Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp và đổi mới các cách đánh giá nhằm nâng cao chất lượng:

Một phần của tài liệu Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)

đổi mới các cách đánh giá nhằm nâng cao chất lượng:

5.1. Giáo dục mầm non:

- Không bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy;

- Tập trung chỉ đạo và thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh, lấy nhiệm vụ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của nhà trường. Thực hiện

tốt nội dung đổi mới giáo dục mầm non theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

5.2. Giáo dục phổ thông:

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học;

- Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện tốt kế hoạch dạy học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đánh giá chất lượng giáo dục một cách thực chất, không chạy theo thành tích;

- Củng cố và duy trì vững chắc phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, xây dựng và triển khai Đề án phổ cập trung học và nghề;

- Đổi mới quản lý hoạt động học tập toàn diện của học sinh: Chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất và môi trường, giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề.

5.3. Giáo dục thường xuyên

Các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng sau khi được thành lập đều phải mở rộng hình thức giáo dục chuyên đề hành dụng theo các hướng sau:

- Xây dựng chuyên đề, coi trọng phổ biến các công nghệ mới;

- Các chương trình theo sở theo sở thích: Trước sự biến đổi của xã hội, nhu cầu sở thích của các cộng đồng dân cư ngày một đa dạng phong phú như sử dụng hoá mỹ phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dưỡng sinh... trên cơ sở tuân theo pháp luật;

- Triển khai các chuyên đề theo nhu cầu về văn hoá xã hội nh lịch sử, địa lý địa phương, giới thiệu các khu du lịch của tỉnh và các tỉnh bạn...;

- Thực hiện các chuyên đề chuyển giao khoa học công nghệ nh chương trình “ mách nhỏ nhà nông “ . Tiếp thụ các công nghệ về thuỷ sản, trồng trọt...;

5.4. Giáo dục nghề nghiệp:

- Đầu tư đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành.

-Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao yêu cầu học vấn theo yêu cầu đào tạo để sau khi tốt nghiệp học sinh có đạo đức, lương tâm nghề

nghiệp, giỏi về kiến thức, vững về tay nghề, đáp ứng được với yêu cầu của công việc hoặc có thể tự tạo việc làm hoặc có thể tiếp tục đào tạo nâng cao.

-Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.

- Nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch, thường xuyên tiến hành khảo sát, nắm bắt thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực về thị trường lao động của tỉnh, của xã hội để điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp.

5.5. Giáo dục đại học:

- Trường cao đẳng sư phạm đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, đào tạo gắn với thực tế giảng dạy, nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên phù hợp với phương pháp giảng dạy mới. Mở các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của các cơ sở giáo dục trước mắt cũng nh lâu dài.

-Đổi mới quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học về giáo dục để đạt trình độ tiên tiến của thời đại CNH, HĐH;

- Nâng cao nhận thức về đổi mới việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo chuẩn quốc gia.

5.6. Đổi mới phương pháp đánh giá, quản lý các hoạt động để nâng cao chất lượng:

- Xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hàng năm theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

- Kế hoạch hoá phát triển đội ngũ, tuyển chọn, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục;

- Hàng năm tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi sử dụng thiết bị dạy học, thi giáo viên dạy giỏi, thi hiệu trưởng giỏi, thi cán bộ thư viện giỏi...;

-Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Thực trạng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w