Chợ nổi vùng cuối đất:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau (Trang 28)

3. Tình hình hoạt động du lịch: 1 Loại hình du lịch:

3.2.5. Chợ nổi vùng cuối đất:

Thành phố Cà Mau là trung tâm đầu cuối (ngã ba sông Gành Hào, kinh xáng Phụng Hiệp, Tắc Thủ) nối liền các tuyến sông lớn: sông Đốc, sông Trẹm, sông Cái Tàu, kinh Xáng Cà Mau-Bạc Liêu, sông Gành Hào, sông Tam Giang,....có khả năng vận chuyển bằng tàu thuyền trọng tải hàng trăm tấn đi lại dễ dàng trong tỉnh đến các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM. Đến đây, khách phương xa sẽ cảm thấy ngỡ ngàng đến thích thú khi nhìn những chiếc vỏ lãi gắn máy, những chiếc canô sang trọng phóng như bay qua khắp các nẻo kênh rạch chằng chịt từ nội thành cho đến các vùng quê xa.

Vì vậy, việc giao thương ở đây không thể không diễn ra trên sông nước và chợ nổi Cà Mau đã được hình thành không biết tự bao giờ.Chợ nổi vùng cuối đất dài khoảng 500

mét trên con sông Gành Hào, nằm bên trái cách cầu Gành Hào 200 mét, thuộc địa bàn phường 8, thành phố Cà Mau.Chợ nổi Cà Mau là một "thị tứ" không thua kém gì những chợ trên bờ, với hàng trăm chiếc ghe lớn nhỏ đậu ken dày bên nhau. Trước mũi mỗi ghe đều cắm một cây sào dài, bên trên treo lủng lẳng những gì mà chủ nhân bán (cây bẹo). Những trái bí, trái bầu, dưa hấu, những rau cải xanh tươi...

hòa cùng màu vàng sậm của bí rợ, khoai tây và màu đỏ của cà rốt, cà chua... đu đưa vì sóng của những chiếc vỏ lãi, canô phóng qua, như vẫy mời khách. Hình thức "bẹo hàng" này là một nét văn hóa giao thương độc đáo, không ồn ào mời chào, nhờ thế, chủ nhân cứ nhẩn nha ngồi uống trà, hút thuốc lá đợi khách hàng. Chợ nổi tiếp tục một ngày sinh hoạt giao thương trên sông nước mới.Nó nhộn nhịp và lạ kì một cách lãng mạn với du khách chính vì thế chợ nổi thu hút rất nhiều khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.

Thật vậy, Cà Mau có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Với các tài nguyên vốn có của mình như : địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,… cho phép Cà Mau đi vào khai thác du lịch phục vụ cho nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người ngày nay; các tài nguyên du lịch này khá hấp dẫn đối với du khách với các loại hình tham quan, nghiên cứu, nghỉ ngơi. Từ những khu rừng tràm, những cánh rừng đước và sự đa dạng của các động, thực vật hoang dã, các đặc sản cả đến những sân chim trong tỉnh tạo nên sự đa dạng về sinh học và đẩy mạnh phát triển loại hình nghiên cứu (đặc biệt Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, vườn quốc gia U Minh Hạ, rừng đước Năm Căn,..). Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt kết hợp với địa hình bằng phẳng tạo nên nét đặc trưng riêng cho lối sống vùng sông nước,; bên cạnh các địa hình đặc biệt như bờ biển, đất mũi, các đảo, cồn,.. phối hợp với các điều kiện thuận lợi khác sẽ làm tăng thêm sự hấp dẫn cho du lịch tham quan, du lịch sinh thái (hòn Khoai, hòn Đá Bạc, cồn Ông Trang,…). Ngoài ra tỉnh còn có khí hậu rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nó phù hợp với sự thích nghi sinh học của con người. Lượng mưa khá lớn, ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới, các hiện tượng thời tiết. Nhìn chung các tài nguyên du lịch tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tuy không nhiều, có ít ý nghĩa giá trị nhưng cũng khá đa dạng từ các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học,… Trong đó các sản phẩm văn hóa ẩm thực độc đáo, các lễ hội là những tài nguyên thu hút nhiều khách du lịch nhất. Thiết nghĩ, tài nguyên du lịch ở Cà Mau sẽ rất hấp dẫn nếu biết kết hợp và dung hòa giữa hai yếu tố là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w