MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của luận văn 7 6. Kết cấu của luận văn 7 NỘI DUNG 9 Chương 1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 9 1.1. Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 9 1.1.1. Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 10 1.1.1.1. Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử 10 1.1.1.2. Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 11 1.1.2. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật 15 1.1.2.1. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử 15 1.1.2.2. Hiện tượng nhường vai trần thuật 17 1.1.3. Chức năng của người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 20 1.1.3.1. Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử 20 1.1.3.2. Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý 21 1.1.3.3. Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử 22 1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý 26 1.2.1. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự với khả năng lý giải các vấn đề lịch sử 27 1.2.2. Điểm nhìn bên trong gắn với lời tự bạch của nhân vật 30 1.2.3. Sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải nhân vật lịch sử 34 Chương 2. THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 39 2.1. Thời gian tuyến tính – sự phác họa chân dung một triều đại 39 2.2. Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý 40 2.2.1. Đảo thuật 41 2.2.2. Dự thuật 46 2.3. Nhịp độ và tần suất trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1. Nhịp độ (tốc độ) trần thuật trong Tám triều vua Lý 51 2.3.1.1. Tỉnh lược và sự gia tốc của nhịp kể 52 2.3.1.2. Đoạn ngưng và sự giảm tốc của nhịp kể 55 2.3.2. Tần suất trần thuật hay là sự kể lặp các sự kiện và nhân vật lịch sử 56 2.3.2.1. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại 56 2.3.2.2. Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại 61 Chương 3. DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 62 3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện 63 3.1.1. Lời kể 63 3.1.2. Lời tả 67 3.1.3. Bình luận 71 3.1.4. Sự hòa phối các kiểu trần thuật trong diễn ngôn của người kể chuyện 74 3.2. Diễn ngôn của nhân vật 76 3.2.1. Diễn ngôn đối thoại 76 3.2.2. Diễn ngôn độc thoại gắn liền với sự tự ý thức của nhân vật lịch sử 81 3.3. Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện với diễn ngôn của nhân vật 83 3.4. Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý 85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P1
Trang 1MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 3
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp của luận văn 7
6 Kết cấu của luận văn 7
NỘI DUNG 9
Chương 1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 9
1.1 Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 9
1.1.1 Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 10
1.1.1.1 Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử 10
1.1.1.2 Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý 11
1.1.2 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật 15
1.1.2.1 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử 15
1.1.2.2 Hiện tượng nhường vai trần thuật 17
1.1.3 Chức năng của người kể chuyện trong Tám triều vua Lý 20
1.1.3.1 Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử 20
1.1.3.2 Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý 21
1.1.3.3 Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử 22
1.2 Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý 26
1.2.1 Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự với khả năng lý giải các vấn đề lịch sử 27
1.2.2 Điểm nhìn bên trong gắn với lời tự bạch của nhân vật 30
1.2.3 Sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải nhân vật lịch sử 34
Trang 2Chương 2 THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 39
2.1 Thời gian tuyến tính – sự phác họa chân dung một triều đại 39
2.2 Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý 40
2.2.1 Đảo thuật 41
2.2.2 Dự thuật 46
2.3 Nhịp độ và tần suất trần thuật trong Tám triều vua Lý 51
2.3.1 Nhịp độ (tốc độ) trần thuật trong Tám triều vua Lý 51
2.3.1.1 Tỉnh lược và sự gia tốc của nhịp kể 52
2.3.1.2 Đoạn ngưng và sự giảm tốc của nhịp kể 55
2.3.2 Tần suất trần thuật hay là sự kể lặp các sự kiện và nhân vật lịch sử 56
2.3.2.1 Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp lại 56
2.3.2.2 Trần thuật phức hợp theo kiểu truyện kể lặp đi lặp lại 61
Chương 3 DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ 62
3.1 Diễn ngôn của người kể chuyện 63
3.1.1 Lời kể 63
3.1.2 Lời tả 67
3.1.3 Bình luận 71
3.1.4 Sự hòa phối các kiểu trần thuật trong diễn ngôn của người kể chuyện 74
3.2 Diễn ngôn của nhân vật 76
3.2.1 Diễn ngôn đối thoại 76
3.2.2 Diễn ngôn độc thoại gắn liền với sự tự ý thức của nhân vật lịch sử 81
3.3 Lời nửa trực tiếp và sự hòa phối giữa diễn ngôn của người kể chuyện với diễn ngôn của nhân vật 83
3.4 Phong cách diễn ngôn trần thuật của Hoàng Quốc Hải trong Tám triều vua Lý 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P1
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1 Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 4.000 năm đầy thử thách, hào hùng
và vẻ vang Trong huyết quản của mỗi người dân, ý thức lịch sử luôn là cơ sở quantrọng của lòng tự hào dân tộc Vì lẽ đó, mặc dù chiếm số lượng không nhiều trong nềntiểu thuyết Việt Nam hiện đại, song sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử ngày càng khẳngđịnh “ý thức lịch sử” là một vấn đề đang được nhiều nhà văn chú trọng, quan tâm Với
hai bộ tiểu thuyết lịch sử về hai triều đại Lý – Trần, trong đó có Tám triều vua Lý,
Hoàng Quốc Hải thực sự đã khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy của tiểuthuyết lịch sử Việt Nam đương đại Với những nét riêng độc đáo trong việc chiếm lĩnh
và thể hiện hiện thực lịch sử, những cách tân đáng kể về phương diện nội dung tưtưởng, phương thức thể hiện cùng với sự bề thế của quy mô tác phẩm, nhà văn đã gópphần làm nên diện mạo mới cho thể loại này
1.2 Với mục đích viết tiểu thuyết lịch sử để người Việt Nam hiểu đúng, hiểu sâu
sắc và đầy đủ hơn lịch sử dân tộc mình, Hoàng Quốc Hải luôn tôn trọng sự thật lịch sử,trên cơ sở những cứ liệu lịch sử có được, ông phát huy cao độ trí tưởng tượng phongphú của mình để bồi đắp da thịt đời thường cho nhân vật và sự kiện lịch sử Do đó, lịch
sử trong tác phẩm của Hoàng Quốc Hải là lịch sử kiểu phục hiện, lịch sử ở mức độ chânthực nhất Tuy nhiên, lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là lịch sử trong cảm nhận của mỗinhà văn, lịch sử trong sự lí giải, cắt nghĩa mang tính quan niệm của cá nhân người cầmbút Lịch sử ấy không chỉ được tái hiện mà còn được tái tạo trong cảm hứng đầy thănghoa của nhà văn về một thời đại đã qua nhưng còn chất chứa nhiều vấn đề của cuộc
sống hiện sinh Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải nói chung và Tám triều vua Lý
nói riêng đã thực sự mở ra những hướng tiếp cận mới, đa chiều phức tạp, đúng chiềukích cuộc sống Sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật đã đem đến cho tácphẩm những gam màu mới, cách thể nghiệm mới về lịch sử, về thế cuộc nhân sinh, đảmbảo tối ưu những đặc trưng của thể loại
1.3 Tám triều vua Lý là bộ tiểu thuyết có giá trị nhiều mặt Thứ nhất, về phương
diện lịch sử, với bốn quyển tiểu thuyết, nhà văn đã đem đến cho người đọc cái nhìn baoquát về cuộc đời và sự nghiệp của tám vị vua triều Lý kéo dài trong gần 216 năm, từ khi
Lý Công Uẩn lên ngôi cho đến khi Lý Huệ tông bị Trần Thủ Độ bức tử vào năm Ất Dậu
Trang 4(1225) Đồng thời, rất nhiều sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử đã được tái hiện hết sứcchân thực và sống động bằng tài năng nghệ thuật của nhà văn Thứ hai, về phương diện
tiểu thuyết, Tám triều vua Lý đã thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà văn
Hoàng Quốc Hải về hiện thực lịch sử và đời tư của những nhân vật lịch sử sống dướitriều đại nhà Lý Thứ ba, về phương diện trần thuật, tuy bộ tiểu thuyết sử dụng người kể
chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện nhưng sự cách tân đáng kể
của Hoàng Quốc Hải trong sự phối kết điểm nhìn trần thuật tạo nên sự phức hợp nhiềulối kể: kể theo điểm nhìn của người kể chuyện dị sự, kể theo điểm nhìn nhân vật và hiệntượng nhường vai trần thuật Ngoài ra, nghệ thuật xử lý thời gian trần thuật độc đáocùng với phong cách rất riêng trong diễn ngôn trần thuật đã tạo nên phong cách nghệthuật và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
1.4 Trong tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng, nghệ thuật
trần thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng Vì vậy, nói đến tác phẩm tự sự khôngthể không nói đến phương diện này Đây là một trong những vấn đề cơ bản và quantrọng của tự sự học – lĩnh vực đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu.Trong tình hình đó, đi sâu khám phá nghệ thuật trần thuật trong bộ tiểu thuyết lịch sử
Tám triều vua Lý dưới góc nhìn tự sự học, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cách nhìn
mới cũng là cách nhìn có hệ thống và sâu sắc hơn về diện mạo của tiểu thuyết lịch sửHoàng Quốc Hải
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải nhằm làm rõ những đóng góp của nhà văn
đối với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử
Có rất nhiều công trình và bài viết bàn về vấn đề thể loại tiểu thuyết lịch sử Sauđây chúng tôi xin dẫn một số công trình tiêu biểu có nhiều nhận định xác đáng về tiểuthuyết lịch sử
Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX của GS Phan Cự Đệ, tác giả đã điểm qua tiến trình phát triển, những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử; trong “Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX?”, Trương Đăng Dung với bài viết về “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mĩ học của Lucacs”, tác giả đã trình bày tương đối đầy
đủ quan niệm của Lucacs về thể loại tiểu thuyết lịch sử; tác giả Bùi Văn Lợi với bài viết
“Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Trang 5Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1999, tác giả có những
phát hiện độc đáo về kiểu hư cấu hoàn toàn vì lý tưởng của người viết, có kiểu bán hưcấu, tôn trọng sự thật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX… Nguyễn VyKhanh trong bài viết “Về tiểu thuyết lịch sử” trên trang web www.tieuluan.hopto.org đã cónhững đánh giá, bàn luận về tiểu thuyết lịch sử và mối quan hệ giữa lịch sử và nghệ thuật.Tác giả cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử là “chân lí” qua tâm hồn, là cách hiểu, là một cáchnhận thức lịch sử và tác giả của chúng có quyền hư cấu, tô đậm nhân vật sâu hơn, rõ néthơn, vĩ đại, sống động hoặc hạ bệ, làm hèn kém đi Trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sửViệt Nam: truyện kể hay tiểu thuyết?” trên trang web www.vietnamnet.vn, Lê HoàiNam đã điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Tác giảnhấn mạnh vai trò của hư cấu, tưởng tượng cũng như cách khai thác nhân vật từ lịch sửcủa các nhà văn Và đưa ra nhận định: “Chừng nào các nhà tiểu thuyết lịch sử củachúng ta không/chưa bước qua được cái “khoảng cách sử thi” giữa hiện tại và quá khứ,thì các danh nhân của lịch sử sẽ còn đi vào tiểu thuyết lịch sử với tư cách những thầntượng của dân tộc chứ không phải là những nhân vật tiểu thuyết” Đặc biệt, luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hải Dương với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 2000 đến 2006”, đã khái quát được những đặc điểm cơ bản về nội dung và
phương thức thể hiện của thể loại tiểu thuyết lịch sử từ năm 2000 đến 2006
2.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải
2.2.1 Những công trình liên quan đến Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần
Từ khi ra đời đến nay, Bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão Táp triều Trần” đã được giới
nghiên cứu quan tâm đặc biệt Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâusắc và thấu đáo về Bộ tiểu thuyết lịch sử này Chúng tôi đã khảo sát một số bài viết và
công trình tiêu biểu sau: “Đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải” trên Báo Văn nghệ số 2/1999 của tác giả Hoàng Tiến; “Nhà văn Hoàng Quốc Hải và các nhân vật lịch sử”, của tác giả Phùng Văn Khai trên Báo Văn nghệ số 44/2003; “Về tiểu thuyết lịch sử triều Trần của Hoàng Quốc Hải và quan niệm về nhân vật anh hùng” của tác giả Hoài Anh, đăng trên báo Văn nghệ, số 42/2005; “Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tái hiện thời Lý – Trần qua hơn 4000 trang tiểu thuyết” của nhà thơ Bằng Việt, đăng trên Báo Thể thao văn hóa, ngày 22/9/2008; “Suy ngẫm về Bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần của Hoàng Quốc Hải” của tác giả Hoàng Công Khanh đăng trên trang web của Tạp chí
Sông Hương
Ngoài ra, trong luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Bích Thủy với đề tài “Hình
tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, Hồ Quý Ly và Tây Sơn bi
Trang 6hùng truyện”, tác giả đã chỉ ra được các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong ba tiểu thuyết, trong đó có Bão táp triều Trần Đặc biệt, luận văn tốt nghiệp của tác giả Cao Thị Xuyến với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải”, đã tìm hiểu những phương
thức trần thuật, cách thức tổ chức trần thuật và những cách tân nghệ thuật của nhà văn
2.2.2 Những công trình liên quan đến Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý
Tám triều vua Lý là bộ sách đồ sộ (3509 trang in khổ 14,5 x 20,5 cm) được xuất bản đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Ra đời chỉ hơn một năm nhưng
Bộ tiểu thuyết đã được giới nghiên cứu và độc giả dành sự quan tâm đặc biệt
Trên trang web của Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày 17/9/2010, tác giả Phùng
Văn Khai với bài viết “Tám triều vua Lý – Bão táp triều Trần hai Bộ tiểu thuyết lịch sử đầy giá trị của nhà văn Hoàng Quốc Hải”, trong đó, tác giả đã nhận định “Với hai Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần cùng 6442 trang sách, tác giả
Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàngtrong lịch sử dân tộc là thời đại nhà Lý và thời đại nhà Trần; hơn thế, ông đã khắc họađậm nét bản sắc văn hóa Việt, nêu lên sâu sắc các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽhồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam trong mỗi chúng
ta” Trên trang web http://www.thanhnien.com.vn ngày 16/9/2010, bài viết “Tám triều vua Lý” của Minh Ngọc và bài viết “Tám triều vua Lý” của Minh Hiếu trên trang web
http://www.hanoimoi.com.vn ngày 26/9/2010, hai tác giả đã giới thiệu khái quát về Bộtiểu thuyết trường thiên này và sự đầu tư công phu của nhà văn Hoàng Quốc Hải trongviệc tái hiện hiện thực lịch sử thông qua hư cấu nghệ thuật
Nhìn chung, các tác giả chỉ có một số đánh giá, nhận xét tương đối khái quát vềgiá trị của bộ tiểu thuyết hoặc chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sự ra đời của bộ tiểu thuyếtchứ chưa có một công trình nào nghiên cứu thật hệ thống, toàn diện về những giá trị nội
dung và nghệ thuật của Tám triều vua Lý Luận văn với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải” sẽ góp phần bổ khuyết những khoảng
trống đó để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị của tác phẩm cùng những đóng góp củanhà văn trong phương thức thể hiện hiện thực lịch sử
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài trên luận văn chủ yếu tập trung khảo sát Bộ tiểu thuyết lịch
sử Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2010 gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam và Con đường định mệnh.
Trang 73.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải,
chúng tôi tiến hành khảo sát một số phương diện cơ bản như: hình tượng người kểchuyện, điểm nhìn trần thuật, thời gian trần thuật và diễn ngôn trần thuật
4 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
– Phương pháp loại hình: Xem tiểu thuyết lịch sử như một loại hình tiểu thuyết
khu biệt với các loại hình khác đồng thời xem xét các yếu tố trần thuật trong Tám triều vua Lý trong tính loại hình cũng như giá trị loại hình của nó.
– Phương pháp cấu trúc – hệ thống: giải mã cấu trúc văn bản bộ tiểu thuyết lịch sử
Tám triều vua Lý từ các góc độ: Tự sự học, Thi pháp học, Lý thuyết về thể loại tiểu
thuyết lịch sử…Từ đó, thiết lập và sắp xếp các vấn đề một cách logic, khoa học; xemxét, đánh giá trong tính chỉnh thể của chúng
– Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát và thống kê, phân loại xem có baonhiêu phương thức thể hiện thời gian trần thuật, diễn ngôn trần thuật trong bộ tiểuthuyết
– Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức lịch sử, văn hóa,… để nghiên cứu
đề tài Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng nhiều thao tác khác như phântích, tổng hợp,…
5 Đóng góp của luận văn
5.1 Về lý luận
Nghiên cứu “Nghệ thuật trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải”,
luận văn sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý thuyết trần thuật học từ góc nhìn thể loạitiểu thuyết lịch sử
5.2 Về thực tiễn
Luận văn tiếp nối những công trình đi trước về tiểu thuyết lịch sử, góp phần tìmhiểu thể loại này trong dòng chảy của văn học đương đại
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính củaluận văn được triển khai thành ba chương sau:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện và Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý
Trong Tám triều vua Lý Hoàng Quốc Hải đã sáng tạo ra hình tượng người kể
chuyện dị sự – toàn năng, ngôi thứ ba đứng bên ngoài những sự kiện, biến cố của câuchuyện và khách quan kể lại câu chuyện, đồng thời, nhà văn đã trao quyền cho nhân vật
Trang 8người kể chuyện thực hiện những chức năng của mình trong việc tái hiện sự kiện lịch
sử và nhân vật lịch sử Đôi khi tác giả đã khéo léo trao điểm nhìn cho nhân vật tạo nênphương thức trần thuật nhân vật hay hiện tượng nhường vai trần thuật
Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự trong việc lý giải các vấn đề lịch sử triều Lý
đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ và lịch sử Cùng với sự phức hợp,
đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật và sự di chuyển điểm nhìn vào nội tâm nhân vật, Bộtiểu thuyết lịch sử đã đi sâu khám phá đời sống nội tâm nhân vật, làm cho hình tượngnhân vật hiện lên đầy đặn hơn, đa chiều hơn
Chương 2: Thời gian trần thuật trong Tám triều vua Lý
Nhà văn đã hết sức khéo léo khi trao quyền cho người kể chuyện được toàn năng
sử dụng những chiêu thức xử lý thời gian trần thuật rất độc đáo, đó là sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa thời gian tuyến tính với việc bẻ gãy trục thời gian tạo nên tính chất phi
đẳng thời trong thời gian trần thuật Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý diễn
ra trên ba phương diện cơ bản: trật tự, tốc độ, tần suất trần thuật đã tạo nên “độ lệch”của thời gian trong tác phẩm Việc phá vỡ trục thời gian tuyến tính là một cách tân lớncủa Hoàng Quốc Hải trong thể loại tiểu thuyết lịch sử
Chương 3: Diễn ngôn trần thuật trong Tám triều vua Lý
Tám triều vua Lý thể hiện một phong cách diễn ngôn trần thuật rất riêng của
Hoàng Quốc Hải khi nhà văn khéo léo kết hợp hài hòa giữa diễn ngôn của người kểchuyện và diễn ngôn của nhân vật tạo nên tính chất đa thanh trong diễn ngôn của tácphẩm Đồng thời, hệ thống ngôn ngữ cổ xưa mang tính chất trang trọng, mực thướccùng với hệ thống ngôn ngữ nhà Phật giàu chất triết lý đã góp phần tạo nên diện mạođộc đáo cho Bộ tiểu thuyết
Trang 9NỘI DUNG
Chương 1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ
1.1 Hình tượng người kể chuyện trong Tám triều vua Lý
Người kể chuyện xuất hiện đồng thời với thời điểm khởi thủy của văn học Trongđời sống xã hội, kể chuyện đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu Cóthể nói, nó là “kênh” giao tiếp, “kênh” thông tin giúp con người trong một xã hội xíchlại gần nhau hơn đồng thời thông qua văn hóa, ngôn ngữ, kể chuyện mang tầm quốc tếrộng lớn Có thể nhận ra rằng, không có người kể chuyện thì sẽ không có tác phẩm vănhọc Bởi lẽ, dù bằng hình thức nào, câu chuyện mà tác giả sáng tạo ra phải do mộtngười nào đó kể lại
Có nhiều quan điểm khác nhau về người kể chuyện Chẳng hạn, theo Pospelov thìngười kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người đọc, làngười có chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” R.Barthes cho rằng: “Người kểchuyện là một nhân vật giấy, nó mang chức năng môi giới giữa thế giới nghệ thuậtđược miêu tả với độc giả tiếp nhận” T.Todorov lại cho rằng: “Người kể chuyện khôngchỉ mang chức năng kể, mà còn định giá và đánh giá” [77; tr.262].G.Genette lại quychiếu người kể chuyện về phương diện thời gian trần thuật khi ông cho rằng: “người kểchuyện là người hiện thực hóa toàn bộ câu chuyện” Do đó, thời gian trần thuật và thờigian câu chuyện có thể cho phép chúng ta nắm bắt được vị trí quan trọng của việc trầnthuật, bởi độ chênh của văn bản và sự kiện của cốt truyện Rõ ràng, dù nhìn ở bất kỳphương diện nào đi chăng nữa thì vai trò và chức năng của người kể chuyện trong vănbản tự sự không thể phủ nhận thậm chí nó còn là trung tâm của văn bản tự sự Bởi đếnvới một tác phẩm, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Ai là người kể? Kể về vấn đềgì? Và kể như thế nào? Sở dĩ một câu chuyện kể cho chúng ta một hay nhiều cách hiểu,nhìn nhận, đánh giá…là do người kể chuyện cung cấp Nếu không có người kể chuyệnthì văn bản không tồn tại Truyện kể chỉ diễn ra khi có sự xuất hiện của người kểchuyện cũng như quá trình hiện đại hóa các chức năng của chúng trong một truyện kể.Dựa vào mối quan hệ giữa người kể chuyện (narrateur) và câu chuyện (histoire),Genette đã nhận diện ba kiểu người kể chuyện cơ bản, đó là: người kể chuyện dị sự
Trang 10(narrateur hétérodiétique), tức là ngôi kể thứ ba; người kể chuyện đồng sự (narrateurhomo diégétique), tức là ngôi kể thứ nhất và người kể chuyện tự thống chế(autodiégétique), tức là ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn rơi vào thể loại tự truyện
Nhìn chung, dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì chung quy lại người kể
chuyện trong tác phẩm tự sự chính là một nhân vật mang tính chức năng Bởi vì, người
kể chuyện chính là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, là một công cụ do nhàvăn hư cấu nên để kể lại câu chuyện Đó là một nhân tố mà tác giả ủy thác trong tácphẩm để thực hiện chức năng kể lại câu chuyện Do đó, trong tác phẩm tự sự, anh taluôn bị trừu tượng hóa thành một nhân vật, hoặc là ẩn tàng, hoặc là hiện diện Vì vậy,việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để thuật lại câu chuyện không phải hoàntoàn ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nộidung một cách hiệu quả nhất Hoàng Quốc Hải là một trong những nhà văn đã tận dụngtriệt để vai trò và chức năng của người kể chuyện dị sự – ngôi thứ ba trong cách xây
dựng hình tượng người kể chuyện, và Tám triều vua Lý là một minh chứng cụ thể
1.1.1 Đặc điểm người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý
1.1.1.1 Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử
Theo G Genette, người kể chuyện dị sự là người kể chuyện ở ngôi thứ ba; câuchuyện được kể lại bởi một người không phải là nhân vật trong truyện; người trần thuậtnằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện mà được nó kể lại, đây là kiểu trầnthuật giấu mặt, không công khai, lộ diện; trần thuật theo điểm nhìn tác giả, hoặc nhânvật, tùy theo mức độ trần thuật Người kể chuyện đứng đằng sau nhân vật để “bài trí, tổchức, sắp xếp” câu chuyện; người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài quan sát và kể lạicâu chuyện nên khả năng bao quát mọi biến cố, mọi thời khắc trong câu chuyện là rấtlớn Ngoài ra, người kể chuyện dị sự còn có khả năng nhập thân vào nhân vật để cácnhân vật tự bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ, quan điểm…
Với cái nhìn toàn năng, người kể chuyện dị sự nắm trong tay mình sự phát triểncủa mạch truyện cũng như số phận của nhân vật Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và thái
độ, lập trường của người trần thuật sẽ được thể hiện sáng rõ, rạch ròi trong tác phẩm
Do đó, chủ đề của tác phẩm cũng sẽ bị giới hạn, sức hấp dẫn của tác phẩm bị giảm sút
Đó là tính chất hai mặt trong lối trần thuật của người kể chuyện dị sự – toàn năng Tuyvậy, chúng ta không thể phủ nhận tác phẩm của người kể chuyện dị sự – toàn năng rất
dễ đọc, dễ theo dõi, dễ nhận ra chủ đề và mục đích Đặc biệt, ưu thế và hiệu quả nghệ
Trang 11thuật lớn nhất do trần thuật của người kể chuyện dị sự mang lại là ấn tượng tổng thể vềtác phẩm Điều này có giá trị đặc biệt với thể loại tiểu thuyết lịch sử, bởi tiểu thuyết lịch
sử thường bao quát một khoảng thời gian, không gian và số lượng rất lớn các nhân vật,
sự kiện lịch sử Sự bao quát này nằm ngoài khả năng của người đọc
Ở thể loại tiểu thuyết lịch sử, chủ yếu tồn tại dạng người kể chuyện dị sự, ở ngôithứ ba Anh ta giấu mặt, không đứng cùng bình diện với các nhân vật lịch sử mà đứngđằng sau “bức màn chính trị, thời đại”, đứng trên nhân vật để kể về câu chuyện lịch sửmột cách khách quan Do đặc trưng về mặt thể loại, người kể chuyện dị sự trong tiểuthuyết lịch sử mang chức năng kể lại và phản ánh câu chuyện lịch sử Người kể chuyện
dị sự trong tiểu thuyết lịch sử thực hiện sự trần thuật khách quan, trần thuật từ ngôi thứ
ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả
Người kể chuyện dị sự với cách kể chuyện điềm đạm, dửng dưng và sử dụng ngônngữ ở dạng trung tính trong thể loại tiểu thuyết lịch sử đã làm cho câu chuyện được kể
và hiện thực được mô tả có tính khách quan cao Do đó, độc giả có cảm giác câuchuyện mà người kể chuyện kể lại rất đầy đủ, chân thật và đáng tin cậy Những gì được
kể ra như là những sự thật đã từng xảy ra trong quá khứ mà người đọc không biết hoặcchưa từng được biết Đặc biệt, trong một số trường hợp, người đọc lại cảm thấy câuchuyện của người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sử đáng tin hơn trong cả chínhsử
Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài đặc biệt Nó đòi hỏi nhà văn phải đảm bảo tínhchính xác của sử liệu Do đó, người kể chuyện dị sự – toàn năng trong tiểu thuyết lịch
sử phát huy được nhiều lợi thế hơn Người kể chuyện dị sự – toàn năng trong tiểuthuyết lịch sử không những đứng cao hơn các nhân vật mà còn đứng cao hơn bạn đọc.Người kể chuyện không bao giờ kể về các biến cố, sự kiện, câu chuyện và nhân vật lịch
sử với thái độ do dự hay hoài nghi Trái lại anh ta tuyệt đối tin tưởng vào bản thân vàkhông cho phép người khác phản bác lại những gì anh ta đã kể
1.1.1.2 Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý
Người kể chuyện trong Tám triều vua Lý là người kể chuyện dị sự – toàn năng, là
người thống lĩnh mọi vấn đề của câu chuyện, anh ta như một nhân vật thượng đế, biếthết mọi chuyện của nhân vật trong truyện kể, anh ta đứng ngoài nhưng lại “lộng quyền”phán xét tất cả mọi vấn đề liên quan đến câu chuyện Anh ta là người điều phối tất cảhành vi, sự kiện, cốt truyện và cuộc đời nhân vật và không bị hạn chế bởi tầm nhìn nhân
Trang 12vật Bởi vì, mọi hành vi của nhân vật điều bị khống chế và kiểm chứng bởi tính chất
toàn năng của người kể chuyện Tám triều vua Lý đã sử dụng phương thức trần thuật
ngôi thứ ba với người kể chuyện dị sự – toàn năng, giấu mặt, không đứng cùng bìnhdiện với các nhân vật lịch sử là người kể chính
Với dung lượng đồ sộ (3509 trang), Bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý mang tínhchất liên hoàn, tái hiện 216 năm trị vì của vương triều nhà Lý, người kể chuyện đã cungcấp cho người đọc toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong của một triềuđại Tuy vậy, người kể chuyện đã không lựa chọn bao quát toàn bộ các sự kiện của mộttriều đại mà chỉ lựa chọn một số sự kiện và nhân vật tiêu biểu, đặc biệt, người kểchuyện chủ yếu xoay quanh cuộc đời của tám vị vua nhà Lý, trong đó, Lý Thái tổ, LýThái tông, Lý Thánh tông, Lý Nhân tông được xem là một trong những vị vua anhminh, tài giỏi lỗi lạc bậc nhất và đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc.Người kể chuyện còn tập trung chủ yếu vào một số sự kiện mang tầm vóc lịch sử như:công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Lý Có thểnói, thời đại nhà Lý là một trong những thời đại oai hùng nhất và có những đóng góp tolớn vào tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc
Với Tám triều vua Lý, nhà văn đã sáng tạo rất nhiều biến cố, sự kiện và nhân vật
lịch sử nhưng nhà văn chỉ để cho người kể chuyện nhấn mạnh vào những vấn đề nổi bật
và cốt yếu Trong Thiền sư dựng nước người kể chuyện nhấn mạnh vào ba sự kiện lớn:
sự lên ngôi của Lý Công Uẩn, Lý Thái tổ dời đô về Đại La và loạn tam vương; trong
Con ngựa nhà Phật, người kể chuyện nhấn mạnh vào hai sự kiện lớn: Lý Thái tông
chăm lo xây dựng đất nước và đời sống của nhân dân, cuộc chinh phạt Chiêm Thành
năm Quý Mão (1044); trong Bình Bắc dẹp Nam với hai sự kiện lớn được người kể
chuyện khắc họa sâu sắc: công cuộc kháng Tống và bình Chiêm của Lý Thánh tông
năm Ất Dậu (1069); trong Con đường định mệnh, người kể chuyện dồn bút lực vào ba
sự kiện chính, đó là: cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), cuộc kháng chiến chốngquân Tống năm Bính Thìn (1076) và quá trình suy vong của nhà Lý vào những nămcuối cùng của vương triều Thông qua những biến cố và sự kiện chính, người kể chuyệnmang quan điểm của tác giả đã lý giải những sự thật lịch sử theo cái nhìn chủ quan củatác giả, theo tư duy của thời hiện đại Nhưng để tạo nên tính khách quan, anh ta phải giả
vờ như không dính líu đến câu chuyện, không bày tỏ chính kiến của mình mà chỉ lặng
lẽ quan sát, dõi theo nhân vật, sự kiện để kể lại câu chuyện một cách trung thực
Trang 13Bằng lời kể của người kể chuyện dị sự, người đọc sẽ lắng nghe được rất nhiều câuchuyện về cuộc đời của các nhân vật Người đọc sẽ được lắng nghe tiếng nói vọng lại từtâm hồn họ, được lắng nghe họ nói với nhau, bày tỏ ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luậncủa mình về người khác Thông qua những cuộc trò chuyện của các nhân vật, người đọc
sẽ nhận biết được rất nhiều điều thú vị về cuộc đời vì nước vì dân của Lý Thái tổ, LýThái tông, Lý Thánh tông, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành; về cuộc đời đầy đam mêquyền lực, tranh quyền đoạt vị của Nguyên phi Ỷ Lan, Đỗ Anh Vũ, Đỗ thái hậu; vềcuộc đời đầy đam mê dục lạc, ái tình của Lê Long Đĩnh, Lý Cao tông, Lê thái hậu; vàcuộc đời hiến mình cho Phật của các vị thiền sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Định Hương, ViênChiếu,…
Người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý không đứng cùng bình diện với
nhân vật lịch sử mà đứng bên ngoài câu chuyện để quan sát, bao quát và thuật lại chongười đọc những gì mình chiếm lĩnh được Với cái nhìn tổng thể, người kể chuyện dị sự
trong Tám triều vua Lý đã bao quát gần như trọn vẹn hiện thực đời sống hết sức chân
thực, sinh động, đa dạng và phức tạp như bản chất vốn có của nó Bằng con mắt baoquát nhưng rất cụ thể, sinh động, người kể chuyện đã bao quát gần như trọn vẹn nhiềumảng hiện thực đời sống hiện thực khác nhau
Với cái nhìn bao quát toàn cảnh, người kể chuyện đã phác họa nên bức tranh sinhđộng về đời sống xa hoa, tráng lệ nơi cung vàng điện ngọc với đầy đủ mọi âm mưu,toan tính, tranh quyền đoạt vị Chúng ta như chứng kiến cảnh tưng bừng của đám rước
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, cảnh nguy nga, tráng lệ của kinh thành Thăng Longhay cuộc chiến đẫm máu của ba vương để tranh ngôi hoàng đế, cảnh tang tóc của kinhthành Thăng Long sau cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), đó còn là cảnh tiêu điều,
xơ xác của cung điện dưới thời Lý Cao tông, Lý Huệ tông,… Nơi đó, còn là nơi nuôidưỡng những tài năng, những tâm hồn thánh thiện, những vĩ nhân của lịch sử nhưngcũng là nơi dung dưỡng những mưu đồ, toan tính, những mầm mống của tội ác Nơi đó
đã sinh ra những con người làm nên lịch sử như Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánhtông… nhưng cũng là nơi sản sinh ra những con người phá hủy lịch sử như Lê LongĐĩnh, Lý Cao tông, Lý Huệ tông, Đỗ Anh Vũ, Lê thái hậu,…Người kể chuyện còn bộc
lộ tài năng quan sát và miêu tả của mình khi dựng lên bức tranh sinh động về nhữngvùng quê với những cảnh sinh hoạt, những phong tục tập quán, những nét văn hóa đầymàu sắc và âm thanh Người đọc sẽ phát hiện rất nhiều điều thú vị về đời sống của
Trang 14người dân nơi thôn ấp, những phong tục cưới hỏi, ma chay của làng xã; những hội hè,đình đám; những hiểu biết về nghề trồng lúa nước, về nghề chăn tằm dệt lụa; hay đócòn là những nghệ thuật dân gian như uống trà, trồng hoa, nuôi chim cảnh,… Người kểchuyện còn phác họa nên bức tranh nhộn nhịp, tấp nập, ồn ào của phố xá với cảnh buônbán sầm uất của cảng Vân Đồn với đủ mọi hạng người và hàng hóa Ở đó, người đọcnhư chính kiến tận mắt hơi thở, nhịp sống hối hả, tấp nập của xã hội và con người đang
sinh sống Ngoài ra, người kể chuyện dị sự trong Tám triều vua Lý còn cung cấp cho
người đọc những mảng hiện thực thảm khốc trong chiến tranh Đó là cảnh tang thươngtrong cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Thái tông năm Quý Mão (1044) và của
Lý Thánh tông năm Ất Dậu (1069), cuộc đánh Tống của Lý Thường Kiệt năm Ất Mão(1075) và cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Tống xâm lược nămBính Thìn (1076)…
Xen lẫn vào mạch truyện chính kể về cuộc đời và sự nghiệp của tám vua triều Lý
là những câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của những nhân vật lịch sử như: LýThường Kiệt, Lý Đạo Thành, Nguyên phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh… Thông qua lời kể,chúng ta có thể biết được cuộc đời đầy đớn đau và tủi nhục về mặc cảm bị hoạn, về tìnhyêu tan vỡ với người vợ Tạ Thuần Khanh của Lý Thường Kiệt Nhưng cuộc đời đầyđớn đau ấy đã hun đúc nên một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của lịch sử Người kểchuyện đứng bên ngoài cuộc đời của nhân vật Ỷ Lan để kể cho chúng ta nghe về sốphận của cô gái hái dâu hương Thổ Lỗi bất hạnh, mồ côi nhưng cũng chính số phận đãđưa cô đến với cuộc sống giàu sang tột đỉnh, để rồi chính nơi lầu son, gác tía hình thànhnên một con người đầy đam mê quyền lực và những toan tính ác độc thâm sâu Saunhững biến cố cuộc đời, sau bức màn chính trị là nỗi ân hận xót xa, những sám hối tội
đồ, người đàn bà ấy trở về với Phật để dung dưỡng tâm hồn với niềm tin mãnh liệt vàođức Phật “Quay đầu lại là bờ”… Tất cả được kể lại bởi một người kể chuyện ẩn tàng
mà không phải là bất cứ một nhân vật nào được tham gia vào các biến cố, sự kiện trongcác câu chuyện của Bộ tiểu thuyết
Tóm lại, người kể chuyện dị sự – toàn năng trong Tám triều vua Lý đã đứng ngoài
câu chuyện, biến cố của câu chuyện Với phương thức trần thuật khách quan, người kểchuyện trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải mang dáng dấp của người kể chuyệntruyền thống khi được nhà văn trao cho vị trí “thượng đế” trong lối kể, trong việc xây dựngnhân vật, thậm chí trong việc “sắp xếp” số phận nhân vật Với phương thức trần thuật như
Trang 15vậy, người đọc có cảm giác như tất cả các sự kiện, biến cố, chi tiết, tình huống trong câuchuyện cũng như số phận nhân vật được người kể chuyện thâu tóm trong ống kính của nhàquay phim, sau đó, trình chiếu cho người xem, làm cho tất cả mọi diễn biến trong câuchuyện như là những thước phim cuộc đời có thật trong lịch sử.
1.1.2 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử và hiện tượng nhường vai trần thuật
1.1.2.1 Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật
Người kể chuyện theo điểm nhìn của nhân vật còn được gọi là trần thuật nhân vật.Theo Stenzel, trần thuật nhân vật là trần thuật của một nhân vật thể hiện những sự kiệncủa câu chuyện khi nhìn qua con mắt của nhân vật “người phản ánh”, ở ngôi thứ ba.Người trung gian trần thuật của trần thuật nhân vật là một người giấu mặt Một trầnthuật của nhân vật thể hiện hành động truyện được nhìn qua con mắt của một nhân vậtphản ánh Trong trần thuật nhân vật, người kể chuyện đẩy nhân vật vào vị trí trung tâm.Tuy không xưng tôi, không lộ diện trực tiếp, nhưng tất cả các sự kiện, biến cố đều đượchiện thực hóa qua tầm quan sát và hành động của nhân vật Đây chính là điểm khác biệt
về hình thức thể hiện của trần thuật nhân vật so với trần thuật của người kể chuyệnđồng sự
Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết đóng vai trò là người trung gian trần thuậtlại với độc giả những điều mà các nhân vật trong tác phẩm quan sát, nhận thức vềnhững nhân vật khác Trần thuật nhân vật có đặc điểm độc đáo nổi bật là đặt một ngườiđược quan sát dưới nhiều tầm quan sát, nhiều cái nhìn của những người quan sát Vì thế
người đọc có thể nhận diện được nhân vật đầy đủ và đa chiều hơn Trong Thiền sư dựng nước, nhân vật Lý Công Uẩn được quan sát bởi rất nhiều nhân vật Trong mắt của
tên bạo chúa Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một người hết mực trung thành “Ta khôngngu dại đến mức đi giết người bề tôi trung dũng như quan điện tiền chỉ huy sứ của ta”[36; tr.46] Thiền sư Vạn Hạnh nhìn thấy được ở Công Uẩn một bậc tướng đế vương,một minh vương thánh đế mà trời đã ban cho nhân dân Đại Việt, cho Đạo Phật và việcxuất hiện của Công Uẩn là để gỡ cho thế nước đang lâm vào cảnh trì bế, nát rối dướithời Lê Long Đĩnh Nhân vật Lê Long Đĩnh, dưới tầm quan sát của rất nhiều nhân vật,
Lê Ngọa triều hiện lên trước mắt người đọc như một tên bạo chúa, một hiện thân củacái ác, một kẻ thù của nhân dân và tội nhân của lịch sử Trong mắt Lý Công Uẩn, LêLong Đĩnh hiện lên như một con quỷ để hút máu nhân dân và biến đất nước trở thành
Trang 16“một nhà tù vĩ đại”, bởi vì “trong cái gương mặt hốc hác là hoàng đế ấy mới có haimươi tư tuổi đời, với bốn năm chấp chính; bằng những hành vi hung hiểm hơn cả loàithú, ông ta tự làm mình già đi tới cả trăm tuổi; và làm cho cả đất nước cũng già theo,xác xơ, héo úa, hoang rỗng đến kiệt cùng” [36; tr.38]; với Lý Phật Mã, đời sống củangười dân rơi vào cảnh khốn cùng, kiệt quệ là do: “Lê Ngọa triều tróc nã người dân đếntận xương tủy” [36; tr.580]; Thiền sư Vạn Hạnh – người nhìn thấy nơi Lê Long Đĩnh làhiện thân của một hôn quân, dâm bôn và độc ác “Vì mấy năm ở ngôi dù chỉ là bốn nămthôi nhưng Lê ngọa triều đã vắt kiệt sức dân để lao vào các thú ăn chơi hoang phí vàđọa lạc” [36; tr.567].
Với hình thức trần thuật theo điểm nhìn nhân vật, người kể chuyện có cơ hội giấumình kỹ hơn trong tác phẩm Đây có thể xem là một thủ thuật của người kể chuyện đểngụy trang cho việc dàn xếp các sự kiện lịch sử cũng như khắc họa chân dung các nhânvật lịch sử theo quan điểm của cá nhân anh ta Nói khác đi, tính chất chủ quan trongviệc giải thích lịch sử đã được khoác tấm áo khách quan nhờ kiểu trần thuật theo điểmnhìn nhân vật Tác giả dường như không áp đặt ý nghĩ, tư tưởng với người đọc về cácvấn đề được đặt ra trong tác phẩm Quyền tự do, dân chủ của người đọc được tôn trọng
Đó cũng là ưu điểm vượt trội của trần thuật nhân vật so với trần thuật của tác giả mà tathường gặp trong nhiều tác phẩm
Bằng việc sử dụng trần thuật nhân vật, người kể chuyện đưa ra những bằng chứngxác thực, đầy thuyết phục về các nhân vật, các vấn đề lịch sử và hé mở phần nào nhâncách, phẩm chất, đời sống nội tâm của chính những con người ấy Thậm chí, người kểcòn giúp người đọc cảm nhận được thái độ của các nhân vật với nhau Ngưỡng mộ ýchí, yêu mến nhân cách và khâm phục tài năng của Lý Thường Kiệt, người kể chuyện
đã để cho nhân vật Lý Đạo Thành có những nhận xét về nhân vật: mặc dù “ông ta xuấtthân từ thái giám song là một một người có nhân cách, có thể nói là đấng trượng phu,một người quân tử” [39; tr.53] và “Thường Kiệt là một trang nam tử khác thường, vừathông tuệ, vừa mang chí lớn của giống đại bàng, nên không thể nuôi nhốt y ở trong lồngnhư một loài chim cảnh Thực thì Thường Kiệt đã tỏ cái chí của bậc trượng phu, cái tàicủa một bậc thượng tướng khiến các bậc lão tướng dạn dày chiến trận cũng không thểkhông nể trọng” [38; tr.105] Nhưng sau cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), Lý ĐạoThành có cái nhìn hoàn toàn khác về Lý Thường Kiệt Lúc này, Thường Kiệt trong mắtông là một người hám danh vọng, khát khao quyền lực vì đã bị vật dục làm mờ nhãn
Trang 17giới Ngược lại, người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật cũng để cho nhân vật LýThường Kiệt có những quan sát, đánh giá về nhân vật Lý Đạo Thành Với Thường Kiệt,
Lý Đạo Thành thật sự là “một bậc sĩ quân tử, khoan nhân, đại độ, không chấp nê Conngười thật là sáng suốt, luôn lấy quốc gia, nòi giống làm quyền lợi tốt thượng Cứ mỗilần nghe ông nói, người ngu thêm sáng, người trí thêm tinh, người mê tỉnh thức” [39;tr.311] Thường Kiệt chợt nhận ra rằng không ai yêu nước hơn Lý Đạo Thành và cũngkhông ai tha thiết vì nền văn hiến Đại Việt như ông ta vì thế ông ấy luôn luôn là tấmgương đạo hạnh cho đời sau
1.1.2.2 Hiện tượng nhường vai trần thuật
Trong Tám triều vua Lý, bên cạnh người kể chuyện dị sự ở ngôi thứ ba kể về các
biến cố, sự kiện và nhân vật lịch sử triều Lý, đôi khi, tác giả lại trao quyền trần thuậtcho người kể chuyện xưng “ta”, tạo nên hiện tượng nhường vai trần thuật
Với kiểu trần thuật phi tác giả, hình tượng người trần thuật được đặt ở ngôi thứnhất Hình bóng nhà văn đã được ẩn giấu đằng sau người kể chuyện Qua người kểchuyện, Hoàng Quốc Hải đã có cơ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm cũng như quan điểmriêng của mình một cách tự nhiên Người kể chuyện đã được tác giả nhân vật hóa đểthực hiện vai trò dẫn truyện và minh chứng cho sự thật lịch sử Người trần thuật ở ngôithứ nhất thường được tác giả gắn với những nhân vật hướng nội, nghĩa là để cho nhânvật tự kể chuyện của mình hoặc kể về những việc liên quan tới mình thông qua độcthoại nội tâm
Trong Tám triều vua Lý, nhà văn đã trao cho nhân vật quyền bình đẳng, được nói
lên những suy nghĩ của mình để bào chữa cho mình trước dư luận lịch sử Với quanđiểm tiếp cận nhân bản, nhà văn đã hướng điểm nhìn trần thuật vào nội tâm nhân vật,khiến việc tạo cho khách thể cũng chính là nhân vật được đầy đặn và đa chiều hơn.Bước vào thế giới tâm hồn của Lý Thường Kiệt, người đọc sẽ nhận ra nơi con người tàinăng lỗi lạc, một dũng tướng lẫy lừng của dân tộc là một con người luôn bị những đớnđau dằn vặt vì buồn tủi, mặc cảm và giận thân Trong lòng Lý Thường Kiệt luôn trỗidậy những kỉ niệm đớn đau mà chàng cố vùi sâu như một nấm mồ chôn trong tâm khảm
để rồi cuối cùng nó “òa vỡ như một chiếc cống sập lúc triều cường”, bão nổi Khi gặplại chàng thiếu niên trên cảng Vân Đồn thì tất cả những kỉ niệm xưa với người vợThuần Khanh tức khắc òa vỡ như một tiếng sét đánh bất chợt, khiến những gì chôn chặttrong lòng đều phơi ra tươi rói trong óc não ông Cuộc đời bất hạnh như dành sẵn cho
Trang 18con người tài ba lỗi lạc này Mười ba tuổi thì cha mất đột ngột trong cuộc tuần thú ở ÁiChâu Mười lăm tuổi lại mất mẹ Hai anh em phải nhờ vào sự chăm sóc của người côruột và chú dượng Tạ Đức Rồi tình yêu đến và cuộc sống hạnh phúc lứa đôi với người
vợ Thuần Khanh, vừa nhan sắc vừa nết na Hạnh phúc tưởng chừng như được bù đắpcho ông nhưng đau đớn thay, tai họa lại ập đến cuộc đời Chỉ vì lòng yêu mến và sự ích
kỷ muốn chiếm hữu của vua Thái tông và hoàng thái tử Lý Nhật Tôn buộc ông phải lựachọn Một bên là tình chồng vợ, một bên là nghĩa vua tôi Thường Kiệt đã chọn vua màlìa bỏ người vợ hiền Đó là điều tàn nhẫn, là góc tăm tối của đời ông không gì có thểbiện minh được Trên đường từ viện tĩnh thân về nhà với mặc cảm bị hoạn, ông vô cùngđớn đau, tủi hổ Khi nhận được lá thư của Thuần Khanh để lại, ông như chết lặng, cảmthấy mình là một thằng đàn ông đê tiện, nhát hèn, nhân cách không bằng mắt cá châncủa Thuần Khanh Đau khổ, ông vội nghĩ đến cái chết nhưng sợ liên lụy đến gia đình,ông đành chấp nhận cuộc đời cay đắng nhưng trái tim ông như tan nát vì mất vợ, mấtcon Thân nam nhi trở nên vô dụng, chẳng khác gì mấy đứa hoạn quan Vì lòng trungthành với vua với nước, ông đã cố ghìm nén lòng mình, coi đây như là số phận đã anbài, cố tìm niềm vui trong công việc Gắn cuộc đời và số phận mình vào sự cường thịnhcủa quốc gia, dân tộc Coi những năm chung sống với Thuần Khanh chỉ là một giấc mơ
đã thuộc về quá vãng Nhưng hình ảnh nàng luôn hiện hữu với một gương mặt oán hờn,mỉa mai “chưa từng thấy người đàn ông nào yêu gia đình vợ con bằng yêu danh vọng”[38; tr.89] Vợ con ra đi ông đã cố quên đi, cố đè nén ký ức không cho nó trỗi dậynhưng nỗi đau ấy luôn rình rập, giày vò ông và có lẽ ông còn phải mang ký ức khổ đaunày cho tới lúc xuống mồ Và nếu như có kiếp sau, thì ông nguyện sẽ trả nợ cho mẹ connàng Chính lòng thương yêu và sự ngưỡng mộ, nhà văn đã trao quyền cho người kểchuyện làm sống lại một vĩ nhân của lịch sử, khiến cho nhân vật một lần nữa được sốngdậy, hành động, suy tư và trăn trở, bước lại những đi trong quá khứ, làm sống lại cả mộttriều đại huy hoàng trong lịch sử
Người kể chuyện đã thâm nhập vào tâm hồn của nhân vật để nói lên tiếng nói của
họ Bởi chỉ có thể nói bằng tiếng nói của nhân vật, suy nghĩ bằng cảm xúc của ngườitrong cuộc, mới thấy hết được cung bậc tình cảm, đi sâu vào mọi ngóc ngách trong tâmhồn con người, từ đó khơi dậy niềm cảm thông sâu sắc của người đọc Điểm nhìn củangười kể chuyện dị sự đã trao hẳn sang cho nhân vật để nhân vật có thể bộc bạch tâm
sự và trải hết nỗi lòng mình với người đọc Trong Tám triều vua Lý, rất ít nhân vật là
Trang 19phụ nữ nhưng mỗi nhân vật của Hoàng Quốc Hải luôn mang trong mình một số phận bithương Họ là những người được sinh ra trong gia đình giàu sang, yên bình và hạnhphúc Nhưng cơn bão táp quét qua cuộc đời khiến họ rơi vào bi kịch Đó là bi kịch củaquyền lực Và họ chính là nạn nhân của bi kịch ấy Cuộc hôn nhân với Ngô Tuấn khiến
Tạ Thuần Khanh hạnh phúc tột cùng “Ở cái tuổi mười sáu nhưng nàng đã biết chămchút cho gia đình, vừa làm vợ, vừa làm chị cùng biết bao nghĩa vụ gia đình, xã hội đètrĩu đôi vai thiếu nữ của nàng” [37; tr.528] Thế nhưng, cơn bão táp quyền lực đã cuốnphăng hạnh phúc của nàng Ngô Tuấn theo lệnh vua phải tĩnh thân và lìa bỏ nàng Nàngngất lịm Nàng phẫn uất và cố gắng chống chọi số phận nhưng sức mạnh nào lớn mạnhbằng sức mạnh quyền lực Nàng đầu hàng số phận và ra đi trong vô định để lại NgôTuấn với những đớn đau cả về thể xác lẫn tâm hồn
Sinh ra trong thế giới vương quyền, lớn lên được làm thái tử phi, chính cunghoàng hậu và làm hoàng thái hậu nhiếp chính, Hoàng thái hậu Thượng Dương đứngtrên đỉnh cao quyền lực Nhưng cũng chính quyền lực đã đẩy bà rơi vào bi kịch cuộcđời Bà bàng hoàng và không còn tin ở mắt, ở tai mình nữa khi nghe chiếu chỉ của vua:
“Bãi chức hoàng thái hậu của Dương thị, tạm giam để kê cứu tội trạng” [39; tr.86].Đang từ trên đỉnh cao tót vời của cuộc sống vương giả, nay tụt xuống đáy địa ngục.Nhớ lại những khoảnh khắc của cuộc đời, bà không khỏi xót xa, ân hận Cũng bởi, xemthường Ỷ Lan và tin tưởng vào khả năng của mình nên cuối cùng bà phải nhận lấy tủinhục Bà nhận ra: “Ở đời không có loại bẫy nào dụ được con người vào tròng một cáchđầy hứng khởi và tận lực dấn thân như cái bẫy quyền lực và quyền lực có khả năng làm
hư hỏng và sa đọa một con người” [39; tr.48] Bằng chứng là sự câu kết giữa Ỷ Lan và
Lý Thường Kiệt để làm nên cuộc chính biến nhằm leo lên chiếc ghế quyền lực Vậynên, bà tự hỏi, liệu Lê Thị Khiết – con bé nhà quê hái dâu hương Thỗ Lỗi, có phải chính
là “kẻ gióng lên hồi chuông báo tử đầu tiên cho triều đại nhà Lý vốn coi là thuần từkhông” [39; tr.102]
Như vậy, hiện tượng nhường vai trần thuật vào bên trong nhân vật, nói bằng tiếngnói nhân vật, nhìn bằng điểm nhìn bên trong tự thân nhân vật, người kể chuyện dườngnhư bị mất đi tiếng nói phán quyết đối với tính cách, số phận nhân vật mà quan trọnghơn cả là nhân vật đã có một đời sống riêng, khẳng định được bản sắc riêng và không bịhòa lẫn vào bất kì nhân vật nào khác
Trang 201.1.3 Chức năng của người kể chuyện trong Tám triều vua Lý
1.1.3.1 Chức năng thuật lại câu chuyện lịch sử
Do đặc trưng về mặt thể loại nên người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết lịch sửđóng vai trò là người thuật lại câu chuyện lịch sử, phục dựng một giai đoạn, một thờiđại lịch sử cụ thể với tất cả những biến cố và sự kiện cơ bản Có thể nói, đây là mộttrong những chức năng cơ bản của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Bởi lẽ,nhà văn ngay từ những ý định ban đầu đã chọn cho mình những sự kiện, biến cố haynhân vật lịch sử làm đề tài trong sáng tác của mình Khi tiếp xúc với tác phẩm, điều đầutiên mà độc giả mong chờ là sự kiện, nhân vật nào, câu chuyện gì được tác giả lựa chọn
để tái hiện, phản ánh, trước khi tìm hiểu ý đồ, tư tưởng, lớp ngữ nghĩa ẩn sâu sau mỗicon chữ mà tác giả hàm ẩn, thông qua người kể chuyện do mình sáng tạo ra muốn gửigắm
Trong Tám triều vua Lý, người kể chuyện dị sự đứng bên ngoài bao quát gần như
toàn bộ những sự kiện, biến cố của câu chuyện Thông qua Bộ tiểu thuyết, người kểchuyện đã phục dựng lại toàn bộ bức tranh hiện thực đời sống xã hội dưới triều Lý trải
qua 216 năm với bao vinh quang, thăng trầm và giông bão Thiền sư dựng nước, là câu
chuyện về quá trình lên ngôi của Lý Công Uẩn diễn ra trong sự ủng hộ của quần thần vànguyện vọng của quần chúng nhân dân Cuốn tiểu thuyết còn là bức tranh nhiều màusắc về công cuộc chấn hưng và xây dựng đất nước của vua tôi nhà Lý, trong đó, việcdời đô từ kinh đô Hoa Lư về Đại La là một sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử tolớn, nó thể hiện tầm nhìn xuyên thiên niên kỷ của vị vua khởi nghiệp nhà Lý Con ngựa
nhà Phật là bức tranh về công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hiến Đại Việt, là
hiện thực chiến trận thảm khốc trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Tháitông năm Quý Mão (1044) Bình Bắc dẹp Nam, kể lại quá trình vua tôi nhà Lý tìm đối
sách bang giao với nhà Tống để rảnh tay đối phó với mặt nam Con đường định mệnh,
cuốn tiểu thuyết có độ dồn nén sự kiện chặt chẽ Với 983 trang sách, người kể chuyện
đã dồn nén thời gian lịch sử kéo dài đến 153 năm với vô vàn hệ sự kiện và biến cố lịch
sử Việc lên ngôi của ấu chúa Lý Nhân tông đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn tronglòng triều đình phong kiến, dẫn đến cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), tạo nên mộtvết nhơ trong lịch sử và nó đã “gióng lên hồi chuông báo tử” đầu tiên cho triều đại nhà
Lý Từ đó, các triều vua tiếp theo như Lý Thần tông, Lý Anh tông, Lý Cao tông tiếp tục
Trang 21trượt dài trên con đường suy thoái không gì cứu vãn dẫn đến diệt vong dưới triều LýHuệ tông
1.1.3.2 Chức năng tổ chức, bao quát hệ sự kiện lịch sử về triều đại nhà Lý
Bên cạnh việc kể lại câu chuyện với đầy đủ những sự kiện, biến cố và nhân vật
lịch sử, người kể chuyện trong Tám triều vua Lý còn mang chức năng bao quát, tổ chức,
lựa chọn, xử lý các cứ liệu lịch sử bằng cách xây dựng, dẫn dắt các tình huống, chi tiết,
xử lý cốt truyện, hư cấu, sáng tạo các sự kiện, biến cố và nhân vật lịch sử Với chứcnăng này người kể chuyện đã giúp Hoàng Quốc Hải hiện thực hóa câu chuyện lịch sử
và truyền tải những ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn
Với khả năng bao quát, người kể chuyện trong Tám triều vua Lý đã rất khéo léo,
tinh tế khi không kể lại toàn bộ bức tranh xã hội thời Lý, không lần theo từng vết châncủa tám vị vua nhà Lý mà người kể chuyện chỉ lựa chọn những sự kiện, biến cố quantrọng nhất có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của họ Đồng thời, những sựkiện và biến cố ấy phải có tính chất quyết định đến sự hưng thịnh, suy thoái hay tiêuvong của một triều đại Tuy nhiên, người kể chuyện cũng không đi sâu vào câu chuyện
về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả tám vị vua mà chỉ tập trung câu chuyện vào bốn vịvua đầu tiên của nhà Lý, đó là Lý Thái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông, Lý Nhân tôngvới nhiều sự kiện và biến cố đặc biệt
Với Thiền sư dựng nước, người kể chuyện đã lựa chọn, sắp xếp các sự kiện tiêu
biểu mang tính khái quát cao theo một trật tự tuyến tính về quá trình lên ngôi và chấnhưng đất nước của vua Lý Thái tổ: cái chết được dự báo trước của hôn quân Lê LongĐĩnh, sự lên ngôi trong hào quang chói sáng của Lý Công Uẩn được quần thần và các vịthiền sư hết lòng ủng hộ, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, nhà vua bước vào công cuộcchấn hưng đất nước với những việc làm cụ thể như phá bỏ các hình phạt hà khắc,khuyến khích phát triển nông nghiệp, công thương nhằm chăm lo đời sống nhân dân,…đặc biệt, biến cố được người kể chú ý nhấn mạnh đó là việc Lý Đức Chính dẹp loạn tamvương để lên ngôi hoàng đế năm Mậu Thìn (1028) Tất cả được tác giả kể lại một cách
tự nhiên làm cho độc giả có cảm giác như các sự kiện đó không rời rạc mà chúng liênkết với nhau thành một hệ thống rất chặt chẽ, logic và sống động
Con ngựa nhà Phật bao gồm nhiều hệ sự kiện kể về công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước của vua Lý Thái tông như khuyến khích phát triển nông nghiệp đặc biệt
là phát triển nghề chăn tằm, dệt lụa; ban hành bộ Hình thư năm Nhâm Ngọ (1042); dẹp
Trang 22loạn Nùng Trí Cao; đối phó với giặc phương Bắc và thảo phạt giặc phương Nam, tiêubiểu là việc Lý Thái tông thân chinh thảo phạt Chiêm Thành năm Quý Mão (1044)
Với Bình Bắc dẹp Nam, người kể chuyện đã phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về
công cuộc trị bình, phát triển đất nước của vua tôi Lý Thánh tông Trong đó, công cuộcchống giặc ngoại xâm là vấn đề cốt lõi Nhà Lý đã xác định: “Cái họa phương Bắc làhọa muôn đời, không bao giờ được quên mà lơi là Lơi là với phương Bắc là mất nước”[38; tr.105] Do đó, muốn giữ gìn được toàn vẹn cương thổ, vua tôi nhà Lý phải có đốisách phù hợp “cương, nhu uyển chuyển và công thủ tùy thời” và sách lược bang giao là
“cận giao viễn công” [38; tr.573] Trong thời điểm hiện tại, Lý Thánh tông đã lựa chọncon đường “Đánh Chiêm Thành để rảnh tay đối phó với mặt Bắc”, cụ thể là cuộc chinhphạt Chiêm Thành năm Ất Dậu (1069)
Với 983 trang sách, Con đường định mệnh đã mang đến cho độc giả những sự
kiện và biến cố về cuộc đời, sự nghiệp của năm vị vua cuối cùng và quá trình suy vongcủa triều Lý Với 762 trang đầu, người kể chuyện đã dựng lên bức tranh về công cuộckháng Tống của quân dân Đại Việt và quá trình chấp chính của vua Lý Nhân tông Với
221 trang còn lại, tác giả kể một cách tỉnh lược tất cả các sự kiện đặc biệt về cuộc đời
và sự nghiệp của bốn vị vua cuối cùng của triều Lý như Lý Thần tông, Lý Anh tông, LýCao tông và Lý Huệ tông
Với Tám triều vua Lý, rất nhiều sự kiện và nhân vật tiêu biểu được tác giả lựa
chọn để bao quát toàn bộ bức tranh về một triều đại vàng son trong lịch sử Tất cả các
sự kiện được chọn lọc đều rất tiêu biểu và trung thành với chính sử Tuy nhiên, trongtừng sự kiện, tác giả đã sáng tạo rất nhiều chi tiết và nhân vật nhằm làm cho những sựkiện ấy hiện lên sinh động hơn, gần với hiện thực hơn Tác giả không chú ý đến nhữngmốc thời gian cụ thể như trong chính sử mà chú ý đến những giá trị và ý nghĩa củanhững sự kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật cũngnhư sự tồn vong của một triều đại Từ đó, người đọc có thể nhận thức rõ hơn về cuộcđời, số phận, nhân cách, đời sống nội tâm của những nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt
là cuộc đời và sự nghiệp của những vị vua anh minh, tài giỏi như Lý Thái tổ, Lý Tháitông, Lý Thánh tông và Lý Nhân tông
1.1.3.3 Chức năng bộc lộ quan điểm lịch sử
Khi sáng tạo nên một tác phẩm bất cứ nhà văn nào cũng mong muốn thể hiện mộtquan niệm, một tư tưởng về cuộc sống, về con người hay bộc lộ quan điểm về chính trị,
Trang 23lịch sử, xã hội Trong tiểu thuyết lịch sử, ngoài hai chức năng cơ bản là chức năng kểchuyện và chức năng sắp xếp các chi tiết, xử lý tình huống, thì người kể chuyện cònmang chức năng lý giải, chiêm nghiệm và dự báo lịch sử Lúc này, người kể chuyệncũng chính là tác giả hàm ẩn bộc lộ những nhận định, đánh giá của mình về các vấn đềtrong câu chuyện
Thông qua những lời nói trực tiếp hoặc những lời nói gián tiếp từ nhân vật, nhữngđoạn dẫn dắt và đặc biệt nhất, thông qua số phận của con người trước những biến cố lớnlao của lịch sử, nhà văn đã thể hiện quan điểm của mình trên tất cả các mặt của đờisống Bên cạnh đó, việc miêu tả những biến động to lớn của lịch sử, những hệ lụy đốivới con người, nhà văn đã thể hiện rõ lập trường của mình về các vấn đề chính trị – xãhội mang tính chất nhân loại và thời đại
Quan điểm về nguồn gốc thành bại của triều đại nhà Lý, về tư tưởng chống giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều
Sự chuyển giao quyền lực một cách êm thấm từ tay nhà Lê sang nhà Lý, đã đưadân tộc thoát khỏi “đêm trường” đau khổ Nhà Lý bắt tay vào công cuộc chấn hưng đấtnước và phục hồi sức dân Lý Thái tổ vốn xuất thân từ cửa Phật nên sớm thấm nhuần tưtưởng của Phật giáo, vì thế, Phật giáo sớm có ảnh hưởng đến đường lối, tinh thần nhântrị của không chỉ Lý Công Uẩn mà còn các vị vua triều Lý khác thông qua đội ngũ tăngquan trực tiếp tham gia đào tạo, tham mưu các công việc triều chính Do đó, sau khi lênngôi, Lý Công Uẩn đã tích cực chăm lo cái ăn, cái mặc và học hành cho nhân dân vớinhững chính sách vô cùng nhân đạo như: tha tô thuế trong ba năm liền (vua Thái tổ tha
tô thuế tới ba lần trong mười tám năm trị vì), khuyến nông, phát triển công thương, tu
bổ và xây dựng chùa chiền làm nơi dạy học,…; trọng dụng người tài và cắt cử họ vàonhững vị trí then chốt của bộ máy nhà nước; hướng xã hội đi vào con đường công bằng,hiếu thiện; đặc biệt, hợp quần là lẽ sống còn của quốc gia Đại Việt… Chính sự dìu dắtsáng suốt và lòng tận tụy vì dân vì nước của một bậc minh quân, tài giỏi – Lý CôngUẩn, đất nước đã dần dần phục hồi và đi vào ổn định Đời sống nhân dân no ấm, đấtnước thái bình, xã hội được xác lập theo quan điểm tam giáo đồng nguyên: Xã hội Nho– Tâm linh Phật – Thiên nhiên Đạo, trong đó, đạo Phật trở thành quốc đạo Nhữngthành quả ấy có được còn do sự giúp rập của các đại lão thiền sư đặc biệt là Thiền sưVạnh Hạnh, của những bề tôi trung thành, tận lực hay đó còn là sự cố kết toàn dân tộc
Trang 24Với các nước lân bang, nhà Lý đề ra chính sách phù hợp, đúng đắn “cương, nhuuyển chuyển và công thủ tùy thời” và sách lược bang giao là “cận giao viễn công” đãgiữ vững nền độc lập, thái bình, thịnh trị lâu dài cho dân tộc trong suốt hơn hai trămnăm Trong những cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc hay những cuộc chinhphạt Chiêm Thành, với sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, vua tôi đồng lòng, nhà Lý đãgiành những chiến công hiển hách, vang dội Những chiến công ấy không những là kếtquả của tài thao lược, sự sáng suốt dùng người của những người ở ngôi cửu ngũ như LýThái tổ, Lý Thái tông, Lý Thánh tông mà còn là tấc lòng trung quân ái quốc của nhữnganh hùng, hào kiệt như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh, Lý Nhật Trung,
Lý Kế Nguyên,…
Từ triều Lý Thần tông, Lý Anh tông, nhà Lý bắt đầu suy thoái nghiêm trọng và sựsuy thoái cùng cực là do thói ăn chơi sa đọa, trác táng của Lý Cao tông Đến đời LýHuệ tông, dân tình loạn lạc, giặc cướp khắp nơi, vua là người nhu nhược, ngu hiền nênkhông có cách nào chấn hưng đất nước Do đó, nhà Lý buộc phải suy vong và sụp đổsau cuộc đảo chính năm Ất Dậu (1225) dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ và Trần ThịDung Nhà Trần lên ngôi, nhà Lý kết thúc sứ mệnh lịch sử Nguyên nhân sụp đổ củanhà Lý được Lý Quang Bật và Lý Long Tường đúc kết qua những dòng suy ngẫm: “nhà
Lý có dấu hiệu suy vong từ thời Lý Thần tông và các triều đại sau đó càng trượt dài vàocon đường u tối Nhân tài ngày một cạn kiệt, các vua lên ngôi trong tuổi ấu thơ, quyềnbính nằm trong tay mấy bà thái hậu ngu hèn, tham ố chuyên tâm cố kết bè đảng củng cốquyền lực, mê đắm dục lạc Các vua lớn lên đều là những kẻ yếu hèn, ngu muội coi đấtnước như vật sở hữu của riêng mình Tới đời Cao tông và Huệ tông, hai cha con nhàvua đều hành đất nước tựa như người xà ích mù giong cỗ xe chở nặng đang lao xuốngdốc với con ngựa dữ cùng chiếc dây cương mục trong tay” [39; tr.942] Quy luật suythoái và sụp đổ của triều Lý nói riêng và của các triều đại tiếp theo hay của một quốcgia dân tộc bất kỳ nào trên thế giới đều bắt đầu từ một quy luật giống nhau nhưng, khácnhau là triều đại đó đã đóng góp những gì cho tiến trình phát triển của dân tộc, điều đó
đã được người kể chuyện đúc kết như sau: “Thật ra sự mất còn của một triều đại tựanhư sự chuyển xoay của thời tiết, với lịch sử của nó chẳng có ý nghĩa gì Duy có điềuđáng bàn là khi tồn tại nó đã làm gì cho dân, cho nước, nó đóng góp được những gì chotiến trình tiến hóa của dân tộc hay nó kéo lùi tiến trình đó lại khiến cho lịch sử phải bậntâm chê trách” [39; tr.983]
Trang 25 Quan điểm về công trạng và tội trạng của các nhân vật lịch sử
Nhân vật trong Tám vua triều Lý được nhà văn khắc họa với những mức độ khác
nhau Với dung lượng gần 3.509 trang sách, trải dài trong 216 năm, nhà văn đã tậptrung bút lực xây dựng nên những bức chân dung sinh động về cuộc đời và sự nghiệpcủa bốn vị vua đầu tiên của triều Lý cùng những đóng góp của họ vào tiến trình pháttriển của lịch sử triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung Lý Công Uẩn là người
có công khởi nghiệp nhà Lý Với những chính sách phù hợp, đúng đắn ông đã thực hiệnthành công công cuộc chấn hưng đất nước và mang lại đời sống ấm no cho nhân dân.Với tầm nhìn chiến lược, Lý Thái tổ còn là người có công trong việc dời đô từ vùng đấtHoa Lư chật hẹp sang vùng đất Đại La rộng lớn với thế “rồng cuộn hổ ngồi” làm trungtâm cho sự phát triển lâu dài của đất nước Đồng thời, ông còn là vị vua đầu tiên đưa xãhội Việt Nam đi vào con đường công bằng, hiếu thiện với chính sách tam giáo đồngnguyên Nho – Phật – Lão, trong đó, đạo Phật trở thành quốc đạo trong suốt hai triều đại
Lý – Trần Lý Thái tông đã tiếp nối truyền thống của vua cha để xây dựng một vươngtriều vững mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự Trong hai mươi sáu năm cầm quyền, LýThái tông đã thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt Sự đạo cũng như sự đời đều pháttriển lành mạnh, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu bền của triều Lý Đếnđời vua Lý Thánh tông, đất nước bước vào thời kỳ cực thịnh Ông không chỉ quan tâmchăm lo phát triển kinh tế mà còn chăm lo đến việc học Với sự giúp rập và sự tận trungcủa hai bề tôi kiệt xuất là Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành, Thánh tông đã chuẩn bịđầy đủ tiềm lực nhằm chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống, đồng thời, bình địnhxong giặc Chiêm Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kình chống giặc phương Bắcvới quy mô lớn Khi Lý Thánh tông băng hà vào năm 1072, Linh nhân hoàng thái hậu
Ỷ Lan nhiếp chính, đã lãnh đạo đất nước giành thắng lợi vang dội trong cuộc chiếntranh chống Tống
Lịch sử phát triển của một triều đại đều tuân theo quy luật tuần hoàn: khởi nghiệp– hưng thịnh – suy vong – sụp đổ và được thay thế bằng một triều đại khác Sự hưngthịnh hay suy vong đều phụ thuộc vào người cầm cân nảy mực, người đứng đầu bộ máynhà nước, người ở ngôi cửu ngũ chí tôn Đúng như Vị sư phó của Khai hoàng vươngtừng đúc kết: “Vua giỏi vua sáng thì dân được nhờ, dân sùng kính Vua tàn bạo thì dânkhổ, nước loạn Nước loạn thì địa vị của vua phải lung lay rồi sụp đổ” [37; tr.512] Vua
Lê Long Đĩnh là một minh chứng cụ thể Để được nắm quyền thống trị, y đã giết chết
Trang 26anh ruột của mình là Lê Trung tông, tự lập làm vua Trong bốn năm trị vì, y đã “biếnđất nước thành một nhà tù vĩ đại, biến cả đất nước thành một pháp trường Dân chúngthì đói khổ, sợ sệt, ly tán không ai còn muốn sống nữa” [37; tr.430] Ngọa triều LêLong Đĩnh mang hình hài một con người nhưng ẩn đằng sau là một con ác thú “Bằngnhững hành vi hung hiểm hơn cả loài dã thú” y đã làm cho đất nước già đi cả trăm năm,
“xác xơ, héo úa, hoang rỗng đến kiệt cùng” Một khi cái ác lên ngôi, kẻ bất nhân vô đạonắm giữ ngôi cao, tránh sao khỏi cái họa diệt vong Chính vì thế, Lê Long Đĩnh – kẻtiêu biểu cho cái ác vừa chết, Lê triều tuyệt diệt ngay Đến triều đại nhà Lý, mọi thànhquả của các tiên đế đã dày công gầy dựng đã bị hủy trong tay Lý Cao tông Bằng nhữnghành vi hoang dâm vô độ, ăn chơi trác táng và ham xây cất cung điện như một thứ bệnhhoạn, Lý Cao tông đã biến đất nước thành một chiến trường vĩ đại Dân tình đói khổ,lầm than “Xác người chết đói nằm gối lên nhau ngoài đường sá, nơi quán chợ Dân oántrăm bề” [39; tr.904] Giặc cướp nổi lên khắp nơi Triều đình hỗn loạn Việc mua quanbán tước và hối lộ nhan nhản khắp nước Cao tông ra đi, tài sản lớn nhất ông để lại chocon là một đất nước suy vi đến cùng cực Lý Huệ tông lên ngôi trong hoàn cảnh đấtnước loạn lạc, các thế lực tranh nhau giành thiên hạ, dân đói ly tán khắp nơi Khắp nướckhông một nơi nào bình yên, kể cả cung vua Vua không làm gì hại dân hại nước nhưngphải gánh chịu những hậu quả do vua cha để lại Nhà vua không đủ tài năng và thiên uy
để điều hành đất nước, yên định trăm họ Vua lại là người yếu đuối, nhu nhược nên đã
bị anh em họ Trần giật dây, để rồi cuối cùng phải chuyển giao quyền lực cho nhà Trầnbằng cuộc đảo chính êm thấm vào năm 1225
1.2 Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý
Đối với một tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, việc lựa chọn một phươngthức tự sự là quan trọng, đặc biệt là việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật Một tác phẩmvăn học phải được kể theo một thức hay một điểm nhìn nào đó Như Iu.Lotman từngkhẳng định: “Hiếm có yếu tố nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây dựng bức tranh thếgiới như điểm nhìn nghệ thuật” [66; tr.454] Trần Đình Sử quan niệm: điểm nhìn là vịtrí và trạng thái của người trần thuật dùng để quan sát và kể chuyện Nó liên kết tác giả,người kể chuyện và người nghe chuyện (người đọc ẩn tàng) và người đọc thực tế thànhmột hệ thống Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đóngười trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm (…) Sự thay đổi của nghệthuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn” [41; tr.113]
Trang 27Khi bàn về chức năng của điểm nhìn nghệ thuật, Manfred Jahn nói: “Điểm nhìnmang ý nghĩa của sự lựa chọn và giới hạn thông tin trần thuật của việc nhìn các sự kiện
và cấu trúc của sự kiện từ điểm nhìn của một người nào đó và của việc tạo ra cái nhìnđồng cảm hay mỉa mai ở người quan sát” [53; tr.41] Điểm nhìn không đơn thuần chỉ sựquan sát bằng thị giác mà điểm nhìn còn gắn với tâm lí, quan điểm, lập trường của nhàvăn, thể hiện quan niệm của nhà văn khi nhìn về cuộc sống đó như thế nào Trong lý
thuyết Tự sự học kinh điển, G Genette đã dùng thuật ngữ tiêu điểm (Focalisation) thay
cho điểm nhìn Và ông đã gắn khái niệm Focalisation với người quan sát và ngườimang điểm nhìn Trong Focalisation, Genette đưa ra ba kiểu: Điểm nhìn bằng khônghay điểm nhìn không tiêu điểm hoặc không có tiêu điểm ưu tiên; điểm nhìn bên tronghay tiêu điểm bên trong và điểm nhìn bên ngoài hay tiêu điểm bên ngoài Như vậy,
điểm nhìn nghệ thuật là “tâm điểm” của Tự sự học, là một vấn đề then chốt của kết cấu.
Đồng thời, điểm nhìn nghệ thuật còn thể hiện và chi phối quan điểm sáng tác của từngnhà văn khác nhau vì: “Điểm nhìn là do tác giả lựa chọn để dẫn dắt câu chuyện”
1.2.1 Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự với khả năng lý giải các vấn đề lịch sử
Điểm nhìn là vị trí, điểm quan sát của người kể chuyện chọn để nhìn hiện thực và
kể lại câu chuyện của mình (chứng kiến hoặc chiêm nghiệm ) cho người đọc Khi tiếpxúc với tác phẩm văn học, người đọc sẽ được dẫn dắt từ một hay nhiều điểm nhìn nhất
định Người kể chuyện trong Tám triều vua Lý là người kể chuyện ở ngôi thứ ba, anh ta
đứng bên ngoài để quan sát và kể lại câu chuyện Vì vậy, trước hết điểm nhìn trong
Tám triều vua Lý là điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả hàm ẩn Ngoài ra, trong Tám triều vua Lý có hiện tượng nhường vai trần thuật làm xuất hiện hình tượng người
kể chuyện đồng sự Tác giả còn sử dụng phương thức trần thuật nhân vật Do đó, tácphẩm có sự phối kết nhiều loại điểm nhìn: điểm nhìn của người kể chuyện dị sự, điểmnhìn của nhân vật và sự di chuyển điểm nhìn đến nhân vật Tất cả tạo nên sự đa dạnghóa điểm nhìn trong việc lý giải các vấn đề lịch sử nhà Lý cũng như số phận nhân vật.Ngoài ra, với một diện nhìn rộng, người kể chuyện có thể bao quát hầu như toàn bộ bứctranh về mọi mặt của đời sống xã hội trong những đặc trưng về kiến trúc, văn hóa, sinhhoạt và con người… khiến cho người đọc có một hình dung đầy đủ và sắc nét về xã hộilúc bấy giờ
Điểm nhìn của tác giả trong Tám triều vua Lý được thể hiện gián tiếp qua điểm
nhìn của người kể chuyện dị sự Với điểm nhìn này, người kể chuyện đã thể hiện cái
Trang 28nhìn toàn tri về đời sống, văn hóa xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của xã hộiĐại Việt trong 216 năm dưới triều đại nhà Lý Đặc biệt, người kể chuyện còn tái hiệnlại những sự kiện, biến cố to lớn và những hệ lụy của nó tới lịch sử và đời sống conngười trong lòng xã hội phong kiến Do đó, hầu hết các sự kiện, nhân vật lịch sử trongtác phẩm đều được nhìn nhận và khắc họa qua điểm nhìn này
Mọi sự miêu tả và trần thuật trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từmột tọa độ nhất định trong không gian và thời gian Điểm nhìn trần thuật chi phối việc
tổ chức không gian và thời gian trong tác phẩm Sự di động điểm nhìn tạo nên nhữnggóc quét, những mảng không gian và thời gian khác nhau Sự phối hợp và dịch chuyểnđiểm nhìn trần thuật đã tạo nên sự xáo trộn và đan cài các lớp không gian Để định vịcác tọa độ không gian, con người thường hay đặt nó trong tương quan đối lập Đó là sựđối lập giữa các phạm trù: rộng – hẹp, gần – xa, bên trong – bên ngoài,… Sự định vịkhông gian không những bằng vị trí mà còn bằng tính chất các loại không gian nhưkhông gian yên tĩnh – ồn ào, không gian đời tư – chiến tranh,…
Trong Tám triều vua Lý, bằng con mắt quan sát tinh tế, sự bao quát tuyệt vời cùng
một trí tưởng tượng, sự sáng tạo phong phú, nhà văn đã dần dần phác họa nên nhữngbức tranh sinh động trong đời sống xã hội lúc bấy giờ Nhà văn như nhà quay phim tài
ba, với những thước phim sinh động đã dựng nên những mảng đời sống hiện thựckhông ngừng được mở rộng, thu hẹp, nhìn xa, nhìn gần một cách linh hoạt
Toàn bộ khung cảnh trong Tám triều vua Lý là sự đối lập giữa hai mảng hiện thực:
đời sống quyền quý, xa hoa nơi cung vàng điện ngọc đối lập với đời sống giản dị, yênbình nơi thôn ấp; hiện thực đời sống thanh bình, thịnh trị đối lập hiện thực tàn khốctrong chiến tranh Thế giới nghệ thuật mở ra trong Bộ tiểu thuyết tràn ngập những ngộtngạt, chật hẹp của chốn cung đình Với góc nhìn này, người kể chuyện đã dựng nên bứctranh về cung điện của các hoàng hậu, phi tần, cung nữ,… và không gian cung cấm.Cung điện nguy nga, lộng lẫy với bao kẻ hầu, người hạ của các bà thường tĩnh lặng Vì
ở đó, ta bắt gặp những mảnh tâm trạng cô đơn, cô đơn đến rợn ngợp của những conngười sống chỉ cốt mua vui cho lạc thú của hoàng thượng, sống nhờ vào ân sủng củaNgười Đối lập với không gian cung cấm là không gian cấm thành rộng lớn, náo độngnhưng ngột ngạt với những con người phải sống giấu mình, phải sống giả tạo với nhữnglời xu nịnh, phải đối đầu với những mưu mô xảo quyệt, tranh giành quyền lực, hãm hại
lẫn nhau với nhiều biến động dữ dội như: loạn tam vương trong Thiền sư dựng nước,
Trang 29cuộc chính biến năm Quý Sửu (1073), cuộc trả thù của Đỗ Anh Vũ, cuộc tranh giành
ngôi hoàng thái tử của Đỗ thái hậu, cuộc đảo chính của Trần Thủ Độ trong Con đường định mệnh Đối lập với đời sống hoàng cung thâm nghiêm, huyền bí là đời sống giản dị,
yên bình nơi thôn ấp Không gian đó được mở rộng với tất cả sự sôi động của nhịp sốngcon người nơi đây: không khí làm việc sôi động của dân làng hương Tam Sơn trongnhững ngày đi phá rừng lập phủ của hoàng thái tử Lý Phật Mã, những lễ hội của làng
Xuân Phương, hay khung cảnh náo nhiệt trong đám cưới của cu Sắn trong Thiền sư dựng nước; không khí nhộn nhịp, sôi động của trại dâu tằm đối lập với không khí tĩnh lặng của làng Trích Sài ven sông Tô Lịch trong Con ngựa nhà Phật; không gian tĩnh lặng, dân dã của hương Thỗ Lỗi trong Bình Bắc dẹp Nam…
Tầm nhìn của người kể chuyện phóng ra xa để thu vào tác phẩm những cảnhtượng kỳ vĩ của non sông đất nước Đó là những vùng biên ải xa xôi như Lạng Châu, lộHải Đông, cửa Tam Trĩ, Mũi Ngọc, đảo Minh Châu, Đảo Sen, vùng kinh tế trọng điểmcủa cả nước với cảng Vân Đồn… Nhưng đôi khi, tác giả lại thu tầm nhìn về gần hơn đểngười đọc được chứng kiến cảnh dân kinh đô Đại La đón mừng vua Lý Thái tổ, cảnhtiễn đưa hoàng thái tử Lý Phật Mã đi mở phủ, cảnh xuân lúc Nguyên phi Ỷ Lan sinhhoàng thái tử Lý Càn Đức, cảnh hoành tráng của kinh thành Thăng Long khi tiễn đưa
và đón mừng vua Lý Thánh tông thắng trận trở về Đối lập với cảnh sôi động, nhộnnhịp là cảnh tang thương của kinh thành Thăng Long sau cái chết oan ức của Hoàngthái hậu Thượng Dương và bảy mươi hai cung nữ, hay đó còn là cảnh đám tang đauthương của Thái sư Lý Đạo Thành, cảnh điêu tàn, loạn lạc của kinh đô Thăng Longdưới thời Lý Cao tông, Lý Huệ tông Ngoài ra, người kể chuyện còn hướng máy ảnh ra
xa nhằm thu vào tầm mắt không gian rộng lớn, hoành tráng của hiện thực chiến tranhvới những chiến công kỳ vĩ của vua tôi nhà Lý: những cuộc dẹp loạn người man, nhữngcuộc chinh phạt Chiêm Thành, những cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.Tất cả được tác giả tái hiện một cách rất trọn vẹn, chân thực và sinh động
Tóm lại, điểm nhìn không gian của người kể chuyện trong tác phẩm di động theo
hướng: nhìn cận cảnh, nhìn mở rộng trong Thiền sư dựng nước, nhìn rộng, nhìn xa và
mở rộng trường nhìn trong Con ngựa nhà Phật và Bình Bắc dẹp Nam và nhìn cận cảnh trong Con đường định mệnh Sự vận động điểm nhìn theo hướng này phù hợp với quá
trình khởi nghiệp – chấn hưng – hưng thịnh – suy vong của triều Lý
Trang 30Bên cạnh việc tái hiện lại không gian lịch sử triều Lý dưới nhiều góc độ, người kể
chuyện còn giúp người đọc hướng vào điểm nhìn thời gian của Bộ tiểu thuyết Với Tám triều vua Lý, người kể chuyện đã đưa người đọc ngược dòng về quá khứ để sống lại
trong không gian lịch sử dưới triều đại nhà Lý kéo dài hơn hai thế kỉ (từ năm 1010 đến1225) Nhiều mốc thời gian lịch sử, sự kiện xuất hiện thường xuyên Thời gian truyệnđược chỉ dẫn trực tiếp lẫn gián tiếp Tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải thường nêu bật
các mốc thời gian tuyến tính gắn với sự kiện lịch sử Thiền sư dựng nước đã dẫn người
đọc ngược dòng tìm về lịch sử Việt Nam những năm cuối cùng của triều đại nhà Tiền
Lê và quá trình khởi nghiệp của triều đại nhà Lý Người kể chuyện đã giúp người đọcsống lại những năm tháng thăng trầm trong lịch sử với sự tàn bạo của bạo chúa Lê LongĐĩnh, những khoảnh khắc vinh quang của dân tộc với niềm tự hào về kinh đô Thăng
Long – nơi “tụ khí nghìn năm” Với Con ngựa nhà Phật, người đọc sẽ được đắm mình
trong không khí sôi động của công cuộc chấn hưng và phát triển nền văn hiến Đại Việt,sống lại những thời khắc oai hùng, oanh liệt của vua tôi Đại Việt trong cuộc bình
Chiêm năm Quý Mão (1044) Đến với Bình Bắc dẹp Nam, chúng ta sẽ nhận ra toàn bộ
bức tranh sinh động về công cuộc phòng và chống giặc ngoại xâm của vua tôi Lý Thánh
tông Và Con đường định mệnh, người kể chuyện giúp người đọc có thể đứng từ góc
nhìn thời đại ngày nay để nhìn về quá khứ nhằm hiểu thêm về cuộc đời và quá trìnhchấp chính của năm vị vua cuối cùng của nhà Lý với nhiều sự kiện lịch sử kéo dài gần
153 năm
1.2.2 Điểm nhìn bên trong gắn với lời tự bạch của nhân vật
Bên cạnh điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả hàm ẩn, nhà văn còn xây dựng
và chuyển giao điểm nhìn cho các nhân vật của mình Khi ấy người kể chuyện đã mất
đi vai trò “toàn năng” do đã trao điểm nhìn cho nhân vật, và nhân vật lại soi rọi mọi sựkiện, tình huống bằng cái nhìn nội tâm tự thân anh ta Lúc này, người kể chuyện đãhướng từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong nhân vật để nhân vật có thể tựcảm xúc, đánh giá, nhận xét, bộc lộ về chính bản thân mình hoặc các hiện tượng bênngoài nó Đó là kiểu nhân vật tâm lý, nhân vật tính cách Do đó, cả người kể chuyện ởngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba, hàm ẩn đều có thể thực hiện được điểmnhìn bên trong Nếu ở điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đứng ngoài quan sát câuchuyện mà không hề bình luận hay bày tỏ quan điểm một cách trực tiếp mặc dù đằngsau cái “bên ngoài” đó là tâm lý, là tính cách của nhân vật, thì ở điểm nhìn bên trong
Trang 31cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, cả nhân vật và người kểchuyện đều có thể xướng ngông và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách trựctiếp.
Với điểm nhìn bên trong, nhân vật có khả năng bộc lộ hết chiều sâu tâm hồn, cũngnhư trình bày những quan điểm của mình về mọi mặt của đời sống và con người Việckhắc họa tính cách nhân vật Lý Công Uẩn là một thành công đáng kể của Hoàng Quốc
Hải Lý Công Uẩn hiện lên trong Thiền sư dựng nước là một bậc minh quân, tài giỏi
đồng thời là người thương yêu dân hết mực, suốt cuộc đời tận tụy vì sự hưng vong củatriều đại, vì đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân, vì sự trường tồn của dân tộc.Ngồi trên đỉnh cao của quyền lực nhưng nhà vua luôn giữ được một tấm thân trongsạch, một trái tim nhân ái, Người thường tự nhủ: “Tâm nguyện của bá quan và trăm họkhi tôn ta lên ngôi cửu ngũ là mong ta đem lại cho dân, cho nước sự an lạc và giàuthịnh, chớ đâu họ có ý đặt ta vào ngôi vị ấy để thụ hưởng dục lạc” [36; tr.111], và lờirăn dạy của Thiền sư Vạn Hạnh luôn nhắc nhở Người suốt đời không bao giờ dámnguôi quên “Đạo làm vua phải lấy nước làm trọng Nước phải lấy dân làm trọng Vìkhông có dân chẳng những không có nước còn kể gì đến vua” [36; tr.255] Cuộc đờiông, sinh ra là để hiến mình cho sự nghiệp của đất nước, là để gỡ cho thế nước đanglâm vào trì bế, nát rối Tính mệnh ông là tài sản vô giá của Đại Việt Sứ mệnh lịch sử đãtrao cho ông trong thế giới này “là phải làm cho dân sinh được no ấm, dân trí được khai
mở, dân tâm được yên thịnh, xã hội được thái bình, cái thiện được ở ngôi” [36; tr.257]
Để thực hiện sứ mệnh ấy, nhà vua đã ra sức chấn hưng đất nước với những việc làmnhân đạo chưa từng có trong lịch sử cổ kim Thế nhưng, nhà vua luôn tự dằn vặt, trăntrở và trách cứ bản thân vì không làm được nhiều hơn cho nước, cho dân: “Trong nămnăm qua chưa bao giờ ta dám ngủ trọn đêm, chưa bao giờ dám nghĩ đến sự thụ hưởngphú quý mà phải lo trả cái ơn tri ngộ cho muôn dân”, để rồi buông tiếng thở dài bất lực:
“Ta không biết làm gì để chống lại các điều bất hạnh, cũng chẳng có pháp thuật gì đểgiữ mình ngoài các việc lo cho dân, cho nước để dân no ấm và họ tự giữ lấy nhà, giữlấy nước Ngoài việc giáo hóa nghiệp thiện cho dân và hoằng dương Phật pháp, để dângiữ Đạo, ta chẳng biết làm gì hơn nữa” [36; tr.115]
Đặt điểm nhìn vào bên trong nhân vật, người kể chuyện để cho nhân vật tự suy tư,trăn trở, những cuộc đấu tranh nội tâm để kiếm tìm giá trị đích thực của cuộc sống Đó
là cuộc hành trình tư tưởng đầy khó khăn và dường như chỉ có sự trải lòng trong tâm
Trang 32hồn vị vua này, người đọc mới có thể khai phá những ẩn số bên trong nhân cách và sựnghiệp của ông Là người xuất thân từ cửa Phật, việc lên ngôi lại được sự giúp rập củacác vị thiền sư lỗi lạc, vì vậy, với ông “chùa không những là nơi dìu dắt đạo lý, tâm linhcho bách tính, mà còn là trường học, là nơi khai trí, rèn đức cho trẻ nhỏ; biết đâu nhântài chẳng từ đó mà ra” [36; tr.256] Do đó, ông đã cho tu bổ và xây dựng rất nhiều chùachiền trong cả nước nhằm xây dựng sự trường cửu cho quốc gia, dân tộc Nhưng ngườiđời không hiểu ông, bá quan và quần chúng nhân dân không hiểu ông Đó là nỗi khổtâm luôn day dứt, đè nặng trong lòng ông Tuy nhiên, vì sự hưng vong của nền văn hiếnĐại Việt, ông đã bỏ ngoài tai tất cả những bài xích ấy “Nếu đương thời vì mù quángkhông hiểu ta, hậu thế vì cố chấp mà không hiểu ta, do đấy lịch sử coi ta như một kẻ mêmuội cuồng si Phật pháp, thì kệ thây cái thứ lịch sử mù lòa ấy” [36; tr.257] để đi vàocon đường hành hóa, và rồi cuối cùng ông nhận ra chân lý: “Nước là nhân của đạo, đạo
là hồn của nước, chúng dân là nhựa sống của hai thứ đó” [36; tr.625] Khi nhìn lại cuộcđời chinh chiến, nhà vua chợt nhận ra rằng “Quả thật việc ta thân chinh như vậy, cũnghơi nhiều”, nhưng việc chinh chiến không phải vì tham vọng quyền lực, không phảimuốn bành trướng lãnh thổ cũng không phải là “một ông vua hiếu chiến, đa sát mà chỉmuốn ra uy trong bốn cõi, khiến những kẻ manh tâm bạo loạn phải ngừng tay, để ôngbình ổn xã hội Xã hội mà không bình ổn thì làm sao mà định được dân tâm Dân tâm
đã không định thì làm sao mà hành đạo được” [36; tr.316] Đi sâu vào nội tâm nhân vật,
ta mới cảm nhận được hết nỗi lo âu, sự trăn trở về sự hưng thịnh, trường tồn của nước,
sự bình ổn của xã hội và đời sống tâm linh của dân tộc của một vị vua suốt đời hiếnmình cho dân, cho nước và cho Đạo Với sự phối kết điểm nhìn trong việc lý giải nhânvật lịch sử một cách tài tình, người kể chuyện đã khắc họa bức chân dung hoàn mĩ vềmột nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đúng như cụ Phan Bội Châu đã vinh danh “LýCông Uẩn là vị Tổ Trung hưng thứ nhất của nước ta”
Lý Phật Mã – Con ngựa nhà Phật – suốt đời hoằng dương Phật pháp, tải đạo đi
khắp thiên hạ Bằng cách để cho nhân vật người kể chuyện tự do bộc lộ đời sống nộitâm, phơi bày những ý nghĩ thầm kín trong tâm hồn, để nhân vật tự phân thân và đốithoại với chính mình, với những đấu tranh dữ dội, sự giằng xé nội tâm người đọc mớicảm nhận được hết tấm lòng nhân ái, bao dung của vị vua này Do ảnh hưởng của đạoPhật và sự huấn dỗ của vua cha, Lý Phật Mã thật sự là một vị vua có tấm lòng baodung, nhân hậu Khi vua cha băng hà, biết được mưu đồ phản loạn của mấy người em
Trang 33Ông vội vàng tổ chức việc phòng giữ cung cấm, rồi cho gọi các tướng tá bộ hạ củamình vào bàn cách đối phó Nhưng là người nhân hậu, chí hiếu, ông không muốn giữalúc vua cha băng hà, anh em một nhà lại quay ra xung đột, tranh giành quyền lực vớinhau, đau lòng với ngổn ngang trăm mối, nhà vua cảm giác như một cơn ác mộng “Cóphải đức ta bạc hay kiếp trước ta mắc vào nghiệp chướng, nay ta phải trả nghiệp đây”,
do dự, chần chừ “Bây giờ ta tính sao đây… Chẳng nhẽ mở đầu cho triều đại Thái tônglại là cái chết của ba người anh em ư? Nếu vậy, ta sẽ mắc tội bất nghĩa vì giết em, lạimắc tội bất hiếu vì không nghe lời tiên đế đã căn dặn lúc sinh thời” [36; tr.642], lòngbuồn trĩu nặng, Lý Thái tông cảm thấy tim mình tan nát vì phải làm một việc tựa nhưcắt đi một phần máu thịt mình “Trị tội các người có khác nào tay phải cầm dao chémvào tay trái” Thế nhưng, lòng nhân ái, tình huyết thống đã chiến thắng tất cả Mặc dù,
ba vương làm rối kỷ cương phép nước, vua Thái tông vẫn khoan hồng, đại lượng tha tội
và cho họ giữ lại chức tước như cũ Việc tha cho Nùng Trí Cao khi y làm phản là mộtdấu chấm hỏi rất lớn trong lịch sử, bởi lẽ, các sử gia đời sau không sao hiểu nổi ý đồ
của tiền nhân Đến với Con ngựa nhà Phật, khi người kể chuyện đặt điểm nhìn vào bên
trong nhân vật, để nhân vật tự bộc bạch, tự nói lên lời giải thích cho chính hành độngcủa mình “Thật lòng ta cũng không muốn giữ cái giống phản phúc ấy lại làm gì Song
ta muốn dùng y vào một thế cờ lớn” [37; tr.582], người đọc mới nhận ra ý nghĩa đíchthực của một nhân cách cao thượng và một vị vua có tài “kinh bang tế thế” với một sởnguyện, một tâm nguyện cao nhất là làm cho quốc gia trở nên yên thịnh, hùng cường.Tấm lòng nhân ái bao la của Người không chỉ dành cho con dân Đại Việt mà còn cho cả
kẻ thù Trong cuộc bình Chiêm, ông thu được thắng lợi lớn, chém được đầu vua Chiêmnhưng lại ra lệnh cho tướng sĩ và quân lính không được tàn sát nhân dân “Kẻ nào còn giếtbậy người Chiêm, sẽ bị tội chém bêu đầu” [37; tr.701] Tấm lòng nhân đạo của nhà vuađược Sử gia Ngô Sĩ Liên đã đề và nhận định: “Lòng này của vua tức như lòng của Thái
Tổ nhà Tống, ngôi truyền được lâu dài là phải lắm” [61; tr.189]
Cả cuộc đời chinh chiến với những chiến công vang dội và lo toan những bộn bềcủa đất nước Những tưởng, vua sẽ rất vui vẻ và sung sướng với những thành tựu củađời mình Nhưng trên những chặng đường ấy, vô tình Người đã gây nên bao điều lầmlỗi, phải mang di hận về sau Việc bắt ép Lý Thường Kiệt tự yêm để thử thách lòngtrung là một việc làm thất nhân tâm, việc bắt ép nàng Mỵ Ê hay vô tình giết vua Sạ Đẩu
là hành vi của kẻ hung bạo… tất cả những hình ảnh ấy luôn ám ảnh tâm trí của Người
Trang 34Đó là góc khuất, là khoảnh khắc tự vấn, tự nghiệm, tự phán xét và sám hối của conngười kiệt xuất trong lịch sử nhà Lý Chỉ có thể đặt điểm nhìn vào tâm lý nhân vật,người kể chuyện lách ngòi bút mô tả tâm lý vào tầng sâu nhất trong con người của Tháitông mới thấu hiểu, chia sẻ với ông những cung bậc cảm xúc phức tạp của con ngườitrước những biến cố cuộc đời.
Bằng cách để cho nhân vật người kể chuyện tự do bộc lộ đời sống nội tâm, phơibày ra những ý nghĩ thầm kín trong tâm hồn, nhà văn đã gửi gắm điểm nhìn, gửi gắmnhững tư tưởng, quan điểm về lịch sử và con người nơi người kể chuyện Qua đó, thấyhết được sự thống nhất trong điểm nhìn của người kể chuyện và tác giả Song khôngbao giờ có sự trùng khít hoàn toàn giữa thái độ người kể chuyện đối với câu chuyệnđược kể lại với quan điểm của tác giả
1.2.3 Sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải nhân vật lịch sử
Đa điểm nhìn trần thuật là cùng một sự việc hay một nhân vật có rất nhiều điểmnhìn soi chiếu vào, trong đó điểm nhìn của người kể chuyện hay tác giả cũng chỉ bìnhđẳng với điểm nhìn của các nhân vật khác trong truyện
Từ một điểm nhìn bao quát, tùy vào sự kiện, diễn biến, tình huống của câuchuyện, người kể chuyện sẻ chia điểm nhìn cho các nhân vật, khiến mỗi nhân vật có cáinhìn riêng về đối tượng mình cần phán xét, nhờ đó đối tượng hiện lên trong một khônggian ba chiều hoàn hảo, và dưới sự soi rọi của mỗi nhân vật, đối tượng được phán xétkhông hoàn toàn giống nhau, có khi là trái ngược Lý Thái tông dưới sự quan sát củacác nhân vật trong tác phẩm, hiện lên đa chiều kích, đầy đủ và sinh động hơn Qua sựquan sát và đánh giá của Mai Mạnh Minh – người bề tôi trung thành, người bạn tâmgiao, người anh vợ đáng kính thì Lý Phật Mã hiện lên là một con người tuấn tú, tướngmạo đàng hoàng, học hành thông tuệ lại sống giản dị, hòa nhập với mọi người, khiến ainấy đều cảm mến vì dễ gần Ở ngôi cửu ngũ Lý Thái tông là một vị vua đại trí, có tầmnhìn xa trông rộng lại có tính nhân ái bao dung Sau loạn tam vương, với những hànhđộng nhân đạo khiến phu nhân Khai Quốc Vương phải thừa nhận việc làm của nhà vuađều xuất phát từ cái tâm hiếu thiện, từ tấm lòng bao dung, rộng lượng Dưới mắt củaThiền sư Định Hương, Lý Thái tông tỏ rõ là người vừa thận trọng vừa nhân ái, tinh tếnhưng không kém phần quả đoán Trong quan hệ vợ chồng, với Mai hoàng hậu, Tháitông là người chồng mẫu mực, đáng kính bởi lẽ, tuy ở địa vị quân vương nhưng Tháitông luôn tỏ một sự tương thân tương kính, chứ không ỷ thế thượng tôn Sau những
Trang 35chặng đường của lịch sử, nhìn lại cuộc đời của vua cha, Lý Thánh tông rút ra kết luận:
“Suốt cuộc đời của phụ hoàng, người chỉ làm có hai việc lớn Việc thứ nhất là lo chodân nước được yên thịnh, ấm no Việc thứ hai là lo cho nền đạo thống nước nhà ngàycàng tinh tấn, dân nước mọi người, mọi nhà đều được đuốc tuệ của nhà Phật rọi soi tới”[37; tr.158]
Để có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Thái tông, người kểchuyện đã hết sức khéo léo và tinh tế khi trao điểm nhìn cho các nhân vật nữ như TạThuần Khanh, nàng Mỵ Ê Khi tai họa ập xuống gia đình bé nhỏ của Tạ Thuần Khanh,nàng đau đớn, quên cả sợ hãi và tuân phục cái con người mà mọi người thường gọi làchính nhân quân tử, minh quân, là thiên tử Trong lòng nàng, giờ đây, ông ấy hiện lênchỉ là kẻ đa dâm và ích kỷ Một con người mở mồm ra là nói đạo lý nhưng danh chínhngôn thuận, một lúc ông ta lập sáu bà vợ, cùng hàng chục cung tần, mỹ nữ để mặc sứcdâm bôn, dục lạc suốt ngày đêm Con người ấy, ngồi trên ngai vàng với những hành viđộc ác, bẩn thỉu nhằm che giấu cho sự dối trá trắng trợn nhất, tàn bạo nhất Chỉ vì sự ích
kỷ, thỏa mãn cho bản thân và con trai mà ông ta đành tâm chia cắt hạnh phúc nhỏ bécủa nàng Nàng đau khổ tột cùng khi phải sống giữa bầy lang sói mà con sói hùng mạnhnhất lại chính là người đang ở ngôi cửu ngũ Với Mỵ Ê, người vợ của vua Sạ Đẩu – vuanước Chăm pa, Thái tông cũng chỉ là một tên bạo chúa với những dục vọng đớn hèn.Nghĩ rằng nhan sắc của mình đã lọt vào mắt vua nước địch Lòng thù hận choáng lấyngười nàng Với lòng tự tôn dân tộc, đau đớn vì mất nước và mất chồng, nàng nguyền rủađộc địa “Nhân quả xoay vần rồi ngươi sẽ biết Kẻ sát phu hiếp phụ, dù có đắp đầy sonphấn giả trang, vẫn cứ phải phơi bộ mặt thật ra trước thanh thiên bạch nhật” [37; tr.719].Bên cạnh điểm nhìn của người kể chuyện còn là điểm nhìn từ các nhân vật Đó cóthể là lúc nhân vật tự soi chiếu vào chính bản thân mình hoặc tách riêng ra để khám phácác nhân vật khác và để các nhân vật khác soi rọi vào mình Điểm nhìn khách quan củacác nhân vật tập trung vào một nhân vật là một điểm rất độc đáo được nhà văn thể hiện,
từ đó tạo một cái nhìn đa diện, muôn màu muôn vẻ tới một nhân vật vốn gây nhiềutranh cãi trong lịch sử Cô gái hái dâu hương Thổ Lỗi – Lê Thị Khiết, một bước lênmây trở thành Nguyên phi, Thần phi, hoàng thái phi cuối cùng trở thành Linh nhânHoàng thái hậu Một nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi trong lịch sử với nhiều đánh giákhen chê khác nhau Trong tác phẩm, với cái nhìn cảm thông sâu sắc cho số phận củangười phụ nữ đứng trước cơn bão của danh vọng và quyền lực, tác giả đã để cho nhiều
Trang 36nhân vật khác nhau đánh giá về nhân vật với những cái nhìn khác nhau Từ đó, tác giảgiúp người đọc có thể đi sâu khám phá con người bên trong của nhân vật, làm cho nhânvật Ỷ Lan hiện lên trước hết là con người của đời sống, sau đó mới là con người củahuyền thoại, của lịch sử Ỷ Lan – cô gái mồ côi Lê Thị Khiết, người đã nối dòng đạithống cho nhà Lý, người mà Lý Thánh tông hết mực sủng ái Với Thánh tông, Ỷ Lan làngười có cái tâm trong sáng, thông minh, ham học hỏi, khiêm nhường và hướng thiện
và có lòng độ lượng, vị tha Hơn thế nữa, Ỷ Lan còn là “một người trong sáng, trungthực không có ý niệm về câu kết bè cánh, không cậy mình sinh được hoàng nam, không
tự phụ mình có con kế vị Nàng đúng là một người đàn bà đức hạnh” [38; tr.583] Vớitình yêu và sự tin tưởng vào tài năng và đức độ của Ỷ Lan, nhà vua đã mạnh dạn traoquyền lưu thủ kinh sư cho bà khi ông đi chinh chiến Đó là một quyết định chưa từng cótrong lịch sử dân tộc, bởi lẽ, trong lịch sử các triều đại chưa có tiền lệ cho phi tần can
dự vào việc triều chính Cuộc kinh dinh vô tiền khoáng hậu của Ỷ Lan làm hương danhcủa bà vang dội khắp nước, từ các bậc quan cao chốn triều trung đến các bậc tôn trưởngtrong hàng giáo phẩm đều thừa nhận bà có tâm, có đức kể cả có tài nữa Từ các bậc nho
sĩ đến nho sinh đều tôn bà là người biết nhìn xa trông rộng Đặc biệt, với dân nghèo từkinh sư đến các trấn, lộ kể cả nhiều nơi bà chưa đặt chân tới đều tôn bà là Phật QuánThế Âm sống
Dưới cái nhìn của một nhân vật, ở những thời điểm khác nhau về một nhân vậtcũng không hoàn toàn giống nhau Với Thái sư Lý Đạo Thành, lần đầu tiên tiếp xúc vớingười đàn bà được nhà vua hết lòng sủng ái, Thái sư lại vừa mừng vừa lo Mừng vìchưa thấy người đàn bà nào lại ham học hỏi, ham hiểu biết đến thế Lo vì nếu Ỷ Lanham học hỏi để mưu cầu cho một toan tính ích kỷ mà khi quyền lực vào tay thì đó lại làmối nguy cho xã tắc Nhưng không khỏi thán phục người con gái quê này rất thôngminh, hiếu học lại khôn ngoan dứt mực, bởi lời lẽ nói năng chặt chẽ tới mức không ai
có thể khe kẽ vào đâu được Song ở những thời điểm khác nhau, điểm nhìn của cùngmột người hướng về một người cũng hoàn toàn thay đổi Khi chứng kiến sự thay đổitrong tính cách của Ỷ Lan, Thái sư không khỏi lo lắng “Người này quả là lợi hại, khôngthể xem thường, nếu quyền bính vào tay bà ta thật sự chẳng biết là phúc hay là họa chonước đây!” [38; tr.741] Ngày đầu tiên thiết triều của ấu chúa Lý Nhân tông, chứng kiến
sự tranh giành quyền lực ngấm ngầm giữa hai bà Thái hậu Thượng Dương và hoàngthái phi Ỷ Lan, Thái sư thật sự đau lòng Ông biết được đây không phải là sự ghen
Trang 37tuông thường tình của đăn bă mă lă sự tranh chấp quyền lực có tính toân Việc Ỷ Lanđược nhă vua sủng âi vì sinh được hoăng nam lại được trao quyền lưu thủ kinh sư, đêlăm cho người đăn bă năy thấy được sức mạnh của quyền lực, từ đó, bă đê ngầm nungnấu một đm mưu vă “Cho tới nay dường như bă ta đê lăm tất cả, kể cả sự liều lĩnh đểđoạt lấy quyền lực văo tay mình Vì rằng, có quyền lực rồi sẽ có tất cả” [39; tr.48].Những lo lắng của ông rồi cũng đê xảy ra văo năm Quý Sửu (1073) Ỷ Lan dưới sựgiúp rập của Thâi úy Lý Thường Kiệt đê lăm nín cuộc chính biến, câch chức Thâi sư văđăy ông đi coi chđu Nghệ An đồng thời, bức tử Thâi hậu Thượng Dương cùng bảymươi hai cung nữ Cầm tờ chiếu trín tay, Lý Đạo Thănh không một chút ngạc nhiín vẵng không hề lo sợ cho chính mình nhưng ông không khỏi lo cho thế nước sẽ đi văo rốinât vă nhất định sẽ bị nhă Tống xđm lăng lần nữa Ông không trâch ai mă chỉ tự trâchmình, vì quâ tin người nín dẫn tới lầm người Một cô gâi quí chất phâc mộ Phật vă hiếuhọc lại biết giữ lễ, khăng khăng đòi lăm lễ bâi sư trước khi được ông nhận dạy về câcyếu ước của nho gia Lại được học với một bậc thânh tăng Lđm Huệ Sinh Những tưởngđược theo học với những người thầy tử tế, học theo chính đạo, lại ở bín cạnh Thânhtông một bậc vua âi nhđn, hiếu thiện sẽ cải hóa được người đăn bă năy trở thănh bậcmẫu nghi thiín hạ đích thực Không ngờ trong mười năm qua lă mười năm ấp ủ vă mưutoan đoạt lấy quyền lực từ một cô gâi quí chđn chất Phải chăng cuộc sống vương giả
vă những quyền uy tự thđn nó đê lăm hư hỏng một con người
Người kể chuyện đê trao điểm nhìn cho nhđn vật Lý Thường Kiệt, để nhđn vật tựnói lín những đânh giâ vă câch nhìn của mình về Ỷ Lan lă một sâng tạo nghệ thuật độcđâo của tâc giả Từ một cô gâi quí nghỉo chđn chất, bản tính lương thiện nhưng giờđđy, bă đê trở thănh người đăn bă đầy tham vọng quyền lực với những mưu tính thđmsđu Thâi úy Lý Thường Kiệt chợt nhận ra vă lo lắng canh cânh trong lòng vì “ông đênhận ra một Ỷ Lan khâc Tức lă bă Ỷ Lan đê mang hình hăi của Linh nhđn thâi hậu,một người đê biết chớp thời cơ để đoạt lấy quyền lực văo tay Vă bđy giờ bă đê biếtcâch sử dụng nó để bảo vệ chính câi thứ quyền lực mă bă vừa thđu tóm được” [39;tr.84] Do đó, ông thật sự hối hận vì những việc lăm có tính đồng lõa với Ỷ Lan vă nhận
ra bản chất tăn bạo của bă: “người đăn bă năy khôn ngoan đến quỷ quyệt, mưu mô đếnthđm hiểm lại ủ bọc trong câi vỏ bọc dại khờ, còn tham vọng cũng chẳng thua gì VõTắc Thiín nhă đại Đường” [39; tr.84] Ông đê tìm mọi câch để cứu vên tình thế nhưng
Ỷ Lan như ông đânh giâ lă “người đăn bă thuộc loại đâo để, gian hùng Chỉ riíng việc
Trang 38bà sai ta đi kinh dinh biên ải để rảnh tay hành sự một cách quyết liệt và tàn bạo nhưvậy, chứng tỏ bà cũng là hạng người cơ mưu xảo trá chẳng kém cạnh gì Võ Tắc Thiên”[39; tr.115] Ông sợ hãi trước sự tàn bạo đến dửng dưng của bà “cùng một lúc giết chếtbảy mươi ba mạng người trong đó có chính cung hoàng thái hậu mà bà ta cứ thản nhiênnhư không” [39; tr.116] Đứng trước một con người đã bị tha hóa bởi sức mạnh củaquyền lực, Lý Thường Kiệt không khỏi lo lắng cho vận mệnh quốc gia dân tộc và cho
cả chính mình Ông tự nhủ: “chính ta cũng phải đề phòng kẻo bà ta thấy có gì cản trởlại xuống tay lúc nào không biết” [39; tr.116]
Lần đầu tiên gặp gỡ, Ỷ Lan hiện lên trong mắt của hoàng hậu Thượng Dương chỉ
là một con bé nhà quê nhưng công bằng mà nói, con thôn nữ này có nét đẹp khácthường “Mày ngài mắt phượng, cổ cao ba ngấn Riêng cặp mắt long lanh như có thầnnhãn, còn lưng thì đáy thắt lưng ong, hai vai lại nở nữa Cữ này vừa mắn đẻ vừa dễ đẻ”[38; tr.440] Với thái độ xem thường và không đề phòng nên khi nhận ra sự thay đổitrong tích cách Ỷ Lan bà không khỏi lo sợ: “Ta vẫn cho Ỷ Lan là con bé quê mùa mộtbước lên mẫu nghi thiên hạ Thì nó vẫn chỉ là con nhà quê cung đình thôi chứ mưuchước gì đâu Vậy là ta đã lầm” [39; tr.38] Đến khi bị Ỷ Lan hãm hại, bà mới nhận ra:
“Thật không ngờ con bé hái dâu lại ghê ghớm đến vậy” và lỗi lầm đều do bà, bởi bà đã
dễ dãi chấp nhận Ỷ Lan, nuông chiều thị mà đã không đưa nó vào khuôn phép Do đó,
bà “đã nuôi dưỡng thị như nuôi dưỡng một con rắn độc mà bà không tự biết” [39;tr.101] và bà hối hận nhưng sự hối hận quá muộn màng bởi, giờ đây, bà đang cận kề cáichết và cái chết ấy chính là sự ban tặng của con rắn độc mà bà cho là một kẻ nhà quêchân chất Con rắn độc ấy với vết cắn giết bảy mươi hai cung nữ cùng bà Thái hậuchính là kẻ đã “gióng lên hồi chuông báo tử cho triều đại nhà Lý”
Việc chuyển hóa điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật, sự đa dạng hóađiểm nhìn của nhiều nhân vật về một nhân vật lịch sử cho phép người đọc tham dự, đốichiếu nhiều quan điểm về một nhân vật và ngược lại, thấy được sự đa dạng, phức tạptrong hiện thực và cả trong thế giới nội tâm của nhân vật ấy, tạo nên sự phức điệu chotác phẩm Chính nhờ sự di chuyển điểm nhìn tạo nên sự đan cài các tầng ngầm giá trịcủa tác phẩm Khai thác và bóc tách được tính cách nhân vật với sự nhìn nhận đa chiều,sâu sắc và tinh tế hơn
Trang 39Chương 2
THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TÁM TRIỀU VUA LÝ
2.1 Thời gian tuyến tính – sự phác họa chân dung một triều đại
Thời gian tuyến tính gắn với thời gian khách quan, thời gian diễn ra trật tự các sựkiện được trần thuật, sự kiện diễn ra trước thì trần thuật trước, sự kiện diễn ra sau thì
trần thuật sau Nhìn chung, trật tự trần thuật trong Tám triều vua Lý đã được người kể
chuyện xử lý với tính chất tuyến tính rất chặt chẽ Bộ tiểu thuyết đã tái hiện trọn vẹn
quá trình chấp chính của vương triều nhà Lý Tám triều vua Lý có thời gian cốt truyện
là 216 năm với rất nhiều sự kiện lịch sử và biến cố xoay quanh cuộc đời và sự nghiệpcủa tám vị vua triều Lý Cuộc đời và sự nghiệp của họ gắn liền với hệ sự kiện kể về quátrình khởi nghiệp, hưng thịnh, suy vong và sụp đổ của một vương triều Song song với
nó là quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ củaquốc gia Đại Việt Việc tổ chức, sắp xếp hệ sự kiện, biến cố và nhân vật đã tuân theothứ tự trước sau của quá trình ấy Nhan đề của từng tác phẩm đã khái quát đầy đủ về
quá trình này Với Thiền sư dựng nước, tác phẩm kể về quá trình khởi nghiệp của nhà Lý; Con ngựa nhà Phật, kể về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Phật Mã – Lý Thái tông;
công cuộc chống giặc phương Bắc, thảo phạt giặc phương Nam được thể hiện sâu sắc
trong Bình Bắc dẹp Nam; Con đường định mệnh, phục dựng lại quá trình chấp chính
trong 153 năm trị vì của năm triều vua cuối cùng, song song đó là sự suy vong đến cùng
cực của triều đại nhà Lý (Phụ lục số 1: Niên biểu sự kiện trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý và Phụ lục số 2: Niên biểu về tám vị vua nhà Lý)
Thời gian trong Tám triều vua Lý cũng được đóng khung bằng những sự kiện.
Nhân vật được kể và vận động theo trật tự tuyến tính của dòng thời gian có tính niênbiểu Nhà văn đã dựa vào những sự kiện xác thực của lịch sử để tái tạo lại lịch sử, vìvậy, luôn có sự trật tự, không bị đảo lộn về thời gian cốt truyện và diễn biến các sự kiệnđược trình bày khá rõ ràng, đôi khi chính xác đến từng ngày tháng Nói cách khác, hầu
hết chuỗi thời gian sự kiện trong Tám triều vua Lý đều trùng khít với thời gian niên biểu
lịch sử Tuy nhiên, bên cạnh những sự kiện có mốc thời gian chính xác, cụ thể thì một
số sự kiện nhỏ của Bộ tiểu thuyết không xác định được mốc thời gian
Tóm lại, thời gian trong Tám triều vua Lý là dòng thời gian của tiểu thuyết biên
niên sử, được triển khai theo một chiều dọc tuyến tính với những sự kiện lịch sử đã
Trang 40được biết tới và nay được nhìn lại bằng cái nhìn mới của người hiện đại Tác phẩmmang lại cho bạn đọc một thế giới đầy đủ những chi tiết, sự kiện có liên quan tới conngười nhưng quan trọng hơn là đã chỉ cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ hơn và ngườiđọc sẽ có cái nhìn công tâm hơn khi đánh giá về lịch sử.
2.2 Tính chất phi đẳng thời trong Tám triều vua Lý
Một đặc trưng được xem là thế mạnh của văn học nghệ thuật đó chính là sự “đảothuật” của thời gian Ở đó thời gian vật lý, thời gian tuyến tính rất ít được người nghệ sĩ
sử dụng trong truyện kể Khi đọc một tác phẩm văn học, người ta chú ý đến trật tự thờigian của truyện Trật tự thời gian bao gồm thời gian tuyến tính và thời gian phi tuyếntính Trong thời gian phi tuyến tính hay còn gọi là phi đẳng thời xảy ra hai hiện tượng:đảo thuật và dự thuật Trong chuỗi thời gian trần thuật thì tốc độ, tần suất kể cũng lànhững “mắt xích” quan trọng trong việc thể hiện quan điểm, ý đồ của tác giả Như vậy,trật tự, tốc độ, tần suất trần thuật chính là “độ lệch” của thời gian
Nhìn bề ngoài, thời gian của tác phẩm chủ yếu là lớp thời gian tuyến tính Các sựkiện cứ tịnh tiến theo thời gian nối đuôi nhau mà diễn ra Sự kiện này là cơ sở cho sựkiện khác, đến lượt nó, nó lại trở thành tiền đề cho các sự kiện tiếp sau nó Tuy nhiên,
trong Tám triều vua Lý, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã tạo nên những sự thay đổi trong
trật tự kể, trong nhịp điệu hay tốc độ kể và trong tần suất kể Chính sự sắp xếp, bố trícủa thời gian được trần thuật này vào thời gian trần thuật mới tạo ra được thời giannghệ thuật thực sự cho tác phẩm Việc phá vỡ trục thời gian tuyến tính là một cách tânlớn của Hoàng Quốc Hải trong thể loại tiểu thuyết lịch sử
Trật tự (Ordre) trong thời gian trần thuật là thứ tự trước sau, trên dưới của thờigian trong văn bản nghệ thuật Nếu một câu chuyện diễn ra theo trình tự biên niên của
nó thì giữa thời gian lịch sử hay thời gian sự kiện và thời gian trần thuật trùng khítnhau Chúng ta gọi lớp thời gian tuyến tính của câu chuyện Sự không tương thích giữathời gian của chuyện và thời gian của truyện sẽ cho ta khoảng cách và một độ lệch nhất
định, được G.Genette gọi là thời sai Thời sai lại được chia thành hai dạng cơ bản là đảo thuật (còn gọi là hồi cố) và dự thuật (còn gọi là dự báo) Chính hai hình thức này
đã phá vỡ kết cấu thời gian tuyến tính của truyện kể, tạo nên những sự chuyển dịch rấtthú vị trong tầng sâu của truyện kể
2.2.1 Đảo thuật