PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG

62 589 1
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 3 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hồng Bàng 6 1.2 Nghiệp vụ cơ bản của phòng dịch vụ khách hàng 7 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 32 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 32 2.1.1 Khái niệm kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh 32 2.1.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 35 2.1.3 Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả hoạt động 38 2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp 39 2.1.4.1 Nhóm chỉ tiêu số lượng 39 2.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng 46 2.2 Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng 49 2.2.1 Phân tích thu nhập 53 2.2.2 Phân tích chi phí 55 2.2.3 Phân tích lợi nhuận 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH 59 HÒNG BÀNG 59 3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng 59 3.1.1 Thuận lợi 59 3.1.2 Khó khăn 59 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng 60 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 2 LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo… Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận một cách hợp pháp nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam vừa ra nhập WTO, đó là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Thực hiện phương châm “lý luận gắn với thực tế”, “học đi đôi với hành”, thực tập là khâu rất cần thiết và quan trọng đối với sinh viên để nắm bắt, hiểu rõ về chuyên ngành học của mình. Thông qua thực tập giúp họ nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp, nắm được chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp, cập nhật số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh và các phương pháp tính toán đánh giá. Bước đầu làm quen với các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn. Trong bản báo cáo dưới đây em xin trình bày đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng. Trong quá trình làm bài và thu thập số liệu em còn nhiều thiếu sót, kính mong ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 1.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn( SCB). Ngân hàng TMCP Sài Gòn được thành lập vào tháng 3/1993 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng quản trị. Ngày 01/01/2012 được sáp nhập từ 3 ngân hàng là FicomBank, Tín nghĩa Bank và Ngân hàng TMCP Sài Gòn, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên sáp nhập tại Việt Nam. SCB hiện là một trong những ngân hàng có Vốn chủ sở hữu lớn trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.Với môi trường kinh doanh năm 2012 không thuận lợi, SCB đã bám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước, nỗ lực phấn đấu, chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế với các giải pháp như: Triển khai hệ thống ngân hàng bán lẻ, triển khai cơ chế mua bán vốn nội bộ, triển khai cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ các đơn vị trong hệ thống, nhờ vậy hoạt động kinh doanh của SCB tiếp tục phát triển và an toàn. Tính đến cuối năm 2012, tình hình thực hiện các chỉ tiêu của SCB như sau: - Tổng tài sản đạt 120.156 tỷ đồng, hoàn thành 81% kế hoạch - Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 80.519 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011 - Tổng dư nợ cho vay đạt 34.922 tỷ đồng, tăng 0.3% so với năm 2011 - Lợi nhuận trước thuế đạt 1.851 tỷ đồng hoàn thành 62% kế hoạch - Tỷ lệ nợ xấu 1,32% - Vốn điều lệ giữ mức 3.355 tỷ đồng - Mạng lưới hoạt đông có địa bàn rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, SCB đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. - Tổng nhân sự toàn hệ thống tính đến 31/12/2012 là hơn 3000 người. 4 Trong năm 2012, SCB đã chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Thương hiệu SCB ngày càng nâng cao trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Nhiều tạp chí tài chính uy tín đã bình chọn và trao tặng các giải thưởng có giá trị cho SCB như: • Tháng 3/2012 SCB đạt Giải “Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011” do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng. • Tháng 4/2012 Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế Việt Nam bình chọn liên tiếp trong nhiều năm. • Ngày 19/05/2012 ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB vinh dự được bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” • Tháng 7/2012, SCB vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới • Tháng 8/2012 SCB tiếp tục được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”. 1.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB –Chi nhánh Hồng Bàng. SCB Hồng Bàng được được thành lập ngày 19/11/2007, với một chi nhánh chính và ba phòng giao dịch là phòng giao dịch Lạch Tray, phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn, phòng giao dịch Đông Bắc. Hiện nay SCB Hồng Bàng đã có biên chế là 52 nhân sự. Ban Giám đốc gồm 2 người, phòng Kế Toán Tài chính gồm 19 người, phòng Ngân quỹ 09 người, phòng Kinh doanh gồm 03 người, phòng hành chính gồm 05 người, phòng giao dịch Lạch Tray gồm 05 người,phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn gồm 05 người, phòng giao dịch Đông Bắc gồm 04 người. Cùng với sự phát triển của SCB thì SCB Hồng Bàng cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm vừa qua. Năm 2012, SCB Hồng Bàng đã đạt được những kết quả khả quan: Huy động vốn đạt 1789,36 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 2.244,76 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 99,78 tỷ đồng. 1.1.2.1. Nhiệm vụ của Chi nhánh SCB Hồng Bàng 5 SCB Hồng Bàng cũng như toàn bộ hệ thống SCB cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau: Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.Tư vấn đầu tư-tài chính-tiền tệ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh… 1.1.2.2. Các chương trình khuyến mại hiện nay của khách hàng cá nhân Nhân dịp mừng xuân Quý Tỵ 2013, thay lời tri ân khách hàng đã đồng hành cùng SCB, từ ngày 02/01/2013 đến ngày 01/04/2013, SCB đưa ra chương trình “Hái lộc đầu xuân 2013” quay số trúng thưởng cho khách hàng gửi tiền, với gần 107.000 giải thưởng hấp dẫn: + Quay số trúng thưởng ngay tại thời điểm gửi tiền: Cứ mỗi 100 triệu đồng hoặc 5000 USD, khách hàng nhận số lần quay trúng ngay bằng với số tháng của kỳ hạn gửi. 6 Hình thức giải thưởng: Giải nhất: Thẻ V-TOP trị giá 1.3 triệu đồng, Giải nhì: Bộ nồi Sunhouse, Giải ba: Thố cơm Minh Long, Giải tư: Bộ móc chiều khóa kèm miễn phí 1 năm sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đồ thất lạc, Giải năm: Bao lì xì hoặc tiền 20.000 đồng. + Quay số cuối chương trình: Cứ mỗi số tiền gửi từ 20 triệu VNĐ hoặc từ 1000 USD, khách hàng nhận 01 mã số quay số cuối chương trình. Hình thức giải thưởng: 1 giải nhất - Chuyến du lịch Mỹ dành cho 2 người hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng, 5 giải nhì – Iphone5 hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 25 triệu đồng, 15 giải ba- Ipad mini hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 15 triệu đồng, 30 giải tư – Thẻ Accor Advantage ưu đại dịch vụ nhà hàng, khách sạn 5 sao tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng. Sau khi kết thúc chương trình “Hái lộc đầu xuân 2013”, SCB tiếp tục triển khai chương trình quay số trúng thưởng“Hè vạn lộc, triệu niềm vui” với hơn 176.000 giải thưởng hấp dẫn: + Quay số trúng ngay tại thời điểm gửi tiền: Cứ mỗi 100 triệu đồng hoặc 5000 USD, khách hàng nhận số lần quay trúng ngay bằng với số tháng của kỳ hạn gửi . Hình thức giải thưởng: 850 giải nhất – Vali kéo Macat hoặc 700.000 đồng, 1500 giải nhì - Quạt hộp Asia hoặc 500.000 đồng, 4.000 giải ba – Đèn sạc Sunhouse hoặc 300.000 đồng, 10.000 giải tư – Thẻ V-TOP 50.000 đồng, 160.000 giải năm – Nạp tiền ĐTDĐ VnToup 20.000 đông. + Quay số cuối chương trình: Cứ mỗi số tiền gửi từ 5- 80 triệu VNĐ hoặc từ 250- 4000 USD, khách hàng nhận 01 mã số quay số cuối chương trình. Hình thức giải thưởng: 01 Giải nhất – Xe ô tô Ford Fiesta hoặc thẻ tiết kiệm 550.000 triệu đồng, 02 Giải nhì – Chuyến du lịch Ấn Độ 7 ngày 6 đêm hoặc thẻ tiết kiệm 40 triệu đồng, 12 Giải ba – Tivi LED Samsung 32 inches kết nối Internet hoặc thẻ tiết kiệm 10 triệu đồng. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hồng Bàng 7 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hồng Bàng 1.2 Nghiệp vụ cơ bản của phòng dịch vụ khách hàng 1. Mở CIF (Customer Information File) - Mở tài khoản lần đầu cho khách hàng Mỗi khách hàng là cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch với SCB được cấp một mã số khách hàng, cung cấp các thông tin chi tiết về khách hàng. Mã số này gọi là số CIF. Qui trình thực hiện như sau:  Đối với khách hàng cá nhân Đối tượng được mở tài khoản cá nhân: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG NGÂN QUỸ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRƯC THUỘC PGD TRẦN NGUYÊN HÃN PGD LẠCH TRAY PGD ĐÔNG BẮC 8 Hình thức mở tài khoản Hồ sơ mở tài khoản gồm có: - Bước 1: Thanh toán viên ( gọi tắt là TTV) yêu cầu khách hàng điền vào mẫu “ Giấy đăng ký mở tài khoản” của SCB và yêu cầu khách hàng xuất trình các giấy tờ theo qui định: CMND, hộ chiếu, bản chính hoặc sao y bản chính để ngân hàng đối chiếu.TTV kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu các giấy tờ, yếu tố kê khai trong hồ sơ mở tài khoản đảm bảo khớp đúng, chính xác. - Bước 2: Nếu khách hàng chưa có thì thực hiện mở CIF cho khách hàng theo các bước sau: + Vào đường dẫn CIF  Customer Summary  Chọn New để tạo CIF mới. + TTV điền thông tin khách hàng theo trình tự ở các mục: Name  General  Individual  Address & Tel  OK  Chuyển KSV duyệt - Bước 3: KSV kiểm tra thông tin khách hàng đã nhập trên máy và hồ sơ mở tài khoản đảm bảo khớp đúng và chính xác theo qui định, sau đó tiến hành duyệt màn hình. - Bước 4: Sau khi KSV duyệt màn hình, việc nhập thông tin khách hàng đã hoàn tất, hệ thống tự động hiển thị mã số khách hàng ( số CIF). Sau đó nhân viên 9 thực hiện mở tài khoản không kỳ hạn theo loại tiền khách hàng yêu cầu trong giấy đăng ký mở tài khoản. - Bước 5: TTV in thông báo mã số khách hàng ( CIF), số tài khoản giao cho khách hàng. - Bước 6: TTV điền số CIF, số tài khoản vào mẫu Giấy đăng ký mở tài khoản. - Bước 7: TTV chuyển hồ sơ mở tài khoản đã hoàn tất cho KSV kiểm tra lại và ký kiểm soát trên giấy mở tài khoản. - Bước 8: TTV trình Lãnh đạo phòng ( viết tắt là LĐP ) và Ban Giám đốc (viết tắt là BGĐ) ký phê duyệt trên giấy mở tài khoản. - Bước 9: TTV thực hiện Scan chữ ký và up lên mạng Korebank .Chuyển hồ sơ mở tài khoản đã được ký duyệt sang Lãnh đạo phòng xác thực ( verify) chữ ký của khách hàng lên mạng - Bước 10: TTV gửi hồ sơ mở tài khoản sang phòng Hành chính đóng dấu trên Giấy mở tài khoản. - Bước 11: TTV nhận lại hồ sơ mở tài khoản từ phòng Hành chính và tiến hành lưu trữ hồ sơ pháp lý theo quy đinh. Lưu ý: Thanh toán viên (TTV) kiểm tra khách hàng đã từng mở CIF tại hệ thống SCB chưa, nếu khách hàng đã có số CIF không phải tại SCB Hồng Bàng mở, TTV thực hiện copy số CIF đã có của khách hàng về chi nhánh.  Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp Đối tượng được mở tài khoản doanh nghiệp: - Tổ chức Việt Nam được thành lập và họat động theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tổ chức nước ngoài được thành lập và họat động theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập. Các trường hợp không được mở tài khoản: 10 - Khách hàng thuộc danh sách tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự, tội phạm rửa tiền hoặc bị tình nghi là đối tượng bị khủng bố theo cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và/hoặc Bộ Công an. - Khách hàng thuộc danh sách các tổ chức có hành vi trốn thuế, gian lận thuế và/họặc có liên quan đến các hành vi trốn thuế/gian lận thuế theo cảnh báo của Ngân hàng nhà nước và/hoặc Cơ quan quản lý thuế. Các trường hợp khác theo quy định của SCB Số lượng tài khoản được mở: Mỗi khách hàng có quyền mở một hay nhiều tài khoản tiền gửi ở một hay nhiều nơi tùy theo nhu cầu cần sử dụng. Sau khi KSV kiểm tra hồ sơ mở CIF đầy đủ đối với tổ chức cư trú theo những yêu cầu sau: 1.Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của SCB. 2.Bản sao ý công chứng giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập. 3.Giấy đăng ký mẫu dấu. 4.Bản sao y công chứng giấy đăng ký mã số thuế. 5.Quyết định bổ nhiệm Giám đốc hoặc biên bản họp Hội đồng thành viên bổ nhiệm chủ tài khoản ( Trường hợp chủ tài khoản không phải là giám đốc ). 6.Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc Văn bản cam kết chưa bổ nhiệm Kế toán trưởng. 7.Giấy đăng ký mã số XNK (nếu có ). 8.Quyết định bổ nhiệm và Giấy ủy quyền đối với người ký chữ ký ủy quyền (Nếu người ủy quyền là Kế toán trưởng thì phải có xác nhận của chủ tài khoản hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.) 9.CMND photo/sao y công chứng của cá nhân có chữ ký trên giấy đăng ký mở tài khoản. TTV thực hiện theo quy trình giống như mở toàn khoản cá nhân, nhưng các bước: - Bước 2: TTV điền các thông tin khách hàng theo trình tự ở các mục: [...]...  Vào File  Log off để đóng Korebank 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh a Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc... thể kinh doanh duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh - Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất, chi phí nhân công … - Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận b Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. .. c Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản anh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất(lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn…) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội... quả cụ thể của hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường Hoạt động kinh có đặc điểm : - Do 1 chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp - Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, các đầu mối, với khách hàng, với... tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cở sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Dưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh danh một cách cụ thể bằng các phương pháp định... quả kinh tế – hiệu quả chính trị – hiệu quả xã hội 33  Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó Xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí... dịch - Chọn Buy nếu ngân hàng mua/ Sell nếu ngân hàng bán - Spot Rate: Theo tỷ giá thỏa thuận - Remark: Nội dung giao dịch - EXRT Ins Type: Chọn GIAO DỊCH DEALING - Receive – Account Type: CCA- ID của TTV - Pay – Account Type: Chọn Cust – Nhập tài khoản khách hàng  OK đẩy KSV duyệt - Receipt: in 2 bút toán 8 Treo giải ngân Yêu cầu: Khi nhận được Ủy nhiệm chi (bản sao) của phòng Kinh doanh đề nghị chuyển... hiệu quả kinh doanh là phạm trù cụ thể và nó đồng nhất, là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu… Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển của doanh nghiệp theo chi u sâu, phản ánh trình độ khai thác của các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh Nói một cách khác , ta có thể hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp... cáo 10 Chi lương cho Người thụ hưởng có tài khoản trong hệ thống SCB Điều kiện: - Khách hàng phải mở tài khoản chi hộ lương - Tài khoản chi hộ lương của doanh nghiệp có đủ số dư  Bước 1: TTV thực hiện: - Tiếp nhận lệnh chi trả lương của khách hàng bao gồm: Lệnh chi lương (UNC/Lệnh chi) , danh sách chi trả lương bằng giấy với đấy đủ chữ ký hữu quyền 29 - TTV kiểm tra chữ ký và mẫu dấu của khách hàng, ... tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầu của . KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH 59 HÒNG BÀNG 59 3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng 59 3.1.1 Thuận lợi. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 32 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 32 2.1.1 Khái niệm kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh. VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG 3 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hồng Bàng 6 1.2 Nghiệp vụ cơ bản của phòng dịch vụ khách hàng 7 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT

Ngày đăng: 08/05/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG

    • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hồng Bàng

    • 1.2 Nghiệp vụ cơ bản của phòng dịch vụ khách hàng

    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG

    • 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

      • 2.1.1 Khái niệm kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh

      • 2.1.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

      • 2.1.3 Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả hoạt động

      • 2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp

        • 2.1.4.1 Nhóm chỉ tiêu số lượng

        • 2.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng

        • 2.2 Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng.

        • 2.2.1 Phân tích thu nhập

          • 2.2.2 Phân tích chi phí

          • 2.2.3 Phân tích lợi nhuận

          • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH

          • HÒNG BÀNG

          • 3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng

            • 3.1.1 Thuận lợi

            • 3.1.2 Khó khăn

            • 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hồng Bàng

            • KẾT LUẬN

            • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan