Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằngquyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động du lịch củ
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT DU LỊCH 1
1.1 Tổng quan về du lịch 1
1.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của ngành du lịch 1
1.1.2 Khái niệm du lịch 3
1.1.3 Dịch vụ du lịch 4
1.1.4 Một số khái niệm liên quan 6
1.2 Pháp luật du lịch 8
1.2.1 Khái niệm pháp luật du lịch 8
1.2.2 Nguồn của pháp luật du lịch 8
1.3 Quản lý nhà nước về du lịch 9
1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch 9
1.3.2 Chính sách phát triển du lịch 9
1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 11
1.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 11
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH 13
2.1 Quy chế pháp lý về tài nguyên du lịch 13
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch 13
2.1.2 Các loại tài nguyên du lịch 14
2.1.3 Quản lý tài nguyên du lịch 14
2.2 Quy chế pháp lý về khu du lịch 15
2.2.1 Khái niệm Khu du lịch 15
2.2.2 Điều kiện để được công nhận là khu du lịch 15
2.2.3 Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch 16
2.2.4 Quản lý khu du lịch 16
2.3 Quy chế pháp lý về điểm du lịch 17
2.3.1 Khái niệm điểm du lịch 17
2.3.2 Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch 17
2.3.3 Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch 18
2.3.4 Quản lý điểm du lịch 18
2.4 Quy chế pháp lý về tuyến du lịch 18
2.4.1 Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch 18
2.4.2 Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch 19
2.4.3 Quản lý tuyến du lịch 19
2.5 Đô thị du lịch 19
2.5.1 Điều kiện công nhận đô thị du lịch 19
2.5.2 Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch 20
2.5.3 Quản lý phát triển đô thị du lịch 20
CHƯƠNG 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHÁCH DU LỊCH 22
3.1 Khái niệm khách du lịch 22
3.2 Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch 23
Trang 23.2.2 Nghĩa vụ của khách du lịch 23
3.3 Bảo đảm an toàn cho khách du lịch 24
CHƯƠNG 4: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DU LỊCH 25
4.1 Quy định chung về kinh doanh du lịch 25
4.1.1 Ngành, nghề kinh doanh du lịch 25
4.1.2 Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 25
4.1.3 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 25
4.2 Kinh doanh lữ hành 26
4.2.1 Khái niệm và đặc điểm 26
4.2.2 Điều kiện và nội dung kinh doanh lữ hành nội địa 27
4.2.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa .31
4.2.4 Kinh doanh lữ hành quốc tế 31
4.2.5 Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành 35
4.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.3.1 Khái niệm 36
4.3.2 Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.3.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.4 Kinh doanh lưu trú du lịch 37
4.4.1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 37
4.4.2 Các loại cơ sở lưu trú du lịch 37
4.4.3 Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 37
4.4.4 Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch 39
4.4.5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 40 4.5 Kinh doanh phát triển Khu du lịch, Điểm du lịch 42
4.5.1 Khái niệm 42
4.5.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 42
4.5.3 Kinh doanh dịch vụ du lịch trong Khu du lịch, Điểm du lịch và Đô thị du lịch 42
CHƯƠNG 5: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 44
5.1 Hướng dẫn viên du lịch 44
5.1.1 Khái niệm 44
5.1.2 Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên 46
5.1.3 Cấp thẻ hướng dẫn viên 47
5.2 Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên 49
5.2.1 Hướng dẫn viên có các quyền sau đây 49
5.2.2 Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây 49
5.2.3 Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm 50
5.2.4 Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch 50
5.3 Thuyết minh viên 52
CHƯƠNG 6: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ DU LỊCH 53
6.1 Dịch vụ và hợp đồng dịch vụ 53
6.1.1 Khái niệm 53
6.1.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ 54
Trang 36.2 Hợp đồng dịch vụ du lịch 54
6.2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng dịch vụ du lịch 54
6.2.2 Nội dung hợp đồng du lịch 56
6.2.3 Hợp đồng lữ hành và Hợp đồng đại lý lữ hành 57
CHƯƠNG 7: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ 59
7.1 Xúc tiến du lịch 59
7.1.1 Khái niệm 59
7.1.2 Nội dung xúc tiến du lịch 59
7.1.3 Chính sách xúc tiến du lịch 59
7.2 Hoạt động xúc tiến du lịch 60
7.2.1 Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .60
7.2.2 Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch 60
7.3 Hợp tác quốc tế về du lịch 61
7.3.1 Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch 61
7.3.2 Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 61
7.3.3 Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài 61
7.3.4 Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam 61
CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 62
8.1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 62
8.1.1 Các cơ quan trung ương 64
8.1.2 Các cơ quan địa phương 65
8.2 Quản lý nhà nước về du lịch 65
8.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 65
8.2.2 Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 69
8.3 Quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.1 Các loại quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.2 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.3 Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.4 Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch .71
8.3.5 Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 72
CHƯƠNG 9: XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 73
9.1 Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực du lịch 73
9.2 Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch 73
9.2.1 Nguyên tắc xử lý 73
9.2.3 Các hình thức xử lý 74
Trang 4CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT DU LỊCH
Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản
lý, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách, từng bước mởrộng nhiều cơ sở Du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, HoàBình, Thanh Hoá, Nghệ An… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chínhtrị, phục vụ an toàn, có chất lượng; một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước,các đoàn chuyên gia các nước Xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt Nam thựchiện 2 nhiệm vụ là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng MiềnNam thống nhất đất nước; đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch,tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nước thống nhất, hoạt động
Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc Ngành Du lịch bước vào xây dựng bộmáy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bịđiều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ởgiai đoạn này, ngành Du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa phải quacuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức hàn gắn vết
Trang 5thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ; đồngthời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam
b Từ năm 1975 đến 1990
Hoà vào khí thế chung của đất nước đã được thống nhất, ngành Du lịch đãlàm tốt nhiệm vụ tiếp quan, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh,thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từHuế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh,Vũng Tàu, Cần Thơ… từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nướctrực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu.Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hộiđồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch
Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã phấn đấu vượt qua những khókhăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế từ cácnước Xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác trên thế giới đến Việt Nam Dulịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người ViệtNam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miềnNam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hàodân tộc Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng củaĐảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cảcác nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển,góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ Về mặt kinh tế - xã hội, ngành Dulịch đã phát triển thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng chongành Du lịch bước vào giai đoạn mới
c Từ năm 1990 đến nay
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lênđôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng,ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình.Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm
1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng
Trang 6nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc” Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng
bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môitrường cho du lịch phát triển, nâng cao hiểu lực quản lý
Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá – Thông tin, rồi vào Bộ Thương mại,tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chínhphủ Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xâydựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vươn lên về mọi mặt đểthực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh,thành phố Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhànước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 sở Dulịch, 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ
- Du lịch
4 Quá trình hình thành quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch
Ngày 9/7/1960, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòaban hành Nghị định số 26/1960/NĐ-CP, về việc thành lập Công ty Du lịch ViệtNam, trực thuộc Bộ Ngoại thương
Ngày 18/8/1969, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòaban hành Nghị định số 145/1969/NĐ-CP, về việc chuyển giao Công ty Du lịchViệt Nam, trực thuộc Bộ Ngoại thương sang cho Phủ Thủ tướng quản lý
Ngày 23/01/1979, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòaban hành Nghị định số 32/1979/NĐ-CP, về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam
Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số120/1987/HĐBT, về chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức bộ máy của Tổng cục Dulịch Việt Nam
Ngày 09/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số119/1990/HĐBT, về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam
Ngày 31/12/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447/1990/HĐBT, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa,Thông tin, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Trang 7Ngày 28/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số37/1992/HĐBT, về việc ban hành quy chế Quản lý kinh doanh du lịch.
Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/1992/NĐ-CP, vềviệc thành lập Tổng cục du lịch
Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chứccủa Tổng cục Du lịch
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV
về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam
1.1.2 Khái niệm du lịch1 Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biếnkhông chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó cóViệt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiêncứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có baonhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân màphải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng thấy ý
tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du
lịch thừa nhận)
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
Trang 8đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư ViệtNam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”.
Theo khoa học pháp lý, tại khoản 1 Điều 4 Luật du lịch 2005: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, có thể khái quát: Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người du hành đến và lưu trú ngoài nơi cư trú của mình trong một thời gian nhất định nhằm các mục đích khác nhau loại trừ mục đích kiếm tiền.
1.1.3 Dịch vụ du lịch
Theo định nghĩa đó thì hợp đồng du lịch là một loại hợp đồng được giaokết nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của khách du lịch (là người đi du lịch hoặc kếthợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập
ở nơi đến)
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu làdịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyểnquyền sở hữu khi sử dụng Do vậy, nó cũng mang đặc trưng chung của dịch vụ
Trang 9Chính vì thế, trên cơ sở những khái niệm chung về dịch vụ, chúng ta có thể đưa
ra khái niệm dịch vụ du lịch như sau: Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờcác hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng dịch vụ và khách du lịch
và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch
Theo khoa học pháp lý, Tại khoản 11 Điều 4 Luật du lịch 2005: “Dịch vụ
du lịch được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú,
ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”
Đặc điểm dịch vụ du lịch
- Tính phi vật chất Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ
du lịch Tính phi vật chất đã làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thửnghiệm sản phẩm từ trước Cho nên đối với du khách thì dịch vụ du lịch là trừutượng khi mà họ chưa một lần tiêu thụ nó Dịch vụ luôn đồng hành với nhữngsản phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình Dukhách rất khó đánh giá dịch vụ Từ những nguyên nhân nêu trên, nhà cung ứngdịch vụ du lịch cần phải cung cấp đủ thông tin và thông tin cần phải được nhấnmạnh tính lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần mô tả quá trình dịch vụ,qua đó làm cho du khách phải quyết định mua dịch vụ của mình
- Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ Khi mua hàng hoá, người
mua có quyền được sở hữu đối với hàng hoá và sau đó có thể sử dụng như thếnào, nhưng đối với dịch vụ khi được thực hiện thì không có quyền sở hữu nàođược chuyển từ người bán sang người mua Người mua chỉ là đang mua quyềnđối với tiến trình dịch vụ
Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được chuyên chở, được ở kháchsạn, được sử dụng bãi biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối vớichúng
- Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch Vì các cơ sở du lịch vừa là
nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ du lịch thuộc loại không thể di chuyển
Trang 10cao chất lượng dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh khi xây dựng các điểm
du lịch cần chọn địa điểm thoả mãn các điều kiện tự nhiên: Địa hình, địa chất,thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái và điều kiện xã hội, dân sốdân sinh, phong tục tập quán, chính sách kinh tế, khả năng cung cấp lao động,
cơ sở hạ tầng Đặc điểm này của họat động du lịch đòi hỏi các cơ sở du lịch tiếnhành các hoạt động xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để kéo được du khách đến cácđịa điểm du lịch
- Tính thời vụ của dịch vụ du lịch Dịch vụ có tính đặc trưng là tính thời
vụ, có những mùa mà du khách rất đông nhưng cũng có những thời điểm do yếu
tố thời tiết mà hoạt động này kém sôi động hơn
- Tính trọn chọn gói của dịch vụ du lịch Dịch vụ du lịch thường là dịch
vụ trchọn gói bao gồm dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung, dịch vụ đặc trưng
Dịch vụ cơ bản là dịch vụ chính mà nhà cung cấp du lịch cung cấp cho
khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản không thể thiếu được đối với dukhách như vận chuyển, nhà hàng…
Dịch vụ bổ sung: là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm
thoả mãn những nhu cầu không bắt buộc dịch vụ cơ bản nhưng phải có tronghành trình của du khách
Dịch vụ đặc trưng: là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du
khách như tham quan, tìm hiểu vui chơi giả trí Việc thoả mãn nhu cầu này cũngchính là nguyên nhân cũng chính là mục đích của chuyến du lịch
- Tính không đồng nhất dịch vụ du lịch Do khách hàng muốn được chăm
sóc như những người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá vàkhông đồng nhất
1.1.4 Một số khái niệm liên quan
1 Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
du lịch
Trang 112 Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi cótài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tàinguyên du lịch.
3 Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầucủa khách du lịch trong chuyến đi du lịch
4 Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khácnhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
5 Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp cácdịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịchchủ yếu
6 Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trìnhđược định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kếtthúc chuyến đi
7 Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảmcác điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịchtheo chương trình du lịch
8 Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầuhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai
9 Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bảnsắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bềnvững
10 Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộcvới sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống
11 Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhânvăn nơi diễn ra các hoạt động du lịch
12 Hiệp hội du lịch
Trang 12Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV
về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Theo đó, Hiệp hội du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổchức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phầnthúc đẩy sự phát triển của các thành viên
Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá,xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định củapháp luật về du lịch
Tổ chức và hoạt động của hiệp hội du lịch được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về hội
1.2 Pháp luật du lịch
1.2.1 Khái niệm pháp luật du lịch
Pháp luật du lịch là một hệ thống tổng hợp các các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động du lịch và hoạt độngquản lý nhà nước về du lịch
Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật du lịch:
- Quan hệ giữa ngành chủ quản với các doanh nghiệp du lịch;
- Quan hệ giữa doanh nghiệp du lịch với du khách, giữa các doanhnghiệp du lịch với nhau;
- Quan hệ nội bộ của doanh nghiệp du lịch;
- Quan hệ giữa nước tiếp đón du lịch với khách du lịch nước ngoài;
- Quan hệ giữa nước phát sinh nguồn khách (nước gửi khách) vànước đón tiếp khách
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân thực hiệnhoạt động du lịch
- Quan hệ quản lý nhà nước đối với các tài nguyên du lịch
1.2.2 Nguồn của pháp luật du lịch
Nguồn của pháp luật du lịch là tất cả các văn bản pháp luật có các quyphạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động du lịch
và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch
Trang 13Nguồn quan trọng và chủ yếu của pháp luật du lịch là Luật du lịch số44/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06năm 2005 (Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) Luật này quy định về tàinguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổchức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quanđến du lịch.
Ngày 01/06/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 92/2007/NĐ-CP quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP;Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 92/2007/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện củadoanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến dulịch Ngoài ra, còn một số các văn bản dưới luật khác hướng dẫn chi tiết về cáclĩnh vực hoạt động cụ thể trong hoạt động du lịch
1.3 Quản lý nhà nước về du lịch
1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằngquyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động du lịch củacon người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trongnước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nướcđặt ra
1.3.2 Chính sách phát triển du lịch
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định: “Phát triển nhanh du lịch, dịch vụ…từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” và Nghị quyết 45/CP của Chính phủ khẳng định: “Làm cho ngành du lịch nước ta sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước phát triển trong vùng và trên thế giới, đưa du lịch nước ta trở thành một ngành kinh tế quan trọng” Để thể chế hoá các mục tiêu của Đảng và Nhà nước tại Khoản 1 Điều 6 Luật Du lịch 2005 đã quy định: “Nhà nước có cơ chế,
Trang 14chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta coi việc quản lý Nhà nước thôngqua pháp luật đối với các hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch là một tất yếukhách quan, là một trong những lĩnh vực quản lý mà bộ máy Nhà nước phải
quan tâm thực hiện Vì vậy, “Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;
g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch
vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo” (Khoản 2, Điều 6 Luật Du lịch 2005)
Ví dụ: Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch,khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghềthủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch,góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương
Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến con người (Khách du lịch) Con
người ở đây có quốc tịch, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ nhận thức,mang phong tục tập quán, nếp sống, thói quen tiêu dùng khác nhau Trong quátrình đi du lịch, những lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ cần phải được bảo
vệ Vì vậy, “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi
Trang 15thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế” và “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch” (Khoản 4, 5 Điều 6 Luật Du lịch 2005)
1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Để định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực,hạn chế tiêu cực để nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà ngành du lịch đặt ra,
Nhà nước phải: “Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch” Cụ thể, theo Điều 10 Luật du lịch 2005
xác định các nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chínhsách phát triển du lịch
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiêncứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạchphát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị dulịch
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch
ở trong nước và nước ngoài
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp củacác cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm phápluật về du lịch
Trang 161.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơquan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và
theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lýnhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về dulịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhànước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơchế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biệnpháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch,điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Trang 17CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH,
TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH
2.1 Quy chế pháp lý về tài nguyên du lịch
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch
2.1.1.1 Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhânvăn Trong đó, tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các yếu tố tự nhiên thì tàinguyên nhân văn gắn với các yếu tố con người và xã hội
Tài nguyên du lịch là một dạng của tài nguyên thiên nhiên Theo Khoản
Điều 4 Luật Du lịch 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tàinguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của
Trang 18 Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch, nhịp điệu của dòngkhác du lịch.
Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các tài nguyên tạo nên sức hút cơ
sở hạ tầng và dòng khách du lịch tới nơi có tài nguyên đó
Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao chophép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quảkinh tế - xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên
Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quyđịnh về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo
vệ chung
2.1.2 Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch Ví dụ: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần thể hang độngPhong Nha (Quảng Bình),
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố vănhoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các côngtrình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thểkhác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Ví dụ: Khu di tích ĐềnHùng (Phú Thọ), Cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế)
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức,
cá nhân
2.1.3 Quản lý tài nguyên du lịch
2.1.3.1 Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để pháthuy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững
Trang 19- Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước,
có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên dulịch
2.1.3.2.Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quanngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch,phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên dulịch
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch
có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện chokhách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định củapháp luật
- Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư cótrách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch
- Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phốihợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khaithác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm
độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch
2.2 Quy chế pháp lý về khu du lịch
2.2.1 Khái niệmI Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đadạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
2.2.2 Điều kiện để được công nhận là khu du lịch
Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu dulịch quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiênnhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để
Trang 20trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quanquản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khảnăng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có
cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch
Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu dulịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch;
- Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết đểxây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú vàdịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảođảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm
2.2.32 Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có:
- Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch
có thẩm quyền;
- Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịchkèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tạiĐiều 20 của Luật Du lịch
2.2.43 Quản lý khu du lịch
Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
- Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ;
- Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn
xã hội;
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan
Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau:
Trang 21- Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu dulịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệmquản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu
du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trungương
Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Banquản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương quản lý Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lýkhu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành vàquy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt
Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiênhoặc di tích lịch sử - văn hoá đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thànhphần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyênngành
Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lýý của
cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lýchuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điềukiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách thamquan, du lịch
2.3 Quy chế pháp lý về đ Điểm du lịch
2.3.1 Khái niệm điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thamquan của khách du lịch
2.3.21 Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm
du lịch quốc gia:
Trang 22- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan củakhách du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảmphục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm
2.3.3 Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có:
- Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về dulịch có thẩm quyền;
- Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận
2.3.34 Quản lý điểm du lịch
Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộquản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hìnhthức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây:
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
- Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
- Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách dulịch
2.4 Quy chế pháp lý về tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cungcấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đườngthuỷ, đường hàng không
Trang 232.4.1 Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch
Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụkhách du lịch dọc theo tuyến
2.4.2 Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có:
- Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về dulịch có thẩm quyền;
- Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịchquốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh
về tuyến du lịch đề nghị công nhận
2.4.3 Quản lý tuyến du lịch
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhphối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phầntuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảođảm các nội dung sau đây:
- Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theotuyến du lịch;
- Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyênvận chuyển khách du lịch;
Trang 24- Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến dulịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyếtđịnh
2.5 Đô thị du lịch
Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai tròquan trọng trong hoạt động của đô thị
2.5.1 Điều kiện công nhận đô thị du lịch
Đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới
đô thị và khu vực liền kề;
- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhucầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu pháttriển du lịch;
- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thunhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định củaChính phủ
2.5.2 Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch bao gồm:
- Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhtrình Thủ tướng Chính phủ;
- Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương;
- Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch theo điều kiện quy định tại Điều
31 của Luật Du lịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị côngnhận đô thị du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng và cơ quan quản lýnhà nước về du lịch ở trung ương
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ởtrung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị dulịch trình Thủ tướng Chính phủ
Trang 25Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơquan quản lýý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố đô thị du lịch.
2.5.3 Quản lý phát triển đô thị du lịch
Việc quản lý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung sau đây:
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch;
- Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch;
- Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu pháttriển du lịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đô thị du lịch xây dựng và trình Thủtướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch phù hợp với yêu cầubảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường và định hướng phát triển dulịch của đô thị
Trang 26CHƯƠNG 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHÁCH DU LỊCH
3.1 Khái niệm khách du lịch
Khi nghiên cứu hoạt động du lịch, người ta thường nghiên cứu đối tượngkinh doanh và phục vụ hoạt động này đó là khách du lịch Điều này không chỉliên quan tới chiến lược kinh doanh, các chính sách, chế độ đối với khách dulịch mà cần tìm hiểu những đặc tính nhu cầu của đối tượng với mục tiêu thoảmãn đầy đủ nhất nhu cầu của họ để thu được hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hộicao
Du lịch thường được hiểu là cuộc hành trình và lưu trú của con người bênngoài nơi cư trú để nghỉ dưỡng, tham quan, chữa bệnh thoả mãn nhu cầu vềphục hồi sức khoẻ, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật, lịch sử và giao lưu tình cảm Ngày nay, do du lịch từ chỗ là thú vui của tầng lớp thượng lưu đã trở thành phổbiến cho mọi tầng lớp dân cư Hơn nữa, cùng với việc ứng dụng những thànhtựu của khoa học kỹ thuật vào mọi mặt của đời sống xã hội, năng suất lao độngcủa sản xuất càng tăng, thời gian rảnh rỗi ngày càng nhiều, các phương tiện vậnchuyển phong phú cho phép chuyên chở con người tới mọi nơi trên trái đất, dovậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và được Quốc
tế hoá
Bắt nguồn từ sự phong phú và đa dạng về mục đích của các cuộc hànhtrình, có người đi du lịch để phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giớixung quanh, có người đi thăm người thân, đi công vụ kết hợp với tham quan
Trang 27Hơn nữa, các cơ sở kinh doanh du lịch không chỉ phục vụ thuần tuý khách dulịch mà còn đa dạng hoá các hoạt động với mục tiêu tận dụng triệt để mọi cơ hộikinh doanh đạt hiệu quả cao, vì thế Luật du lịch năm 2004 của Việt nam đã đưa
ra định nghĩa «Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến» (Khoản 2, Điều 4 Luật Du lịch 2005)
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thườngtrú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thườngtrú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
3.2 Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch
3.2.1 Quyền của khách du lịch
- Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phầnhoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết
về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch
- Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,hải quan, lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừnhững khu vực cấm
- Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loạibảo hiểm khác theo quy định của pháp luật
- Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh dulịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi
sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi
du lịch trên lãnh thổ Việt Nam
Trang 28- Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịchgây ra theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch
3.2.2 Nghĩa vụ của khách du lịch
- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xãhội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môitrường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch
- Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch,
3.3 Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
- Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàntính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vinhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch
- Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời
có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hạiđối với khách du lịch
- Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch có các biện pháp phòng tránhrủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thờicho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gâynguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp vớicác cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch
Trang 29CHƯƠNG 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DU LỊCH
4.1 Quy định chung về kinh doanh du lịch
4.1.1 Ngành, nghề kinh doanh du lịch
Kinh doanh được hiểu là các hoạt động được tiến hành bởi các chủ thểkinh doanh và thường có mục đích lợi nhuận Theo đó, Khoản 2 Điều 4 LuậtDoanh nghiệp năm 2005 có định nghĩa: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tụcmột, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêuthụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị thường nhằm mục đích sinh lợi”
Như vậy, có thể khái quát: Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trong hoạt động du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sauđây:
- Kinh doanh lữ hành;
- Kinh doanh lưu trú du lịch;
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
4.1.2 Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều
Trang 30- Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.
- Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danhmục quảng bá chung của ngành du lịch
- Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nướcngoài
4.1.3 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật
- Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh,giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép
- Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyềnthời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng kýkinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch
- Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả cácdịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đãcam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi củamình gây ra
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản củakhách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặcnguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theoquy định của pháp luật
Trang 314.2.1.2 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành
Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ Vì vậy hoạtđộng kinh doanh lữ hành có các đăc trưng cơ bản sau:
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợpcủa nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh Sản phẩm lữhành là các chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, kháchhàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi dulịch
- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượngdịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục
vụ lẫn người cảm nhận Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động củanhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau
- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình
từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, thamquan
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như
đi lại, ăn ở, an ninh
- Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành khôngbảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh độngcao
- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinhdoanh lữ hành Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiềulần vào những thời điểm khác nhau
4.2.2 Điều kiện và nội dung kinh doanh lữ hành nội địa
4.2.2.1 Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền
Trang 32- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch chokhách du lịch nội địa.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian
ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
4.2.2.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành
Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đóchính là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói Hoạt động kinh doanh lữhành bao gồm 4 nội dung như sau:
a Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch
Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹthời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanhtoán của du khách Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về dulịch trên thị trường (nguyên cứu về tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận cácđiểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch) và các đối thủ cạnhtranh trực tiếp trên thị trường Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành để tổ chức sản xuấtcác chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng mà doanhnghiệp lựa chọn Việc tổ chức sản xuất các chương trình du lịch phải tuân thủtheo quy trình bao gồm bốn bước sau:
- Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trịcủa tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến việc tổchức các chuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưutrú và chất lượng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác như thủ tục hải quan, vi
sa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm cho khách
- Bước 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết vềcác tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và cácdịch vụ ăn nghỉ Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phảicân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi của chương trình, thông qua việc nghiên cứu
và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ
- Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phíchương trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản
Trang 33lý, hướng dẫn viên) và các chi phí biến đổi khác( ăn, ngủ, bảo hiểm, thamquan…) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp Mức giá trọn gói chương trình
du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụ cung cấp trong chương trình du lịch, việctính giá phải đảm bảo tính đúng, tính đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ racũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp và có khả năng hấp dẫnthu hút khách hàng
- Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, ứng với mỗi chươngtrình du lịch thì phải có một bản thuyết minh Một điểm quan trọng trong bảnthuyết minh là phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch Bản thuyết minh phải
rõ ràng, chính xác, có tính hình tượng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nângcao chất lượng và giá trị các điểm đến
b Quảng cáo và tổ chức bán
Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch cácdoanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán Trong thực tế mỗi doanhnghiệp có cách trình bày chương trình của mình một cách khác nhau Tuy nhiên,những nội dung chính cần cung cấp cho một chương trình du lịch trọn gói baogồm: tên chương trình, mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo ngày.Các khoản không bao gồm giá trọn gói như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm vànhững thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng của chương trình du lịch.Chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng không có cơ hộithử trước khi quyết định mua Do đó quảng cáo có một vai trò rất quan trọng vàcần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúcđẩy quyết định mua Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụngbao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tinđại chúng,
Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua haihình thức: trực tiếp và gián tiếp Bán trực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ hànhtrực tiếp bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng Doanh nghiệpquan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng Bán gián
Trang 34mình cho các đại lý du lịch Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý du lịch thôngqua các hợp đồng uỷ thác.
c Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết
Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giảitrí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại Để tổ chức thực hiệncác chương trình du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về:Hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu
tố cần thiết khác Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch hướngdẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính Vì vậy hướng dẫn viên phải làngười có khả năng làm việc độc lập, có trình độ nghiệp vụ, phải có những kiếnthức hiểu biết về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, luật pháp và những hiểu biếtnhất định về tâm lý khách hàng, về y tế để ứng xử và quyết định kịp thời cácyêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiện theo đúnghợp đồng
Hướng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụtrong việc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình
du lịch đã ký kết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi, sử
lý kịp thời các tình huống phát sinh ) cung cấp các thông tin cần thiết chokhách về phong tục tập quán, nơi đến, mạng lưới giao thông các dịch vụ vuichơi giải trí ngoài chương trình Giám sát các dịch vụ cung cấp và báo cáo kịpthời các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch để xin ý kiến cấp quản lý cóthẩm quyền giải quyết
d Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng
Sau khi chương trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làmthủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyếtcác vấn đề phát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợpđồng Khi tiến hành quyết toán tài chính doanh nghiệp thường bắt đầu từ khoảntiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinhtrong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp Trước khi quyết toán tài chínhngười dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhà quản trị điều hành khi được
Trang 35các nhà quản trị chấp thuận Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán của doanhnghiệp để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn Sau khi thực hiệnchương trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành sẽ lập những mẫu báo cáo đểđánh giá những gì khách hàng ưa thích và không ưa thích về chuyến đi để từ đórút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình du lịch tiếp theo.Các mẫu báo cáo này thường được thiết lập từ những phiếu điều tra được doanhnghiệp in sẵn phát cho khách hàng để khách hàng tự đánh giá về những ưunhược điểm của những chương trình du lịch mà họ vừa tham gia Tất cả các báocáo trên được các nhà quản lý điều hành và người thiết kế chương trình nghiêncứu để đưa ra những điều chỉnh và thay đổi cho chương trình Những thay đổi
đó có thể áp dụng ngay cho các chuyến đi tiếp theo hoặc cho mùa vụ du lịch sau
4.2.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quyđịnh tại Điều 39 và Điều 40 của Luật Du lịch 2005, doanh nghiệp kinh doanh lữhành nội địa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịchcho khách du lịch nội địa;
- Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thựchiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
- Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, cácquy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến dulịch;
- Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách cóyêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viêntrong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp
4.2.4 Kinh doanh lữ hành quốc tế
4.2.4.1 Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước
Trang 36- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách dulịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 củaLuật Du lịch.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian
ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
- Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc
tế (theo quy định của pháp luật du lịch)
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ
4.2.4.2 Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách dulịch ra nước ngoài
b Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xửphạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đếnthời điểm đề nghị cấp giấy phép;
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thờigian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép
c Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
- Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám thángliên tục;
- Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồigiấy phép
Trang 37Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thựchiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4.2.4.3 Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành,chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt độngcủa người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên
và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhậntiền ký quỹ
b Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc
tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửivăn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trungương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấpgiấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu
rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và vănbản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữhành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thôngbáo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh vàdoanh nghiệp biết
4.2.4.4 Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
- Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế;
Trang 38- Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp
b Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp;
- Giấy tờ liên quan đến các nội dung pháp luật quy định
c Thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có sự thay đổi một trong cácnội dung quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổigiấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ởtrung ương;
- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệtheo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương
có trách nhiệm xem xét, đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanhnghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh biết
4.2.4.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quyđịnh tại Điều 39 và Điều 40 của Luật Du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhquốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam:
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịchcho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa;
- Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hảiquan;
- Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật vàcác quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệmôi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy chếnơi đến du lịch;
Trang 39- Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là người nướcngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướngdẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
b Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch chokhách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa;
- Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoàitrong thời gian thực hiện chương trình du lịch;
- Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hảiquan;
- Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật vàcác quy định của nước đến du lịch;
- Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã kývới khách du lịch
4.2.4.6 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theohình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụthể trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên Trong trường hợp liên doanh thì phải liên doanh với doanh nghiệp ViệtNam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phải bảođảm các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại các khoản 2, 3, 4 và
5 Điều 46 của Luật Du lịch; có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành quốc tế quy định tại các điều 39, 40 và 50 của Luật Du lịch, phùhợp với phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế ghi trong giấy phép đầu tư
4.2.5 Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành
Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình
du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoahồng Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện
Trang 40Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:
- Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh cóthẩm quyền;
- Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
4.3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
4.3.1 Khái niệm
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vậnchuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại cáckhu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinhdoanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy địnhcủa pháp luật
4.3.2 Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và đượccấp biển hiệu riêng theo quy định tại Điều 59 của Luật Du lịch 2005
- Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyênvận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng vềnghiệp vụ du lịch
- Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách
du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịchtheo phương tiện vận chuyển
4.3.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách
du lịch
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quyđịnh tại Điều 39 và Điều 40 của Luật Du lịch 2005, tổ chức, cá nhân kinh doanhvận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch;
- Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịchhoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;