1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án quy hoạch đô thị Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội

80 630 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tácquản lý đất đai.Sau một thời gian thực tập tại phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy TP Hà Nội cùng với những bức xúc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

~~~~~~*~~~~~~

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị

Đề tài

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ HẢI YẾN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sau khi hoàn thành xong thời gian thực tập, em viết bài báo cáo thực tập chuyên

đề Em xin cam đoan những thông tin trong bài là chính xác Nội dung của bài chỉ có tính chất tham khảo các tài liệu liên quan, không có hiện tượng sao chép hoàn toàn nội dung thông tin từ những văn bản đã có sẵn Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm

Hà Nội, ngày 14/05/2011

Đỗ Thị Hải Yến

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 8

1.1 Đại cương về quản lý nhà nước về đất đai 8

1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai 8

1.1.2 Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai 9

1.1.3 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai 9

1.2 Đối tượng quản lý nhà nước về đất đai 10

1.2.1 Các chủ thể quản lý đất 10

1.2.2 Các chủ thể sử dụng đất 11

1.2.3 Phân loại đất đai 12

1.2.3.1 Đất nông nghiệp 12

1.2.3.2 Đất phi nông nghiệp 12

1.2.3.3 Đất chưa sử dụng 14

1.4 Nội dung quản lý Nhà nước về đất Đô thị 14

1.4.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai 14

1.4.2 Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất 15

1.4.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 16

1.4.3.1 Giao đất, cho thuê đất 16

1.4.3.2 Thu hồi đất đô thị 17

1.4.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 18

1.4.5.1 Đăng ký quyền sử dụng đất 18

Trang 4

1.4.5.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 18

1.4.6 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại tố cáo về đất đai 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY-THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21

2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH quận Cầu Giấy 21

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 22

2.2 Tổng quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở quận Cầu Giấy 24

2.2.1.Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy 24

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy 25

2.3 Thực trạng công tác quản lý đất đai ở quận Cầu Giấy trong những năm gần đây 28

2.3.1 Tổ chức bộ máy đất đai của Quận Cầu Giấy 28

2.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy 29

2.3.2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô thị 29

2.3.2.1.1 Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy 30

2.3.2.1.2 Thực trạng bản đồ địa chính không chính quy 31

2.3.2.1.3.Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính 31

2.3.2.2 Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy 32

2.3.2.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 36

2.3.2.3.1 Giao đất, cho thuê đất 36

2.3.2.3.2 Thu hồi đất đai 40

2.3.2.4 Công tác thực hiện các văn bản pháp luật 43

Trang 5

2.3.2.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 44

2.3.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Đô thị 47

2.4 Đánh giá chung 49

2.4.1 Kết quả đạt được 49

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 54

3.1 Giải pháp tầm vĩ mô 54

3.1.1 Chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai 54

3.1.2 Cơ chế trong quản lý đất Đô thị 56

3.2 Giải pháp tầm vi mô 57

3.2.1 Phân cấp trong quản lý đất Đô thị 57

3.2.2 Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai 58

3.2.3 Đào tạo cán bộ trong quản lý đất đai 60

3.3 Một số giải pháp cụ thể đối với quận Cầu Giấy 61

3.3.1 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của quận 61

3.3.2 Hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai 61

3.3.3 Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC PHỤ LỤC 67

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu các loại đất của quận Cầu Giấy năm 2010 24Bảng 2.2 Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2010 25Bảng 2.3 Cơ cấu đất phi nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy năm 2010 26Bảng 2.4 Kế hoạch sử dụng đất Quận Cầu giấy giai đoạn 2011-2020 35Bảng 2.5 Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất năm 2010 37Bảng 2.6 Tổng hợp các tổ chức đề nghị Thành phố thu hồi đất năm 2008 41Biểu 2.7 Kết quả đăng ký và xét duyệt hồ sơ tại quận đến 25/12/2008 46Bảng 2.8 Kết quả thực hiện công tác kê khai cấp GCN đến năm 2008 47Bảng 2.9 Tổng hợp các dạng vi phạm trong sử dụng đất trên địa bàn quận năm 2008 49

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KTHNXNKXDSDNNUBNDHSĐKHĐNDCAQP

: Kỹ thuật: Hà Nội: Xuất nhập khẩu: Xây dựng: Sử dụng: Nước ngoài: Uỷ ban nhân dân: Hồ sơ

: Đăng ký: Hội đồng nhân dân: Công an

: Quốc phòng

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Nói đến đất đai thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của nó đối với sựsống của con người cũng như của các sinh vật trên hành tinh này Nếu không có đấtđai thì không thể nào có sự tồn tại của con người và các sinh vật khác Nó như là mộtsản phẩm của thiên nhiên đã ban tặng cho con người và bằng trí thông minh cũng như

sự sáng tạo của mình mà con người đã biết đón nhận và khai thác nó để phục vụ chonhu cầu phát triển của mình

Đối với mỗi quốc gia, đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế-xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các Thành phố, làng mạc, các công trình côngnghiệp, giao thông Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hộinhư là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn đầu vào không thể thay thế Ở nước tavới một diện tích nhỏ và dân số lại rất đông nên nhu cầu sử dụng đất là rất cao, đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà quá trình Đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòihỏi Nhà nước phải quản lý làm sao cho việc sử dụng đất đai phù hợp và mang lại hiệuquả cao nhất

Đất Đô thị cũng là một phần của tổng diện tích một quốc gia, của một vùng.Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở tất

cả các vùng trên cả nước thì nhu cầu sử dụng đất Đô thị ngày một tăng lên, mà diệntích đất Đô thị lại có hạn cho nên việc sử dụng làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả làmột bài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược của Nhànước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung thống nhất quản lý

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thìnhu cầu sử dụng đất (nhất là đất Đô thị) của người dân, của các tổ chức kinh tế, chínhtrị, xã hội và Nhà nước nhằm phục vụ cho việc phát triển đất nước là rất lớn Cho nên

có nhiều vấn đề đã nẩy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như việc sửdụng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mụcđích đã và đang diễn ra hết sức phức tạp Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụngđất đai còn thiếu đồng bộ và hạn chế đã ảnh hưởng việc quản lý một số nơi tình trạngbuông lỏng quản lý, không quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử

Trang 9

dụng đất Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tácquản lý đất đai.

Sau một thời gian thực tập tại phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy TP Hà Nội cùng

với những bức xúc trên em đã chọn đề tài:” Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội”

Phạm vi đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

Đề tài không nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý sử dụng đất đai mà chỉ nghiêncứu, kiểm tra sáu nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từ đó đưa ra một số giải pháp

và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai ở Quận Cầu Giấy

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu các văn bản Nhà nước về quản lýđất đai, phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp số liệu, phân tổ thống kê và một

số phương pháp khác

Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, đề tàigồm 3 phần sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai

Chương II: Thực trạng công tác quản lý đất đai tại quận Cầu Giấy- TP Hà Nội.Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý đất đai

Đề tài không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy

để đề tài được hoàn chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Đại cương về quản lý nhà nước về đất đai

1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai

* Khái niệm về quản lý

Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản

lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người hấp nhận do điều khiển học đưa

ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm

này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phùhợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước

*Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ

về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do

sử dụng đất mà có

Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiêm hữu, quyền sử dụng

và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật " Từ khi Luậtđất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyền sởhữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt Vì vậy khinghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đấtđai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai.Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độpháp lý về quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyềnnăng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra vàthông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sátcủa Nhà nước

Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền

sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nhiệm

vụ sau:

- Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai

- Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất

Trang 11

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất

- Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất

- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các

vi phạm về đất

1.1.2 Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:

-Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người sử dụng đất

-Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia, Tăng cường hiệu quả sử dụngđất

-Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theođúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính

1.1.3 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai

Trong quản lý nhà nước về đất đai cán chú ý các nguyên tắc sau:

* Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậy, không thể

có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tàisản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp chotoàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thểhiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung vàtrong lĩnh vực đất đai nói riêng Vấn đề này được quy định tại Điều 1 8, Hiến pháp 1

992 "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảođảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đấtđai 2003 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nướcthực hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết cácnguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai"

Trang 12

* Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai,quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai Quyền

sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai củachủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giaoquyền sử dụng Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sửdụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng từ những chủ thể trực tiếp

sử dụng đất đai Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất chocác chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp đểvừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhànước

Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Nhà nước trao quyền sửdụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhậnquyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất"

* Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế Thực chất quản lý đất đaicũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này Tiếtkiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong quản lý đất đai đượcthể hiện bằng việc:

-Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thicao

-Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tết cho chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt đượcmục đích đề ra

1.2 Đối tượng quản lý nhà nước về đất đai

1.2.1 Các chủ thể quản lý đất

Trang 13

Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.Các chủ thểquản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là:

-Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địaphương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên mônngành quản lý đất đai ở các cấp

-Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất chưa sửdụng, đất công ở địa phương Theo quy định của Luật Đất đai 2003, Uỷ ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm đăng ký vào hồ sơ địa chính những diện tích đất chưa sử dụng

và những diện tích đất công cộng không thuộc một chủ sử đụng cụ thể nào như đấtgiao thông, đất nghĩa địa

Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quancấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến

Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công nghiệp,khu công nghệ cao, khu kinh tế Những chủ thể này không trực tiếp sử dụng đất màđược Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý đất đai Vì vậy,các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay mặt Nhà nước cho thuê đất gắn liềnvới cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tếđó Cácban quản lý này là các tổ chức và cũng trở thành đối tượng quản lý của các cơ quannhà nước trong lĩnh vực đất đai

- Cá nhân nước ngoài

-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Như vậy, hiện nay trên toàn quốc có tới vài chục triệu chủ thể sử dụng đất đai

Trang 14

Cho dù là loại chủ thể sử dụng đất đai nào thì họ cũng đều là đối tượng củacác cơquan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Tất cả các chủ thể, từ quản lý đất đai đến sử dụng đất đai đều là đối tượng củaquản lý nhà nước về đất đai Các cơ quan nhà nước được phân công, phân cấp thaymặt Nhà nước kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các chủ thể này xem cóđúng pháp luật hay không để uốn nắn, điều chỉnh cho kịp thời

1.2.3 Phân loại đất đai

Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về đất đai Các cơ quanquản lý đất đai của bộ máy nhà nước thay mặt Nhà nước quản lý đến từng thửa đất,từng diện tích đất cụ thể Theo Luật Đất đai 2003 và được cụ thể hoá ở Điều 6, Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành LuậtĐất đai 2003, toàn bộ quỹ đất của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm, trong đólại chia nhỏ hơn thành 14 loại như sau:

1.2.3.1 Đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 5 loại đất sau

-Đất sản xuất nông nghiệp: bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâunăm

-Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng

1.2.3.2 Đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 6 loại đất sau

Trang 15

-Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

-Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sựnghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phinông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng

-Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng côngtrình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến phà, bến xe ô tô bãi

đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệthống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạngtruyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí; đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnhviện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động,khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tậpluyện thể dục - thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, tượng đài,bia tưởng niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim,rạp xiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cainghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ; đất để chất thải, bãi rác, khu xử

lý chất thải

-Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có côngtrình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ

-Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

-Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

-Đất phi nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảotồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các côngtrình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh mà các công trình

đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất tại đôthị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt

kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôigia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm,trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm

Trang 16

tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

1.2.3.3 Đất chưa sử dụng

Nhóm đất chưa sử dụng được chia thành 3 loại đất sau:

-Đất bằng chưa sử dụng

-Đất đồi núi chưa sử dụng

-Núi đá không có rừng cây

Tất cả 3 nhóm, gồm 14 loại đất trên đều là đối tượng của công tác quản lý nhànước về đất đai

1.4 Nội dung quản lý Nhà nước về đất Đô thị

1.4.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đai

Để đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đo đạc, khảo sát vàphân hạng đất Điều tra, đo đạc, khảo sát là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định

về số lượng đất như: hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao nhiêu?Từng loại đất là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cần được cơ quan quản lý đấtđai phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác và đầy đủ Đồngthời, phải nắm chắc về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hoá tính đất v.v Hoạt động đánh giá và phân hạng đất đai đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với sảnxuất nông nghiệp vì căn cứ vào kết quả của đánh giá và phân hạng đất đai mà các nhàkhoa học giúp các nhà quản lý định hướng và giúp người sử dụng đất đưa ra quyếtđịnh dùng những diện tích đất nông nghiệp cụ thể vào trồng cây gì, nuôi con gì để đạthiệu quả cao Mặt khác, hoạt động này còn là cơ sở để hàng năm Nhà nước thuthuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và quy định giá trị của quyền sửdụng đất làm cơ sở thực hiện khi bồi thường, khi giao đất, khi cho thuê đất, khi chophép chuyển mục đích sử dụng đất

Như vậy, để có cơ sở cho việc hoạch định chiến lược kinh tế của đất nước thìkhông thể thiếu được việc đánh giá, phân hạng đất Đồng thời, để giúp cho công tácquản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn thì ngoài việc đánhgiá, phân hạng đất còn phải lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

Trang 17

đồ quy hoạch sử dụng đất Chỉ khi lập được các loại bản đồ này mới có đủ cơ sởpháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

Theo Khoản 13, Điều 4, Luật Đất đai 2003 thì: "Bản đồ địa chính tà bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa tý có liên quan, lập theo đơn v ị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận "

Luật Đất đai 2003 quy định "Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địachính phục vụ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai." Như vậy, bản đồ địachính rất quan trọng trong hồ sơ địa chính để quản lý đất đai ở các địa phương

Nó là một trong bơn loại tài liệu của hồ sơ địa chính Hiện nay còn khá nhiều đơn

vị hành chính cấp xã ở vùng nông thôn chưa lập được bản đồ địa chính nên ở đókhó có thể làm tết công tác quản lý đất đai

Hiện nay, theo quy định của Luật đất đai việc khảo sát, đo đạc, xây dựng vàquản lý bản đồ địa chính trong toàn quốc đều do Bộ Tài nguyên và Môi trườngchỉ đạo; việc khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính ở các địa phương do

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ chỉ đạo chung, còn trực tiếp tổchức thực hiện để xây dựng bộ bản đồ địa chính cho các xã, phường thị trấn là do

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đơn vị cấp xã đó

1.4.2 Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất

Để quản lý đất đai và xây dựng quy hoạch kế hoạch tốt cần tiến hành điều tra,nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn.Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềmnăng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng

sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệtrong sử dụng đất Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sửdụng cho các mục đích

Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các

mục đích sử dụng; đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đãđược quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước Với những nơi lập quy hoạch

sử dụng đất lần đầu thì không có bước này

Trang 18

Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và địnhhướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.

Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện Xácđịnh diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phảichuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiếnphải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án

Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹđất để lựa chọn phương án phù hợp nhất Cụ thể: phân tích hiệu quả kinh tế baogồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giảiphóng mặt bằng, tái định cư; phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số

hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mớiđược tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; đánh giá tác động môitrường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổquỹ đất

Căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trên để lựachọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý; thể hiện phương án quy hoạch sử dụngđất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất; xác định các biện pháp

sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từngloại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch Đối với lập quy hoạch chi tiết của xã,phường, thị trấn, khu công nghệ cao, khu kinh tế cần chú ý phương án quy hoạch

sử dụng đất được lựa chọn phải được thể hiện trên bản đồ địa chính; trường hợpquy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

đã được xét duyệt thì phải thể hiện trên bản đồ địa chính Mặt khác, khi lập quyhoạch chi tiết cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân

1.4.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

1.4.3.1 Giao đất, cho thuê đất

Khi xác định được kế hoạch sử dụng đất Đô thị thì Nhà nước tiến hành giaođất hoặc cho thuê đất cho các chủ sử dụng có nhu cầu về đất Để được giao đất thìcác chủ sử dụng phải lập hồ sơ xin giao đất, mục đích sử dụng đất được giao, tiếnhành xây dựng bản đồ hiện trạng vùng đất xin được giao hoặc muốn thuê và dựthảo phương án đền bù khi được giao đất được thuê đất

Trang 19

Khi người sử dụng đất có quyết định được giao đất, thuê đất thì UBND Thànhphố, Thị xã, Thị trấn có trách nhiệm giao nhận đất tại hiện trường khi người sửdụng đất đã nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và các thủ tục đền bù đất theođúng pháp luật.

Sau khi nhận đất chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm kê khai đăng kí sử dụngđất tại UBND phường nơi quản lý khu đất đó và tiến hành chuẩn bị đưa vào sửdụng nếu trong 12 tháng kể từ ngày đất được giao không đưa vào sử dụng thì nhànước thu hồi lại đất đó Nếu người sử dụng muốn thay đổi mục đích sử dụng khuđất đươc giao thì phải trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất xem xét

và giải quyết

Với đất thuê khi hết thời hạn sử dụng thì người thuê phải dọn mặt bằng trở lạinhư lúc trước khi thuê, không phá hỏng công trình cơ sở hạ tầng có liên quan vàbàn giao lại cho bên thuê

1.4.3.2 Thu hồi đất đô thị

Nội dung này được quy định:

- Khi thu hồi đất của người đang sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng côngcộng, an ninh quốc phòng theo quy hoạch đã được duyệt phải có quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-Trước khi thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo chongười sử dụng biết lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển và phương án đền bù thiệthại về đất và tài sản gắn liền với đất

-Người sử dụng đất bị thu hồi phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồiđất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không sẽ bị cưỡng chế di rời khỏikhu đất đó

-Khi thu hồi để xây dựng đô thị mới UBND Quận phải lập và thực hiện dự án

di dân giải phóng mặt bằng, tạo điểu kiện ổn định cuộc sống của người có đất bịthu hồi

Thu hồi đất là một nội dung cơ bản trong quản lý đất đô thị, nó góp phần thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị hiệu quả nhanh chóng, tạo điều kiện

sử dụng đất hợp lý và hiệu quả cao hơn Thể hiện được vai trò chủ sở hữu nhànước đối với đất đai

Trang 20

1.4.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.4.5.1 Đăng ký quyền sử dụng đất

Theo Khoản 19, Điều 4, Luật Đất đai 2003 "Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác tập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất "

Trong quá trình sử dụng luôn có sự biến động về chủ sử dụng, loại hạng đất vàdiện tích Đăng ký sử dụng đất là một biện pháp của Nhà nước nhằm theo dõi tìnhhình sử dụng và biến động thường xuyên của nó

Như vậy, sau khi đăng ký quyền sử dụng, đất đai được công nhận sử dụng mộtcách hợp pháp là điều kiện để được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.Đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cán bộ địa chính xã, phường,thị trấn có trách nhiệm tổ chức cho người sử dụng đăng ký quyền sử dụng đất;đồng thời, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải đăng ký cả phần đất còn chưa

sử dụng vào sổ địa chính Nhà nước

Đăng ký đất đai gồm hai loại là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.Đăng ký lần đầu là hình thức đăng ký đất đai đối với những người đang sử dụngđất mà chưa đăng ký lần nào với chính quyền địa phương Đăng ký biến động làhình thức đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất nhưng trong quá trình sử dụng có sự thay đổi

1.4.5.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứngnhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng Trường hợp thửađất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồngquyền sử dụng Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồngdân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp c h o cộng đồng dân

cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó Trườnghợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứngnhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có tráchnhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó

Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thìkhông phải đổi giấy chứng nhận đó sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theoquy định của Luật Đất đai 2003 Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận

Trang 21

quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy địnhcủa pháp luật đất đai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý của người sửdụng đất, chỉ khi người sử dụng đất được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất thì mới có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất đã đượcpháp luật đất đai quy định Vì tính chất quan trọng về mặt pháp lý của giấy chứngnhận quyền sử dụng đất như vậy nên pháp luật đất đai đã quy định mọi tổ chức,

cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất đều được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất Cụ thể, gồm các trường hợp sau:

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày 1 tháng 7 năm

2004 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thuêđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn

-Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng choquyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảolãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mớiđược hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất

-Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân,quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranhchấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành

-Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất Người

sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọichung là khu công nghiệp)

-Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắnliền với đất ở

-Những trường hợp khác đang sử dụng đất sẽ được cơ quan nhà nước có thẩmquyền xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận

1.4.6 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại tố cáo

về đất đai

Trong thực tế thực hiện quyền sử dụng đất luôn luôn xuất hiện những mâu thuẫn

và làm phát sinh các tranh chấp Những hình thức tranh chấp đất đai thường xảy ratrong quản lý đất Đô thị là:

- Tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng

Trang 22

-Tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, chuyểnđổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất).

- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại về đất

- Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất

- Tranh chấp về lối đi

- Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất (như không cho đào rãnhthoát nước qua bất động sản liền kề, không cho mắc dây điện qua bất động sản liềnkề…)

Để giải quyết các tranh chấp thì theo Điều 38 Luật đất đai năm 1993 UBND vàToà án nhân dân các cấp tiến hành giải quyết UBND giải quyết trường hợp người

sử dụng đất không có giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (chủ yếu làkhông có GCN QSDĐ) Toà àn nhân dân giải quyết các tranh chấp về sử dụng đất

đã có GCN QSDĐ và tranh chấp về các tài sản gắn liền với đất đó Giải quyết cáctranh chấp được thực hiện theo Luật đất đai hiện hành, cấp giải quyết cũng được quyđịnh rõ trong Luật, cụ thể như sau:

- UBND Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấpgiữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân hộ gia đình với các tổ chức nếu các

tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình

- UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấp giữa tổchức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu các tổ chức đó thuộcquyền quản lý của mình hoặc trung ương

- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranhchấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.Quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất Đô thị thìcông tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phải được chủ trương thựchiện, các cán bộ chuyên trách phải có đủ năng lực và tinh thần làm việc nghiêm túc,hiểu rõ được công tác và nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, hiểu Luật pháp

về quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với đất đai để tạo điều kiện cho Luậtđất đai được thực hiện đúng, người sử dụng đất được đảm bảo về lợi ích trong quátrình sử dụng đất

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN

CẦU GIẤY-THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH quận Cầu Giấy

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

*Bản đồ Quận Cầu Giấy

Trang 24

*Vị trí địa lý

Diện tích: 1204 ha

Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa

Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa

Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 củaChính Phủ Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ,phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân,phía Tây giáp quận Từ Liêm Quận có 7 phường, năm 2005, phường Dịch VọngHậu được thành lập trên cơ sở tách từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng Từ đóđến nay quận có 8 phường Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùngđất có bề dày lịch sử

*Đất đai và địa hình

Về địa hình tự nhiên: Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắcxuống Nam, cao độ trung bình +6  +6,5 m Các khu vực đã xây dựng (nhà ở, cơquan, trường học, ) có cốt nền khoảng +6,5  +7 m Các khu đất trồng chủ yếu làruộng canh tác, nằm tập trung ở 3 phường: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà, cao

độ thay đổi từ cốt +4,5  +3,5 m Một số khu ruộng trũng, hoặc địa hình thay đổi

do lấy đất làm gạch có cốt thấp nhất từ +3.0  +3.5 m; cá biệt có khu hồ Nghĩa Tânsâu đến cốt +10 m

Về địa chất công trình: Toàn bộ quận Cầu Giấy được đánh giá thuộc vùng Ithuận lợi cho xây dựng và vùng II thuận lợi có mức độ cho xây dựng Tuy nhiên để

có giải pháp thiết kế móng hợp lý cần có số liệu khoan thăm dò cụ thể từng khuvực

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trang 25

vùng Kẻ Bưởi (nay là Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); vùng Kẻ Vòng (nay là Dịch Vọng,Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (nay là Quan Hoa, Yên Hòa); vùng Đàn Kính Chủ(nay là Trung Hòa).

Ngày 22/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 74-CP thành lập quận CầuGiấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy,Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa củahuyện Từ Liêm Quận Cầu Giấy khi mới thành lập gồm 7 phường: Quan Hoa,Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hòa và Trung Hòa

Ngày 5/1/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP thành lậpphường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh địa giới hànhchính của 2 phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng

Hiện nay, quận đang có 3 xu hướng đô thị hóa: Hình thành các trung tâm côngnghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi

xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưuhàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán Năm 2008, quận đã đầu tưcho xây dựng 176 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 412,7 tỷ đồng

Về làng nghề truyền thống

Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề Nghĩa

Đô làm giấy sắc, Làng Cót – Yên Hòa làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy LàngVòng – Dịch Vọng chuyên làm cốm, làng Giàn có nghề làm hương

Lao động việc làm

Trang 26

Hàng năm quận đã tạo việc làm cho 3500-4000 lao động Năm 2008, hỗ trợgiải quyết việc làm cho 4.880 lao động; trong đó lao động có đào tạo đạt 55%.

Về văn hóa-xã hội

Quy mô giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 52trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông Năm 2008, có 16 trường đạtchuẩn quốc gia (trong đó có 12 trường công lập và 4 trường ngoài công lập).Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng Ngành y tế tại 8phường đạt chuẩn quốc gia

Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng

Trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều di tích lịch sử-văn hóa như chùa Dụ Ân,chùa Hoa Lãng, chùa Hà, đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị

em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống v.v /

2.2 Tổng quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở quận Cầu Giấy

2.2.1.Tổng quỹ đất của quận Cầu Giấy

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận Cầu Giấy năm 2010 là 1204 ha Căn

cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quỹ đất trên địa bàn quận được chia thànhcác loại sau:

* Đất nông nghiệp

* Đất phi nông nghiệp

* Đất chưa sử dụng

Cụ thể từng loại đất được tổng kết ở biểu sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu các loại đất của quận Cầu Giấy năm 2010

TT Loại đất Diện tích (ha) % so với tổng số

(Nguồn: Báo cáo QHSD đất TPHN 2010)

Như vậy, tổng quỹ đất quận Cầu Giấy là 1204 ha là khá lớn so với các quận nộithành Hà Nội Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong những năm gần đây của QuậnCầu Giấy, rất nhiều dự án đầu tư được thu hút vào địa bàn Quận khiến diện tích đấtnông nghiệp ngày càng thu hẹp và đến nay chỉ còn chiếm một diện tích nhỏ, chiếm5.6% trong tổng số 1204 ha Diện tích đất chưa sử dụng cũng còn lại rất ít, còn lại

Trang 27

chủ yếu là đất phi nông nghiệp, bao gồm nhiều loại đất được sử dụng với mục đíchkhác nhau sẽ được phân tích cụ thể trong những phần sau của chuyên đề.

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Do đặc điểm về vị trí địa lý cũng như sự phát triển kinh tế xã hội rất nhanhtrong những năm vừa qua, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu còn lạirất ít và chỉ có 3 loại đất nông nghiệp còn lại là đất lúa nước, đất trồng cây hàngnăm khác và đất trồng cây lâu năm là có diện tích đáng kể

Bảng 2.2: Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2010

(Nguồn: Báo cáo QHSD đất TPHN 2010)

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy là 67.54 hachiếm 5.6% trên tổng số diện tích toàn địa bàn Quận Trong đó, cơ cấu đất nôngnghiệp của toàn Quận đã thu hẹp lại chỉ với 2 loại đất sản xuất nông nghiệp là đấttrồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây hàng năm có diện tích 66,27 ha chiếm 98.2% diện tích đất nôngnghiệp trên địa bàn Quận Trong đó, đất trồng cây hàng năm lại bao gồm 2 loại:+ Đất trồng lúa nước có diện tích 21.52 ha chiếm 31.9% tổng diện tích đất nôngnghiệp

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 44.75 ha chiếm 66.3% tổng diệntích đất nông nghiệp

- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 1.27 ha chiếm 1.8% tổng diện tích đất nồngnghiệp

Còn lại, các loại đất nông nghiệp khác như đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôitrồng thuỷ sản trên địa bàn Quận Cầu Giấy hiện nay đều không có

* Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Trang 28

Chiếm diện tích lớn nhất và không ngừng tăng trong những năm vừa qua trênđịa bàn Quận Cầu Giấy chính là đất phi nông nghiệp, với diện tích 1126.78 hachiếm 93.6% tổng diện tích đất trên địa bàn Quận, đất phi nông nghiệp đóng vai tròquan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình đô thị hoá trongsuốt thời gian qua Dưới đây là tình hình sử dụng 544 ha đất phi nông nghiệp trênđịa bàn Quận Cầu Giấy ( còn lại 582,78 ha đất phi nông nghiệp đang nằm trong kếhoạch sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo)

Bảng 2.3: Cơ cấu đất phi nông nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy năm 2010

-Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 70.92 5.84%

Đất cho hoạt động khoáng sản

-Đât công trình bưu chính viễn thông

Đất bãi thải, xử lý chất thải

(Nguồn: Báo cáo QHSD đất TPHN 2010)

-Đất chuyên dùng có diện tích 127.1 ha chiếm 10.55% tổng diện tích đất trên địabàn Quận Cầu Giấy, bao gồm các loại sau:

+Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 70.32 ha chiếm 5.84%tổng diện tích Là đất là đất xây dựng trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công và đất xây dựng công

Trang 29

trình sự nghiệp của Nhà nước, đất xây dựng trụ sở của các tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội nghề nghiệp trên địa bàn Quận

+Đất quốc phòng có diện tích 46.4 ha chiếm 3.85% tổng diện tích.Đất an ninh

có diện tích 2.62 ha chiếm 0.22% tổng diện tích Là đất sử dụng cho các đơn vịđóng quân, các công trình khoa học kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kếthợp làm kinh tế, đất xây dựng cho các kho tàng, trường học, bệnh viện của các lựclượng vũ trang trên địa bàn Quận

+Đất khu công nghiệp có diện tích 7.76 ha chiếm 0.64% tổng diện tích

-Đất phát triển hạ tầng là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất phinông nghiệp, 396.02 ha chiếm 32.9% Đất phát triển hạ tầng bao gồm nhiều loại đấtkhác nhau và đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình phát triển y tế, giáo dục,văn hoá xã hội và cả kinh tế trên địa bàn Quận

+Đất giao thông có diện tích 210.77 ha chiếm 17.51% tổng diện tích, bao gồm

diện tích đất đường bộ (kể cả đường đi trong khu dân cư và đường bờ mương, bờ

thửa trên cánh đồng)

+Đất thuỷ lợi có diện tích 10.44 ha chiếm 0.87% tổng diện tích, bao gồm diệntích các loại đất: đê, đập, sông mương thoát nước, mương dẫn nước tưới tiêu (kể cảrãnh thoát nước trong các khu dân cư)

+Đất công trình năng lượng có diện tích 0.48 ha chiếm 0.04% tổng diện tích.+Đất cơ sở văn hoá có diện tích 57.42 ha chiếm 4.77% tổng diện tích

+Đất cơ sở y tế có diện tích 17.97 ha chiếm 1.49% tổng diện tích

+Đất cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích 90.14 ha chiếm 7.49% tổng diện tích.+Đất chợ có diện tích 4.19 ha chiếm 0.35% tổng diện tích

-Đất di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có diện tích 2.34 ha chiếm 0.19% tổngdiện tích Là đất có các công trình xây dựng, mặt nước thuộc khuôn viên các di tíchlịch sử văn hoá được Nhà nước công nhận như đình, đền, nhà thờ…và các khudanh lam văn hoá trên địa bàn Quận

-Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích 5.57 ha chiếm 0.46% tổng diện tích

-Đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích có diện tích 12.37 chiếm 1.03% tổngdiện tích, là diện tích của nghĩa trang Mai Dịch và các nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa địatrên địa bàn quận

Trang 30

2.3 Thực trạng công tác quản lý đất đai ở quận Cầu Giấy trong những năm gần đây

2.3.1 Tổ chức bộ máy đất đai của Quận Cầu Giấy

Phòng Tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy kết hợp với Phòng Quản lý đô thị

là cơ quan chuyên môn giúp UBND Quận Cầu Giấy thực hiện chức năng quản lýNhà nước về đất - nhà và đo đạc bản đồ trên địa bàn quận

Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận đồng thời chịu sự hướng dẫn,kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên môi trường TP Hà Nội Vớicác chức năng trên, bộ máy quản lý đất đai Quận Cầu Giấy nhiệm vụ sau:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt và tổ chức thực hiện

- Dự thảo các văn bản, tổ chức hướng dẫn UBND phường, các tổ chức và côngdân thực hiện chế độ chính sách về quản lý sử dụng đất nhà trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt và tổ chức thực hiện

- Tổ chức thẩm định và trình UBND quận các văn bản của UBND phường vềquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà theo quy hoạch của UBND Thành phố đãphê duyệt và theo phân cấp quản lý đất đai của Luật đất đai

- Quản lý và theo dõi biến động về diện tích các loại đất, loại nhà, về chủ sửdụng đất và sở hữu nhà Chỉnh lý các hồ sơ tài liệu về đất - nhà, bản đồ địa chínhcho phù hợp với hiện trạng tại địa bàn quận, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất -nhàtheo định kỳ

- Tham gia với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành chínhphường Tiếp nhận và quản lý các tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới, mốc địa chính,mốc lộ giới thuộc quận, tham gia giải quyết các tranh chấp đất - nhà

- Dự thảo văn bản trình UBND quận để báo cáo cấp trên có thẩm quyền quyếtđịnh việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quản lý đấtcông để sử dụng vào các mục đích phục vụ lợi ích công cộng

- Tổ chức xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụngđất ở cho cá nhân và các tổ chức xã hội, theo thẩm quyền của UBND quận do phápluật quy định

- Căn cứ yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Tài nguyên môi trường Thànhphố hướng dẫn, có kế hoạch đề nghị UBND quận cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ công chức của xã, phường làm công tác quản lý đất đai

Trang 31

- Bảo quản, lưu trữ, bổ sung, cập nhật hồ sơ quản lý sử dụng đất - nhà, các tàiliệu bản đồ địa chính nhà đất thuộc thẩm quyền quản lý của quận, cung cấp hồ sơ,tài liệu về đất và nhà theo các yêu cầu của cấp có thẩm quyền theo phân cấp củaNhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm về độ chính xác của tài liệu, hồ sơ đã cấptrước luật pháp Nhà nước.

- Chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện cần thiết để Chủ tịch UBND quận, Sở Tàinguyên môi trường giải quyết việc tranh chấp về đất và nhà theo luật pháp Nhànước và quy định của UBND Thành phố

Cho đến nay lực lượng cán bộ trong phòng Tài nguyên môi trường 11 ngườitrong đó có một trưởng phòng, một phó phòng và 6 cán bộ chuyên môn, 3 cán bộhợp đồng Tại cấp phường, toàn quận có 8 phường, mỗi phường có từ 2 đến 3 cán

bộ địa chính, 1 cán bộ được biên chế chính thức Tuy nhiên phần lớn đội ngũ cán bộtrẻ kinh nghiệm chưa nhiều lại thường xuyên thay đổi nhất là đội ngũ cán bộ địachính phường - xã - thị trấn nên kỹ năng tác nghiệp, xử lý công việc còn hạn chếlàm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác được giao Bởi lẽ theo cơ chế hiện nay, cơquan quản lý đất đai địa phương trực thuộc chính quyền địa phương (liên kết ngang)

và chỉ chịu sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn của cơ quan quản lý cấp trên (liên kếtdọc) Do đó, vấn đề nhân sự của các cơ quan quản lý đất đai là do chính quyền địaphương quyết định Trong khi đó ở các cấp địa phương, đặc biệt là phường - xã, lựclượng nhân sự này thường chịu sự tác động của việc thay đổi nhiệm kỳ, nhất là khi

có lãnh đạo mới là khá phổ biến dẫn đến tình trạng nhân sự của bộ máy quản lý đấtđai kém ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn nhất

là trong điều kiện hệ thống thông tin đất đai hiện nay còn chưa hoàn thiện

2.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy

2.3.2.1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô thị

Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện ngaysau khi thành lập quận

Hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của hầu hết các phường và quận đều đượclập theo 4 thời điểm: 1960, 1978,1987, 1994 Nhìn chung, với loại bản đồ và hồ sơđịa chính được lập năm 1960, 1978, 1987 so với hiện trạng có sự biến động nhiều

và không đầy đủ do quy trình lập ban đầu và thất thoát trong quá trình quản lý sửdụng Toàn bộ bản đồ địa chính của 06 phường : Dịch Vọng, Mai Dịch, Trung Hoà,Yên Hoà, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô được đo vẽ năm 1994 tỷ lệ 1/500 Phường Quan

Trang 32

Hoa mới được đo vẽ bản đồ địa chính tỉ lệ 1/200 năm 1999, sau đó đến năm 2005,phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chínhcủa 2 phường Quan Hoa và Dịch Vọng, vì thế bản đồ địa giới hành chính của 3phường này được xác định lại với tỷ lệ 1/500 vào năm 2005.

2.3.2.1.1 Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy

Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên môi trường dùng bản đồ địa chính để dân

kê khai đăng ký nhà ở, đất ở Trong trường hợp các thửa đất có biến động, thìphòng Quản lý đô thị kết hợp với phòng Tài nguyên môi trường là cơ quan chuyênmôn giúp UBND quận hướng dẫn các phường sao chụp bản đồ để chỉnh lý Với cáctrường hợp bản đồ đo sai so với hiện trạng sử dụng, thì hướng dẫn nhân dân kê khaitheo hiện trạng sử dụng Tuy nhiên, do tình hình đất đai biến động nhiều và liêntục, hơn nữa công tác cập nhật biến động đất đai ở các phường thuộc quận chưa kịpthời nên công tác chỉnh lý biến động bản đồ hiện nay tại quận chưa được đầy đủ

* Đánh giá độ chính xác, chất lượng bản đồ ( thông qua kết quả đăng ký đất đai)

Tỷ lệ số thửa phải chỉnh sửa do đo đạc sai bình quân ở các phường khoảng 13

-15 % trên tổng số thửa đã được cấp giấy

Tổng số cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đãcấp trên cớ sở bản đồ địa chính chính quy là: 4.542 giấy

- Diện tích đất đã được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền

sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ địa chính chính quy là: 56,4043 ha

* Hồ sơ địa chính đã lập:

- Sổ mục kê theo mẫu Tổng cục

- Sổ tiếp nhận hồ sơ ( mẫu Sở ĐC-NĐ )

- Sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận: Tự lập

- Sổ theo dõi biến động đất đai: Tự lập

Trang 33

Phường Quan Hoa, do được đo vẽ lập bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/200 năm

1997 vì vậy năm 1997, 1998 phường dùng bản đồ dải thửa tỷ lệ 1/1000 ( lập theoChỉ thị 299/TTg ) để kê khai đăng ký và cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

ở và quyền sử dụng đất ở Nay dùng bản đồ địa chính năm 2005 để cấp giấy chứngnhận số lượng 70 tờ bản đồ tỷ lệ 1/500 Tương tự đối với các phường Dịch Vọng vàDịch Vọng Hậu, cũng dùng bản đồ lập năm 2005 để cấp giấy chứng nhận

2.3.2.1.2 Thực trạng bản đồ địa chính không chính quy

- Hiện tại, toàn quận đã cấp được 795 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

và quyền sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ và tư liệu địa chính không chính quy vớitổng diện tích được cấp giấy là: 7,1699 ha trong đó có 447 giấy chứng nhận đượccấp theo bản đồ 299/TTg với diện tích là 5,2668 ha thuộc phường Quan Hoa, cònlại 348 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp từviệc đo trích thửa và sử dụng các tài liệu địa chính không chính quy khác

- Việc xây dựng tài liệu địa chính không chính quy do địa phương tự tổ chức đo

vẽ trích thửa và làm cơ sở đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở

2.3.2.1.3.Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính

Theo báo cáo của các phường thì chất lượng bản đồ địa chính có một số chưađạt yêu cầu như:

- Tỷ lệ bản đồ không đồng nhất, quận có 08 phường thì 3 phường sử dụng bản

đồ lập từ năm 2005, còn lại lập vào năm 1994, với tỷ lệ không giống nhau, ví dụnhư phường Quan Hoa có thời gian dùng bản đồ tỷ lệ 1/200, sau đó lại dùng tỷ lệ1/500, gây khó khăn trong việc xác định ranh giới đất đai

- Hình thể, kích thước, diện tích một số thửa đất đo vẽ không đúng với hiệntrạng

- Việc đánh số thửa ở một số tờ bản đồ không đúng theo quy định hoặc còntrùng, sót

- Ở một số tờ bản đồ còn đo bao, chưa tách từng hộ nhất là một số thửa trướcđây là ao, vườn liền thửa đất ở thì đo bao thành một thửa đất ở

- Một số thửa đất khi đã cho tách nhưng không tính lại diện tích

Từ những sai sót trên gây thắc mắc trong nhân dân và gây khiếu kiện tranh chấpđất đai

- Tổng số các trường hợp khiếu kiện tranh chấp đất đai có liên quan đến bản đồđịa chính và hồ sơ địa chính từ năm 1995 đến nay là: 89 trường hợp UBND quận

Trang 34

đã phối hợp với các phòng ban chức năng giải quyết dứt điểm hầu hết các vụ khiếunại tố cáo về đất đai trên địa bàn, tuy nhiên với các vụ khiếu nại tố cáo có liên quanđến bản đồ thì cần có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên ngành cấp trên để giải quyết.Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính:

- Dùng để kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền

sử dụng đất ở

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất công, đất kẹt, đất chưa

sử dụng để kiến nghị thu hồi phục vụ lợi ích công cộng

- Thống kê diện tích các loại đất, chỉnh lý biến động đất hàng năm nhằm quản lýquỹ đất đến từng chủ sử dụng

- Giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai về mốc giới và diện tích

Tuy nhiên, do chất lượng bản đồ chưa được hoàn chỉnh, biến động đất đai từnăm 1994 đến nay rất phức tạp, công tác chỉnh lý bản đồ ở các phường chưa kịpthời nên còn nhiều bất cập trong việc sử dụng bản đồ địa chính

*Về công tác định giá đất Đô thị trên đại bàn quận Cầu Giấy tiến hành theoQuyết định số 124/2009/QĐ-UBND dựa trên Nghị định 188/2004 NĐ-CP ngày16/11/2004 của chính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất,Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2004 ( Phụ lục 1)

2.3.2.2 Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Xuất phát từ vị trí Thủ đô, từ vị thế của quận trong quy hoạch tổng thểchung của Thành phố, và tính đến các xu hướng phát triển của Thành phố; của

cả nước, cũng như xem xét các điều kiện tự nhiên, xã hội thực tế và tiềm năngcủa quận, có thể khẳng định rằng trong thời gian tới quá trình Đô thị hoá trênđịa bàn quận Cầu giấy sẽ diễn ra rất nhanh và đặc biệt mạnh mẽ tại các khu đấttrống, đất chưa xây dựng

Quận Cầu Giấy nằm trong quy hoạch phát triển mở rộng của Thủ đô, trênđịa bàn có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua: đường 32, đườngcao tốc Láng - Hoà Lạc, đường cao tốc Thăng Long nối trung tâm quận với sânbay quốc tế Nội Bài, đường vành đai III Đặc biệt, Thành phố đã có quy hoạchđồng bộ cho một số khu Đô thị mới được phát triển dọc theo các tuyến giaothông chạy qua địa bàn Quận, Quận Cầu Giấy sẽ là quận phát triển chính củaThành phố trong thời gian tới

Trang 35

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địaphương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý,

sử dụng đất đai của Nhà nước Muốn quản lý tốt đất đai thì công cụ không thểthiếu được dó là công tác quy hoạch đất đai Quận Cầu Giấy hiện nay chưa cóquy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương, UBND quận đã chỉ đạo

và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với Viện Quy Hoạch Thành phốthực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện

có ở địa phường

Quận Cầu Giấy là đơn vị hành chính có tốc độ Đô thị hoá cao địa bàn quậnCầu Giấy chia thành 2 vùng rõ rệt: phần phía Bắc thuộc các phường Quan Hoa,Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, và Dịch Vọng, đất xây dựng chiếm tỷ lệ lớn(Mai Dịch chiếm 58%; Nghĩa Đô 95,5%; Nghĩa Tân 100%; Quan Hoa 99%).Khu vực phía Nam có diện tích xây dựng ít hơn (Yên Hoà 34,6%; Trung Hoà31,4%; Dịch Vọng 46,6%), khu vực xây dựng nằm tập trung ven đường CầuGiấy, Xuân Thuỷ, và ven sông Tô Lịch Khu vực này có nhiều thuận lợi đểtriển khai các dự án lớn, xây dựng tập trung do mặt bằng thi công thuận lợi,công tác giải phóng mặt bằng ít phức tạp, các điều kiện tiếp cận về hợp tácquốc tế đều phù hợp với quy hoạch

Theo quy hoạch điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướngChính phủ phê duyệt theo Quyết Định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 thìtoàn bộ diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy nằm trong vùng phát triển Đô thịcủa Hà Nội ở giai đoạn đầu, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch của quậnCầu Giấy chủ yếu là đất dân dụng, phát triển các khu nhà ở, các trung tâm côngcộng và thương mại, các cơ quan và trường đào tạo, một khu công nghiệp sạch

- tiểu thủ công nghiệp nhằm mục đích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấulao động

*Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển

- Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống cấp thoátnước, cấp điện, chuẩn bị kỹ thuật

- Dự án phát triển các khu Đô thị mới

- Dự án xây dựng công viên cây xanh, vui chơi giải trí

- Dự án cải tạo khu nhà ở hiện có, các làng xóm thuộc vùng phát triển Đôthị

Trang 36

Sau khi xây dựng các trục đường vành đai III và trục chính của Thành phốthì giá trị đất Đô thị ở đây đã tăng lên nhiều lần Đặc biệt là các dự án khu đôthị mới trên địa bàn Quận đang ngày càng gia tăng và đóng góp to lớn trong sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội của Quận Cầu Giấy cũng như của toàn thu đô

Hà Nội:

+Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính: 65,27 ha Theo quy hoạch thành

phố, Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính là một trong những trung tâmtrọng yếu nhất của thành phố, nối liền khu công nghệ cao Hòa Lạc với các khuphố trung tâm của Thủ đô, có tầm quan trọng chiến lược về mặt kinh tế, xã hội

và văn hóa Dự án Khu Đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính mới chỉ là sự mởđầu cho một chuỗi đô thị dọc theo đường Láng Hòa Lạc mở rộng, tạo ra một bộmặt không gian đô thị rộng lớn phía Tây và Tây nam Hà Nội Đến nay, dự án

đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao Ví dụ:các toà nhà, các trường học, các khu thương mại, dịch vụ

+Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng 22.5 ha tại phường Dịch Vọng, quận

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội giao cho Công tylàm chủ đầu tư thực hiện theo Quyết định số 7019 ngày 15/10/2002 và Quyếtđịnh số 3212/QĐ-UB ngày 24/5/2004 Đây là dự án có hạ tầng hiện đại, quyhoạch đồng bộ bao gồm đầy đủ các công trình công cộng phục vụ dân sinh nhưsiêu thị, trường học, bể bơi… với kiến trúc, hệ thống điện, hệ thống cấp thoátnước, hệ thống xử lý rác thải hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn cao

+Dự án khu đô thị mới Nam Trung Yên: 56,4 ha Theo quy hoạch, đây sẽ

là khu đô thị mới hoàn chỉnh, văn minh hiện đại, nằm ở phía tây nam thànhphố, thuộc phường Yên Hòa và Trung Hòa, quận Cầu Giấy và xã Mễ Trì,huyện Từ Liêm Khu tái định cư Nam Trung Yên là khu đô thị xây dựng đợtđầu thuộc dự án khu đô thị mới tây nam Hà Nội Quy hoạch chi tiết đượcUBND thành phố phê duyệt cuối năm 2001 Dự án này đã lập báo cáo khả thitrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ

dự án dự kiến hơn 1.600 tỷ đồng, được chia làm hai hạng mục: Phần hạ tầng kỹthuật khu tái định cư này do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị

Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng số vốn dự kiến hơn 417 tỷ đồng; và phần hạtầng xã hội và nhà ở tái định cư do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nộilàm chủ đầu tư

* Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020

Trang 37

Địa bàn Quận Cầu Giấy có kế hoạch sử dụng đất đai cho những công trìnhquan trọng giai đoạn 2011-2020 như sau:

Bảng 2.4: Kế hoạch sử dụng đất Quận Cầu giấy giai đoạn 2011-2020

Công trình dự án Nhu cầu loại đất Năm Lấy vào loại đất

Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2011 Phi nông nghiệp còn lại 0.3Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2012 Phi nông nghiệp còn lại 0.3Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2013 Phi nông nghiệp còn lại 0.3Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2014 Phi nông nghiệp còn lại 0.3Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2015 Phi nông nghiệp còn lại 0.3

(Nguồn: Báo cáo QHSD đất TPHN 2010)

Toàn bộ các công trình dự án trong kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011-2020đều lấy từ quỹ đất phi nông nghiệp còn lại trên địa bàn Quận:

-Dự án xây dựng trụ sở công an phường vào năm 2011 đến 2015 cần nhucầu tăng thêm về đất an ninh quốc phòng, Quận sẽ sử dụng 1.5 ha chiếm 0.26%diện tích đất phi nông nghiệp còn lại

-Dự án mở rộng đường vành đai 2 năm 2014 cần nhu cầu tăng thêm về đấtgiao thông, Quận sẽ sử dụng 10 ha chiếm 1.72% diện tích đất nông nghiệp cònlại

-Dự án Nhà tang lễ Cầu Giấy mới năm 2012 cần nhu cầu tăng thêm về đấtnghĩa trang, Quận sẽ sử dụng 1 ha chiếm 0.17% diện tích đất phi nông nghiệpcòn lại

Trang 38

- Dự án đường Nguyễn Phong Sắc giai đoạn 1 và 2 năm 2012, 2013 cần nhucầu tăng thêm về đất giao thông, Quận sẽ sử dụng 4.7 ha chiếm 0.81% diệntích đất phi nông nghiệp còn lại.

-Dư án xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây năm 2011, Quận sẽ sử dụng

290 ha chiếm 49.77% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại

Như vậy, kế hoạch sử dụng đất trong tương lai (giai đoạn 2011-2020) trênđịa bàn Quận Cầu Giấy hoàn toàn được trích từ quỹ đất phi nông nghiệp cònlại Đây là phần quỹ đất quan trọng phục vụ cho những dự án trong giai đoạnsắp tới, nhưng diện tích còn lại không được nhiều, trong khi còn rất nhiều dự

án đang được chờ đợi phê duyệt và cấp đất để tiến hành xây dựng Điều quantrọng là khi sử dụng đất đai cho một dự án cần có tính toán kỹ lưỡng về hiệuquả sử dụng đất và lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho Quận cũng như thủ đô

Hà Nội, tránh để đất đai trong tình trạng hoang hóa hoặc quy hoạch treo, gây ratình trạng lãng phí và làm giảm lợi ích kinh tế của đất đai

2.3.2.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

2.3.2.3.1 Giao đất, cho thuê đất

Từ năm 2000 đến nay, tốc độ Đô thị hoá trên địa bàn quận Cầu Giấy diễn ra rấtnhanh Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở văn hoá, kinh tế, xã hội diễn

ra sôi động, việc sử dụng đất cho các mục đích ngày một tăng nhanh Do đó UBNDquận dã thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án trìnhUBND Thành phố giao đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án xây dựng

cơ sở hạ tầng… để tạo điều kiện sử dụng tối đa nguồn đất của quận

Theo quy định, thẩm quyền giao đất thuộc thẩm quyền UBND Thành phố.UBND quận Cầu Giấy chỉ thực hiện quyết định giao đất của UBND Thành phố HàNội Trong quá trình phát triển, công tác giao đất ở quận Cầu Giấy được tiến hànhcho từng loại đất, từng đối tượng sử dụng và dựa vào thực tế quản lý đất của Nhànước trong thời gian đó

Việc phân loại các đối tượng sử dụng đất là một điều hết sức quan trọng, nó tiệncho việc theo dõi các đối tượng sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nước về đất đaiđược tiến hành nhanh và hiệu quả hơn Đối tượng sử dụng đất ở trên quận CầuGiấy được chia thành 5 loại: hộ gia đình cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chứcnước ngoài và liên doanh với nước ngoài, UBND Quận, các tổ chức khác Bảng sauđây khảo sát với 5 đối tượng sử dụng đất trên và tiến hành trên 743.56 ha đất chiếm66% tổng diện tích đất của toàn Quận

Trang 39

Bảng 2.5: Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất năm 2010

Các loại đất

Đất chưa được giao

Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng

Tổng số

Hộ gia đình cá nhân

Các tổ chức kinh tế

NN và liên doanh với NN

UBND quản lý sử dụng

Các tổ chức khác

1.Đất trồng cây hàng năm 66.27 11.02 40.18 15.07

-Đất ruộng lúa hoa màu 21.52 3.82 10.7 7

-Đất trồnng cây hàng năm khác 44.75 7.2 29.48 8.07

5 Đất nghĩa trang, nghĩađịa 12.37 10.86 1.51 III Đất chưa sử dụng 5.36 4.32 0.73 3.59

Trang 40

- Đất phi nông nghiệp: Hộ gia đình cá nhân sử dụng 2.4 ha chiếm 0.44% diệntích đất phi nông nghiệp đã giao Trong đó đất phát triển hạ tầng 2.32 ha chiếm0.43%, đất di tích danh lam thắng cảnh 0.08 ha chiếm 0.015% diện tích đất phinông nghiệp đã giao.

- Đất chưa sử dụng: Hộ gia đình cá nhân được giao 0.57 ha chiếm 13.2% diệntích đất chưa sử dụng đã được giao và cho thuê sử dụng

* Các tổ chức kinh tế

- Đất nông nghiệp: Các tổ chức kinh tế sử dụng 40.18 ha chiếm 59.5% diện tíchđất nông nghiệp được giao Trong đó chỉ có đất trồng cây hàng năm bao gồm:+ Đất ruộng lúa hoa màu 10.7 ha chiếm 15.8% diện tích đất nông nghiệp đượcgiao

+ Đất trồng cây hàng năm khác 29.48 ha chiếm 43.65% diện tích đất nôngnghiệp được giao

- Đất phi nông nghiệp: Các tổ chức kinh tế sử dụng 91.89 ha chiếm 16.89% diệntích đất phi nông nghiệp được giao Trong đó:

+ Đất chuyên dùng 24.79 ha chiếm 4.56 % bao gồm: đất trụ sở cơ quan côngtrình sự nghiệp 15.63 ha, đất an ninh quốc phòng 6.68 ha, đất khu công nghiệp 2.34ha

+ Đất phát triển hạ tầng 67.1 ha chiếm 12.33% diện tích đất phi nông nghiệpđược giao

* Tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài:

- Đất phi nông nghiệp: Các tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài sửdụng 60.12 ha chiếm 11.05% diện tícg đất phi nông nghiệp được giao Trong đóbao gồm:

+ Đất chuyên dùng 7.76 ha chiếm 1.43% ( chỉ gồm có đất trụ sở cơ quan côngtrình sự nghiệp)

+ Đất phát triển hạ tầng 52.36 ha chiếm 9.63%

* UBND Quận Cầu Giấy

- Đất nông nghiệp: UBND Quận Cầu Giấy sử dụng 16.34 ha chiếm 24.2% diệntích đất nông nghiệp đã giao Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm 15.07 ha chiếm 22.3% diện tích đất nông nghiệp đãgiao, bao gồm đất ruộng lúa hoa màu 7 ha (10.36%) và đất nông nghiệp khác(8.07%)

+ Đất trồng cây lâu năm 1.27ha chiếm 1.88% diện tích đất nông nghiệp đã giao

Ngày đăng: 07/05/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w