Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau (Trang 34)

5. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:

5.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau:

5.1.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch:

Mũi Cà Mau với 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia U Minh hạ và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới.

Hiện nay các điểm, khu du lịch trong 2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ đều hướng tới khai thác các điểm đặc trưng sinh thái.

Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xây dựng thành trung tâm nghỉ dưỡng, hưởng thụ tài nguyên rừng tràm và các sản vật của hệ sinh thái rừng ngập ngọt của cả nước. Có diện tích khoảng 1.700 ha, khu du lịch này sẽ là sự đan xen giữa khu văn hóa truyền thống, hồ nước, đất rừng sinh thái, nhà nghỉ truyền thống, ẩm thực dân gian kết hợp các khu giải trí nuôi thú, cắm trại dã ngoại với khu vui chơi thiếu nhi, bãi câu cá, vui chơi kỹ thuật cao, tái tạo làng rừng...

Và khu du lịch Mũi Cà Mau với quy hoạch cả khu du lịch Khai Long, Đất Mũi, cồn Ông Trang và Hòn Khoai. Tất cả các quy hoạch này đã được phê duyệt tỷ lệ 1/5000.

Ngành du lịch đang trình UBND tỉnh và các ngành phê duyệt quy hoạch khu du lịch tỷ lệ 1/2000, trong đó U Minh Hạ sẽ trình vào tháng 7/2009, Mũi Cà Mau vào tháng 9/2009.

Riêng cụm đảo Hòn Khoai, chúng ta đang xây dựng quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Nếu quy hoạch 1/2000 được thông qua, chúng ta sẽ cho phép các nhà đầu tư lập dự án quy hoạch chi tiết các dịch vụ du lịch tỷ lệ 1/500. Các khu du lịch này đang nhận rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, phát triển hạ tầng cơ sở cũng được đầu tư. Các tổ chức quốc tế sẽ có những dự án đầu tư, hỗ trợ. Các nhà đầu tư khi xúc tiến đầu tư vào 2 khu du lịch U Minh Hạ và Mũi Cà Mau sẽ hưởng lợi từ những chính sách này.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chuẩn bị xây dựng trang Web và một số chương trình quảng bá về sự đa dạng sinh học, cảnh vật thiên nhiên hấp dẫn của 2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ - 2 vùng lõi của khu DTSQ thế giới Mũi Cà Mau để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm về du lịch trong và ngoài khu vực ĐBSCL.

5.1.2.2. Đầu tư xây dựng các tuyến du lịch phục vụ cho khách tham quan:

Liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư xây dựng các Tour- Tuyến du lịch hấp dẫn, mới lạ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Tuyến du lịch về Mũi Cà Mau sẽ hấp dẫn với không gian du lịch sinh thái rộng lớn liên hoàn và phong phú các sản phẩm du lịch của khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau - Khu du lịch Khai Long và cụm đảo Hòn Khoai.

+ Với tổng diện tích 1.224 ha, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giáp với Khu du lịch Khai Long và Khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau, sẽ gồm các khu chức năng du lịch cộng đồng, du lịch nhà vườn, du lịch rừng ngập mặn, khu bảo tồn rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Cụm đảo Hòn Khoai gồm 5 hòn: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Khô, Hòn Quy và Hòn Đá Lẻ được hướng đến phát triển loại hình du lịch biển - đảo, leo núi mạo hiểm, khu nghiên cứu hệ động vật với diện tích khoảng 561 ha phần đất liền và khoảng 1.000 ha phần diện tích mặt nước ven đảo, cách đảo 1 hải lý.

Nhà đầu tư sẽ hưởng lợi khi đầu tư xây dựng các dịch vụ du lịch tại 2 Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ khi khả năng thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các khu du lịch này tăng lên. Đồng thời, Chính phủ cũng thực hiện những dự án nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa.

Trước mắt, chúng ta sẽ tham gia gian hàng trưng bày các hình ảnh, sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh nhà tại hội chợ triển lãm tổ chức tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên chúng ta quảng bá du lịch Cà Mau đến với người dân thủ đô và nhân dân miền Bắc.

Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh đang xây dựng Quy hoạch khu du lịch làm cơ sở cho nhà đầu tư triển khai dự án du lịch sinh thái. Đây là một phần trong Đề án quy hoạch phát triển tổng thể ngành Du lịch tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Được biết, doanh thu 6 tháng đầu năm của ngành du lịch tỉnh Cà Mau đạt hơn 71 tỷ đồng.

5.2. Giải pháp:

+ Tỉnh sẽ tích cực quảng bá thương hiệu DTSQ để thu hút sự quan tâm của các nước, các khu vực trên thế giới trong việc nghiên cứu, đầu tư và du lịch đến Cà Mau.

+ Sức bật của du lịch Cà Mau những năm qua có sự đóng góp không nhỏ của công tác quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đánh giá về sự đóng góp này, ông Tạ Vĩnh Thắng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho rằng: từ năm 2000 đến nay, điểm nổi bật của công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch của Cà Mau là tạo nền móng cho du lịch phát triển bền vững. Từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều quy hoạch được thực hiện và được lãnh đạo tỉnh thông qua. Theo đó, đã có một số quy hoạch được hoàn thành và phát huy tác dụng, cụ thể như quy hoạch các khu du lịch trọng điểm, gồm: quy hoạch Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau và khu du lịch bãi Khai Long; quy hoạch phát triển du lịch Vườn quốc gia U Minh hạ; quy hoach phát triển du lịch đảo Hòn Khoai; phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau… với tổng kinh phí đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.

+ Việc đầu tư hạ tầng du lịch đã tác động tích cực, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư cho ngành du lịch của Cà Mau. Qua đó tạo động lực kích thích xã hội hóa du lịch phát triển, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 18 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 500 tỷ đồng. Năm 2008 du lịch đã tạo việc làm cho hơn 1.500 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Riêng về hệ thống cơ sở lưu trú hiện 15 khách sạn (trong đó có 01 khách sạn tiêu chuẩn 03 sao và 02 khách sạn tiêu chuẩn 02 sao và hàng chục khách sạn đạt các tiêu chuẩn khác) với hơn 1.800 phòng, trong đó có hơn 1.200 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là những cơ sở để du lịch Cà Mau đảm bảo mời gọi, đón chào và tiếp tục thu hút thêm nhiều du khách đến với tỉnh trong những năm sắp tới.

+ Để du lịch tiếp tục vươn mình phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, thời gian tới tỉnh Cà Mau và ngành chức năng cần quan tâm hơn đến công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh về Đất và Người Cà Mau, đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ và lực lượng làm công tác du lịch có chất lượng, đảm bảo yêu cầu của thời

kỳ hội nhập. Mặt khác, tiếp tục tăng cường hợp tác, mời gọi đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa du lịch sẽ là chìa khóa để Cà Mau mở rộng cách cửa, phát triển ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng trên vùng đất trẻ cực Nam của Tổ quốc thân yêu.

+ Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, Cà Mau không thể tiếp tục quanh quẩn với những cảnh quan thiên nhiên rừng- biển hoặc các di tích lịch sử, văn hoá mà cần tập trung việc đổi mới nội dung và cách làm du lịch theo hướng hiện đại. Trước hết, phải đa dạng về loại hình du lịch và lấy con người làm trung tâm. Bởi người Cà Mau được biết đến là mến khách, tốt bụng, dễ gần gũi; sinh họat của người Cà Mau cả về truyền thống lẫn hiện đại luôn ẩn chứa nét đẹp văn hoá sông nước Nam bộ là điều mà du khách luôn mong muốn được khám phá. Trong suộc sống, nhiều sản phẩm làm ra, nhất là các sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở nông thôn của người Cà Mau nếu biết đầu tư, khai thác chắc chắn sẽ góp phần lưu giữ du khách ở lại lâu hơn, hành trang mang về làm kỷ niệm sẽ nhiều hơn và nặng hơn. + Anh Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Vườn cho biết, tiếp theo khu tái định cư ở Tam Giang do Thụy Sĩ tài trợ thì Nhật cũng đang lập dự án xây dựng khu tái định cư mới cho 310 hộ dân nghèo ở Vườn quốc gia với tổng chi phí 500.000 USD, như vậy phần nào đã giải quyết được áp lực về dân số. Bên cạnh đó, ngoài khu du lịch Công viên văn hóa Đất Mũi, thì Vườn sẽ tiến hành quy hoạch thành 3 tour du lịch, đó là : Du lịch nghiên cứu khoa học ở khu cấm nghiêm ngặt, du lịch tham quan khu nuôi thú rừng và du lịch, vui chơi, giải trí ở khu dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc gia. Riêng khu du lịch dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc gia thì anh Trần Quốc Tuấn rất tâm đắc, anh phác thảo kế hoạch: Sẽ xây một số khu nhà nghỉ trong rừng, khách tự bơi thuyền len lỏi trong rừng, khoanh nuôi một số đặc sản như ốc len, vọp, cá thòi lòi, cua… để du khách tham quan.

Anh Trần Quốc Tuấn cũng cho biết thêm là hiện tổ chức quốc tế NATURLAND và SIPPO của Thụy Sĩ đã khảo sát và chấp thuận cấp giấy chứng nhận nuôi tôm sinh thái cho 200ha và đang hoàn tất thủ tục. Điều này vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, vừa là khu tham quan cho khách du lịch khi đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Đã có một dự án “Bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long” với các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh rừng trên bãi bồi, thiết lập hệ thống cọc mốc ranh giới, lập bảng nội quy, chỉ dẫn tháp canh và vọng canh, xây dựng các trạm quản lý bảo về rừng và trang bị phục vụ, làm rào bê tông tại các đầu kênh chính, chống xói lở ven biển Đông đã được triển khai. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thử nghiệm phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản, trồng rừng tại khu vực này. Hy

vọng kết quả của công trình này sẽ giúp cho con người và vườn Quốc gia Đất Mũi đều yên bình, hưng thịnh.

Như vậy, sau gần 3 năm thành lập, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau mới có những khởi động đầu tiên, hy vọng rằng trong một tương lai gần, nơi đây sẽ hội đủ các tiêu chí của một Vườn quốc gia và là một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w