Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

19 325 0
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vì vậy ngân hàng là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Nhận thức được vị trí và vai trò của mình, các Ngân hàng thương mại ở nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy của nền kinh tế và là công cụ mạnh mẽ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng, các khoản cho vay của Ngân hàng ngày càng nhiều thì việc quản lý chất lượng tín dụng của một ngân hàng là cần thiết. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng hợp vừa phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý nền kinh tế nói chung và hoạt động quản lý Ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành của Ngân hàng. Chính vì thế làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm chỉ đạo của các nhà quản lý của Ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (STB) cũng không ngoại lệ. Để nắm rỏ hơn tình hình này của Ngân hàng và có những giải pháp phù hợp, phần nào giúp Ngân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao được vị thế của mình trong cuộc chạy đua về kinh doanh sản phẩm là tiền tệ, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín” trong giai đoạn 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. Các hình thức tín dụng của các Ngân hàng thương mại phong phú xong trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín giới hạn chỉ là tín dụng cho vay. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng và giới thiệu tổng quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (STB) Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Trong quá trình tìm hiểu và phân tích không tránh được những thiếu xót, mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện hơn. Trân thành cảm ơn! Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIƠI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (STB) 1.1: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng và tín dụng ngân hàng 1.1.1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng 1.1.1.1:Khái niệm tín dụng Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế, là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả. Người đi vay phải có trách nhiệm hoàn lại cả gốc lẫn lãi cho người cho vay khi hết thời hạn cho vay. Trong đó: - Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. 1.1.1.2: Phân loại tín dụng - Theo mục đích cho vay + Cho vay bất động sản: là loại cho vay lien quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vự công nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. + Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu, lao động,… + Cho vay du học, cho vay mua xe: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dung như mua sắm các vật dụng đắt tiền. - Theo thời hạn cho vay + Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân + Cho vay trung dài hạn: cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm và được sử dụng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, XD các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. + Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và tối đa 20-30 năm, loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng cả nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, các xí nghiệp mới. - Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản than khách hàng. + Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba - Theo thành phần kinh tế: + Cho vay với các doanh nghiệp nhà nước + Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh + Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn + Doanh nghiệp tư nhân + Tư nhân cá thể + Hợp tác xã - Theo xuất xứ tín dụng + Cho vay trực tiếp: NH cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NH Cấp vốn Thanh toán nợ + Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thong qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Cấp tín dụng Thanh toán nợ 1.1.1.3: Vai trò tín dụng - Tín dụng góp phần phát triển kinh tế - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả - Mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. 1.1.1.4: Chức năng của tín dụng - Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc hoàn trả - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thong - Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế 1.1.1.5: Nguyên tắc tín dụng - Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi - Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích có hiệu quả - Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương Khách hàng Ngân hàng Khách hàng nhậ n vay vốn Ngân hàng Khách hàng hoàn trả vốn vay 1.1.1.6: Quy trình tín dụng Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng  Phân tích tín dụng  Quyết định tín dụng kí Hợp đồng tín dụng  Giải ngân  Giám sát và thanh lý tín dụng 1.1.2: Những vấn đề về tín dụng Ngân hàng 1.1.2.1: Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng có tác động quyết định đến sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất góp phần quan trọng trọng việc phục hồi và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. 1.1.2.2: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế - Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn - Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế - Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. 1.2: Các khái niệm về nợ và phân loại - Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn thiếu của ngân hàng, nó bao gồm nợ trong hạn, nợ gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn trong một thời điểm nhất định. - Nợ quá hạn là số tiền mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn với nguyên nhân hợp lí - Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản - Phân loại: 5 nhóm + Nợ đủ tiêu chuẩn • Các khoản nợ trong hạn và tập đoàn đnahs giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tập đoàn đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại + Nợ cần chú ý • Các khoản nợ quá hạn 10 đến 90 ngày • Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu mà tập đoàn đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu. + Nợ dưới tiêu chuẩn • Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng + Nợ nghi ngờ • Các khoản nợ quá hạn từ 181 đếm 360 ngày • Các khoản nợ cư cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 + Nợ có khả năng mất vốn • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần 1 • Các khoản nợ cơ cấu lại lần 2 mà quá hạn tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần 2 • Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lí 1.3: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng - Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản: phản ánh hiệu quả tín dụng cảu 1 đồng tài sản - Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn: phản ánh hiệu quả đầu tư của 1 đồng vốn huy động - Chỉ tiêu rủi ro tín dụng: đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng - Hệ số thu nợ: phản ánh hiệu quả thu hồi nợ - Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tốc độ luân chuyển tín dụng 1.4: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín 1.4.1: Lịch sử hình thành phát triển Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch là Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng. Năm 2012, điều Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: - Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước - Cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo phát luật - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép. Sacombank đã xây dựng mạng lưới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài ( Tại Lào và Campuchia). 1.4.3: Quá trình phát triển vốn điều lệ từ năm 2006 đến nay STT Ngày Vốn điều lệ 1 31/03/2006 1,899,472,990,000 2 31/12/2006 2,089,412,810,000 3 16/04/2007 4,448,814,170,000 4 20/08/2008 5,115,830,840,000 5 23/11/2009 6,700,353,000,000 6 16/11/2010 9,179,230,130,000 7 30/11/2011 10,740,000,000,000 8 24/12/2012 18,300,000,000,000 1.4.3: Một số quy định cho vay đối với khách hàng 1.4.3.1: Điều kiện cho vay + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả + Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1.4.3.2: Lãi xuất cho vay Tại thời điểm này, ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nhóm ưu tiên xuống còn 11%, nhóm cho vay sản xuất kinh doanh 13 - 13,5% và nhóm cho vay tiêu dùng 15% 1.4.3.3:Các phương thức cho vay + Cho vay từng lần + Cho vay theo hạn mức tín dụng + Cho vay theo dự án đầu tư + Cho vay trả góp 1.4.3.4: Thể loại cho vay - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên 1.4.4: Kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2010-2012 Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2012-2012 Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập lãi thuần 3,890,551 5,842,227 6,497,179 Chi phí hoạt động 2,177,733 3,589,136 4,154,236 Tổng TNTT 2,560,442 2,770,674 1,367,851 Tổng LNST 1,910,340 1,995,857 1,002,370 Nguồn: BCTC kiểm toán 2010, 2011,2012 của Sacombank *Về thu nhập - Thu nhập qua 3 năm đều tăng, năm 2010 thu nhập lãi thuần của ngân hàng là 3,890,551 triệu đồng nhưng đến năm 2011 thu nhập tăng lên 5,842,227 triệu đồng, tăng 50% tương ứng 1,951,676 triệu đồng. Thu nhập vẫn tiếp tục tăng qua năm tiếp theo, đến năm 2012, mức thu nhập của ngân hàng Sacombank tăng lên 6,497,179 triệu đồng, tăng 11% tương ứng 654,952 triệu đồng so với năm 2011.So với sự thay đổi từ 2010-2011 thì mức độ tăng này thấp hơn do trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng đang trì trệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước gần như đóng bang dẫn đến thu nhập của ngân hàng từ các hoạt động chính là lãi vay từ các khoản tín dụng chỉ tăng nhẹ không đáng kể. *Về chi phí hoạt động Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt đánh giá khách quan kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua năm. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác, chí phí hoạt động cũng đóng mottj vai trò quan trọng thể hiện chiến lược cách hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này thường tỉ lệ thuận vơi thu nhập và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Theo số liệu từ bảng, chi phí hoạt động năm 2010 là 2,177,733 triệu đồng nhưng đến năm 2011 là 3,589,136 triệu đồng, tăng gần 65% tương ứng 1,411,403 triệu đồng. Đến năm 2012 với chi phí là 4,154,236 triệu đồng, tăng 15% tương ứng 565,100 triều đồng so với năm 2011. Việc tăng chi phí luôn theo chiều hướng song song với thu nhập. Khi thu nhập tăng 50% thì chi phí tương ứng tăng 65% vào năm 2011 và đến năm 2012 khi thu nhập tăng 11% thì chi phí tương ứng tăng 15%. Việc tăng giảm chi phí này nguyên nhân là do nhu cầu tin dụng của các doanh nghiệp và người vay vốn tăng giảm làm ngân hàng cũng phải thay đổi để có đủ số vốn đáp ứng cho nhu cầu ấy. Và cách để tăng vốn của ngân hàng duy nhất là tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để thu hút người gửi.Điều đó dẫn đến chi phí tăng từ năm 2010 sang 2011 và giảm 2011 sang 2012 khi nền kinh tế trì trệ. Bên cạnh đó còn có các chi phí dịch vụ, chăm sóc khách hàng, các chương trình quay số, phần thưởng hấp dẫn,… để thu hút nguồn vốn từ ngoài vào. *Về lợi nhuận Lợi nhuận là phần lãi của ngân hàng còn lại sau khi trừ chi phí hoạt động. Lợi nhuận Ngân hàng đạt được năm 2010 là 1,910,340 triệu đồng, đến năm 2011 lợi nhuận tăng 1,995,857 triệu đồng, tăng 4.5% tương ứng 85,517 triệu đồng. Mức tăng lợi nhuận này không đáng kể. Đến năm 2012, mức lợi nhuận của ngân hàng là 1,002,370 triệu đồng, giảm 49.7% tương ứng 993,487 triệu đồng so với năm 2011. Mức lợi nhuận năm 2012 so với 2011 giảm quá nhiều. Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy mặc dù thu nhập lãi thuần của Sacombank trong năm 2012 cao hơn hẳn 2 năm trước, tuy nhiên do đầu tư quá nhiều vào chi phí hoạt động dẫn đến nguồn lời nhuận lại thấp hơn hẳn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của ngân hàng, buộc ngân hàng phải có những chính sách khắc phục từ các hoạt động kinh doanh khác để đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, tránh tình trạng suy giảm quá nhiều như năm vừa rồi. Qua đây, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín 3 năm 2010-2012 có xu hướng giảm do tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang biến động khá phức tạp. Cần đưa ra các biện pháp khắc phục điều đó để ổn định được mọi hoạt động trong hệ thống Ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín 2.1: Phân tích tình hình huy động vốn 2.1.1: Tình hình nguồn vốn Từ khi chuyển sang kinh doanh, xác định phương châm " Đi vay để cho vay" đã tạo ra chuyển biến căn bản trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường tín. Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vự kinh tế, nên bất cứ tổ chức nào muốn hoạt động tốt và duy trì lâu dài hoạt động kinh doanh của mình phải có một nguồn vốn dồi dào.Để đáp ứng được điều đó, các cá nhân hay tổ chức sẽ tìm đến các ngân hàng để vay vốn tín dụng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về vốn của nền kinh tế, khả năng kinh tế của mỗi doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường tín rất chú ý coi trọng công tác nguồn vốn và xác định tạo lập nguồn vốn thì mới có điều kiện phát triển tín dụng. Để gia tăng nguồn vốn, Ngân hàng đã đưa ra các chính sách thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng như tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng,…nhưng phổ biến nhất là tăng lãi suất. Tình hình nguồn vốn cụ thể của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín được thể hiện cu thể trong bảng dưới đây: Bảng 02: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị: tỉ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỉ trọng(% ) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Vốn điều lệ 9,179 6.8% 10,740 8% 18,300 11.3% Tổng nguồn vốn huy động 125,831 93.2% 123,31 5 92% 143,500 88.7% Tổng 135,010 100% 134,05 5 100% 161,800 100% Nguồn: BCTC kiểm toán 2010, 2011,2012 của Sacombank Từ bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 với vốn điều lệ 9,179 tỉ đồng, sang năm 2011 đã tăng lên 10,740 tỉ đồng, tăng 17% tương ứng 1,561 tỉ đồng. Đến năm 2012, vốn điều lệ tăng rõ rệt nhất, với mức 18,300 tỉ, tăng 70% tương ứng 7.560 tỉ đồng. Nguồn vốn điều lệ này chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn.Năm 2010 là 6.8%, năm 2011 là 8% và 2012 chiếm 11.3%. Đặc biệt nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng khá lớn trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. . Năm 2010 Sacombank đã huy động 125,831 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 93.2%,Sang năm 2011 là 123,315 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 92%, giảm 2% tương ứng 2,516 tỉ đồng.Nguyên nhân giảm là do tình hình lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm dẫn đến ít nhiều khó khan trong hoạt động huy động vốn. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động là 143,500 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 88.7%, tăng 20% tương ứng 20,185 tỉ đồng so với năm 2011. Tại thời điểm này, khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khan, mặc dù lãi suất tiền gửi không cao nhưng số vốn huy động vẫn tăng cao do tâm lí người gửi lo sợ không dám đầu tư, gửi ngân hàng là một cách sinh lời an toàn nhất trong thời điểm hiện tại. Như vậy,với tổng nguồn vốn năm 2011 là 134,055 tỉ đồng so với năm 2010 là 135,010 tỉ đồng, giảm 1% tương ứng 955 tỉ đồng. Năm 2012 là 161,800 tỉ đồng, tăng 21% tương ứng 27,745 tỉ đồng so với năm 2011. Nguồn vốn có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm 2012. . Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thể hiện vị thế của ngân hàng. Sacombank đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trong nước và đặc biệt là những tổ chức tài chính nước ngoài. 2.1.2: Tình hình huy động vốn Bảng 03: tình hình nguồn vốn huy đông Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TCTD, NHNN và Chính Phủ 22,026,569 17.5% 19,308,491 15.6% 36,041,302 16.1% TCKT và dân cư 103,804,431 82.5% 104,006,509 84.4% 120,458,698 83.9% Tổng 125,831,000 100% 123,315,000 100% 143,500,000 100% Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động qua 3 năm có sự biến động tăng giảm, cụ thể như sau: - Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank đạt 125,831,000 triệu đồng. Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 Sacombank đã huy động vốn từ khu vực này 103,804,431 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 82.5% trong tổng huy động vốn, huy động từ các TCTD, NHNN và Chính Phủ là 22,026,569 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 17.5%.Đến năm 2011,tổng số vốn huy động của Sacombank là 123,315,000 triệu đồng, giảm 2% tương ứng 2,516 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2010. Trong đó nguồn vốn từ TCKT và dân cư là 103,804,431 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 84.4% và từ TCTD, NHNH,Chính phủ là 19,308,491 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 15.6%. Nguyên nhân là do bước sang năm 2011, tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khan đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có biến động: Giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu dân cư. - Năm 2012, vốn huy động đạt được là 143,500,000 triệu đồng,tăng 20% tương ứng 20,185 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, vốn từ TCKT và dân cư là 120,458,698 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 83.9% và từ TCTD,NHNN, Chính Phủ là 36,041,302 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 16.1%. Tình hình vốn huy động trong năm nay đã có cu hướng tăng. 2.2: Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng Cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank là 82,484,803 triệu đồng.Sang năm 2011 là 80,539,487 triệu đồng, giảm 2.4% tương ứng 1,945,316 triệu đồng so với năm 2010. Dư nợ tín dụng chủ yếu là từ khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các tổ chức tín dụng chiếm tỉ trọng rất thấp.Mức độ dư nợ tín dụng qua năm 2011 giảm nhẹ, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tăng theo sự gia tăng của lãi suất huy động vốn làm cho khách hàng cân nhắc trong việc vay vốn, đồng thời Ngân hàng từng bước thực hiện quy định về giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN. Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank ở mức 96,334,439 triệu đồng, tăng 19.6% tương ứng 15,794,952 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2011. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là khá cao so với mức tăng trưởng của năm 2010-2011, nguyên nhân là do đến năm 2012, lãi suất cho vay giảm theo sự giảm sút của lãi suất huy động làm cho khách hàng mạnh dạn đầu tư hơn. Tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn chưa đột phá do một phần ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế toàn cầu, làm cho các nhà đầu tư cân nhắc kĩ trước khi đầu tư vào các dự án kinh doanh sinh lời 2.2.1: Phân tích doanh số cho vay 2.2.1.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 04: Doanh số cho vay trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Cho vay ngắn hạn 51,904,547 62.9% 49.972.927 62% 59,849,996 62.1% Cho vay trung hạn 16,282,072 19.7% 16.330.141 20.3% 22,652,341 23.5% Cho vay dài hạn 14,298,184 17.4% 14.236.419 17.7% 13,832,102 14.4% Tổng 82,484,80 3 100% 80,539,487 100% 96,334,439 100% Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số tiền cho vay qua các năm biến động tăng giảm thất thường. Trong các khaonr mục cho khách hàng vay thì cho vay ngắn hạn chiếm 1 tỉ trọng lớn qua các năm.Cụ thể: - năm 2010 cho vay ngắn hạn là 51,904,547 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 62.9%.Đến năm 2011 vay ngắn hạn giảm xuống ở mức 49,972,927 triệu đồng, giảm 3.7% tương ứng 1,931,620 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, số tiền cho vay ngắn hạn lại tăng một mức đột biến lên 59,849,996 triệu đồng, tăng 19.8% tương ứng 9,877,069 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn là do các khoản cho vay ngắn hạn phù hợp với các hình thức kinh doanh ngắn nhanh thu được lãi như các ngành nghề về nông nghiệp, hay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn tài trợ một phần rất quan trọng, từ việc cho vay để thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tháng, quý đến cả năm, đến việc co vay để mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu, cho vay mua hàng hoá trong nước, mua máy móc thiết bị,…Đặc biệt sự tăng nhanh năm 2012 là do khi tình hình kinh tế khó khan, việc đầu tư kinh doanh nhỏ, nhanh thu được cả vốn và lãi là một [...]... chính sách tín dụng của Ngân hàng , nó cho biết hoạt động của ngân hang có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng không Chỉ tiêu này của Sacombank khá cao, đều trên 50% Năm 2010 là 54%, 2011 là 57% và tăng ở năm 2012 lên mức 60%.Điều này chứng tỏ Sacombank đã tập trung khá nhiều nguồn lực vào hoạt động tín dụng 2.3.3: Chỉ tiêu rủi ro tín dụng Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng một cách... để đưa mức rủi ro tín dụng tối ưu nhất 2.3.4: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ số vòng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cảu Ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động cảu ngân hàng càng có hiệu quả nên ngân hàng phải rất chú trọng để duy trì được vòng vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn.Qua bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn tín dụng có sự biến động nhỏ qua các năm... lượng tín dụng + Các khoản cho vay mới đảm bảo đúng quy trình, được thực hiện qua từng bước thong qua quy chế cho vay của Ngân hàng Sacombank + Công tác thẩm định tín dụng được chú trọng, loại trừ hầu hết những phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank có nhiều tiến triển tốt đẹp Trong thời kì mà nhu cầu về tín dụng của các thành phần. .. CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3.1: Những mặt đã đạt được và tồn tai, hạn chế trong hoạt độngt ín dụng của ngân hàng 3.1.1: Những mặt đã đạt được - Mặc dù trong 3 năm vừa qua, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng qua nhiều biến động phức tạp về lãi suất và tỉ giá, nhưng Sacombank vẫn đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt Với sự gia tăng của nguồn vốn huy động và tổng... toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank 2.3.1: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt Dựa vào bảng số liệu ta thấy qua 3 năm chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn 100%, có nghĩa là ngân hàng không sử dụng hết vốn huy động của mình Điều này chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu... nguồn vốn huy động Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động anwm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng Tuy nhiên để nâng cao hơn nguồn vốn huy động phục vụ tốt hơn các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì ta cần thực hiện những giải pháp hợp lí: - Cần xây dựng cho mình một chính sách huy động vốn hiệu... cho mỗi ngân hàng là hiệu quả kinh tế, vượt qua những khó khan hiện tai và tiến tới thàng công trong tương lai Để đạt được những hiệu quả kinh tế ấy, các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực, khăc phục những khó khan và đề các phương án cụ thể để vươn lên phát triển Bằng sự lãnh đạo bản lĩnh và sự tận tâm với công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ngân hàng thương mại cổ phần Thương tín Sài Gòn đã... cao của kahchs hàng - Đa dạng hơn số hình thức cho vay - Tăng cường tiếp thị, tiếp cận với khách hàng có thu nhập cao và có nguồn tiền rảnh rỗi - Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mại cho khách hàng gửi vào - Đẩy mạn hoạt động chuyển tiền kiều hồi để huy động được nguồn ngoại tệ cho ngân hàng - Đối với các tổ chức kinh tế: Tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân. .. thỏa thuận sẽ thu hút được hiều khách hàng hơn là cố định lãi suất - Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu - Tang cường thong tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các ssai phạm của khách hàng Ngân hàng có thể sang lọc đối tượng vay mạo... động nhỏ qua các năm Năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 1.06 vòng, đến năm 2011 giảm nhẹ còn 1.01 vòng và tăng ở năm 2012 là 1.05 vòng Chỉ số vòng quay tín dụng cảu ngân hàng trong 3 năm này luôn lớn hơn 1 Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả Tuy nhiên ngân hàng vẫn phải đề ra các biện pháp để ổn định vòng quay vốn này, khắc phục được tình trạng hiện tại này, giúp tăng vòng . được mọi hoạt động trong hệ thống Ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín 2.1: Phân tích tình hình huy động vốn 2.1.1: Tình hình nguồn. CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIƠI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (STB) 1.1: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng và tín dụng ngân hàng 1.1.1:. quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín 1.4.1: Lịch sử hình thành phát triển Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch là Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt

Ngày đăng: 14/05/2015, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan