4.1. Thuận lợi:
+ Giữa mênh mang trên 1,6 triệu ha đất ngập nước ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Vườn Quốc gia đất mũi “khiêm tốn” chiếm giữ 41.000 ha tạo thành lá phổi xanh cho thành phố Cà Mau. Thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này nhiều cảnh quan đẹp, độc đáo: Cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc (vừa được công nhận di tích
cấp quốc gia), Hòn Chuối; bãi biển Khai Long, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới), Vườn Quốc gia U Minh Hạ… đang thu hút nhiều du khách đến tham quan.
+ Bên cạnh đó,Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương. Có hệ sinh thái rất đa dạng, đặc trưng là hệ động thực vật rừng ngập mặn.
+ Bên cạnh mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn là nơi thích hợp để phát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học ở khu cấm nghiêm ngặt; tham quan khu nuôi thú rừng; vui chơi, giải trí tại khu du lịch Công viên văn hóa Đất Mũi và khu dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc gia. Tại đây, du khách có thể qua đêm ở nhà nghỉ trong rừng, có thể tự bơi thuyền len lỏi trong rừng; tham quan khoang nuôi một số đặc sản như ốc len, vọp, cá thòi lòi, cua…
+ Việc Mũi Cà Mau được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước và bảo tồn các giá trị nhân văn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Cà Mau tin rằng đây sẽ là cơ hội để du lịch tỉnh nhà thu hút các nhà đầu tư, nhà khoa học và khách du lịch trong, ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội đầu tư, tham quan, nghiên cứu.
+ Với vốn rừng đước, mắm nằm ven biển Bãi Bồi, nơi đây được xem là khu rừng ngập mặn có giá trị lớn nhất nước ta hiện nay. Tại đây có hơn 100 loài động vật quý hiếm đang sinh sống. Riêng bãi biển khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, ngoài tiềm năng về thủy sản, đất nơi này hằng năm lấn biển khoảng 80 m. Đây chính là điểm du lịch lý tưởng cho du khách từ mọi miền khi đến với vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
+ Trong những năm vừa qua, tỉnh Cà Mau đã đầu tư khai thác đúng mức, hợp lý những tiềm năng kinh tế của tỉnh nhằm khai thác tận dụng đến mức cao nhất những điều kiện thuận lợi. Việc phát huy thế mạnh của mình, tỉnh đã đầu tư phát triển các nguồn tài nguyên du lịch và đưa chúng vào hoạt dộng du lịch của tỉnh. Ngày nay, nhờ những điều kiện thông tin làm cho Cà Mau không còn quá xa trong ánh mắt của nhiều du khách.. Các tài nguyên cho phép Cà Mau phát triển nhiều loại hình du lịch phù hợp với xu thế của con người ngày nay muốn trở về gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, muốn thả hồn vào sông nước, muốn tránh xa những ồn ả, những âm thanh inh ỏi,.. đó là du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, homestay.
+ Tuy nhiên, hiện nay áp lực lớn nhất của Vườn quốc gia là trải dài trên một diện tích rất lớn, thuộc địa bàn 4 xã của hai huyện, trong đó có xã Đất Mũi nằm ở giữa ruột của Vườn với dân số hơn 10.000 dân, phần lớn nếp sinh sống của nhân dân vùng này là khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thời chưa thành lập Vườn quốc gia đến nay nên công tác bảo vệ, quản lý của Vườn quốc gia gặp rất nhiều khó khăn.
+ Bên cạnh đó,Vườn Quốc gia vẫn chưa nằm ngoài những mối đe dọa dang diễn ra từng ngày, kéo dài và chưa biết bao giờ chấm dứt.
- Trước tiên là tác nhân phát triển nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá trên diện rộng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là chưa kể việc dùng thuốc nổ, đánh bắt cá bằng lưới mắt nhỏ đang gia tăng trong những năm gần đây và việc săn bắt chim trái phép ngay trong vườn Quốc gia... Hệ sinh thái càng phong phú, cuộc sống càng dễ dàng, thì con người càng dễ quần tụ. Và khi ý thức về môi trường, về sự phát triển bền vững chưa ngấm vào từng người dân, thì sẽ trở thành “kẻ thù” vô tình của thiên nhiên.
- Vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau, theo tính toán thì ít nhất cũng cho con người một nguồn lợi trị giá trên 60 triệu đồng mỗi ha, bao gồm cả gỗ, củi đun, than, nuôi trông thủy sản, đánh bắt cá có tổ chức và của từng gia đình, du lịch. Cùng với mối đe dọa từ khai thác nguồn lợi, Vườn Quốc gia còn bị ô nhiễm ngày một nhiều do nguồn nước thải từ các khu vực đất nông nghiệp của huyện Ngọc Hiển và các huyện lân cận. Việc chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa công nghiệp cũng tạo ra nguồn ô nhiễm do chất thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để.
+ Mặc dù đã có nhiều cố gắng những trong những năm qua, ngành du lịch Cà Mau chưa khai thác được triệt để thế mạnh của mình do sự phát triển chung chưa đồng bộ. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, phong cách phục vụ còn nghiệp dư, chưa thật sự hấp dẫn để thu hút nhiều du khách. Khách sạn sang trọng mọc lên ở Tp. Cà Mau qua nhiều, trong khi du khách cần một điểm tham quan, thư giãn thì lại thiếu. Bởi rừng đước của ta chưa hấp dẫn bằng Cần Giờ, rừng tràm của ta không có gì ấn tượng so với Gáo Giồng, Xẻo Quýt của Đồng Tháp.
+ Việc khai thác các tài nguyên du lịch gặp rất nhiều khó khăn do sự phân bố rải rác, do cần kinh phí đầu tư lớn nên các tài nguyên đã không được khai thác đúng lúc và một số tài nguyên đã dần dần bị xuống cấp, bị quên lãng,…Các tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú đa dạng nhưng còn ở dạng tiềm năng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng mang tính đơn điệu và ít hấp dẫn đối với du khách. Khí hậu ảnh hưởng tính mùa vụ trong du lịch. Vấn đề thủy văn vẫn còn
hạn chế vào những tháng mùa khô và nguồn nước bị nhiễm mặn. Các tài nguyên du lịch đang dần dần bị phá hủy do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như: phá rừng để làm đất sản xuất, cháy rừng ( ở U Minh); hệ sinh thái động thực vật đang bị thu hẹp dần do hoạt động kinh tế, săn bắn của con người. Tất cà các vấn đề này đã gây ra những khó khăn không nhỏ đến ngành du lịch của tỉnh Cà Mau.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cao mang tầm cở khu vực còn rất hạn chế. Các di tích lịch sử văn hóa đang bị xuống cấp trầm trọng và không được trùng tu; các lễ hội chủ yếu do người dân tự tổ chức, chưa có sự đầu tư đúng mức để thu hút khách du lịch mà ngày càng bị thương mại hóa, không còn giữ nguyên giá trị vốn có của nó. Các đối tượng du lịch như trang phục, ẩm thưc, văn hóa văn nghệ; các hoạt động văn hóa thể thao,… ít được kết hợp trong du lịch, mang tính phong trào nhiều hơn. Đây là những khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến việc khai thác và hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm vừa qua.
Và mức độ đầu tư cho khai thác du lịch còn thấp, chưa có các chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch Cà Mau, chưa biết cách đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, các loại hình du lịch còn mang tính rập khuôn, chương trình tour mang tính đơn điệu, …