BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Tài liệu dùng cho khối ngành Kinh tế)

84 3.3K 9
BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ  (Tài liệu dùng cho khối ngành Kinh tế)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QTKD BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ (Tài liệu dùng cho khối ngành Kinh tế) PHÚ THỌ, 2014 MỤC LỤC Chương 1 1 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ 1 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 12 Câu 1: Phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng? Làm thế nào để đưa các kết quả từ nghiên cứu ứng dụng vào triển khai áp dụng trong thực tế hoạt động sản xuất? 12 Câu 2: Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Làm thế nào để lượng hóa ảnh hưởng của các biến số chất lượng (biến định tính) đến một vấn đề kinh tế cụ thể nào đó? 12 Câu 3: Trình bày các tiêu chuẩn của một nghiên cứu tốt? 12 Câu 4: Trình bày khái quát quá trình nghiên cứu? 12 1 CHƯƠNG 2 13 THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ 13 CHƯƠNG 3 19 THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 19 CHƯƠNG 4 65 PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KINH TẾ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 79 i CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ 1.1 Khoa học 1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ “khoa học” là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau của quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng. Trong lịch sử phát triển có nhiều định nghĩa khác nhau về khoa học, khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoa học như sau: Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quát hoá từ thực tiễn và thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh được dạng logic, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người. Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. - Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. - Tri thức khoa học: 1 Là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… 1.1.2 Quy luật hình thành và phát triển của khoa học Khoa học được hình thành không phải là ngẫu nhiên mà do những điều kiện nhất định: - Do sự phát kiến ra các tiên đề (một tri thức khoa học mặc nhiên được thừa nhận không cần phải chứng minh). Ví dụ: Từ tiên đề Ơclit đã hình thành nên hình học phẳng (hình học Ơclit), tiên đề của David Hibert, tiên đề Albert Einstein. - Do sự phân lập các bộ môn khoa học: Từ một bộ môn khoa học đang tồn tại tách ra thành một hoặc một số bộ môn khoa học mới có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ: Từ toán học hình thành các bộ môn khoa học như số học, đại số học, hình học, lượng giác bản chất của quá trình này là do sự phát triển của khoa học dẫn đến phân lập đối tượng nghiên cứu và hình thành nên những bộ môn khoa học mới. - Do sự tích hợp các khoa học: Do sự phát triển của khoa học, phương pháp luận riêng của một bộ môn khoa học không đủ giải quyết vấn đề, cần có sự kết hợp giữa các bộ môn khoa học, từ đó hình thành nên bộ môn khoa học mới: Ví dụ toán-lý, hoá - sinh, toán - kinh tế. 1.1.3 Cơ sở để phân biệt một khoa học - Có một đối tượng nghiên cứu; - Có một hệ thống lý thuyết; - Có hệ thống phương pháp luận; - Có mục đích ứng dụng; - Có một lịch sử nghiên cứu. 1.1.4 Phân loại khoa học Khoa học có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu người ta có nhiều cách phân loại. - Theo phương pháp hình thành: + Khoa học tiền nghiệm (được hình thành trên cơ sở tiên đề hay hệ tiên đề: Hình học ). + Khoa học hậu nghiệm: Được hình thành trên cơ sở quan sát thực nghiệm: Khoa học xã hội, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thật chăn nuôi. 2 - Theo đối tượng nghiên cứu của khoa học: + Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng; + Khoa học kỹ thuật và công nghệ; + Khoa học nông nghiệp; + Khoa học sức khỏe; + Khoa học xã hội và nhân văn; + Triết học,… - Theo cơ cấu kiến trúc: + Khoa học cơ bản; + Khoa học cơ sở; + Khoa học chuyên môn. - UNESCO phân ra 5 nhóm khoa học + Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác; + Khoa học kỹ thuật và công nghệ; + Khoa học về sức khỏe và y học; + Khoa học nông nghiệp; + Khoa học xã hội nhân văn. 1.2 Nghiên cứu khoa học 1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh ngày càng tăng lên và tưởng chừng như không bao giờ ngừng. Con người từ đâu đến và con người sẽ đi đến đâu? Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có nền văn minh nào ngoài Trái đất của chúng ta? Thời gian là vô thủy vô chung, hay là có điểm khởi đầu và có điểm tận cùng? Những câu hỏi như thế là vô cùng vô tận. trả lời mỗi câu hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Như vậy, nghiên cứu khoa học là quá trình hành động nhằm hình thành các hiểu biết giúp nhận thức và cải tạo thế giới khách quan. 3 Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. 1.2.2 Mục đích của nghiên cứu khoa học - Nhận thức thế giới khách quan: + Phát hiện các thuộc tính, bản chất của sự vật, hiên tượng, các mối quan hệ cũng như mối liên hệ của chúng. + Phát hiện quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. - Cải tạo và biến đổi thế giới khách quan mang lại lợi ích cho con người: Khám phá ra con đường, cách thức vận dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Chú ý mối quan hệ giữa nhận thức và cải tạo thế giới khách quan: + Nếu không nhận thức đúng thì không thể có hành động đúng. + Nếu chỉ dừng ở nhận thức mà không hành động thì kết quả của nghiên cứu khoa học rất hạn chế, thiếu tác dụng thiết thực. 1.2.3 Chức năng của nghiên cứu khoa học Để đạt được các mục đích trên, khoa học có 5 chức năng sau đây. - Quan sát: là xem xét một cách tỉ mỉ và cặn kẽ về sự vật hiện tượng. Quan sát là khâu đầu tiên giúp ta thu thập được các sự kiện, từ đó hình thành nên nhận thức. - Mô tả: là trình bày rõ bằng ngôn ngữ, hình ảnh chung nhất về sự vật và hiện tượng. Nó giúp cho nhận dạng đúng sự vật, hiện tượng. Mô tả có hai mặt: mô tả định tính (chỉ rõ đặc trưng về chất) và mô tả định lượng (chỉ rõ đặc trưng về lượng). Ví dụ: mô tả về sự quay của trái đất, tình hình cơ bản của một địa phương. - Giải thích: là làm rõ nguồn gốc, các mối quan hệ, quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển.giải thích cho nhận thức đi từ nhận thức hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. - Sáng tạo: là đưa ra những cái mới chưa từng có. Đó chính là những đề xuất về giải pháp để cải tạo, biến đổi thế giới khách quan phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống. - Tiên đoán: là nhìn thấy trước sự hình thành, vận động, phát triển, tiêu vong của sự vật hiện tượng. Tiên đoán phải dựa trên căn cứ khoa học. Thời gian tiên đoán có thể ngắn hoặc dài. 1.2.4 Phân loại nghiên cứu khoa học * Phân loại theo chức năng nghiên cứu (kết quả đạt được của nghiên cứu) thì nghiên cứu khoa học được chia thành 4 loại: 4 - Nghiên cứu mô tả: là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng một sự vật, đánh giá một sự vật (ví dụ mô tả một triều đại trong lịch sử, mô tả một tệ nạn xã hội,…). Tìm kiếm/khám phá những câu trả lời cho các câu hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào (?). Nghiên cứu nhằm chỉ ra hay xác định được những vấn đề, nhóm người hay sự việc. - Nghiên cứu giải thích: là những nghiên cứu nhằm giải thích nguồn gốc, động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật (ví dụ giải thích nguyên nhân dẫn đến môt phong trào xã hội, giải thích bản chất kinh tế của hiện tượng di dân, lý do dẫn đến sự ra đời một lý thuyết khoa học,…). Mô tả và giải thích những nguyên nhân của các hiện tượng hay vấn đề. Nghiên cứu giải thích đặt nền tảng để xây dựng lý thuyết và nó trả lời cho câu hỏi tại sao, như thế nào (?). - Nghiên cứu giải pháp: là những nghiên cứu nhằm sáng tạo ra các giải pháp, có thể là giải pháp công nghệ, giải pháp tổ chức và quản lý (ví dụ tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, biện pháp đối phó với khủng hoảng của nền kinh tế,…). Cung cấp thông tin/dữ liệu thống kê và những kết luận rút ra được từ các thông tin/dữ liệu. Kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin (Loại thông tin, Nguồn thông tin & Người cung cấp thông tin). Kỹ năng diễn dịch và đưa ra kết luận từ những thông tin/dữ liệu thống kê. - Nghiên cứu dự báo: là những nghiên cứu nằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai (ví dụ dự báo sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam sau 10 gia nhập WTO, dự báo thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới vào cuối thế kỷ XXI,…). Nhằm đưa ra được những sự tiên đoán khi nào và trong trường hợp nào một hiện tượng/sự kiện nào đó sẽ xảy ra (?). * Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu - Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật, tương tác của sự vật cũng như mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Nghiên cứu cơ bản nhằm trước hết phát triển khoa học và làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học khác. Nhằm trả lời những câu hỏi phức tạp của lý thuyết. 5 - Nghiên cứu ứng dụng: là nghiên cứu khoa học dựa vào các quy luật từ nghiên cứu cơ bản để xác định nguyên lý và giải pháp trong điều kiện ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn còn phải tiến hành nghiên cứu triển khai. Đặt trọng tâm vào việc giải quyết vấn đề. - Nghiên cứu triển khai: là việc vận dụng các quy luật từ kết quả nghiên cứu ứng dụng và các nguyên lý thu được từ nghiên cứu triển khai để xây dựng mô hình trong thực tiễn. Đối với nghiên cứu triển khai, cần chú ý; + Các nguyên lý và các giải pháp của nghiên cứu triển khai vừa phải đảm bảo tính khoa học, nhưng phải khả thi (khả thi về kỹ thuật và tài chính). + Các nguyên lý và các giải pháp của nghiên cứu triển khai vừa phải đảm bảo sự phát triển trước mắt nhưng phải ổn định và bền vững về lâu dài. Muốn vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với xã hội và môi trường. Ví dụ: nghiên cứu tác động của CNH-HĐH đến việc làm và thu nhập của hộ, đến sự phân hóa vùng,… * Phân loại theo phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu về hành vi, sự kiện, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế; + Nhằm trả lời câu hỏi thế nào, cái gì, tại sao (?); + Đào sâu sự hiểu biết về vấn đề; + Số mẫu khảo sát nhỏ; - Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sâu một hiện tượng; + Nhằm trả lời câu hỏi bao nhiêu (?); + Đào sâu sự hiểu biết về nguyên nhân của một sự kiện; Số mẫu khảo sát lớn; 1.2.5 Phương pháp nghiên cứu khoa học a) Khái niệm Tổng thể các phương pháp dùng để nhận biết hiện tượng trong nghiên cứu gọi là phương pháp nghiên cứu khoa học. Học thuyết về các phương pháp nghiên cứu khoa học gọi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học, đó chính là cơ sở lý luận để xây dựng nên các phương pháp cũng như hình thành các giải pháp của các giai đoạn trong nghiên cứu. Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu khoa học là triết học bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 6 b) Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp nghiên cứu khoa học thuần túy dựa trên sự tính toán, suy luận và phán đoán để rút ra kết luận khoa học. Chất liệu dùng cho nghiên cứu theo phương pháp này là khái niệm, định luật, quy luật, số liệu thu thập trước đó mà hoàn toàn không tiến hành một thực nghiệm nào. - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên những phương pháp thực nghiệm theo những mô hình trong đó các yếu tố được theo dõi và khống chế. Phương pháp này thường được áp dụng trong lĩnh vực kỹ thuật. - Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm Đó là phương pháp nghiên cứu dựa trên việc điều tra, quan sát và thu thập tài liệu, tính toán phân tích và rút ra kết luận khoa học. - Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học + Phương pháp tiếp cận lịch sử: là phương pháp tiếp cận dựa vào những điều đã xảy ra trong quá khứ để kiểm chứng quy luật. + Phương pháp tiếp cận hệ thống: là phương pháp tiếp cận trên cơ sở xem xét và hướng vào cùng một mục tiêu. Đây cũng là một cách tiếp cận phổ biến trong thời gian gần đây. + Phương pháp tiếp cận định tính kết hợp với định lượng: Dựa trên quy luật lượng đổi chất đổi trong triết học. Muốn có kết luận về chất thì phải nghiên cứu sâu về lượng. + Phương pháp tiếp cận xã hội học: Đó là phương pháp tiếp cận dựa trên phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp tiếp cận tâm lý học: là phương pháp tiếp cận thông qua quan sát theo dõi và cảm nhận. + Phương pháp tiếp cận SWOT: là phương pháp dựa trên cơ sở mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức. Các yếu tố bên ngoài: Cơ hội (Opportinities); thách thức (Threat) Các yếu tố bên trong: Mặt mạnh (Strength); mặt yếu (weakness) 1.3 Nghiên cứu kinh tế Nghiên cứu kinh tế là một phương pháp khám phá có tính hệ thống nhằm cung cấp những thông tin để giải quyết các vấn đề quản lý. 7 1.3.1 Mục tiêu của học phần phương pháp nghiên cứu kinh tế Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong một môi trường đòi hỏi các quyết định nhanh chóng. 1.3.2 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế - Nhà quản lý cần những thông tin tốt hơn + Cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn cả ở trong thị trường trong nước và toàn cầu; + Các tổ chức đang đáp ứng việc khai thác các dữ liệu và quản lý thông tin/tri thức nhằm phục vụ tốt hơn quá trình ra quyết định của mình; - Những công cụ và kỹ thuật được cải tiến đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu - Sự quá tải về thông tin trong thời đại “bùng nổ” thông tin 1.3.3 Tại sao phải học phương pháp nghiên cứu kinh tế - Nhà quản trị cần đưa ra các quyết định dựa trên các nghiên cứu; - Nhà quản trị cần sự hiểu biết và có khả năng đánh giá các nghiên cứu; - Thực hiện những nghiên cứu được yêu cầu bởi các nhà quản trị cấp cao; - Thiết lập sự nghiệp của nhà nghiên cứu; 1.3.4 Tiêu chuẩn của một nghiên cứu tốt Đáp ứng được những tiêu chuẩn của phương pháp nghiên cứu khoa học - Mục đích, mục tiêu được xác định rõ ràng; - Quá trình nghiên cứu được chi tiết hóa; - Thiết kế nghiên cứu được hoạch định cẩn thận; - Những giới hạn của nghiên cứu được trình bày rõ ràng; - Đáp ứng tốt các chuẩn mực đạo đức của một nghiên cứu khoa học; - Các phân tích phù hợp với những nhu cầu của người ra quyết định; - Các kết quả nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng, không mơ hồ, lập lờ; - Các kết luận có cơ sở vững chắc, được minh chứng; - Những kinh nghiệm của nhà nghiên cứu được phản ánh; 1.3.5. Khái quát một số phương pháp nghiên cứu kinh tế chủ yếu a) Phương pháp thống kê kinh tế - Khái niệm: Là phương pháp nghiên cứu kinh tế dựa trên cơ sở các phương pháp của thống kê. Cho đến nay được coi là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế. 8 [...]... quả nghiên cứu vào thực tiễn; f) Phương pháp toán kinh tế - Khái niệm: Là phương pháp nghiên cứu kinh tế dựa trên các phương pháp toán học Phương pháp này được áp dụng rộng rãi vì toán học ngày càng phát triển - Ưu thế của phương pháp này: Cho chúng ta kết quả một cách nhanh chóng và chính xác Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có kết quả dựa trên lý luận về kinh tế - Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được... những phương pháp nào sẽ sử dụng trong nghiên cứu. có những phương pháp được sử dụng trong suốt quá trinh nghiên cứu đề tài ở nhiều nội dung khác nhau Cũng có phương pháp nghiên cứu chỉ áp dụng để giải quyết 1 vài nội dung riêng biệt của đề tài Do đó khi xác định phương pháp nghiên cứu cần chỉ rõ phương pháp đó được áp dụng để nghiên cứu nội dung nào Cũng cần chứng tỏ được phương pháp nghiên cứu được... thuyết nghiên cứu; - Phương pháp nghiên cứu /Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu; - Nội dung nghiên cứu; - Kế hoạch nghiên cứu; - Dự toán kinh phí nghiên cứu; 13 Nghiên cứu khoa học là 1 quá trình phức tạp, nó bao gồm nhiều giai đoạn với nhiều công việc cụ thể khác nhau Quá trình nghiên cứu khoa học bao gồm các giai đoạn như sau: 2.3.1 Xác định đề tài nghiên cứu Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên. .. tài trợ nghiên cứu; - Cho phép nhà nghiên cứu hoạch định và đánh giá các bước của quá trình nghiên cứu; - Là một chỉ dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu; - Cơ sở cho hoạch định nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu (thời gian và ngân sách); 2.3 Nội dung của đề cương nghiên cứu - Chủ đề nghiên cứu; - Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu; - Mục tiêu nghiên cứu; - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; -... trong nghiên cứu kinh tế; mô hình toán học trong nghiên cứu kinh tế Ví dụ: Hàm Cobb-douglas mô tả mối quan hệ phụ thuộc của sản lượng (Q) vào các yếu tố đầu vào sản xuất : Vốn (K), lao động (L); Q = AKαLβ 1.3.6 Quá trình nghiên cứu kinh tế Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Có 2 loại vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về tình trạng thực tế nào đó và nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số Nếu lĩnh vực nghiên. .. kê); + Phương pháp này giúp phản ánh và phân tích tài liệu trên rất nhiều khía cạnh; - Hạn chế của phương pháp: Không phù hợp với bộ phân tiên tiến, lạc hậu hay bộ phận điển hình b) Phương pháp chuyên khảo - Khái niệm: Là phương pháp nghiên cứu kinh tế đi sâu vào đơn vị điển hình (lạc hậu hoặc tiên tiến) - Nghiên cứu bằng phương pháp này có thể rút ra các giải pháp cho từng nhóm điển hình c) Phương phương... chính của một đề cương nghiên cứu? Câu 3: Viết đề cương nghiên cứu về một vấn đề kinh tế cụ thể mà anh (chị) quan tâm? 18 CHƯƠNG 3 THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 3.1 Thu thập tài liệu trong nghiên cứu kinh tế 3.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là các tài liệu đã được công bố Đây là nguồn tài liệu đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu Khi chuẩn bị bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu... khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ… Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời... n Sao cho: xi > 0 g ( x i ) < h( x i ) 33 Như vậy, số liệu dùng trong nghiên cứu kinh tế có nhiều nguồn Điều quan trọng là tất cả số liệu dùng trong nghiên cứu kinh tế đều phải đáng tin cậy Chỉ có những kết luận rút ra từ việc phân tích những số liệu đáng tin cậy thì mới đảm bảo tính khoa học 3.2 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được trong nghiên cứu kinh tế có nhiều nguồn và giá trị của các số liệu này... tượng kinh tế xã hội là những hiện tượng xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc trong nhiều điều kiện khác nhau, bởi vậy nó rất phong phú và đa dạng Phương pháp thống kê kinh tế là thích hợp để nghiên cứu các hiện tượng như vậy - Nội dung phương pháp: + Phương pháp thống kê kinh tế giúp chúng ta thu thập được tài liệu dựa trên cơ sở quan sát số lớn; + Phương pháp này giúp chúng ta xử lý và hệ thống hóa tài liệu

Ngày đăng: 04/05/2015, 16:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khoa học

    • 1.1.1 Khái niệm

    • 1.1.2 Quy luật hình thành và phát triển của khoa học

    • 1.1.3 Cơ sở để phân biệt một khoa học

    • 1.1.4 Phân loại khoa học

    • 1.2 Nghiên cứu khoa học

      • 1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học

      • 1.2.2 Mục đích của nghiên cứu khoa học

      • 1.2.3 Chức năng của nghiên cứu khoa học

      • 1.2.4 Phân loại nghiên cứu khoa học

      • 1.2.5 Phương pháp nghiên cứu khoa học

      • 1.3 Nghiên cứu kinh tế

        • 1.3.1 Mục tiêu của học phần phương pháp nghiên cứu kinh tế

        • 1.3.2 Tại sao phải nghiên cứu kinh tế

        • 1.3.3 Tại sao phải học phương pháp nghiên cứu kinh tế

        • 1.3.4 Tiêu chuẩn của một nghiên cứu tốt

        • 1.3.5. Khái quát một số phương pháp nghiên cứu kinh tế chủ yếu

        • 1.3.6. Quá trình nghiên cứu kinh tế

        • CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

        • Câu 1: Phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng? Làm thế nào để đưa các kết quả từ nghiên cứu ứng dụng vào triển khai áp dụng trong thực tế hoạt động sản xuất?

        • Câu 2: Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Làm thế nào để lượng hóa ảnh hưởng của các biến số chất lượng (biến định tính) đến một vấn đề kinh tế cụ thể nào đó?

        • Câu 3: Trình bày các tiêu chuẩn của một nghiên cứu tốt?

        • Câu 4: Trình bày khái quát quá trình nghiên cứu?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan