3.1Thế giới
3.1.1 Giải pháp
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho hàng loạt các vấn đề yếu kém và tồn tại của kinh tế thế giới được bộc lộ ra ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Tất cả các quốc gia đều không thể khoanh tay để “thị trường tự điều tiết” mà cùng lúc thực thi nhiều biện pháp ứng phó khác nhau nhằm ngăn chặn và hạn chế tác động xấu của khủng hoảng.
Hội nghị thượng đỉnh G20 đã được tổ chức tại Washington (Mỹ) vào ngày 15/11/2008. Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới đã cam kết hợp tác và giám sát các vấn đề kinh tế đang nóng một một cách chặt chẽ hơn. Các nguyên thủ đã thể hiện sự nhận thức rõ ràng về việc thị trường tài chính thế giới đang ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau.
Trước đó không lâu, Bộ trưởng Tài chính 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) đã phác thảo bản kế hoạch hành động nhằm đối phó với cơn hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu gồm 5 điểm:
Các bên có hành động thiết thực và tận dụng mọi công cụ hiện có để ngăn ngừa những tổ chức quan trọng khỏi nguy cơ sụp đổ.
Từng bước ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản và tạo điều kiện cho ngân hàng, cũng như những tổ chức tín dụng khác dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn.
Đảm bảo ngân hàng và các tổ chức tài chính quan trọng khác có thể huy động đủ vốn từ công chúng và các nguồn riêng để lấy lại niềm tin và đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân.
Đảm bảo hiệu quả của chương trình bảo hiểm tiền gửi nhằm cam kết giữ an toàn tài sản của người gửi tiền.
Có hành động thiết thực nhằm khởi động lại thị trường thứ cấp cho các khoản vay cầm cố cũng như những khoản chứng khoán hóa khác [16].
Ngày 13/02/2008, Tổng thống Bush đã kí đạo luật kích cầu kinh tế năm 2008. Theo đó, Chính phủ Mỹ áp dụng một chương trình kích cầu trị giá 168 tỷ USD chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Gói kích cầu này gồm:
Hoàn thuế cho các cá nhân nộp thuế (người có thu nhập thấp);
Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi;
Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp;
Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với các doanh nghiệp;
Hỗ trợ cho người gặp khó khăn trong khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ USD. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua.Ngày 3/10/2008, Tổng thống Bush đã ký
Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ USD này [17].
Ngày 17/02/2009, Tổng thống Obama đã kí "Đạo luật phục hồi và tái đầu tư nước Mỹ năm 2009", phê duyệt gói kích cầu khổng lồ đầy tham vọng trị giá 787 tỷ USD.
Đây được coi là gói kích cầu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, bao gồm:
Cắt giảm thuế: 288 tỷ USD; đối tượng hưởng lợi là người dân và doanh nghiệp;
Chăm sóc sức khỏe: chiếm 147.7 tỷ USD, trong đó, chương trình bảo hiểm y tế cho người thu nhập thấp được hổ trợ 87 tỷ USD;
Giáo dục: các trường học, gồm trường công lập, đại học và các trung tâm chăm sóc trẻ em sẽ được hỗ trợ 90.9 tỷ USD trong vòng 2 năm;
Cơ sở hạ tầng: 51.2 tỷ USD, trong đó 27.5 tỷ USD chi cho việc xây dựng đường quốc lộ và cầu cống;
Năng lượng và bảo vệ môi trường: 70 tỷ USD để tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn nhiện liệu thay thế;
An sinh xã hội: chi hơn 80 tỷ USD vào việc tăng cường phúc lợi xã hội để bảo vệ những người khó khăn nhất trong xã hội Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng;
Số tiền còn lại thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính …
Kế hoạch kích thích kinh tế này bao gồm 2 điều khoản gây sự chú ý lớn là: “Người Mỹ dùng hàng Mỹ” và điều khoản về hạn chế lương thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp được Chính phủ cứu trợ [35].
Gói kích cầu này đã giải quyết được việc làm cho khoảng 3.3 triệu người, nền kinh tế nước này đã trở phần nào bình ổn, nhưng sự trở lại của nền kinh tế vẫn chưa xứng đáng với nhưng gì đã bỏ ra.
3.1.1.2 EU
Ngày 26/11/2008, Uỷ ban Châu Âu EC đã chính thức thông qua gói kích cầu chung trị giá 200 tỷ euro (tương đương 260 tỷ USD) với hy vọng có thể khôi phục được nền kinh tế đang trên đà trượt dốc bởi suy thoái của khu vực Châu Âu. Theo các dự thảo đề xuất, gói kích thích kinh tế được Châu Âu đưa ra đã kêu gọi các quốc gia thành viên nới lỏng chính sách cũng như các quy định về thuế, hỗ trợ thêm cho người nghèo và người thất nghiệp, nới dài thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và tăng cường vốn đầu tư dành cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, gói kích cầu 200 tỷ euro này còn bao gồm cả các kế hoạch gia tăng chi tiêu đối với các chương trình mang tính xã hội và đầu tư vào các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tối ngày 13/10, Chính phủ Đức đã thông qua gói cứu trợ trị giá 480 tỉ euro, gồm 80 tỉ euro (khoảng 108 tỉ USD) vốn mới dành cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và khoảng 400 tỉ euro (tương đương 545 tỉ USD) dùng để bảo lãnh hoạt động cho vay liên ngân hàng.
Tháng 11 năm 2008, Chính phủ Anh đã đưa ra tuyên bố về một gói kích cầu có giá trị tổng cộng 20 tỷ bảng (tương đương 29.2 tỷ USD, chiếm 1.1% GDP). Khoản tiền này được dự kiến giải ngân hết cho tới năm 2010. Gói kích cầu của Anh thiên về hướng thay đổi các chính sách về thuế và hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Cụ thể, Chính phủ Anh đã tiến hành giảm VAT từ 17.5% xuống còn 15%, hoãn việc đưa ra các mức tăng thuế đối với doanh nghiệp, cấp các khoản vay cho các công ty vừa và nhỏ, và
dành riêng 3 tỷ bảng tương đương 4.4 tỷ USD cho các dự án đường sá, trường học và các công trình công cộng khác [37].
3.1.1.3 Trung Quốc
Ngày 9/11/2008 Chính phủ Trung Quốc công bố gói giải pháp kinh tế trị giá 4,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 586 tỷ USD, chiếm 18% GDP), dành cho 10 lĩnh vực trong đó có: cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội đến năm 2010, tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tái thiết các vùng bị thiên tai, như khu vực bị động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.
Số vốn kích cầu này sẽ được phân bổ vào cơ cấu đầu tư như sau:
Các công trình an cư mang tính an sinh khoảng 280 tỷ nhân dân tệ.
Các công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng ở nông thôn khoảng 370 tỷ nhân dân tệ.
Xây dựng đường sắt, đường bộ, sân bay, mạng lưới điện khoảng 1,800 tỷ nhân dân tệ.
Các dự án về y tế, văn hóa và giáo dục khoảng 40 tỷ nhân dân tệ.
Các dự án về bảo vệ môi trường khoảng 350 tỷ nhân dân tệ.
Điều chỉnh kết cấu nhằm nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo khoảng 160 tỷ nhân dân tệ.
Xây dựng lại vùng thiên tai khoảng 100 tỷ nhân dân tệ [28].
Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm thế mạnh kích cầu vì nước này chọn dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt khủng hoảng chứ không chọn dựa vào nguồn cầu nước ngoài quá nhiều để kích thích tăng trưởng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thế giới đang xấu đi. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn cầu nội địa đã góp phần nâng đỡ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009, trong đó đầu tư vào dự án hạ tầng cơ sở đóng vai trò chính để thúc đẩy tăng trưởng. Qua đó, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân. Số vốn kích cầu này được huy động từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào việc bán quốc trái quy mô lớn. Trong điều chỉnh kinh tế, Trung Quốc tận dụng 3 điều kiện có lợi: Thứ nhất, dự trữ ngoại tệ lớn; Thứ hai, cán cân thu chi cân bằng; Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng của người dân cao. Trung Quốc muốn hạn chế những
bất lợi của môi trường kinh tế quốc tế. Vì vậy, gói kích cầu này nhằm 3 mục tiêu cơ bản: duy trì tăng trưởng; điều chỉnh kết cấu và mở rộng nhu cầu nội địa song song với thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu ra bên ngoài.
3.1.1.4 Giải pháp chung của các nước trên thế giới
Hạ lãi suất cơ bản
Mỹ, Canada, EU, Anh, Trung Quốc và nhiều nơi khác đồng loạt cắt giảm lãi suất:
Quốc gia Cắt giảm lãi suất
Mỹ Từ 2% xuống 1.5%
Canada Từ 3% xuống 2.5%
EU Từ 5% xuống 4.5%
Anh Từ 5% xuống 4.5%
Thụy Sĩ Từ 2.75% xuống 2.25% Thụy Điển Từ 5% xuống 4.25% Trung Quốc Từ 7.24% xuống 6.93% Hong Kong Từ 3.5% xuống 2.5%
(Nguồn: CNN)
Động thái chưa từng có trong lịch sử này là nỗ lực chung của các nước nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế đang rơi vào những phút giây tồi tệ nhất, đặc biệt là sự sụt giảm thảm hại trên các TTCK. Theo FED, việc hạ lãi suất lần này được cân nhắc kỹ lưỡng vì nền kinh tế đang đối mặt vô vàn khó khăn, tăng trưởng chậm chạp và gần như bằng không. Chuyên gia kinh tế tại tập đoàn EEF của Anh cho rằng các tập đoàn doanh nghiệp Anh rất ủng hộ biện pháp cắt giảm lãi suất này của chính phủ, hơn nữa nó ngăn chặn được một điều tồi tệ hơn đó chính là "khủng hoảng niềm tin".
Ứng cứu các ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn và các tập đoàn tài chính toàn cầu
Một khi các tập đoàn tài chính được xem là “quá lớn để phá sản” sụp đổ sẽ gây ra hiệu ứng Domino, lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia và thế giới. Do đó ở nhiều nước, khi các ngân hàng quy mô lớn có dấu hiệu mất tính thanh khoản, Chính phủ đã ra tay ứng cứu để tránh nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Mỹ: Tháng 11/2008, Mỹ đưa ra gói giải pháp trị giá 20 tỷ USD và bảo lãnh
toàn bộ nợ của Citigroup. Citigroup là tập đoàn có mạng lưới hoạt động rộng nhất thế giới - tại trên 100 nước, vì thế nếu phá sản, nó sẽ gây ra sự đổ vỡ lớn cho cả hệ thống tài chính Mỹ và thế giới. Theo quyết định của các cơ quan quản lý tài chính, Chính phủ Mỹ bảo lãnh cho các khoản nợ xấu và chứng khoán trị giá khoảng 306 tỷ USD của Citigroup nhằm giúp ổn định bảng cân đối tài sản của tập đoàn này. Đổi lại, Chính phủ Mỹ sẽ nắm lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá 7 tỷ USD tại tập đoàn này, Citigroup sẽ không được phép chi trả cổ tức theo quý cho các cổ đông quá 1% cho mỗi cổ phần trong vòng 3 năm liên tiếp [25].
Trước đó khoảng một tháng, FED đã đồng ý cấp một khoản vay trị giá 37,8 tỷ USD cho đại gia bảo hiểm AIG nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ. Để được giải ngân, AIG chấp thuận chuyển lợi nhuận từ chứng khoán của tập đoàn vào tài sản ký quỹ của FED New York.
Anh: Gói giải pháp 50 tỷ bảng (tương đương 88 tỷ USD) đã được Chính phủ Anh công bố ngày 8/10/2008, nhằm bổ sung vốn cho 8 ngân hàng và một số đơn vị kinh doanh BĐS. Theo kế hoạch cứu trợ của Chính phủ, các ngân hàng phải tăng vốn lên mức thấp nhất là 25 tỷ bảng. Họ có thể vay Chính phủ để tăng vốn hoặc thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. NHTW Anh sẽ tăng nguồn vốn ngắn hạn lên 200 tỷ bảng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các NHTM. Để tham gia chương trình này, các ngân hàng phải ký thỏa thuận với cơ quan chức năng và chịu ràng buộc về thu nhập của ban điều hành cũng như cổ tức trả cho cổ đông. 8 ngân hàng đã đăng ký tham gia gồm Abbey, Barclays, HBOS, HSBC, Lloyds, TSB, Royal Bank of Scotland và Standard Chartered. Ngoài ra còn có hiệp hội địa ốc Nationwide Building [21].
EU: Chính phủ ba nước Bỉ, Pháp, Luxembourg cũng đã thông qua gói viện
trợ trị giá 6,4 tỷ euro, tương đương 9,2 tỷ USD để cứu tập đoàn Dexia khỏi nguy cơ phá sản vào tháng 9 năm 2008. Bộ Tài chính Đức thông qua đồng ý kế hoạch 50 tỷ euro, tương đương 70 tỷ USD nhằm ứng cứu Hypo Real Estate, một trong những ngân hàng lớn nhất nước này trong lĩnh vực cho vay mua nhà trả góp. (Tháng 10/2008)
Tăng bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một định chế quan trọng, giúp củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó bảo đảm sự ổn định của cả hệ thống tài chính. Trước cơn bão khủng hoảng, nhiều nước trên thế giới đã có hành động cụ thể để trấn an dân chúng nước mình:
Australia tuyên bố bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi của dân ở ngân hàng.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel có động thái trấn an người dân rằng tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm của họ sẽ được Chính phủ đảm bảo an toàn.
New Zealand cam kết bảo hiểm tiền gửi ở các ngân hàng bán lẻ trong vòng 2 năm.
Chính quyền Hong Kong đưa ra cam kết bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi, chứ không chỉ bảo hiểm cho món tiền nhỏ hơn 100,000 HKD (tương đương 12,800 USD).
Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất châu Á lúc bấy giờ, cân nhắc quyết định xóa hạn mức bảo hiểm, thay vì chỉ bảo đảm cho khoản tiền gửi dưới 10 triệu yen (tương đương 100,000 USD).
Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines đều hứa bảo vệ tài sản của dân trong trường hợp ngân hàng phá sản. Tuy nhiên một số nơi vẫn chưa có động thái mới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết chưa cần thiết đưa thêm bất cứ giải pháp nào, ngoài việc bảo hiểm tiền gửi dưới hạn mức 20,000 SGD (khoảng 13,200 USD).
Chính phủ Anh đồng ý nâng bảo đảm của nhà nước với tiền gửi của mỗi cá nhân từ 35,000 bảng lên 50,000 bảng (tương đương 88,000 USD).
Đan Mạch chi 35 tỷ kronor (tương đương 4.8 tỷ euro) để giúp các ngân hàng đang hấp hối và tăng bảo đảm tiền gửi.
Quốc hữu hóa hoặc bán lại các ngân hàng và quỹ tư nhân
Ngày 16/3, Bear Stearns - một trong 5 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall - đã bị “sang tay” cho ngân hàng JP Morgan Chase để tránh bị phá sản với mức giá rất
rẻ là xấp xỉ 240 triệu USD, tương đương 2 USD/cổ phiếu. Cách đó 1 năm, giá cổ phiếu của tập đoàn 85 năm tuổi này là 170 USD/cổ phiếu.
Merrill Lynch - ngân hàng đầu tư với 94 năm lịch sử của Mỹ - đã thua lỗ 14 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng và đối mặt nguy cơ sụp đổ. Giám đốc điều hành (CEO) John Thain của Merrill Lynch nhanh chóng dàn xếp vụ bán lại tập đoàn này cho ngân