Về xã hội hoá giáo dục:

Một phần của tài liệu Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (Trang 37)

- Xã hội hoá là bản chất và thuộc tính của giáo dục, là một chủ trương mang tính chiến lược nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đào tạo. Do đó cần phải:

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục, tuyên truyền để cấp cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về vị trí giáo dục là “ quốc sách hàng đầu “, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục. Đây là cuộc vận động lớn, có tính lâu dài trong toàn xã hội, có sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước và sự giám sát của nhân dân;

- Tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người lao động có quan niệm đúng về vấn đề học, giải quyết việc làm: nhận thức rõ vai trò, vị trí của vấn đề giáo dục, việc làm và đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trọng việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục đào tạo nghề, tạo thêm việc làm;

- Huy động nhân dân, cộng đồng, cha mẹ học sinh đóng góp trí lực và vật lực vào sự nghiệp giáo dục bằng nhiều hình thức;

- Phát huy tác dụng tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội..., tổ chức các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ xã hội;

- Tiếp tục phát triển các loại hình trường ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2010 có... trường ngoài công lập;

- Xây dựng chính sách đảm bảo lợi Ých chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá;

- Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân người ở trong nước cũng như ở nước ngoài đầu tư cho mở trường học tại Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (Trang 37)