1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau

46 1.4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

2. Mục đích của đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nhằm mục đích làm nổi bật những nguồn tài nguyên, những nhân tố để Vườn quốc gia trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước. Qua đó đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước. 3. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung tìm hiểu du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã đang và sẽ được khai thác như thế nào Đồng thời cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia với các loại hình du lịch khác: văn hóa, di tích lịch sử...........ở các vùng lân cận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát thực tế: xuống địa phương quan sát hiện trạng phát triển du lịch. Phương pháp phân tích thống kê. Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các trang web.

Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: 2.Mục đích và nhiệm vụ: 3.Giới hạn đề tài: 4.Phương pháp nghiên cứu: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI: 1. Khái niệm du lịch sinh thái: 2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái: 3. Tài nguyên du lịch sinh thái: 3.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái: 3.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái: CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU: 1. Giới thiệu khái quát Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 1.1. Lịch sử hình thành: 1.2. Vị trí địa lý: 1.3. Chức năng: 1.4. Phân khu chức năng: 1.5 Đặc điểm: 2.Tài nguyên du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 2.1. Sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 2.1.1. Đa dạng hệ Thực vật rừng: 2.1.1. Đa dạng hệ Động vật rừng: 2.2. Cấu trúc: 2.3. Những điều kiện thuận lợi khác: 2.3.1. Về kinh tế - xã hội: 2.3.2. Về sinh thái: 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: 3.1.1. Hệ thống giao thông vận tải: 3.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc: 3.2. Cơ sở vật chất du lịch: 3.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch: 3.2.2. Mạng lưới thương mại, phục vụ mua sắm đồ lưu niệm : 3.2.3. Cơ sở ăn uống: GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -1- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp 3.3. Nguồn lao động hoạt động trong du lịch tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU: 1. Hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: 2. Hiện trạng khách du lịch đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 3. Tình hình hoạt động du lịch: 3.1. Loại hình du lịch : 3.1.1. Tham quan Vườn quốc gia: 3.1.2. Sản phẩm du lịch : 3.2. Kết nối với những điểm du lịch khác: 3.2.1. Mũi Cà Mau: 3.2.2. Khu du lịch Khai Long: 3.2.3. Cụm đảo Hòn Khoai: 3.2.4. Nhà Bác Ba Phi : 3.2.5. Chợ nổi vùng cuối đất : 4. Đánh giá chung: 4.1. Thuận lợi: 4.2. Khó khăn: 5. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 5.1. Định hướng: 5.1.1. Định hướng phát triển du lịch Tỉnh Cà Mau: 5.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau: 5.1.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch: 5.1.2.2. Đầu tư xây dựng các tuyến du lịch phục vụ cho khách tham quan: 5.2. Giải pháp: PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -2- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cà Mau là vùng đất cuối trời tổ quốc, vùng đất phù sa sinh sau đẻ muộn nhưng thắm đượm tình đất, tình người. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung,của Cà Mau nói riêng. Đất Cà Mau từ lâu đã đi vào văn học, thơ, ca… Nhà văn Nguyễn Tuân đã xem vùng đất này như “ Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dậm”; nhà thơ Xuân Quỳnh ví Cà Mau như “Mũi đất xanh trên biển mênh mông, đang rẽ sóng lao về phía trước…”; còn nhà thơ Xuân Diệu ví Cà Mau như Mũi tàu tổ quốc đang hướng ra biển rộng “…Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”. Thật vậy, từ bao đời dòng hải lưu Bắc – Nam đã chắt chiu những giọt phù sa để hình thành nên bán đảo Cà Mau trù phú. Cà Mau là một vùng đất không chỉ gắn liền với rừng tràm, những khu rừng đước và những bãi bồi đang dần ra biển mà nơi đây còn là chiến khu xưa với những chiến tích hào hùng của quân dân đất mũi. Sự trù phú, sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo cho Cà Mau có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đặc biệt là những thế mạnh cho phát triển du lịch (chủ yếu là du lịch sinh thái) và đặc biệt là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau – đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26/5/2009 hứa hẹn một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong tương lai. Là sinh viên năm cuối của ngành Cử Nhân Du Lịch, chuyên ngành hướng dẫn viên, tôi muốn mang hình ảnh du lịch Cà Mau – miền đất tận cùng của phía Nam quảng bá đến tất cả mọi người và đưa cà Mau đến với con đường hội nhập, giao lưu với tất cả mọi miền trên Tổ Quốc và quốc tế. Từ những mong muốn đó đã thôi thúc tôi sưu tầm tư liệu để “Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau” nhằm nghiên cứu hoạt động du lịch của tỉnh nói GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -3- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp chung và vườn quốc gia nói riêng, đánh giá những Tài nguyên du lịch vốn có là tiềm năng quan trọng đã và đang được khai thác, những phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Đề tài còn là nguồn kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi bổ sung vào hành trang ra trường trong thời gian tới. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích của đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nhằm mục đích làm nổi bật những nguồn tài nguyên, những nhân tố để Vườn quốc gia trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước. Qua đó đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước. 3. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung tìm hiểu du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã đang và sẽ được khai thác như thế nào Đồng thời cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia với các loại hình du lịch khác: văn hóa, di tích lịch sử ở các vùng lân cận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát thực tế: xuống địa phương quan sát hiện trạng phát triển du lịch. Phương pháp phân tích thống kê. Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các trang web. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1. Khái niệm du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái ” là một khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “ Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá ” . GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -4- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Socierty – TIES) định nghĩa như sau: “ Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. Để có sự thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như: ESCAP, WWF, IUCN Tổ chức Hội thảo Quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 07 đến ngày 09/09/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo của quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. 2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái: - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn. - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 3. Tài nguyên du lịch sinh thái: 3.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái: Tài nguyên du lịch sinh thái là loại hình phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm các tài nguyên đang khai thác và các tài nguyên chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào: - Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có còn tiềm ẩn. - Yêu cầu phát triển các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch sinh thái. - Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm. - Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái: GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -5- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp - Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn. - Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động. - Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau. - Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. - Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. 3.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái: 3.2.1. Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. - Hệ sinh thái núi cao. - Hệ sinh thái đất ngập nước. - Hệ sinh thái san hô, cỏ biển. - Hệ sinh thái vùng cát ven biển. - Hệ sinh thái biển – đảo. - Hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái đặc thù này thường đựoc tập trung bảo vệ ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vì vậy, việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái phục vụ và phát triển du lịch thường gắn liền với các khu vực này. 3.2.2. Các loại hình du lịch sinh thái đặc thù: - Miệt vườn: Là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc. - Sân chim: Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến vài trăm ha, hệ thực vật phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, các sân chim cũng thường được xem là một dạng của du lịch sinh thái đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. - Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch. GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -6- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp - Văn hóa bản địa: Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của 54 dân tộc, từ lâu đã hình thành những khu vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các vùng sinh thái khác nhau, trải qua các qúa trình: thích nghi – tồn tại – phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa đặc trưng có giá trị truyền thống. Các giá trị văn hóa bản địa này để đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học hữu cơ không tách rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái bao gồm: - Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng. - Đặc điểm simh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống. - Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực. - Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng. - Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng. GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -7- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp CHƯƠNG II TIỀM NĂNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU 1.Giới thiệu khái quát Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 1.1. Lịch sử hình thành: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập theo quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986). Vùng đất Mũi Cà Mau ngoài giá trị văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp nên thơ, bên trong nó còn chứa đựng sự đa dạng về cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiếm có, ở đây có nhiều vùng sinh quyển độc đáo. Sự độc đáo của vùng Đất Mũi Cà Mau là vùng sinh thái Bãi bồi, rừng ngập mặn ven biển, vùng sinh sản và trú ngụ của các loài thuỷ sinh vịnh Thái Lan, điểm dừng chân và trú ngụ của nhiều loài chim di trú quí hiếm trên thế giới. Từ những đặc tính trên, vào ngày 26/5/2009, lúc 11h 20’(giờ Hàn Quốc), trong khuôn khổ kỳ họp thứ 21của uỷ ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển (MAB – ICC thuộc UNESCO) diễn ra tại hòn đảo thơ mộng JeJu (Hàn Quốc) từ ngày 25 đến 29/5/2009 đã công nhận Cù lao Chàm và Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Phiên họp MAB – ICC lần này công nhận 22 khu dự trữ sinh quyển mới từ 17 quốc gia, nâng tổng số các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới lên 553 từ 107 quốc gia. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong 22 địa danh được bầu chọn trong tổng số 32 địa danh của 21 nước được đề cử lần này. Theo tiêu chí của UNESCO, để được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới phải là khu vực có nhiều hệ sinh thái đại diện cho những vùng địa lý sinh học chính, kể cả mức độ suy giảm do tác động của con người; có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học;có cơ GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -8- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp hội để thể hiện tiếp cận phát triển bền vững cho một vùng; có diện tích thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu Dự trữ sinh quyển trong 3 vùng (lõi, đệm và chuyển tiếp); có cơ chế thực hiện sự tham gia của cộng đồng được thể hiện trong cơ chế, chính sách, kế hoạch quản lý, các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có quy mô trên 371.500ha với ba vùng: vùng lõi 17.330ha, vùng đệm 43.300ha và vùng chuyển tiếp 310.870ha; vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ và dãy rừng phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có các hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: hệ thống diễn thế rừng nguyên sinh trên đất bãi bồi, hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn theo chế độ thuỷ triều sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa, hệ sinh thái biển là vùng sinh sản và nuôi dưỡng con giống tự nhiên các loài thủy hải sản cho cả vùng biển phía Đông, phía Tây Mũi Cà Mau và vùng Vịnh Thái Lan. Như vậy, từ năm 2000 đến nay Việt Nam đã có tổng số 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới là: Rừng ngập mặn Cần Giờ - TP HCM (được bầu chọn tháng 01/2000), Quần đảo Cát Bà - Hải phòng (được bầu chọn tháng 12/2004), Châu thổ Sông Hồng - đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (được bầu chọn tháng 12/2004), Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang - ven biển và các đảo của Kiên Giang (được bầu chọn tháng 10/2006), Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (được bầu chọn tháng 9/2007), và thứ 8 là khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm - Quảng Nam và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -9- SVTH: Trần Bích Loan Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -10- SVTH: Trần Bích Loan [...]... với không gian du lịch sinh thái rộng lớn liên hoàn và phong phú các sản phẩm du lịch của khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau - Khu du lịch Khai Long và cụm đảo Hòn Khoai Với tổng diện tích 1.224 ha, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giáp với Khu du lịch Khai Long và Khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau, sẽ gồm các khu chức năng du lịch cộng đồng, du lịch nhà vườn, du lịch rừng... Cảnh SVTH: Trần Bích Loan -24- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp Đến với Cà Mau, Bên cạnh Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau du khách có thể thưởng ngoạn: 3.2.1 Mũi Cà Mau: Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn Đất Mũi được nhắc đến như một vùng... không gian du lịch sinh thái rộng lớn liên hoàn và phong phú các sản phẩm du lịch của khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau - Khu du lịch Khai Long và cụm đảo Hòn Khoai + Với tổng diện tích 1.224 ha, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giáp với Khu du lịch Khai Long và Khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau, sẽ gồm các khu chức năng du lịch cộng đồng, du lịch nhà vườn, du lịch rừng... chuẩn quốc tế là 1.200 phòng, công suất sử dụng phòng đạt từ 70% trở lên, lao động trực tiếp ngành du lịch là 10.000 lao động; phấn đấu đưa khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia U Minh hạ được công nhận đạt khu du lịch quốc gia; có 03 khu du lịch được công nhận khu du lịch cấp tỉnh và 05 khu du lịch cấp huyện 5.1.2 Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau: 5.1.2.1... Loan -29- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp cấp quốc gia) , Hòn Chuối; bãi biển Khai Long, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới), Vườn Quốc gia U Minh Hạ… đang thu hút nhiều du khách đến tham quan + Bên cạnh đó ,Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo... Loan -15- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp Vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dãy rừng phòng hộ ven biển Vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích 8.194 ha, nằm trên địa bàn các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Nơi... học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: Vườn Quốc gia mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn da dạng sinh học của nước ta, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt GVHD: Ts Đào Ngọc Cảnh SVTH: Trần Bích Loan -12- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vườn cũng... phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU 1 Hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt... Mau: 5.1.2.1 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch: Mũi Cà Mau với 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia U Minh hạ và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới Hiện nay các điểm, khu du lịch trong 2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ đều hướng tới khai thác các điểm đặc trưng sinh thái Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xây dựng thành trung tâm.. .Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Tiểu luận tốt nghiệp 1.2 Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, phần trên đất liền thuộc địa phận hành chính của các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km và cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400km về phía Tây . giải pháp phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 5.1. Định hướng: 5.1.1. Định hướng phát triển du lịch Tỉnh Cà Mau: 5.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau: 5.1.2.1 phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: 2. Hiện trạng khách du lịch đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 3. Tình hình hoạt động du lịch: 3.1. Loại hình du lịch : 3.1.1. Tham quan Vườn quốc gia: 3.1.2 luận tốt nghiệp CHƯƠNG II TIỀM NĂNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU 1.Giới thiệu khái quát Vườn quốc gia Mũi Cà Mau: 1.1. Lịch sử hình thành: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập theo quyết

Ngày đăng: 06/05/2015, 09:51

Xem thêm: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w