Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch đô thị Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội (Trang 30)

* Tổng số tờ bản đồ địa chính: 218 tờ.

Trong đó, số tờ đã được sử dụng cho đăng ký lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:

- Số bản đồ tỷ lệ 1/200: 70 tờ. - Số bản đồ tỷ lệ 1/500: 115 tờ. - Số bản đồ tỷ lệ 1/1000: 33 tờ.

* Quy trình sử dụng bản đồ địa chính để lập hồ địa chính, hồ sơ đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .

Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên môi trường dùng bản đồ địa chính để dân kê khai đăng ký nhà ở, đất ở. Trong trường hợp các thửa đất có biến động, thì phòng Quản lý đô thị kết hợp với phòng Tài nguyên môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận hướng dẫn các phường sao chụp bản đồ để chỉnh lý. Với các trường hợp bản đồ đo sai so với hiện trạng sử dụng, thì hướng dẫn nhân dân kê khai theo hiện trạng sử dụng. Tuy nhiên, do tình hình đất đai biến động nhiều và liên tục, hơn nữa công tác cập nhật biến động đất đai ở các phường thuộc quận chưa kịp thời nên công tác chỉnh lý biến động bản đồ hiện nay tại quận chưa được đầy đủ.

* Đánh giá độ chính xác, chất lượng bản đồ ( thông qua kết quả đăng ký đất đai) Tỷ lệ số thửa phải chỉnh sửa do đo đạc sai bình quân ở các phường khoảng 13 - 15 % trên tổng số thửa đã được cấp giấy.

Tổng số cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã cấp trên cớ sở bản đồ địa chính chính quy là: 4.542 giấy.

- Diện tích đất đã được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ địa chính chính quy là: 56,4043 ha.

* Hồ sơ địa chính đã lập:

- Sổ mục kê theo mẫu Tổng cục.

- Sổ tiếp nhận hồ sơ ( mẫu Sở ĐC-NĐ ). - Sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận: Tự lập. - Sổ theo dõi biến động đất đai: Tự lập.

Phường Quan Hoa, do được đo vẽ lập bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/200 năm 1997 vì vậy năm 1997, 1998 phường dùng bản đồ dải thửa tỷ lệ 1/1000 ( lập theo Chỉ thị 299/TTg ) để kê khai đăng ký và cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nay dùng bản đồ địa chính năm 2005 để cấp giấy chứng nhận số lượng 70 tờ bản đồ tỷ lệ 1/500. Tương tự đối với các phường Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu, cũng dùng bản đồ lập năm 2005 để cấp giấy chứng nhận.

2.3.2.1.2. Thực trạng bản đồ địa chính không chính quy

- Hiện tại, toàn quận đã cấp được 795 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên cơ sở bản đồ và tư liệu địa chính không chính quy với tổng diện tích được cấp giấy là: 7,1699 ha trong đó có 447 giấy chứng nhận được cấp theo bản đồ 299/TTg với diện tích là 5,2668 ha thuộc phường Quan Hoa, còn lại 348 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp từ việc đo trích thửa và sử dụng các tài liệu địa chính không chính quy khác.

- Việc xây dựng tài liệu địa chính không chính quy do địa phương tự tổ chức đo vẽ trích thửa và làm cơ sở đăng ký cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

2.3.2.1.3.Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính

Theo báo cáo của các phường thì chất lượng bản đồ địa chính có một số chưa đạt yêu cầu như:

- Tỷ lệ bản đồ không đồng nhất, quận có 08 phường thì 3 phường sử dụng bản đồ lập từ năm 2005, còn lại lập vào năm 1994, với tỷ lệ không giống nhau, ví dụ như phường Quan Hoa có thời gian dùng bản đồ tỷ lệ 1/200, sau đó lại dùng tỷ lệ 1/500, gây khó khăn trong việc xác định ranh giới đất đai.

- Hình thể, kích thước, diện tích một số thửa đất đo vẽ không đúng với hiện trạng.

- Việc đánh số thửa ở một số tờ bản đồ không đúng theo quy định hoặc còn trùng, sót ....

- Ở một số tờ bản đồ còn đo bao, chưa tách từng hộ nhất là một số thửa trước đây là ao, vườn liền thửa đất ở thì đo bao thành một thửa đất ở.

- Một số thửa đất khi đã cho tách nhưng không tính lại diện tích.

Từ những sai sót trên gây thắc mắc trong nhân dân và gây khiếu kiện tranh chấp đất đai.

- Tổng số các trường hợp khiếu kiện tranh chấp đất đai có liên quan đến bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính từ năm 1995 đến nay là: 89 trường hợp. UBND quận đã phối hợp với các phòng ban chức năng giải quyết dứt điểm hầu hết các vụ khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn, tuy nhiên với các vụ khiếu nại tố cáo có liên quan đến bản đồ thì cần có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên ngành cấp trên để giải quyết.

Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ địa chính:

- Dùng để kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở .

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất công, đất kẹt, đất chưa sử dụng để kiến nghị thu hồi phục vụ lợi ích công cộng.

- Thống kê diện tích các loại đất, chỉnh lý biến động đất hàng năm nhằm quản lý quỹ đất đến từng chủ sử dụng.

- Giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai về mốc giới và diện tích.

Tuy nhiên, do chất lượng bản đồ chưa được hoàn chỉnh, biến động đất đai từ năm 1994 đến nay rất phức tạp, công tác chỉnh lý bản đồ ở các phường chưa kịp thời nên còn nhiều bất cập trong việc sử dụng bản đồ địa chính.

*Về công tác định giá đất Đô thị trên đại bàn quận Cầu Giấy tiến hành theo Quyết định số 124/2009/QĐ-UBND dựa trên Nghị định 188/2004 NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2004 ( Phụ lục 1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Xuất phát từ vị trí Thủ đô, từ vị thế của quận trong quy hoạch tổng thể chung của Thành phố, và tính đến các xu hướng phát triển của Thành phố; của cả nước, cũng như xem xét các điều kiện tự nhiên, xã hội thực tế và tiềm năng của quận, có thể khẳng định rằng trong thời gian tới quá trình Đô thị hoá trên địa bàn quận Cầu giấy sẽ diễn ra rất nhanh và đặc biệt mạnh mẽ tại các khu đất trống, đất chưa xây dựng.

Quận Cầu Giấy nằm trong quy hoạch phát triển mở rộng của Thủ đô, trên địa bàn có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua: đường 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường cao tốc Thăng Long nối trung tâm quận với sân

bay quốc tế Nội Bài, đường vành đai III. Đặc biệt, Thành phố đã có quy hoạch đồng bộ cho một số khu Đô thị mới được phát triển dọc theo các tuyến giao thông chạy qua địa bàn Quận, Quận Cầu Giấy sẽ là quận phát triển chính của Thành phố trong thời gian tới.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở tất cả các địa phương với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất đai của Nhà nước. Muốn quản lý tốt đất đai thì công cụ không thể thiếu được dó là công tác quy hoạch đất đai. Quận Cầu Giấy hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết giúp công tác quản lý ở địa phương, UBND quận đã chỉ đạo và giao cho các cơ quan chuyên môn phối hợp với Viện Quy Hoạch Thành phố thực hiện công tác này trên cơ sở thực tiễn nhu cầu sử dụng đất và quỹ đất hiện có ở địa phường.

Quận Cầu Giấy là đơn vị hành chính có tốc độ Đô thị hoá cao địa bàn quận Cầu Giấy chia thành 2 vùng rõ rệt: phần phía Bắc thuộc các phường Quan Hoa, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, và Dịch Vọng, đất xây dựng chiếm tỷ lệ lớn (Mai Dịch chiếm 58%; Nghĩa Đô 95,5%; Nghĩa Tân 100%; Quan Hoa 99%). Khu vực phía Nam có diện tích xây dựng ít hơn (Yên Hoà 34,6%; Trung Hoà 31,4%; Dịch Vọng 46,6%), khu vực xây dựng nằm tập trung ven đường Cầu Giấy, Xuân Thuỷ, và ven sông Tô Lịch. Khu vực này có nhiều thuận lợi để triển khai các dự án lớn, xây dựng tập trung do mặt bằng thi công thuận lợi, công tác giải phóng mặt bằng ít phức tạp, các điều kiện tiếp cận về hợp tác quốc tế đều phù hợp với quy hoạch.

Theo quy hoạch điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết Định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 thì toàn bộ diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy nằm trong vùng phát triển Đô thị của Hà Nội ở giai đoạn đầu, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch của quận Cầu Giấy chủ yếu là đất dân dụng, phát triển các khu nhà ở, các trung tâm công cộng và thương mại, các cơ quan và trường đào tạo, một khu công nghiệp sạch - tiểu thủ công nghiệp nhằm mục đích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động.

*Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển

- Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, chuẩn bị kỹ thuật.

- Dự án phát triển các khu Đô thị mới.

- Dự án cải tạo khu nhà ở hiện có, các làng xóm thuộc vùng phát triển Đô thị.

Sau khi xây dựng các trục đường vành đai III và trục chính của Thành phố thì giá trị đất Đô thị ở đây đã tăng lên nhiều lần. Đặc biệt là các dự án khu đô thị mới trên địa bàn Quận đang ngày càng gia tăng và đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Quận Cầu Giấy cũng như của toàn thu đô Hà Nội:

+Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính: 65,27 ha. Theo quy hoạch thành phố, Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính là một trong những trung tâm trọng yếu nhất của thành phố, nối liền khu công nghệ cao Hòa Lạc với các khu phố trung tâm của Thủ đô, có tầm quan trọng chiến lược về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Dự án Khu Đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính mới chỉ là sự mở đầu cho một chuỗi đô thị dọc theo đường Láng Hòa Lạc mở rộng, tạo ra một bộ mặt không gian đô thị rộng lớn phía Tây và Tây nam Hà Nội. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao. Ví dụ: các toà nhà, các trường học, các khu thương mại, dịch vụ...

+Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng 22.5 ha tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội giao cho Công ty làm chủ đầu tư thực hiện theo Quyết định số 7019 ngày 15/10/2002 và Quyết định số 3212/QĐ-UB ngày 24/5/2004. Đây là dự án có hạ tầng hiện đại, quy hoạch đồng bộ bao gồm đầy đủ các công trình công cộng phục vụ dân sinh như siêu thị, trường học, bể bơi… với kiến trúc, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý rác thải hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn cao.

+Dự án khu đô thị mới Nam Trung Yên: 56,4 ha. Theo quy hoạch, đây sẽ là khu đô thị mới hoàn chỉnh, văn minh hiện đại, nằm ở phía tây nam thành phố, thuộc phường Yên Hòa và Trung Hòa, quận Cầu Giấy và xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Khu tái định cư Nam Trung Yên là khu đô thị xây dựng đợt đầu thuộc dự án khu đô thị mới tây nam Hà Nội. Quy hoạch chi tiết được UBND thành phố phê duyệt cuối năm 2001. Dự án này đã lập báo cáo khả thi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ dự án dự kiến hơn 1.600 tỷ đồng, được chia làm hai hạng mục: Phần hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư này do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng số vốn dự kiến hơn 417 tỷ đồng; và phần hạ tầng xã hội và nhà ở tái định cư do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư.

* Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020

Địa bàn Quận Cầu Giấy có kế hoạch sử dụng đất đai cho những công trình quan trọng giai đoạn 2011-2020 như sau:

Bảng 2.4: Kế hoạch sử dụng đất Quận Cầu giấy giai đoạn 2011-2020

Công trình dự án Nhu cầu loại đất Năm Lấy vào loại đất

Loại đất S(ha)

Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2011 Phi nông nghiệp còn lại 0.3 Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2012 Phi nông nghiệp còn lại 0.3 Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2013 Phi nông nghiệp còn lại 0.3 Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2014 Phi nông nghiệp còn lại 0.3 Trụ sở CA phường Đất an ninh QP 2015 Phi nông nghiệp còn lại 0.3 Mở rộng đường vành

đai 2 Đất giao thông 2014 Phi nông nghiệp còn lại 10 Nhà tang lế Cầu Giấy

mới Đất nghĩa trang 2012 Phi nông nghiệp còn lại 1

Đường Nguyễn Phong

Sắc giai đoạn 1 Đất giao thông 2012 Phi nông nghiệp còn lại 4.26 Đường Nguyễn Phong

Sắc giai đoạn 2 Đất giao thông 2013 Phi nông nghiệp còn lại 0.5 Đường Lạc Long Đất giao thông 2011 Phi nông nghiệp còn lại 4.18 Khu đô thị Tây Hồ tây Đất đô thị 2011 Phi nông nghiệp còn lại 290

(Nguồn: Báo cáo QHSD đất TPHN 2010)

Toàn bộ các công trình dự án trong kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011-2020 đều lấy từ quỹ đất phi nông nghiệp còn lại trên địa bàn Quận:

-Dự án xây dựng trụ sở công an phường vào năm 2011 đến 2015 cần nhu cầu tăng thêm về đất an ninh quốc phòng, Quận sẽ sử dụng 1.5 ha chiếm 0.26% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại

-Dự án mở rộng đường vành đai 2 năm 2014 cần nhu cầu tăng thêm về đất giao thông, Quận sẽ sử dụng 10 ha chiếm 1.72% diện tích đất nông nghiệp còn lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Dự án Nhà tang lễ Cầu Giấy mới năm 2012 cần nhu cầu tăng thêm về đất nghĩa trang, Quận sẽ sử dụng 1 ha chiếm 0.17% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại.

- Dự án đường Nguyễn Phong Sắc giai đoạn 1 và 2 năm 2012, 2013 cần nhu cầu tăng thêm về đất giao thông, Quận sẽ sử dụng 4.7 ha chiếm 0.81% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại.

-Dư án xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây năm 2011, Quận sẽ sử dụng 290 ha chiếm 49.77% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại.

Như vậy, kế hoạch sử dụng đất trong tương lai (giai đoạn 2011-2020) trên địa bàn Quận Cầu Giấy hoàn toàn được trích từ quỹ đất phi nông nghiệp còn lại. Đây là phần quỹ đất quan trọng phục vụ cho những dự án trong giai đoạn sắp tới, nhưng diện tích còn lại không được nhiều, trong khi còn rất nhiều dự án đang được chờ đợi phê duyệt và cấp đất để tiến hành xây dựng. Điều quan trọng là khi sử dụng đất đai cho một dự án cần có tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả sử dụng đất và lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho Quận cũng như thủ đô Hà Nội, tránh để đất đai trong tình trạng hoang hóa hoặc quy hoạch treo, gây ra tình trạng lãng phí và làm giảm lợi ích kinh tế của đất đai.

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch đô thị Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận Cầu Giấy TP Hà Nội (Trang 30)