a. Tỷ suất lợi nhuận
Người ta thường hay sử dụng chỉ tiêu doanh lợi để biểu hiện mối quan hệ lợi nhuận và chi phí kinh doanh thực tế hoặc lợi nhuận với nguồn tài chính (vốn kinh doanh) để tạo ra nó đồng thời cũng thể hiện trình độ, năng lực kinh doanh của nhà nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó.
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu :
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN theo DT =
Doanh thu trong kỳ
- Ý nghĩa : cứ trong một đồng doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .
* Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN theo CP =
Chi phí trong kỳ
- Ý nghĩa : Đại lượng này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận .
b. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nhật khẩu. Nếu thiếu vốn hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉ tiêu này được xác định qua công thức tỷ suất hoàn vốn kinh doanh ở trên, nhưng ở đây có thể đưa ra một số công thức được coi là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và từng bộ phận của đồng vốn.
Lợi nhuận trong kỳ Hiệu quả sử dụng VCĐ =
Vốn cố định trong kỳ
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một đồng vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.
Hiệu qủa sử dụng lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động và hiệu quả tiền lương.
* Năng suất lao động bình quân một năm được tính theo công thức : Doanh thu thuần
NSLĐ bình quân =
Tổng LĐ bình quân trong kỳ
- Ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. * Mức sinh lợi bình quân 1 lao động :
Lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời bình quân 1 LĐ =
Tổng số lao động trong kỳ
- Ý nghĩa : Mức sinh lợi bình quân của một lao động cho biết: mỗi lao động được doanh nghiệp sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng chi phí :
Hiệu quả sử dụng chi phí là biểu hiện bằng tiền của sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra với doanh thu và lợi nhuận đạt được tính bình quân trong năm.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta dựa vào 2 chỉ tiêu : * Hiệu quả kinh doanh theo chi phí :
Doanh thu thuần Tỷ suất DT/CP =
Tổng chi phí trong kỳ
- Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu * Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí :
Lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất LN/CP =
Tổng chi phí trong kỳ
- Ý nghĩa : Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế – xã hội của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất lượng như đã xem xét ở trên. Ở phạm vi doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất.
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh để triển khai trong thực tế. Nội dung của việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp. Người ta thường gắn việc phân tích hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội giao cho mỗi doanh nghiệp trong kỳ. Hay nói rộng hơn là phân tích ảnh hưởng của phương án kinh doanh đối
với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của cả nền kinh tế quốc dân, của khu vực hay bó gọn trong doanh nghiệp. Những nội dung cần phân tích là:
+ Tác động vào việc phát triển kinh tế: đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm, từng tích luỹ, thoả mãn nhu cầu, tiết kiệm tiền tệ…
+ Tác động đến việc phát triển xã hội: giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, xoá bỏ sự cách biệt giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi…
+ Tác động đến môi trường sinh thái và trình độ đô thị hoá …
Tuỳ thuộc vào từng điều kiện, vào trạng thái hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong từng thời điểm nhất định mà việc lựa chọn các phương án kinh doanh người ta sẽ xác định chỉ tiêu nào đó làm căn cứ, những mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, những phương án nào vừa đảm bảo lợi nhuận lại vừa gắn với mục tiêu về xã hội thì sẽ được lựa chọn.