1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 –2009

75 631 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 847,98 KB

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 – 2009 NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2 & NHÓM 11 LỚP: 25TD_T08 GVHD: CN. NGUYỄN MINH SÁNG TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 Lời cam đoan Chúng tôi là các thành viên thuộc nhóm 2 và nhóm 11 lớp Tài chính quốc tế 25TD_T08 xin cam đoan tiểu luận “Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009” là công trình nghiên cứu của các thành viên nhóm chúng tôi. Và những tham khảo, trích dẫn các tài liệu trong quá trình làm bài đã được chúng tôi trích dẫn một cách rõ ràng và cụ thể. Bài tiểu luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy nỗ lực của nhóm chúng tôi. Nội dung của đề tài không sao chép bất kỳ công trình của tác giả nào khác. 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐS Bất động sản EU Liên minh Châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FED Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MBS Khoản vay thế chấp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương SEC Ủy ban chứng khoán Mỹ TTCK Thị trường chứng khoán VAT Thuế giá trị gia tăng 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày 15/9/2008 - ngày lịch sử đáng ghi nhớ trong lịch sử 100 năm của ngành ngân hàng, khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, lớn thứ 4 ở Mỹ có bề dày lịch sử 158 năm với 26.000 nhân viên rải khắp thế giới làm đơn xin phá sản. Thông tin này như một trận động đất lớn làm dư luận thế giới sửng sốt, bàng hoàng. Đây là phát súng đầu tiên, châm ngòi cho sự lan rộng và leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của kinh tế thế giới trong vòng hơn 6 thập kỷ qua. Hàng nghìn tỷ USD “bốc hơi” kéo theo là nợ quốc gia, GDP thu hẹp, thất nghiệp tăng Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 đã làm thay đổi mọi mặt đời sống thế giới và trật tự kinh tế quốc tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống xã hội, cán cân quyền lực đang dịch chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam với sự “hụt hơi” của các các nước phát triển và sự nổi lên của nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Trong bài “Kinh tế thế giới sau ba năm Lehman Brothers phá sản”, báo điện tử “Tài chính quốc tế” của Trung Quốc ngày 16/9/2011 viết: Trận động đất tiền tệ xảy ra ngày 15/9/2008 sau 3 năm tới nay vẫn còn tác động và ảnh hưởng mà chưa thể khôi phục được như trước. Kinh tế Mỹ đã thoát khỏi suy thoái nhưng tốc độ hồi phục rất chậm chạp và có thể xảy ra tình trạng “chạm đáy lần thứ hai”. Kinh tế Châu Âu ngập trong khủng hoảng nợ công vẫn chưa có lối thoát, tương lai phục hồi vẫn lu mờ. Tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển cũng chậm lại.” Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 với nhiều góc độ khác nhau bởi những tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu trong suốt ba năm qua cũng như vẫn còn đang tiếp diễn. Với thực tế đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009” để làm tiểu luận, nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng; đồng thời, cho phép chúng ta rút ra những bài học quý báu về chính sách tài chính lành mạnh, nhằm tận dụng được các cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế trong tương lai. Bố cục của tiểu luận gồm những nội dung chính như sau: 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng kinh tế thế giới Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 Chương 3 Giải pháp, nhận xét và bài học kinh nghiệm Do thời gian có hạn, quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu về đề tài, trình độ và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế (recession) được định nghĩa theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) “là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý)”. Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi vì không kể tới nhiều yếu tố như thất nghiệp, sức mua, lượng hàng bán lẻ, đầu tư… Vì vậy Mỹ đã áp dụng một định nghĩa khác do Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER-National Bureau of Economic Research) đưa ra về suy thoái kinh tế là “Một sự sút giảm đáng kể hoạt động kinh tế trên cả nước và trong thời gian kéo dài nhiều tháng, được đo lường ở Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng, thất nghiệp, đầu tư, sản lượng công nghiệp và hàng hoá bán sỉ và lẻ. Suy thoái bắt đầu khi chu kỳ kinh tế lên tới đỉnh cao và chấm dứt khi đụng đáy” [42]. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Tuy nhiên vấn đề ở đây là yếu tố thời điểm, các cơ quan thống kê đều thu thập các dữ liệu thực tế của một khoảng thời gian đã qua, một tháng, một qúy, bán niên, hay một năm trước. Nghĩa là các cơ quan cũng chỉ có thể thông báo các chỉ số của tình hình hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian quá khứ, sau khi xảy ra rồi, được kiểm tra cho xác thực rồi thông báo, khó có thể xác định đâu là điểm bắt đầu và kết thúc; vấn đề này là về độ trễ của thông tin và có thể dẫn tới những phán đoán sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng. Nói cho dễ hiểu là giả sử suy thoái đã xảy ra ở quý trước rồi và đã chấm dứt rồi nhưng tới quý này mới có thể thống kê, xác nhận là đã xảy ra suy thoái và có thể gây hoang mang lo lắng cho người dân, có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới thị trường đầu tư hay tiêu dùng. 6 1.1.2 Khủng hoảng Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt khi có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống đã dẫn đến giai đoạn nguy kịch. Khủng hoảng là sự hoảng loạn, sợ hãi ở quy mô lớn liên quan đến nhiều người, nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ. Có nhiều loại khủng hoảng như khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng niềm tin… Khủng hoảng tài chính toàn cầu là tình trạng bất ổn định tài chính lan tỏa, có hiệu ứng dây chuyền và có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với sự suy thoái kinh tế kéo dài. Khủng hoảng ngân hàng là trạng thái theo đó các ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do tiền gửi bị rút ồ ạt trong khi các khoản cho vay ra không thu hồi được, dẫn đến thua lỗ nặng nề và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, Nhà nước buộc phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và rất nhạy cảm, dễ lan truyền ra toàn hệ thống [1]. 1.1.3 Khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng kinh tế (depression) là suy thoái các hoạt dộng kinh tế trầm trọng và kéo dài. Khủng hoảng kinh tế có những tác động mạnh mẽ và không giới hạn biên giới. Những ảnh hưởng cơ bản của nó có thể được đề cập đến dưới rất nhiều dạng: suy giảm kinh tế (tức là tốc độ tăng trưởng chậm lại, không tăng trưởng) hoặc suy thoái (tức là tăng trưởng âm). Hậu quả của khủng hoảng kinh tế được thể hiện ra như gia tăng tình trạng thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, hàng hoá không bán được, ngân sách sụt giảm, an sinh xã hội bị ảnh hưởng,… Khủng hoảng toàn cầu là hậu quả của sự suy giảm - suy thoái kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây trì trệ ở hầu hết các nước. Sự khác biệt giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế 7 Khủng hoảng Khủng hoảng Suy thoái Suy thoái Suy giảm Suy giảm Cung bậc khủng hoảng Các nghiên cứu gợi ý hai tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt khủng hoảng kinh tế khác với suy thoái kinh tế là:  Khủng hoảng kinh tế khi GDP thực tế sụt giảm quá 10%  Suy thoái kinh tế kéo dài trên 3 năm. Trong một phân tích mới đây của Saul Eslake, kinh tế trưởng ngân hàng ANZ, kết luận sự khác nhau giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế không chỉ đơn giản về độ lớn và thời gian diễn ra suy thoái. Nguyên nhân suy giảm cũng là vấn đề cần được xem xét. Thông thường suy thoái kinh tế diễn ra sau chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng khủng hoảng kinh tế lại là kết quả của “bong bóng” tài sản và tín dụng vỡ tung, sụt giảm tín dụng, và sụt giảm trong tổng mức giá. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng (Great Depression), giá cả trung bình ở Mỹ giảm 1/4, và GDP danh nghĩa sụt giảm khoảng một nửa. Một ý nghĩa quan trọng khác khi phân biệt suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế đó là những chính sách phản ứng khác nhau trong mỗi trường hợp. Suy thoái kinh tế sinh ra do chính sách thắt chặt tiền tệ và có thể được xử lý bằng cách cắt giảm lãi suất, nhưng chính sách tài khoá có khuynh hướng kém hiệu quả hơn, bởi vì có liên quan đến độ trễ của chính sách. Ngược lại, khủng hoảng kinh tế sinh ra do sụt giảm giá cả tài sản, do thu hẹp tín dụng và giảm phát, theo quy ước chính sách tiền tệ lại có ít tác dụng hơn so với chính sách tài khóa. 1.2 Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 8 Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21, có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các ngân hàng, khủng khoảng tín dụng. Có những ngày, những tuần, hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt. Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi làn sóng sụp đổ của các ngân hàng. Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường bất động sản (BĐS) Mỹ (tình trạng này diễn ra khoảng giữa năm 2006) với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao có dấu hiệu vỡ tung. Bong bóng nhà đất xuất hiện tại Mỹ với trên 1 triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Nhiều ngân hàng vướng phải các khoản nợ dưới chuẩn (subprime loan) phải hứng chịu những khoản thua lỗ nặng. Như một trận bão tuyết, khủng hoảng tài chính cuốn phăng tất cả những gì trên quỹ đạo nó đi qua, gây ra sức hủy diệt lớn khi tấn công toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng đã tạo sự sụp đổ dây chuyền hàng loạt của các định chế tài chính lớn trên thế giới, tính tới năm 2010, cường quốc kinh tế này phải chứng kiến sự sụp đổ của 157 ngân hàng, con số kỷ lục trong vòng 18 năm qua [39]. Ngày 15/9/2008 là một ngày đáng nhớ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại: Ngân hàng Lehman Brothers, với 158 năm hoạt động trên thị trường tài chính Mỹ, bị xóa trên bản đồ tài chính ngân hàng thế giới. Đây là một trong những vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ, châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, mở màn cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nó dồn các thị trường tài chính chao đảo một năm trước đó do khủng hoảng tín dụng thứ cấp rơi vào hoảng loạn thực sự, khiến dòng chảy tài chính đóng băng hoàn toàn và đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng nguy hiểm. Đã từ lâu, trong quan niệm của một số nhà nghiên cứu cho rằng trong điều kiện hiện nay, khủng khoảng kinh tế toàn cầu khó có thể xảy ra. Họ cho rằng kinh tế TBCN có sự thích nghi, có sự "tự điều chỉnh" để phù hợp với sự phát triển không ngừng của kinh tế thế giới. Giai đoạn 1950 - 2010 kinh tế thế giới cũng xảy ra khủng khoảng, xảy ra suy thoái (khủng khoảng dầu mỏ tại Mỹ năm 1973, suy thoái tại Nhật Bản đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khủng khoảng kinh tế tại Mêhico năm 1994, khủng khoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997 ) nhưng không lan ra toàn cầu. Điều này đã tạo ra sự lầm tưởng là kinh tế TBCN hiện đại có khả năng xử lý được khủng 9 khoảng kinh tế ở cấp độ khu vực, không để xảy ra trong phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên qua khủng khoảng kinh tế 2008 – 2009 đã khẳng định: kinh tế TBCN dù phát triển đến đâu cùng không tránh khỏi khủng khoảng kinh tế như đã diễn ra suốt 5 thế kỷ đã qua, khủng khoảng kinh tế vẫn xảy ra kể cả trong phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. 10 [...]...CHƯƠNG II CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 - 2009 2.1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 Theo phần lớn chuyên gia thì xuất phát và trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 là Mỹ với cuộc khủng hoảng tài chính rồi lan rộng ra tạo nên suy thoái kinh tế trên toàn thế giới Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính Mỹ nhưng đều xoay... nó đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nặng nề nhất, xét cả về mức độ ảnh hưởng và tính khốc liệt của nó đối với kinh tế toàn cầu, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 2.2 Cơ chế lan truyền và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 -2009 Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, TTCK khuynh... diễn ra theo đường xoáy ốc đi xuống Do Mỹ là trung tâm tài chính, thị trường tiêu thụ, và là con nợ lớn nhất thế giới; khủng hoảng tài chính và kinh tế của Mỹ đã lan nhanh ra các nền kinh tế khác, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2.1.4 Sự quản lý, giám sát lỏng lẻo hoạt động tài chính Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc Đại suy thoái năm 1929 – 1933, Quốc hội Mỹ đã ban hành đạo luật Glass-Steagall năm... những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy... tác động của khủng khoảng thị trường nhà đất ở Mỹ, các ngân hàng ở nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS tại Mỹ cũng gánh chịu hậu quả và tạo phản ứng dây chuyền ra ngoài biên giới nước Mỹ, như quân cờ domino, các nước ở Châu Âu, Châu Á đều bị cuốn vào vòng xoáy, và thế là điều không mong đợi đã đến: khủng khoảng kinh tế thế giới với qui mô rộng lớn không kém cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 1929... việc quốc gia này khó có thể xoay 32 xở hay trì hoãn khi nợ đáo hạn Cuộc khủng hoảng nợ công cũng khiến cho tình hình chính trị của nước này cũng bị chia rẽ sâu sắc 2.2.1.3 Trung Quốc Mặc dù có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (trên 1.300 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới (11% GDP năm 2007) song Trung Quốc cũng đã chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính. .. lãi suất đi vay nhằm thúc đẩy nền kinh tế châu Âu đang phát triển chậm Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đã giảm mức dự đoán tăng trưởng cho khu vực dùng đồng Euro xuống còn 1.4% trong năm 2008 và 1.2% trong năm 2009 Dưới tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ EU đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển Gói hỗ trợ này làm... trung bình hằng năm của thế giới, chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất động” của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối 33 với thế giới. Và cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến phần còn lại của thế giới trong đó có cả Việt... các tổ chức tài chính không bị giám sát Chính sự tham lam không bị kiểm soát đó là nguyên nhân chính về thể chế, đã đẩy nền kinh tế hùng mạnh như của Mỹ tới khủng hoảng Và Mỹ là một nền kinh tế khổng lồ chiếm trên ¼ GDP của thế giới nên một khi kinh tế Mỹ khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế toàn cầu Việc các đại gia ngân hàng Mỹ phá sản hay bị sát nhập, thôn tính đã ảnh hưởng trực... cầu Xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc đều giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, tốc độ tăng trưởng tụt xuống 9% (2008) Tỷ lệ lạm phát đã tăng từ 4% (2007) lên 7% (2008) Tuy nhiên, nhờ các gói kích cầu kinh tế lớn được đưa ra vào tháng 11 /2008 đã đóng góp vai trò quan trọng giúp sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V của Trung Quốc 2.2.2 Việt Nam Mỹ là một siêu cường kinh tế, đóng góp 1/4 GDP, chiếm 15% . kinh tế thế giới 2008- 2009 8 Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008- 2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21, có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các ngân hàng, khủng khoảng. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 - 2009 2.1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 Theo phần lớn chuyên gia thì xuất phát và trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. tương lai. Bố cục của tiểu luận gồm những nội dung chính như sau: 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng kinh tế thế giới Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 Chương 3 Giải

Ngày đăng: 08/05/2015, 00:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Đức Hưởng (2010), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách thức với Việt Nam”, NXB Thanh niên, Hà NộiII. Bài luận, báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách thức với Việt Nam”
Tác giả: TS. Nguyễn Đức Hưởng
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2010
2. Nguyễn Khánh Hà, Đinh Tiến Luyện, Nguyễn Thị Huyền Trân, Nguyễn Thanh Phương Hà, Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Hoài, Ngô Huyền Linh, Phạm Ngọc Thanh, Đỗ Thành Trung, Trần Mộng Hương Liên, “Khủng hoảng tài chính Mỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng tài chính Mỹ
3. TS. Lê Vũ Nam (2008), “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Khoa Kinh tế ĐHQG TP.HCMIII. Tạp chí chuyên ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam”
Tác giả: TS. Lê Vũ Nam
Năm: 2008
4. PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), “Vai trò của Nhà nước đối với thị trường Tài chính - Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ”, Tạp chí Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Nhà nước đối với thị trường Tài chính - Bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ”
Tác giả: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai
Năm: 2009
5. TS. Lê Hồng Nhật (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009), 207- 216 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam”," Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: TS. Lê Hồng Nhật (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25
Năm: 2009
7. Trần Lê Anh, Trần Văn Thọ (2008), “Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng”, Báo Thanh niên. Được lấy về ngày 3/10/2011, từBài 1: Cuộc khủng hoảng hình thành như thế nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng”
Tác giả: Trần Lê Anh, Trần Văn Thọ
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w