Nhóm chỉtiêu số lượng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG (Trang 39)

xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích.

d. Về mặt định tính

Đứng trên góc độ kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả cao cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi lựa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét vầ mawth kinh tế nó chưa hoàn toàn được thoả mãn.

2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp doanh nghiệp

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của tianf ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh ngiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế.

2.1.4.1 Nhóm chỉ tiêu số lượnga.Chi phí a.Chi phí

Khái niệm

Chi phí sản xuất là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu được lợi nhuận, trong nền kinh tế hàng hóa , bất cứ một doanh nghệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.

Chi phí sản xuất là biểu hiện toàn bộ bằng tiền mà toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.thực hiện chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá ( sản phẩm, lao động, dịch vụ).

Phân loại chi phí sản xuất và ý nghĩa của các cách phân loại

* Phân loại theo yếu tố chi phí

- Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sủ dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Yếu tố nhiên liệu: động lực được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong ki, trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.

- yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh số tiền lương và phụ cấp mang tính chất phải trả cho công nhân viên chức.

- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sủ dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Phân theo khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm khoản tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương ( BHYT, BHXH, KPCĐ) theo tỉ lệ quy định.

- Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

* Phân theo cách thức kết chuyển chi phí

- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất hay được mua.

- Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong thời kỳ đó. * Phân loại theo quan hệ chi phí đối với khối lượng công việc hoàn thành:

- Biến phí: những chi phí thay đổi về tổng số khối lượng công việc hoàn thành như chi phí thay đổi về nhân công, nguyên vật liệu…

- Định phí: những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng….

Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lượng tiêu hao lao động xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm vận tải trong từng thời kì nhất định, mặt khacwsachi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động (lao động sống và lao động vật hóa) mà ngành vận tải bỏ ra để tạo ra được số lượng sản phẩm vận tải nhất định trong một thời kì.

Chi phí trong kì = chi phí cố định + chi phí biến đổi

Chi phí cố định: là chi phí không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng, đối với vận tải biển thì chi phí cố định không phụ thuộc vào quãng đường tàu chạy.

Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi theo mức độ thay đổi của sản lượng trong vận tải. Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo quãng đường tàu chạy như chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa..

b. Tổng doanh thu

Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng hóa, dịch vụ khi đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

Như vậy: doanh thu phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm. đối với ngành vận tải, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không có sản phẩm tồn kho.

Doanh thu = sản lượng × giá cước

Tổng doanh thu của doanh nghiệp hoạt động nhiều lĩnh vực

TDT = Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh + doanh thu từ hoạt động tài chính + doanh thu từ hoạt động khác

Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu:

- Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này sẽ chứng tỏ được doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng

- Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả tiền lương và tiền thưởng cho người lao động, trích nộp bảo hiểm, nộp các khoản thuế theo luật định. Doanh thu là điều kiện để thực hiện tái sản xuất đơn giản cũng như mở rộng.

- Thực hiện doanh thu là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Do đó việc thực hiện chỉtiêu doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy nếu chỉ tiêu doanh thu không được thực hiện hay thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp

- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc cung cấp dịch vụ lao vụ: Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ càng nhiều thì doanh thu càng cao. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.

- Giá bán sản phẩm: Giá bán cao hay thấp không phải là do ý chủ quan của doanh nghiệp mà tuỳ thuộc vào thị trường và chất lượng sản phẩm, trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được tư liệu vật chất tiêu

hao, đủ trả lương cho người lao động và có lãi để tái đầu tư.Chất lượng sản phẩm: Là yếu tố cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại, quyết định đến khối lượng sản phẩm bán ra và do đó quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền và tăng doanh thu.

- Kết cấu mặt hàng: Trong sản xuất có những mặt hàng yêu cầu chi phí tương đối ít nhưng giá bán lại cao, nhưng cũng có những mặt hàng chi phí nhiều mà giá bán thấp, do đó việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu.Công tác tổ chức kiểm tra và tiếp thị: Việc tổ chức kiểm tra tình hình thanh toán và tổ chức tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bảo hành đều có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng doanh thu bán hàng.

c. Lợi nhuận Khái niệm:

* Lợi nhuận của doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập còn lại, sau khi đã bù đắp những chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra, để có được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

* Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận:

- Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ của doanh nghiệp (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh)

- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính: lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, thu lãi bán hàng ngoại tệ, thu cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu.

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là các khoản lãi thu được trong năm mà doanhnghiệp không dự tính trước hoặc những khoản lãi thu được không đều đặn và không thường xuyên như thu tiền nộp phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, các khoản nợ không xác định được chủ. . .

- Là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm, nó biểu hiện kết quả sự phấn đấu của doanh nghiệp thực hiện các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế, kỹ thuật đồng thời cũng thể hiện sự tác động của các điều kiện mọi cảnh.

- Lợi nhuận là nguồn gốc để doanh nghiệp tích luỹ tái đầu tư, tăng trưởng, phát triển, là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp, là nguồn để sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách, góp phần cơ bản tạo nên sự vững mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, lợi nhuận còn phụ thuộc nhiều nhân tố khách quan khác như môi trường kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động . . . nên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu duy nhất để xem xét, đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải sử dụng một số chỉ tiêu phân tích khác bổ sung như chỉ tiêu về giá thành và mức hạ giá thành, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.

Phương pháp xác định

* Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ

Đây là lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, thu được từ hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trng kỳ, được xác định bằng công thức sau:

Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – [Trị giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp]

Hoặc

Lợi nhuận hoạt đông kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu thu trong kỳ.

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

- Trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối với doanh nghiệp sản xuất và là giá trị mua vào của hàng hóa bán ra đối với doanh nghiệp thương nghiệp.

- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thi, bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu tiêu dung để đóng gói. Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác như chi phí quảng cáo, bảo hành…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương, cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố đinh phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí khác như đồ dung văn phòng…

* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính với thuế gián thu nếu có và chi phí hoạt động tài chính

Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – thuế (nếu có) – Chi phí hoạt động tài chính

Trong đó:

- Thu nhập hoạt động tài chính là thu nhập có được từ các hoạt động liên quan đến vốn của doanh nghiệp như tham giá góp vốn liên doanh, đầu tư mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn, cho thuê tài sản. Các hoạt động đầu từ khác như chênh lệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn,…

- Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động về vốn của doanh nghiệp như chi phí các hoạt động tài chính nói trên.

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và khoản thuế gián thu nếu có

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Thuế (nếu có) – Chi phí bất khác

- Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt, do các bên vi phạm hợp đồng với các doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay lại thu lại được…

- Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên…

Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:

Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác

Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định:

Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ

Phương pháp xác định lợi nhuận này là đơn giản, dễ tính, do đó được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HỒNG BÀNG (Trang 39)