1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang

39 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 588 KB

Nội dung

DỰ THẢO Phần 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, THỰC TRẠNG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 5.820km 2 , diện tích đồi núi chiếm 73,2%. Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam giáp các tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. Có 6 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh: thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Na hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương; 132 xã, 3 phường, 5 thị trấn; trong đó có 31 xã đặc biệt khó khăn. Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng Èm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 0 C-24 0 C, lượng mưa 1500mm-1800mm, độ Èm trung bình 85%. Địa hình khá phức tạp, chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Hệ thống sông, suối khá dầy và phân bố tương đối đều; có 2 sông lớn là sông Lô và sông Gâm chảy qua trên địa phận. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp kinh tế-xã hội. Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn bản đã có đường ô tô đến trung tâm; 140/140 xã, phường, thị trấn và 83% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế; 97/140 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc được bảo tồn, phát huy; 72,4% thôn, bản đạt danh hiệu thôn bản văn hoá. Tuy nhiên, đời sống kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông-lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và du lịch chưa phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP hàng năm bình quân đạt trên 11,04%, thu nhập bình quân đầu người thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Toàn tỉnh có 22 dân tộc, dân số năm 2005 có 727.750 người, trong đó 90,7% thuộc vùng nông thôn, 9,3% thuộc vùng thành thị. Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số 124 người/1km 2 , riêng huyện Na Hang 44 người/1km 2 . Dân sè trong độ tuổi lao động 392.320 người, chiếm 54% tổng dân số; trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm 81%, lao động công nghiệp và các Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 1 ngành khác chiếm 18,1%. Từ năm 2000 đến năm 2005 đã tạo việc làm cho trên 44 400 người, trong đó xuất khẩu lao động 1 900 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 20%, trong đó đào tạo nghề 9%. 2 . Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang 2.1. Mạng lưới, quy mô trường, lớp 2.1.1. Giáo dục mầm non Hiện nay toàn tỉnh có 122 trường mầm non, trong đó có 120 trường công lập, 1 trường tư thục, 1 trường bán công. So với năm học 2001-2002 tăng 90 trường. Đối với các xã chưa có đủ điều kiện thành lập trường mầm non thì tổ chức các nhóm, lớp mầm non gắn với trường tiểu học. Năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 976 nhóm trẻ với 9059 cháu, đạt tỷ lệ huy động 32,4%; 1595 lớp mẫu giáo với 31023 cháu, đạt tỷ lệ huy động 96,5%. So với năm 2001-2002, tỷ lệ huy động vào các nhóm trẻ tăng19,3%, vào các lớp mẫu giáo tăng 29,1%; riêng mẫu giáo dân nuôi tăng 13.941 cháu. 2.1.2. Giáo dục tiểu học Hiện nay toàn tỉnh có 164 trường tiểu học công lập, trong đó có 151 trường mở thêm các điểm trường, bình quân 4,32 điểm/trường. Mạng lưới lớp 1, 2, 3 mở rộng đến các cụm thôn bản. So với năm học 2001-2002 tăng 33 trường. Năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 3.170 líp, trong đó có 139 lớp ghép và 43 lớp khuyết tật chuyên biệt; 58.319 học sinh, đạt tỷ lệ 18,4 học sinh/lớp. So với năm học 2001-2002 giảm 429 lớp và 33.580 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%, tăng 6% so với năm học 2001-2002. Tỷ lệ huy động học sinh từ 6 tuổi đến 14 tuổi đang học hoặc đã được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật đi học còn thấp. Duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2003 đến nay. 2.1.3. Giáo dục trung học Toàn tỉnh hiện có 151 trường THCS, 28 trường THPT, trong đó có 1 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 1 trường THPT Dân tộc nội trú, 1 trường THPT chuyên; chưa có trường dân lập, trường tư thục. Mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn có Ýt nhất một trường THCS và mỗi trung tâm cụm xã có 1 trường THPT. Năm học 2006-2007 cấp THCS có 1788 líp, 61.490 học sinh, đạt tỷ lệ 34,4HS/lớp; cấp THPT có 906 líp, 38 814 học sinh, đạt tỷ lệ 43HS/lớp. So với năm học 2001-2002 cấp THCS giảm 171 lớp và 5.826 học sinh, cấp THPT tăng 253 lớp và 10.872 học sinh. Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 2 Tỉ lệ học sinh 11-14 tuổi đi học đạt 100%. Tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS tăng dần: năm 2001 đạt 75,4% đến năm 2006 đạt 87,9%, tăng 12,5%. Hằng năm, 80% số học sinh tốt nghiệp THCS (2hệ) được tuyển vào học THPT, bổ túc THPT. Năm 2001, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. 2.1.4. Giáo dục nghề nghiệp Toàn tỉnh có 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: trường trung học Y tế, trường trung học Kinh tế- Kỹ thuật và trường trung cấp nghề. Từ năm 2002 đến nay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đào tạo được 11.617 người lao động, trong đó: có 537 người tốt nghiệp trình độ cao đẳng, 5.175 người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, 5.692 người được cấp chứng chỉ nghề, 213 người tốt nghiệp trung cấp nghề. Hàng năm, số học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cao. 2.1.5. Giáo dục đại học Tỉnh có 01 trường Cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS của tỉnh đạt trình độ trung cấp, cao đẳng. Từ năm 2002 đến nay đã đào tạo, bồi dưỡng 5473 người, trong đó chính quy 2748 người, không chính quy 2725 người. Quy mô đào tạo: tuyển mới hệ chính quy hàng năm giảm mạnh, năm học 2002-2003 tuyển mới là 315 người, đến năm học 2006 - 2007 tuyển mới chỉ còn 135 người, giảm 180 người so với 2002. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên chưa đạt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2.1.6. Giáo dục thường xuyên Hiện nay có một Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 42 Trung tâm học tập cộng đồng; thiếu hệ thống Trung tâm GDTX cấp huyện, thị. Từ năm 2001 đến nay đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho 855 giáo viên Tiếng Anh trung học, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính cho 227 học viên và bồi dưỡng các chuyên đề sau đại học cho 83 học viên; liên kết đào tạo Thạc sỹ cho 22 người và đào tạo đại học cho 812 người. Các Trung tâm học tập cộng đồng đang củng cố tổ chức, xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động và quản lý; đồng thời tiếp tục điều tra nhu cầu cộng đồng để xây dựng đề án thành lập các Trung tâm học tập cộng đồng mới, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 3 Trong những năm qua, GDTX đã thu hút được một số lượng người học đáng kể, đáp ứng nhu cầu học tập cho người lao động bằng phương thức “ Một hội đồng hai nhiệm vụ”, đưa các lớp bổ túc văn hoá vào dạy tại các trường phổ thông. Từ năm học 2001-2002 đến năm học 2005-2006, các trường phổ thông đã dạy xoá mù chữ và chống tái mù chữ cho 18 917 học viên, tổ chức dạy 2 392 lớp với 74 436 học viên bổ túc các cấp. 2.1.7. Các cơ sở giáo dục khác Toàn tỉnh có 02 cơ sở giáo dục khác: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp tỉnh đặt tại thị xã Tuyên Quang và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp huyện Sơn Dương. Hằng năm, các cơ sở giáo dục trên dạy nghề phổ thông cho 12,17% học sinh THPT và 0,34% học sinh THCS. Bảng 1: Quy mô trường học hiện nay của tỉnh: Sè Toàn CHIA R A THEO HUYỆN, THỊ XÃ TT Loại trường tỉnh Na Chiêm Hàm Yên Sơn Thị Tại Hang Hoá Yên Sơn Dương xã tỉnh A. KHỐI GIÁO DỤC I. Giáo dục mầm non: 122 6 19 18 36 31 12 1 Trường mầm non công lập 120 6 19 18 36 31 10 2 Trường mầm non bán công 1 1 3 Trường mầm non thục 1 1 II. Phổ thông: 343 38 74 52 84 75 19 1 Trong đó: Trường DTNT 2 1 1 1 Trường tiểu học 164 17 36 27 42 34 8 2 Trường trung học cơ sở 151 18 32 22 36 35 8 3 Trường THPT 28 3 6 3 6 6 3 1 III. Trung tâm GDKT-HN: 2 1 1 IV. Trung tâm GDTX: 1 1 Cộng khối Giáo Dục 468 44 93 70 120 107 31 3 B. ĐÀO TẠO: 1 Trường Cao đẳng SP 1 1 Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 4 2 Trường T H Y tế 1 1 3 Tr. TH Kinh tế kỹ thuật 1 1 4 Trường trung cấp nghề 1 1 Cộng khối Đào tạo 4 4 TỔNG TOÀN TỈNH 472 44 93 70 120 107 31 7 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 2.2.1. Giáo dục mầm non Tổng số cán bộ quản lý có 234 người, trong đó 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, 13,6% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Toàn tỉnh có 3.056 giáo viên, trong đó có 957 giáo viên công lập, 2.015 giáo viên dân lập, 34 giáo viên trường bán công, 12 giáo viên trường tư thục, 38 người nuôi trẻ tại nhóm trẻ gia đình. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn là 4,2%, đạt chuẩn là 61,05%, chưa đạt chuẩn là 34,75%. 2.2.2. Giáo dục tiểu học Tổng số cán bộ quản lý có 363 người, trong đó 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, 13% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 52,4% đã có chứng chỉ quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên có 3659 người, trong đó trình độ đào tạo đạt trên chuẩn là 63,9%, đạt chuẩn là 35.6%, chưa đạt chuẩn là 0,5%. Tỷ lệ bố trí giáo viên là 1,15 GV/lớp. 2.2.3. Giáo dục trung học Cấp THCS có 317 cán bộ quản lý, trong đó: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, 30,5% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 49,4% đã có chứng chỉ quản lý giáo dục. Tổng số giáo viên có 3.433 người, trong đó: trình độ đào tạo trên chuẩn là 12,5%, đạt chuẩn là 85,6%, chưa đạt chuẩn là 1,9%. Tỷ lệ bố trí giáo viên là 1,76GV/lớp. Cấp THPT có 81 cán bộ quản lý, trong đó: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, 60,5% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 20,9% đã có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý giáo dục. Tổng số giáo viên có 1.635 người, trong đó: trình độ đào tạo trên chuẩn là 0,9%, đạt chuẩn là 93,9%, chưa đạt chuẩn là 5,2%. Tỷ lệ bố trí giáo viên là 1,76 GV/lớp. Mỗi trường THPT có Ýt nhất 1 nhân viên phụ trách thư viện, đồ dùng dạy học đã được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 5 2.2.4. Giáo dục nghề nghiệp Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 186 người, trong đó có 6 cán bộ quản lý, 132 giáo viên và 48 nhân viên; về trình độ đào tạo có 1tiến sỹ, 12 thạc sỹ, 99 đại học, 18 cao đẳng, 28 trung cấp và 28 công nhân kỹ thuật. 2.2.5. Giáo dục cao đẳng Trường CĐSP Tuyên Quang có 137 người, trong đó: 03 cán bộ quản lý (01 tiến sỹ, 01 thạc sỹ, 01 đại học); 105 giáo viên (73 đại học, 31 thạc sỹ,1 nghiên cứu sinh); 29 nhân viên (02 đại học,15 cao đẳng,12 trung học). Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 29,52%, đạt chuẩn là 69,52%, chưa chuẩn là 0,96%. 2.2.6. Giáo dục thường xuyên Trung tâm GDTX tỉnh có 15 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó: 2 người có trình độ thạc sỹ, 8 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Các Trung tâm học tập cộng đồng của 42 xã có tổng số 140 người là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng thôn, Hiệu trưởng trường THCS của các xã nơi đặt địa điểm của trung tâm. Các thành viên Trung tâm học tập cộng đồng đã được tập huấn về công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức và quản lý trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. 2.2.7. Các cơ sở giáo dục khác Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp có 33 cán bộ, giáo viên; trong đó người có trình độ đại học là 36,4%, trình độ cao đẳng là 35,5%, trình độ trung cấp là 28,1%. Hàng năm, các trung tâm tham gia tổ chức dạy nghề phổ thông cho những học sinh có nguyện vọng. Bảng 2: Trình độ đội ngũ sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay của tỉnh: TT Loại hình Tổng Chuyên môn Lý luận Tin học Ngoại ngữ Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung học Còn lại Cử nhân cao cấp Trung cấp Đại học, cao đẳng Chứng chỉ Tiếng anh Ngoại ngữ khác Đại học, cao đẳng Chứng chỉ Đại học, cao đẳng Chứng chỉ A. KHỐI GIÁO DỤC: I. Cán bộ quản lý: 985 1 10 209 357 402 7 12 197 1 515 6 477 2 25 1 Mầm non 234 0 0 14 28 192 0 1 31 0 139 0 135 0 0 2 Tiểu học 359 0 0 21 121 210 7? 0 63 0 140 0 137 0 0 Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 6 3 Trung học cơ sở 316 0 1 108 208 0 0 2 73 1 176 4 142 1 15 4 THPT 76 1 9 66 0 0 0 9 30 0 60 2 63 1 10 II. Giáo viên: 1 Mầm non 2513 0 0 16 58 1767 672 0 14 0 669 0 672 0 0 2 Tiểu học 4106 0 0 106 659 3279 62 0 15 2 1543 106 1200 2 0 3 Trung học cơ sở 3393 0 2 397 2947 47 0 0 24 32 1362 240 1113 11 8 4 THPT 1686 1 11 1451 223 102 42 1079 151 1249 10 90 1039 430 87 III. Các Trung tâm: 43 3 17 18 3 2 5 16 5 39 38 1 Lãnh đạo 8 2 6 5 1 8 8 2 Giáo viên 35 1 11 18 3 2 15 5 31 30 IV.Nhân viên: 1 Nhân viên kế toán 164 8 3 140 13 0 1 0 72 0 29 2 NV. Thí nghiệm 89 43 46 30 50 51 29 3 Còn lại ( Văn thư ) 170 5 16 60 89 0 0 0 57 0 55 0 0 A. KHỐI ĐÀO TẠO I. CĐ Sư phạm 137 2 31 76 6 12 11 8 52 2 95 6 77 0 2 1 Cán bộ quản lý 3 1 1 1 0 0 0 2 1 0 3 0 2 0 1 2 Giáo viên 105 0 30 73 1 0 0 6 48 2 90 6 71 0 1 3 Nhân viên 29 0 0 2 5 12 11 0 3 0 2 0 4 0 0 II TH.KTKT 106 1 7 63 5 18 12 3 30 4 92 3 71 1 2 1 Cán bộ quản lý 2 0 2 0 0 0 0 0 2 0 2 0 2 0 0 2 Giáo viên 73 1 5 62 5 0 0 3 28 4 69 3 69 1 2 3 Nhân viên 31 0 0 1 0 18 12 0 0 0 21 0 0 0 0 III TH Y tế 37 0 5 16 4 7 5 1 8 0 29 1 26 0 0 1 Cán bộ quản lý 2 0 1 1 0 0 0 0 2 0 2 0 2 0 0 2 Giáo viên 24 0 4 14 4 2 0 1 5 0 22 1 22 0 0 3 Nhân viên 11 0 0 1 0 5 5 0 1 0 5 0 2 0 0 IV TC. Nghề 43 0 0 20 12 2 9 0 5 2 33 1 34 0 0 1 Cán bộ quản lý 2 0 0 2 0 0 0 0 2 0 2 0 2 0 0 2 Giáo viên 35 0 0 13 12 2 8 0 2 2 26 1 27 0 0 3 Nhân viên 6 0 0 5 0 0 1 0 1 0 5 0 5 0 0 2.3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục 2.3.1. Giáo dục mầm non Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có nhiều tiến bộ.100% trẻ đến trường được bảo vệ an toàn, được tiêm chủng và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ sức khoẻ trẻ em. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 10%. Tỷ lệ trẻ bán trú tại trường đạt 33,8 %, trẻ được học 2 buổi/ ngày đạt 50,4%. Đến năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 3/122 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 2,45%. 2.3.2. Giáo dục tiểu học Hàng năm, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt (hoàn thành) đạt trên 99%, xếp loại học lực khá, giỏi đạt Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 7 62%. Tỉ lệ học sinh lưu ban toàn cấp là 0,5%. Có 749 học sinh khuyết tật trong độ tuổi được tham gia giáo dục hoà nhập, so với năm học 2001-2002 tăng 472 học sinh. Đến năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 21/164 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 12,8%. 2.3.3. Giáo dục trung học Học sinh THCS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 96,5%, xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 96,52%, tỷ lệ lên lớp đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,6% nhưng số học sinh đi học nghề rất Ýt. Học sinh THPT xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 88,39%, xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 94,86%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt cao (trung bình là 92,2%) nhưng tỷ lệ số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng thấp (trung bình hàng năm đạt 5% số học sinh tốt nghiệp THPT); số học sinh đi học nghề rất Ýt. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp còn thấp có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng; nhiều trường liên tục nhiều năm không có học sinh nào đạt giải cấp tỉnh. Từ năm học 2001-2002 đến năm học 2006-2007 có 873 học sinh líp 9, 447 học sinh 12 đạt giải cấp tỉnh và 165 học sinh đạt giải Quốc gia được tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng. Toàn tỉnh có 9 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 5,96%; chưa có trường THPT đạt chuẩn quốc gia. 2.3.4. Giáo dục nghề nghiệp Học sinh tốt nghiệp các trường TCCN, trường nghề trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua đã góp phần tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và đáp ứng một phần nhu xuất khẩu lao động. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp TCCN hàng năm xếp loại khá giỏi từ 18- 20%; nghề từ 5- 10%. 2.3.5. Giáo dục cao đẳng Trường Cao đẳng sư phạm đã đào tạo đáp ứng nhu cầu thiếu giáo viên một số bộ môn của trung học cơ sở và góp phần vào việc đào tạo chuẩn hoá giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên hệ CĐSP chính quy tốt nghiệp xếp loại trung bình là 14,93%, loại khá và trung bình khá là 85,07%; không có sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi. Tỷ lệ sinh viên hệ CĐSP không chính quy xếp loại tốt nghiệp trung bình là 12,17%, xếp loại khá và trung bình khá là 72,86%, xếp loại giỏi là 14,97%. 2.3.6. Giáo dục thường xuyên Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 8 Tỷ lệ học viên xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trở lên đạt 72,7%, xếp loại hạnh kiểm yếu 0,06%. Tỷ lệ học viên xếp loại học lực từ trung bình trở lên là 96,4%, xếp loại học lực yếu là 3,6%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bổ túc THCS (hoặc xét công nhận tốt nghiệp bổ túc THCS) hàng năm đạt 95,12 %. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bổ túc THPT hàng năm đạt 92,4%. 2.3.7. Các cơ sở giáo dục khác Hàng năm, học sinh THCS, THPT đăng ký học tại các Trung tâm Kỹ thuật- Tổng hợp hướng nghiệp được cấp chứng nghề phổ thông loại giỏi là 61,8%, loại khá là 28,2%, loại trung bình là 8,15%; còn lại 1,85% không đạt yêu cầu. 2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 2.4.1. Cơ sở vật chất Tổng dịên tích đất xây dựng trường học toàn tỉnh hiện có 4.550.936 m 2 , bình quân chung 22,9 m 2 /học sinh. Toàn tỉnh có 6.578 phòng học, trong đó có 1.680 phòng học mầm non, 4.898 phòng học phổ thông, 1.636 phòng học xây kiên cố, 2.727 phòng học xây cấp 4 và 2.215 phòng học khác. Tổng số có 1.861 phòng chức năng, trong đó có 209 phòng của trường mầm non, 1.652 phòng của trường phổ thông, 310 phòng xây kiên cố, 847 phòng xây cấp 4 và 704 phòng khác. Tỉnh đã quan tâm đầu tư nhà ở cho giáo viên học sinh nội trú, bán trú. Toàn tỉnh hiện có 2.170 gian nhà ở, trong đó có 16 gian của trường mầm non, 2.154 gian của trường phổ thông, 72 gian xây kiên cố, 557 gian xây cấp 4 và 1.541 gian loại khác. 2.4.2. Thiết bị dạy học Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, trang cấp đầy đủ các danh mục thiết bị tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi lớp học có 1 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, mỗi trường có 1 bộ thiết bị dùng chung (máy thu hình, máy quay băng, ); sử dụng kinh phí đúng mục đích mua sắm thiết bị phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, không sử dụng vào việc khác. Tổng kinh phí mua thiết bị từ năm 2001 đến hết năm 2006 là 55,2 tỷ đồng, trong đó: mua thiết bị thực hiện thay sách lớp 1 và lớp 6 là 3,9 tỷ đồng; lớp 2 và lớp 7 là 8,1 tỷ đồng; lớp 3 và lớp 8 là 9,4 tỷ đồng; lớp 4 và lớp 9 là 13,2 tỷ đồng; lớp 5 và lớp 10 là 19 tỷ đồng; các trường THPT tham gia thí điểm phân ban là 1,6 tỷ đồng. 3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 3.1. Ưu điểm Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 9 3.1.1. Mạng lưới, quy mô trường, lớp Hệ thống trường, lớp được mở rộng đến tận thôn, bản và quy mô phát triển giáo dục ổn định từ nhiều năm nay đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hệ thống trường mầm non đã xoá được các thôn, bản trắng về giáo dục mầm non, hệ thống trường phổ thông được củng cố và phát triển; 100% xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Mỗi huyện, thị xã đều có từ 3-6 trường THPT. Hiện nay, toàn tỉnh có 122 trường mầm non, 164 trường tiểu học, 151 trường THCS, 28 trường THPT, 3 trường chuyên nghiệp, 2 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 1 trường trung cấp nghề. 3.1.2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Năm 2001 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Năm 2003 xoá thôn bản trắng về giáo dục mầm non và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2004, thị xã Tuyên Quang đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Toàn tỉnh hiện có 33 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3 trường mầm non, 21 trường tiểu học và 9 trường THCS. Từ năm 2001 đến năm 2006 có 2 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, 3 đơn vị được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, 7 đơn vị được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. 3.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của tỉnh. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn ngành có 13.977 người, trong đó có 986 cán bộ quản lý các cấp, 2.938 giáo viên mầm non, 4.095 giáo viên tiểu học, 3.433 giáo viên trung học cơ sở, 1.785 giáo viên trung học phổ thông, 345 giáo viên trường chuyên nghiệp, 42 giáo viên các cơ sở giáo dục khác và 353 nhân viên. Đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non là 61,05%, giáo viên tiểu học là 84,5%, giáo viên trung học cơ sở là 85,6%, giáo viên trung học phổ thông là 93,9%. Toàn ngành có 8 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc và16 cá nhân được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. 3.1.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá và từng bước đạt chuẩn quốc gia. Các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề từng bước mở rộng quy mô và đầu tư thiết bị nhà xưởng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Cơ sở vật chất của các trường mầm non và phổ thông đáp ứng nhu cầu cơ bản về nơi ăn, ở, làm việc, học tập của Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 10 [...]... quốc tế 3 Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên - Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch và đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của tỉnh Việc đào tạo, bồi dưỡng phải đạt các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo; - Đầu tư đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm... PHÁP THỰC HIỆN: 1 Hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống và mạng lưới giáo dục và đào tạo - Xây dựng cơ cấu, hệ thống trường hoàn chỉnh, hợp lý, bao gồm các cấp học với các hình thức và loại hình giáo dục đào tạo đa dạng phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh và xu thế phát triển của xã hội, bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên và thành... hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 ( dự thảo ) 1.13 Văn bản số 611/UBND-VX ngày 28/3/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 1.14 Căn cứ thực trạng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001-2006 2 Sự cần thiết phải Quy hoạch 2.1 Sự nghiệp giáo dục và. .. tế-xã hội của tỉnh Do đó, cần thiết phải quy hoạch để hoàn thiện hệ thống các cơ sở giáo dục- đào tạo 3 Dự báo thời cơ và những thách thức, khó khăn 3.1 Dự báo thời cơ - Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 14 - Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương về công tác giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là “ Quốc... lực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề Phần 3 Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Tuyên Quang đến 2010 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng trên những quan điểm sau: 1.1 Giáo dục là nền tảng phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh,... đồng gia đình và cá nhân cùng quan tâm đến giáo dục, tham gia xây dựng và quản lý giáo dục đào tạo hình thành môi trường thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo, đóng góp trí tuệ, sức lực và tiền của cho giáo dục đào tạo 2 MỤC TIÊU: 2.1.Mục tiêu chung: - Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đào tạo tiếp cận trình độ tiên tiến, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa... nghiệp vụ và kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Việc đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên sẽ được thực hiện theo Đề án nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giai đoạn 2006-2010 Sở Giáo dục và Đào tạo đã trình tỉnh tại Tờ trình số 109/TTr-GDĐT ngày 06/02/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo; - Giáo viên... của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 5.2 Giáo dục phổ thông: - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; - Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện tốt kế hoạch dạy học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đánh giá chất lượng giáo dục một... dưỡng cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự đào tạo phát triển nhân lực, kể cả đào tạo ở nước ngoài và thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục nước ngoài đến làm việc tại Tuyên Quang 4.6 Đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục đào tạo: - Đổi mới phương thức quản lý hướng tới tăng cường tự chủ và tự chịu trách... học các cấp và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo 4.2 Tỉnh ban hành chính sách về đất cho các cơ sở giáo dục đào tạo: - Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 32 - Các huyện, thị trong qui hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như trong qui hoạch phát triển giáo dục có kế hoạch . lao động qua đào tạo là 20%, trong đó đào tạo nghề 9%. 2 . Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang 2.1. Mạng lưới, quy mô trường, lớp 2.1.1. Giáo dục mầm non Hiện nay toàn tỉnh có 122. mạnh công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập quốc té Trang Quy hoạch Giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 18 1.7. Thực hiện công bằng trong giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo vừa thuộc cơ sở hạ. - đào tạo tỉnh Tuyên Quang 14 - Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương về công tác giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là “ Quốc sách hàng đầu” - Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn

Ngày đăng: 07/05/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w