trưng bày các kỷ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đếQuang Trung (1771 - 1789)
Lăng Mai Xuân Thưởng
Hơn 200 được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ
trên một ngọn đồi bên cạnh quốc lộ 19 thuộc xã Bình
Hòa, huyện Tây Sơn để tưởng nhớ Mai Xuân
Thưởng - nhà yêu nước và cũng là lãnh tụ xuất sắc
của phong trào Cần Vương kháng Pháp tại Bình
Định
Di tích tôn giáo
Là những di tích có liên quan đến các tôn giáo đã tồn tại lâu dài, nó gồm có cácchùa, nhà thờ tôn giáo, hệ thống câc di tích tháp Chămpa có ảnh hưởng đến phong tục tậpquán, lối sống của người dân, nơi người dân thường đi đến thờ cúng, cầu nguyện
Nó là nét độc đáo thể hiện đời sống tinh thần của người dân, có ảnh hưởng lớn đến
họ và có khả năng thu hút khách du lịch đền những nơi đây Một số di tích tôn giáo tiêubiểu: Chùa Thập Tháp, Chùa Long Khành, Chùa Hang, Chùa Linh Phong, Tu viện
Trang 18Nguyên Thiều, Nhà thờ Chánh Tòa, Nhà thờ Quy Đức, Tháp Bánh Ít, Tháp Cánh Tiên,Tháp Đôi, Tháp Bình Lâm, Tháp Dương Long,…
Chùa Hang
Nằm trên địa phận xã Nhơn Bình, Tp Qui Nhơn
Chùa tọa lạc trên sườn núi Trường Úc Đến năm 1744,
chùa được Thiền sư Thanh Thiền cho di chuyển về địa
điểm hiện nay sát chân núi, cách cầu Trường Úc 700m
về hướng đông và đổi tên là chùa Sơn Long.Tương
truyền, dưới chân núi phía sau chùa, xưa kia có một tảng
đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới
với một cái lưỡi nhô ra nên gọi là đá Hàm Long Nay do sự tàn phá của thời gia nên dấu
ấn này không còn nữa Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫncòn giữ nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có mộ tháp đã được trùng tukhang trang hơn Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Lồi 7 đầurồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1m với hoa văn chạm khắc sau lưng Bức tượng nàyđược xác định của người Chăm tạc từ thế kỷ thứ 8
Nhà Thờ Chánh Tòa
Nằm trung tâm thành phố Qui Nhơn, trên đường
Trần Hưng Đạo Nhà thờ Chánh Tòa được xây dựng vào
năm 1938 theo lối kiến trúc Pháp và Gô Tích châu Âu, là
nơi để những người theo tôn giáo đến để xưng tội, rửa tội,
đi lễ vào cáo ngày theo quy định của tôn giáo Ngoài ra còn
là nơi làm đám tan, tổ chúc đàm cưới,…
Tháp Đôi
Trong số các tháp Champa còn lại trên đất Bình
Định, có một quần thể di tích khá độc đáo nằm ngay trên địa
phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Đó là tháp
Hưng Thạnh Đại Nam nhất thống chí chép Hưng Thạnh cổ
tháp ở thôn Hưng Thạnh huyện Tuy phước có hai tháp tục
Trang 19gọi là Tháp Đôi Trong các tác phẩm nghiên cứu, người pháp gọi đây là Tour Kh’mer vìnhìn từ góc độ kiến trúc và nghệ thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít của nghệ thuậtKh’mer Xét về phong cách, tháp đôi có nhiều nét tương đồng với khu tháp Dương Long,đều là những công trình kiến trúc được xây dựng vào khoảng những thập niên đầu thế kỉXIII, khi Champa bị người Kh’mer đô hộ Di tích hiện còn là hai ngọn tháp không caolắm nằm cạnh nhau theo trục Bắc –Nam Tháp Bắc cao chừng 16m, tháp Nam thấp và nhỏhơn một chút Có lẽ chính vì vậy nên trong dân gian đã gọi bằng một cái tên giản dị : thápĐôi Phía Bắc khu tháp có một triền núi chạy xuống, phía Tây có một nhánh sông chảyngang Trên sông có hai cây cầu bắc song song, một dành cho tàu hoả, một giành cho xehơi nên cũng được gọi là cầu Đôi Giữa cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai tháp đứng sóng đôitrông thật duyên dáng và thơ mộng.Nhưng lứa đôi trai gái thường mượn cảnh trí nơi đây
để bày tỏ tâm tình.Cho đến nay nhân địa phương vẫn còn truyền tụng một bài hát lời lẽthật thiết tha
Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường,
Tháp ngạo nắng sương, Cầu nương sắt đá.
Dù người thiên hạ, Tiếng ngả lời nghiêng.
Cao thâm đã chứng lòng nguyền, Còn cầu, còn tháp còn duyên đôi lứa mình.
Non sông nặng gánh chung tình.
Tháp đôi và những câu hát trữ tình chắc hẳn đã xuất hiện sau các ngọn tháp rấtnhiều vì theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học, quần thể kiến trúc nàylúc đầu không phải chỉ là hai mà có tới ba toà tháp Chắc hẳn khi thiết kế, những ngườixây dựng đã có nhũng ý tưởng giống như khi xây tháp Dương Long.Tháp Bắc xây trênBình Đồ hình vuông được tạo dáng khá cân đối, thân với mái đều được xử lí tinh tế bằngnhững đường diềm hơi thắt lại làm chó bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ Thân tháp hình trụvuông, mỗi mặt tường đều có trụ ốp để trơn.Giống như tất cả các tháp Chămpa, cửa chính
Trang 20của tháp hướng về phía Đông Cửa nhô ra phía trước bởi bốn lớp trụ, thu nhỏ dần ở phíalối vào Tương ứng với các lớp trụ là bốn lớp vòm mái hình mũi lao nhọn, hai bên trangtrí hoa văn đối xứng Ba mặt tường còn lại là ba cửa giả, lặp lại các mô tiếp trang trí nhưcửa chính nhưng có kích cỡ hơi nhỏ hơn.Mái tháp có cấu tạo nhiều tầng, nhỏ dần về phíatrên Bốn góc diềm mái đều được gắn tượng chim thần Garuda xoè cánh bay lên tạo cảmgiác bớt nặng nề cho toàn bộ bảy tầng mái Vòng quanh diềm mái là 21 hình vũ nữ đượcchạm khắc tinh tế với những tư thế khác nhau trông rất sống động Chính giữa phần thunhỏ ngăn cách mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền, hai bên có voichầu đối xứng
Tháp Nam có cấu trúc tương tự như tháp Bắc, nhưng ở phần diềm mái, thay vì cáchình vũ nữ, hình khắc trang trí lại thể hiện một đàn hưu 13 con với những dáng vẻ rấtkhác nhau trông rất tinh nghịch và sống động
Là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo, gần đây tháp Đôi đã được trùng tu, tôntạo.Trong quá trình xử lý, gia cố lại móng tháp, người ta đã tìm thấy nhiều bức phù điêuvốn dùng để trang trí tháp, trong đó đáng kể là bức phù điêu khắc hình Makara Hai quáivật được thể hiện giống như hai con rồng thân tròn, dài mảnh, chân ngắn, không có vẩy
và vây nối đuôi nhau, đầu tròn, mắt dẹt , mũi to, mào lớn Phía trên là những tia bờm ngắndựng lên Dưới cằm có râu cuốn về phía sau Miệng quái vật há rộng, nhe hai hàm răngnhọn lởm chởm Toàn bộ phù điêu được thực hiện trên một phiến đá dài 1,24m, rộng0,5m
và dày 0,4m Nhìn hình dáng Makara, có người liên tưởng đến những con rồng được khắctạc trên các công trình kiến trúc ở Đại Việt thế kỉ XII-XIII
Tháp Dương Long :
Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm
gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục Bắc Nam, các
cửa chính đều quay về hướng Đông Hiện nay tháp
nằm trên địa phận hai thôn Vân Tương, xã Bình
Hoà và An Chánh, xã Tây Bình, huyên Tây Sơn,
cách huyện lị chừng 12km về phía Đông Tháp có
Trang 21nhiều tên gọi Ngoài tên phổ biến là Dương Long, đôi khi tháp còn được gọi theo địadanh: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường Người Pháp gọi di tích này làTour d’ Ivoire (tháp Ngà) Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba toà cổ tháp này đượcxây cất trên một toà cao có tên là dương long, nằm ở phía Nam núi Trà Sơn.
Tháp Bắc hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc Khác với cáctháp còn lại ở Bình Định, nền móng có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m,nhưng được tạo bởi nhiều đường gấp khúcnên giống như một hình đa giác Tháp cao tớigần 30m, chia làm ba phần rõ rệt.Đế tháp cao vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặttường trang trí các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưngcăn cứ vào dấu vết còn lại và nhưng tư liệu gián tiếp có thể thấy vòm cửa được tạo dánghình mũi lao tù vút lên phía trên với nhiều lớp liên tiếp chồng khít lên nhau Hai trụ cửalàm bằng đá trên đầu được trang trí tượng thần Garuda chân quắp hai đầu rắn.Các cửa giả
mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ hơn Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lánhĩ, vòng ngoài là thân rắn uốn quanh, bên trong là mặt Kala giữ tợn, miệng khạc ra rắnbảy đầu trong tư thế uốn lượn rất sinh động Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạmkhắc tinh vi thể hiện hình voi và sư tử mỗi con một tư thế nhưu vừa chạy vừa đùa giỡn kếtthành dải chạy vòng quanh đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng trôngrất sống động Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búpsen lớn trên đỉnh tháp.Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đềuđược ghép bằng đá nguyên khối
So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn Kích thước gần như tương đươngvới tháp Bắc Hai tháp tạo thành thế đối xứng xuyên qua tháp chính.Về cấu trúc tháp Namcũng không khác so với tháp Bắc Duy có mô tiếp trang trí thì hầu như ít lặp lại nhưũngchủ đề đã thể hiện ở tháp Bắc, đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái Trên giải giữa hoavăn trang trí là những bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn sát cạnh nhau chạyvòng quanh tháp Dải phía trên là phù điêu các đạo sĩ ngồi thiền trong khung lá đề và dảidưới cùng là hình người, sư tử và những con vật kì dị dạng đan xen với những ô trám kếtgiải, giữa có bông hoa nở cách xoè đối xứng.Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũngđược trang trí.Mỗi tầng thể hiện một cảnh khác nhau Có thể thấy ở đây hình voi, sư tử ,
Trang 22bò thần Nadin, mặt Kala, rắn thần Naga…Nghệ thuật điêu khắc, chạm trỗ đã đạt tới trình
độ điêu luyện Các đề tài thể hiện vừa hoành tráng, lộng lẫy, vừa tinh tế, mềm mại Nhữngcon vật và hoạ tiết trang trí vừa sống động chân thực vừa huyền ảo kì bí.Cảnh trí giờ đây đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của tháp Dương Long vẫn còn
đó Dương Long là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm quan các di tích BìnhĐịnh Đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ và huyền ảo củanhững toà tháp cổ mà còn có dịp ghé thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớntrước đây của người Chăm Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké
Các lễ hội dân gian
Bình Định là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Banar, Chăm, Hrê.Hầuhết các dân tộc này đều có những sinh hoạt văn hoá của mình như lễ hội và ca múanhạc.Tuy ở Bình định số lượng các dân tộc này chỉ chiếm một phần ít ỏi; song có thểphục hồi phát triển các hình thức lễ hội này như những sản phẩm du lịch đặc sắc địaphương
Các lễ hội là điểm mạnh của mỗi nơi có khả năng thu hút một lượng lớn khách dulịch đến vào các mùa lễ hội Các lễ họi tiêu biểu ở Bình Định: Hội Chợ Gò, Hội Vía Bà,Hội Chùa Ông Núi, Hội làng rèn Tây Phương Danh, Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống
Đa, Lễ hội Đỗ Giàn, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Tây Sơn – Đống Đa,…
Lễ hội Chợ Gò
Hội Xuân chợ Gò được tổ chức vào ngày mồng một Tết nguyên đán tại chợ Gò,Trường Úc, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy
Phước Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu
năm lấy may mắn cho cả năm Nhưng việc mua
bán chỉ tượng trưng, đi hội vui là chính.Trai gái
đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình
Tuổi thiếu niên rủng rẻng tiền lì xì thì đi mua đồ
chơi, đồ ăn thức uống Người có tuổi tham dự các
môn cờ tướng, đá gà Lễ hội chợ Gò cách đây khỏang trên dưới 300 năm Tương truyềnhai vị tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy đóng quân tại khu vực
Trang 23này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ và nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đìnhngày tết Lễ hội chợ Gò ngay nay được nâng lên bước mới: Có phần lễ trang trọng vàphần vui hội Các trò chơi dân gian được tổ chức: múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đậpniêu, kéo co Chợ mang nét đẹp vùng Tuy Phước, họp chợ một ngày vui suốt năm.
Lễ hội Cầu Ngư
Là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín
ngưỡng lâu đời của dân biển Bình Định, được tổ
chức thường xuyên vào mùa xuân hàng năm để
cúng cá Ông và cầu được mùa hải sản (theo truyền
thuyết cá Ông thường giúp thuyền và người mỗi
khi gặp sóng to gió lớn)
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa hằng năm được tổ chức vào ngàymồng 5 tháng Giêng âm lịch tại xã Bình Nghi,huyện Tây Sơn để tưởng nhớ các thủ lĩnh phongtrào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vảiNguyễn Huệ và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa(1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh Ngoài nghi
lễ truyền thống còn có nhiều họat động văn hóa dângian các dân tộc Kinh, Bana, Chăm Nhiều cuộcbiểu diễn võ thuật như: đấu võ, đánh côn, điquyền Tiết mục độc đáo của lễ hội là cuộc thi đánh trống bộ, mỗi bộ 12 chiếc trống da,còn gọi là trống trận Tây Sơn và diễn cảnh đánh trận giả làm sống lại khí thế hào hùngcủa nghĩa quân Tây Sơn năm xưa trên đất Bình Định
Trang 24Hát bội
Bình Định là một trong những cái nôi của nghệ
thuật hát Bội (Tuồng), là quê hương của vị hậu tổ
tuồng Đào Tấn Bình Định đang bảo tồn, kế thừa và
phát huy nghệ thuật hát Bội mang phopng cách Đào
Tấn, một loại hình nghệ thuật vừa bác học nhưng lại
vừa mang tính dân gian gần gũi với quần chúng Và
bao thế hệ nối tiếp nhau trên mảnh đất này vẫn ra sức
giữ gìn, trau chuốt loại hình nghệ thuật hát Bội để trở
thành nét văn hoá đặc thù riêng của Bình Định.Ngày
nay, bên cạnh nhà hát Tuồng chuyên nghiệp mang tên vị hậu tổ Đào Tấn, Bình Định còn
có rất nhiều các đoàn hát Bội quần chúng ở nhiều xã phường trong tỉnh, luôn đáp ứng nhucầu cho du khách muốn thưởng thức và tìm hiểu bộ môn nghệ thuật này
Võ cổ truyền Bình Định
Bình Định là một vùng đất võ, đó là điều đã
được thừa nhận rộng rãi.Nhưng võ là một cái gì đó vô
hình.Thấy roi, xích, cung, tên, gươm, đao, giáo, mác,
bảo đấy là võ ư?Không phải, đấy chỉ là binh khí, vũ
khí, tức là khí cụ của võ.Nó là một số tín hiệu, phương
tiện của nghề võ dưới dạng vật thể Võ tồn tại trong
những con người bằng xương bằng thịt Vô thế biến
thành hữu thể, khi con người vào cuộc, lâm thế, phải đối đầu, phải xuất chiêu, phải đánhtrả hoặc tập luyện, truyền dạy Vậy khi con người không diễn võ thì võ mất ư? Khôngphải, võ vẫn tồn tại trong tâm trí, nội lực của họ, có điều kiện là bộc lộ Nói võ là văn hóaphi vật thể, chính là do tính chất tiềm ẩn, vô hình, biến ảo này vậy
Võ thuật cổ truyền đã trở thành một di sản văn hóa, một nét đẹp riêng của ngườidân Bình Định Ngoài các đội biểu diễn võ thuật chuyên nghiệp, du khách có thể thamquan trực tiếp từ những người dân lao động bình thường nơi thôn dã với các địa danh nổi
Trang 25tiếng Tóm lại, võ thuật cổ truyền đã trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng gắn liềnvới tên tuổi của Bình Định.
Các làng nghề truyền thống
Bình Định có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như :nghề làm gốm gia dụng,nghề rèn, nghề làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở vùng Nhơn Hậu , Đập Đá huyện An Nhơn,nghề làm nón ở huyện Phù Cát, nghề làm bánh tráng phổ biến ở hầu hết các vùng trongtỉnh Du khách đến đây sẽ được tham quan qúa trình sản xuất tinh vi với tay nghề điêuluyện khéo léo của người lao động làm ra những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóadân gian, vừa có tính nghệ thuật cao, là những sản phẩm lưu niệm độc đáo, có giá trị chokhách tham quan du lịch
Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng
nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc
đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới
quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón
ngựa
Làng nghề này có truyền thống đã hơn một trăm
năm, trải qua biết bao thăng trầm nhưng nghề
làm nón ngựa vẫn tồn tại và phát triển Không
giống các loại nón khác, chiếc nón ngựa được làm ra bởi nhiều công đoạn và nhiều ngườitham gia, đồng thời phải trải qua nhiều thao tác tỉ mỉ như làm khung nón, khâu rọc lá,khâu chằm nón Nghề làm nón ngựa đã giúp cho gia đình nghèo cải thiện được cuộcsống khó khăn và góp phần xóa đói giảm nghèo Nguyên vật liệu để làm nón ngựa ngàycàng khó kiếm, người dân lên tận các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão đểmua về theo từng phiên chợ Chất liệu để làm nón ngựa bằng một loại lá rừng có tên là “láké”, vành nón cũng được làm bằng chất liệu của “cây dứa rừng” Tuyệt đối không đượclàm bằng “lá cọ” và tre như nhiều loại nón lá thông thường khác
Bên trong mặt nón ngựa cũng có những câu ca dao, tục ngữ mang phong cách đặctrưng của quê hương Bình Định Ngoài ra còn có những câu thơ ca dân gian nói về đất
Trang 26nước, con người và phong tục tập quán dân tộc Việt Nam, ca ngợi gương mẹ hiền, dâuthảo, phú quý lễ nghĩa và hình ảnh con rồng cháu lạc Chiếc nón ngựa khi hoàn thànhđược trang trí bằng chỉ thêu ngũ sắc rất tinh xảo, trên chóp nón có gắn tua hoặckhông Quan sát thật kỹ chiếc nón ngựa mới hiểu được tâm hồn của người chằm nónngựa không kém gì các làng nón nổi tiếng khác ở Bình Định.
LàngRượu Bầu Đá
Làng nằm ở địa phận thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc,
huyện An Nhơn Rượu Bầu Đá ngày nay đã trở
thành một danh tửu, món quà đặc sản không thể
thiếu trong túi quà của nhiều du khách khi đến
Miền đất võ Đến làng Bầu Đá, thú vị nhất đối
với du khách là được thưởng lãm các quy trình,
kỹ thuật nấu rượu, xem nghệ thuật rót rượu, nếm
thử những giọt rượu còn nóng hôi hổi và đặc biệt
được nghe những giai thoại thú vị về rượu Bầu Đá
Nhiều làng rượu trong vùng đến nay đã cải tiến, cách tân sao cho có lợi nhất, thếnhưng ở cái xóm Cù Lâm này vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật nấu rượu gia truyền, từ khâuchọn gạo đến kỹ thuật nấu cơm, ủ men, nấu bằng nồi đồng, ống cất rượu bằng tre RượuBầu Đá trong suốt, có mùi thơm rất đặc trưng, uống một ngụm rượu ta thấy vị ngon ngótđọng lại ở thanh quản Nếu quý khách có lỡ quá chén thì cũng không cảm thấy đau đầu,khó chịu như những loại rượu khác Đến Bình Định mà chưa được thưởng thức món chimMía Phú Phong, cá Sông Kôn, nem Chợ Huyện nhâm nhi với ly rượu Bầu Đá thì coi nhưquý khách chưa đến Miền đất võ vậy Vì thế, từ lâu rượu Bầu Đá đã trở thành nét văn hóađặc trưng của miền đất võ Tây Sơn, Bình Định
Làng gốm Vân Sơn
Rời thành phố Quy Nhơn chừng 20 km về
hướng Bắc, đến thị trấn Đập Đá, hỏi làng gốm đất
nung Vân Sơn, ai cũng biết Vân Sơn là làng nghề cổ
nhất của Bình Định còn đến bây giờ.Ngày xưa, trung
Trang 27tâm làng gốm nằm sâu trong xóm An Xuân, thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện AnNhơn Nhưng rồi, nguyên liệu ở đó cạn dần, làng nghề dời làng đến vùng nguyên liệumới, ra phái ngoài việc giao thương cũng tiện hơn Vân Sơn được hình thành như vậy.
Đặc sản - ẩm thực Bình Định
Sống trong phong cảnh sơn thủy hữu tình, sông chảy, núi cao, biển dào dạt sóng
vỗ, con người Bình Định chẳng dám sánh với người Kinh Đô thanh lịch “ăn Bắc, mặcKinh” Nhưng với vốn đặc sản của riêng mình cũng đủ cho người dân ở đây tự hào
Ẩm thực nơi đây có sự độc đáo riêng thể hiện rõ nét lối sống của người dân nơiđây Nó có thể hấp dẫn du khách phải ghé lại nơi đây để thưởng thức các đặc sản củaBình Định Bình Định có rất nhiều đặc sản phải kể đến như: bánh ít lá gai, nem ChợHuyện, bánh tráng nước dừa, bún chả cá Quy Nhơn, mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn, cuaHuỳnh Đế, bún song thằn An Thái,… tạo nên sự háp dẫn, phong phú cho nơi đây
Bánh Ít lá gai
Tuy mộc mạc đơn sơ nhưng bánh ít lá gai đã trở
thành món quà mang về không thể thiếu mỗi khi
du khách về thăm mảnh đất Bình Định mưa nắng
hai mùa…
Bánh ít lá gai - cái tên nghe dân dã mà chứa đựng
bao nhiêu ý nghĩa Vị dẻo thơm, ngọt bùi của
chiếc bánh đã trở thành dư vị khó quên trong lòng
những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy
Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổitiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quêndáng hình những chiếc bánh trông tựa như tháp Chàm cổ kính
Trên chuyến xe từ Bắc vào Nam qua khỏi thị trấn Bình Định (huyện An Nhơn) chừng 3
km nhìn về phía tay trái bạn sẽ thấy cụm tháp Chàm sừng sững trên chỏm núi, người tagọi là tháp Bánh Ít Có lẽ vì thế mà những chiếc bánh ít được gọi tên từ sắc màu huyềnthoại của tháp Chàm rêu phong cổ kính
Trang 28Dù có rất nhiều nơi làm ra món bánh này, nhưng riêng tại mảnh đất Bình Định, nó vẫnmang một nét rất riêng khó có thể nhầm lẫn.
Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏingười làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ
Chính vì sự tỉ mỉ trong quá trình làm bánh mà người dân Bình Định thường hay dựa vàotài làm bánh mà đánh giá mức độ giỏi giang bếp núc của cô con dâu nhà mình Qua thờigian, sự du nhập của các loại bánh Tây vừa nhanh gọn, tiện lợi càng phát triển rộng rãi.Thế nhưng nghề làm bánh ít lá gai vẫn duy trì được cho đến tận hôm nay và trở thành mộtnét đẹp trong văn hóa ẩm thực ở Bình Định nói riêng cũng như miền Trung nói chung.Bởi không chỉ đơn thuần là một nghề, bánh ít lá gai còn thế hiện được vẻ đẹp, sự khéo léocủa bàn tay con người và mang đậm dấu ấn hồn quê bản xứ
Bánh tráng nước dừa
Cây dừa là sản phẩm được thiên nhiên ưu đãi
cho Bình Định Tinh túy của dừa là phần dầu ổn tàng
trong cơm dừa.Ngoài việc lấy dầu, người địa phương
còn dùng để làm bánh tráng nước dừa Đây là đặc sản
của cánh Bắc Bình Định Từ Tam Quan đến Phù Mỹ
dọc theo quốc lộ 1 đều có bán nhan nhản
Chiều xuống họ thu bánh chồng lên nhau và
dùng gỗ nặng đè lên trên cho bánh phẳng, cứ mười hai cái, lấy dây chuối cột lại và đem đitiêu thụ Bánh hình tròn rất đẹp, mười bánh cũng dày chỉ hai phân
Có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất - nó mangtính đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách
Nem Chợ huyện
Chợ Huyện thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định Đây
là khu chợ buôn bán sầm uất nổitiếng nhờ món nem
Với món ăn dân dã vừa ngon vừa rẻ, nem dần dần đi
vào lòng ngườivà trở thành một thương hiệu nổi tiếng:
"Nem chợ Huyện"
Trang 29Nem được làm từ thịt heo, ngon nhất làthịt heo cỏ với những thớ thịt đỏ hỏn được tách
mỡ cẩn thận đem rửa sạch,chờ ráo nước mới cho vào cối để quết Muốn thịt được nhuyễn,dai, giònngười thợ phải quết liên tục, không có thời gian nghỉ tay lâu, mỏi tay đã cóngườikhác thay Cứ như thế đến khi thịt "chín" mới thôi Đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, cácchị và sự dẻo dai lực lưỡng của những chàng trai đã tạo nên món ăn đặc biệt Bíquyết đểmón nem ngon, khác lạ với những món nem khác chính là nghề gia truyền củangười làmnem, nằm chủ yếu trong khâu thêm gia vị với một tỉ lệ chính xác (đường,muối, hạt tiêu,bột ngọt, một ít da heo xắt nhuyễn cùng một số phụ gia khác )
Bún song thằng An Thái
Song thần là tên gọi xuất phát từ "song thằng" có nghĩa là dây bún đôi, thường kéo
ra một lần hai sợi, lâu ngày đọc trại thành "song thần" Riêng loại bún duỗi hình số 8 cũng
là loại bún song thần nhưng đã biến thể chỉ còn có một sợi mà thôi Người Bình Định cócâu :
Nón ngựa Gò Găng Bún song thần An Thái Lụa đậu tư Nhơn Ngãi Xoài tượng chín Hưng Long
Bún song thần đem về nấu canh với tôm, cua hay thịt nạc thì ngon tuyệt.Nước canh ngọt
và bổ.Tuy nhiên, nấu canh thì nên dùng loại bún duỗi có dạng hình số 8 ngon hơn vì sợ nóthẳng và rời Bún song thần đem xào thịt càng thơm ngon, và nếu phải để lâu, sợi bún vẫndai và dời, chẳng hề đóng cục như loại bún thường
Để làm bún, trước tiên người thợ nhào bột cho đều với nước
lạnh.Cái khó là nhào bột thế nào cho vừa, không khô mà cũng
không nhão quá.Xong, người ta cho bột vào một cái rá thiếc
có đục thủng nhiều lỗ nhỏ li ti, vừa nặn bột, vừa rê đều trên
mặt chảo nước sôi.Đợi cho bún chín mới dùng chiếc rá nhẵn
vớt bún ra bỏ vào một chảo gang khá chứa nước lạnh cho bún
nguội dần và nở đều Bây giờ mới đem bún rải lên tấm vỉ tre
có chiều dài từ ba đến bốn mét và rộng độ năm tấc tây đem đi phơi nắng cho khô Đặc
Trang 30biệt sợi bún không bao giờ dính tay hay dính vào tấm vỉ như loại bún thường Khi bún đãkhô không nên gỡ liền mà phải đợi qua đêm để cho bún dịu rồi mới lấy ra xếp thành từngkiện; riêng loại bún duỗi thì đem xếp lại thàng từng bó.
Ngày nay, bún song thần An Thái được chở đi bán khắp nơi trong nước
1.1.2.2 Một số nhân tố kinh tế - xã hội :
a/ Về Dân số
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên55% Theo số liệu niên giám thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 1.600.400 người, trong đónam là (761.000 người) chiếm 48,7%, nữ là (801.400 người) chiếm: 51,3% Dân số ởthành thị là (393.000 người) chiếm 25,2%, nông thôn là (1.169.400 người) chiếm 74,8%,mật độ dân số là 259,4 người/km2 và dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng(793.687 người) chiếm: 50,8% dân số toàn tỉnh Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộckhác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân Dân số tỉnhđang có xu hướng giảm cơ học, theo kết quả điều tra chính thức ngày 1 tháng 4 năm 2009,dân số tỉnh Bình Định chỉ còn 1.485.943 người
Bình Định với nhiều dân tộc cùng sinh sống đã tạo ra một nền văn hoá đậm đà, rấtriêng và phong phú Với đặc điểm dân cư như trên, tỉnh ta có một lực lượng lao động dồidào phục vụ cho các doanh nghiệp du lịch vừa là đối tượng sử dụng các dịch vụ du lịchđông đảo
b/ Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởngGDP bình quân 12% Đồng thời, an ninh chính trị ổn định và trật tự xã hội được đảm bảo,
là những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư và du lịch Ngành nghề chủ yếu của tỉnh làchế biến đồ gỗ, lâm sản, nông sản, khoáng sản, thuỷ sản, trong đó đồ gỗ là thế mạnh tạonên tên tuổi của Bình Định trên thị trường thế giới.Trong những năm gần đây, tỉnh ta đãchú trọng đến phát triển toàn diện các vấn đề kinh tế xã hội góp phần không nhỏ trongviệc thúc đẩy du lịch phát triển Các cơ sở vật chất trang thiết bị được nâng cấp phục vụcho hoạt động du lịch, cũng như đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản hơn góp phầnnâng cao chất lượng phục vụ thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tỉnh ta tham quan,
Trang 31công tá tuyên truyền quảng bá cũng được đẩy mạnh hơn thu hút được sự quan tâm của dukhách.
Kinh tế phát triến hỗ trợ tích cực cho đầu tư phát triển du lịch cùng với an ninhchính trị ổn định đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triienr, thu hút của ngành dulịch tỉnh nhà
c/ Chính sách phát triển ngành du lịch
Bình Định đang tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội trên diện tích12.000 ha ngay sát Thành phố Quy Nhơn với những dự án quy mô lớn và đang thể hiệnthiện chí mời gọi hợp tác, đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước với quyết tâm biếntiềm năng thành nguồn lực thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà
Thành lập tháng 6/2005, Khu Kinh tế Nhơn Hội được xây dựng và phát triển thành khukinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, có quy chế hoạt động riêng, bao gồm: khu phithuế quan, khu công nghiệp, khu cảng biển và dịch vụ cảng biển, các khu du lịch, dịch vụ
và khu đô thị mới, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, là trung tâm và động lực pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và của khu vực miền Trung Khu kinh tế NhơnHội đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp Đến với Khu kinh
tế này, các doanh nghiệp có thể đầu tư quy mô lớn vào các ngành kinh tế mũi nhọn vàcông nghệ cao như xây dựng cảng biển nước sâu, đóng mới và sửa chữa tàu biển, lọc vàhoá dầu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hànghải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông đồng thời có thểlựa chọn đầu tư trong khu thuế quan, khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan
Cùng với tinh thần hợp tác tích cực là những chính sách cởi mở, thông thoáng, ưuđãi và hỗ trợ thiết thực, coi lợi ích và thành công của nhà đầu tư là lợi ích và thành côngcủa chính mình.Cộng đồng doanh nghiệp ở Bình Định phát triển rất năng động, chứng tỏmôi trường kinh doanh tại tỉnh minh bạch và thuận lợi, là đất lành cho doanh nghiệp.Tỉnh
ta đã có nhiều kế hoạch đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá để phục vụ du lịchtốt hơn Có chính sách, định hướng rõ ràng để khai thác hết tiềm năng du lịch đa dạngphong phú của tỉnh nhà.Có chính sách về thuế, tài chính, ngân hàng để thu hút nhà đầu tư
Trang 32về du lịch đầu tư vào Bình Định, góp phần đưa ngành này cất cánh, sánh vai cùng tỉnhbạn lân cận, xứng đáng là tỉnh trong vùng trọng điểm du lịch của cả nước
1.1.2.3 Một số nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
a/ Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông vận tải
Đường bộ
Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 118km, xuyên suốt chiều dài của tỉnh
Quốc lộ 1D dài 33km (19km trên địa bàn
Bình Định) nối thành phố Quy Nhơn với huyện
Sông Cầu tỉnh Phú Yên trên tuyến Quốc lộ 1A
Quốc lộ 19 tại tỉnh dài 70km nối liền Bình
Định với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông
Đường sắt quốc gia qua tỉnh dài 150km, xuyên suốt
chiều dài của tỉnh
Có ga Diêu Trì (một trong 10 ga lớn của Việt Nam,
cách trung tâm thành phố Quy Nhơn và cảng biển khoảng
12km) và các ga thuộc tuyến huyện Ngoài các đôi tàu của
Đường Sắt Việt Nam trên tuyến Bắc Nam còn có đôi tàu
chất lượng cao hàng ngày chạy tuyến TP Hồ Chí Minh - Quy Nhơn và ngược lại
Cảng biển
Trang 33Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của
Việt Nam Cảng có ưu thế là vùng neo đậu kíngió, kho bãi
rộng, có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn, có
độ sâu 8,50m, thuỷ triều trung bình 1,56m, luồng rộng 80m
(luồng sẽ mở rộng thành 120m, nạo vét sâu 11,5m)
Năng lực hàng thông qua cảng Quy Nhơn đạt khoảng
4 triệu tấn/năm
Cách quốc lộ 1A 10 km, cách cảng Đà Nẵng 175 hải lý, cách cảng Nha Trang 90hải lý, cách cảng Vũng Tàu 280 hải lý, cách cảng Hải Phòng 455 hải lý Từ cảng QuyNhơn có thể đi thẳng các cảng biển lớn trong khu vực Châu Á
Hàng không (Sân bay Phù Cát )
Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km
Hàng ngày đều có các chuyến bay của Vietnam
Airline và Mekong Airline đi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội Đang xây dựng hạ tầng phục vụ bay đêm tại sân bay
Phù Cát
* Nguồn điện của Bình Ðịnh:nhận từ lưới điện quốc gia,
đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống Hiện 100% xã trong tỉnh đã có điện, trong
đó 151/155 xã, phường có điện lưới quốc gia, 4/155 xã dùng điện diesel do tỉnh đầu tư
* Hệ thống cấp nước:với công suất 20.000 m3/ngày đêm tại thành phố Quy Nhơn và hiện
đang được nâng cấp để tăng công suất lên 45.000 m3/ngày đêm, và các hệ thống cung cấpnước sạch khác tại các khu vực khác ngoài thành phố Quy Nhơn
* Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc Tính đến nay, tổng số máy điệnthoại trên toàn tỉnh gần 1,7 triệu máy (trong đó, có hơn 1,4 triệu máy điện thoại di động
và khoảng 240 ngàn máy điện thoại cố định), đạt mật độ 115 máy/100 dân.Trên địa bàntỉnh có Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Quang Trung, Trường Cao đẳng BìnhĐịnh, Trường Cao đẳng Nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 436 trường học phổthông Tại tỉnh có 18 bệnh viện với 3005 giường bệnh, 6 phòng khám, 1 viện điều dưỡng
Trang 34và 159 trạm xá xã; trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố tạiQuy Nhơn và 2 bệnh viện đa khoa khu vực tại Phú Phong và Bồng Sơn là những cơ sởkhám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng cao Hạ tầng thương mại, du lịch được xâydựng đang đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tỉnh ta đã và đang chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạtầng trong du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.Hệ thống cơ sở vậtchất trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành du lịch của tỉnh ta.Nó là tiền đề và làđiều kiện không thể thiếu để ngành du lịch có thể phát triển và phát triển một cách thuậnlợi Ngành du lịch nói chung và ngành du lịch của tỉnh ta nói riêng sẽ khó phát triến nếuthiếu các điều kiện cơ sở vật chất trên
b/ Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thựchiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằmthoả mãn nhu cầu của khách du lịch.Hiện trên địa bàn tỉnh có 105 cơ sở kinh doanh lưutrú, trong đó, có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao; có 1.536 phòng đạttiêu chuẩn phục vụ kháchquốc tế/tổng số 2.446 phòng… Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịchbao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việctạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui
mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng,cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao…
Những kết quả này tuy vẫn còn hạn chế nếu so với những địa phương trong nước cóngành DL phát triển, nhưng cũng thể hiện những bước chuyển biến tích cực của ngành
Trang 35Sốphòng: 170
Khách sạn Sài Gòn -Quy Nhơn****
24 Nguyễn Huệ,TP.Quy Nhơn
Khu du lịch Life Resort Quy Nhơn ****
Km18, Quốc lộ 1D, Ghềnh Ráng, Bãi Dài,TP.Quy Nhơn
Trang 361.1.2.4 Tiềm năng, thế mạnh của du lịch Bình Định
Bình Định có lợi thế về địa lý với bờ biển dài và những bãi tắm đẹp, hấp dẫn nhưbán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, đảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài cùngvới một số di tích, danh thắng khá nổi tiếng Bình Định có một số loại hình văn hóa đặctrưng có thể tạo sự thu hút khách du lịch như các loại hình nghệ thuật: tuồng, bài chòi cùng các lễ hội truyền thống, khá độc đáo như Lễ hội chợ Gò, Lễ hội làng rèn PhươngDanh, Lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu, Lễ hội đô thị Nước Mặn, các lễ hội của cư dânmiền biển, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội đổ giàn… Bình Định cũng là cái nôi của võ thuật cổtruyền Việt Nam và đây cũng là một trong những nhân tố tạo nên sức hút khá lớn đối vớikhách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế
Bình Định có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú để phát triển dulịch với nhiều danh lam thắng cảnh, hội tụ đầy đủ núi, sông, biển, đầm, hồ, hải đảo, đồngruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam Nơi đây là vùng địa linh nhânkiệt, có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nghệ thuật tuồng, là quê hương của người anh