1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu thống kê về tình hình làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kê kinh tế của sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương

21 4,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 447 KB

Nội dung

Trong quá trình học môn Nguyên lý thống kê kinh tế, sinh viên được tiếp xúcdần với qui trình thực hiện một cuộc khảo sát các đề tài thực hành, được giảng dạy kĩnăng bảng câu hỏi, xử lý d

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

1 Cơ sở hình thành nghiên cứu:

Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quantrọng có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy

đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đáng giá, dự báo tình hình,hoạch định chiến lược, chính sách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắnhạn và dài hạn Hiện nay, bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế là một môn học cơ sởđược giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học thuộc khối kinh tế Môn học này hỗ trợcho sinh viên những kĩ năng cần thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trường cũng nhưnhiều lĩnh vực khác, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế và những lĩnh vựccần thiết trong cuộc sống, đồng thời tạo ra cho xã hội lực lựơng nghiên cứu thị trường,khảo sát các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng và xã hội để đáp ứng yêu cầu hộinhập kinh tế với khu vực và thế giới

Trong quá trình học môn Nguyên lý thống kê kinh tế, sinh viên được tiếp xúcdần với qui trình thực hiện một cuộc khảo sát các đề tài thực hành, được giảng dạy kĩnăng bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu, báo cáo và phân tích đề tài Những kiến thức trêngiảng đường góp phần cho sinh viên hòan thành tốt đề tài thực hành Có nhiều sinhviên ban đầu cảm thấy hào hứng với việc tự nghiên cứu làm đề tài, nhưng sau đó tỏ rachán nản do trước giờ chưa từng làm

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê về tình hình làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kê kinh tế của sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương” với mong muốn hạn chế tình trạng này và

có thể giúp cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương hình dung được họ cần vàphải làm những gì, để từ đó có thể quyết định và sắp xếp phương thức thực hiện đề tàisao cho hiệu quả Do trình độ còn hạn chế nên đề tài của chúng em không tránh khỏinhững thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tàihoàn chỉnh hơn !

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.

2.1 Đề tài được thực hiện với các mục đích nghiên cứu sau:

 Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát

có thể khắc phục và phát huy cho những nghiên cứu sau này

2.2 Ý nghĩa đề tài:

Việc đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của quá trình khảo sát cũng như việc

đưa ra các thuận lợi và khó khăn sẽ giúp cho các bạn sinh viên có được những cở sởban đầu vững chắc góp phần thực hiện đề tài tốt hơn

3 Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát:

Với mục tiêu đã đề ra đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát của đề tài được xácđịnh:

Đối tượng khảo sát: quá trình thực hiện đề tài Nguyên lý thống kê kinh tế giữa

kì; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài

Đơn vị khảo sát: sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương.

Phạm vi khảo sát: khảo sát việc làm đề tài môn Nguyên lý thống kê kinh tế được

thực hiện trong phạm vi trường Đại học Ngoại thương

Thời gian khảo sát: khảo sát này được thực hiện trong tháng 11 năm 2011.

4 Nội dung nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài, chúng em đã nghiên cứu dựa trên các nội dung đề cập trong

90 phiếu điều tra, thông qua đó, thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

để rút ra những đặc điểm chung của việc làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kêkinh tế, qua đó giúp các bạn có phương pháp và cách sắp xếp phù hợp để có thể thựchiện bài tập nhóm tốt hơn

5 Các phương pháp thống kê sử dụng để nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện bằng 5 phương pháp thống kê, đó là:

Thiết kế phiếu điều tra

Trang 3

 Tổng hợp thông tin

6 Tổng quan tình hình khảo sát

Theo hiểu biết của chúng em thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu thống kê

về tình hình làm bài tập nhóm giữa kì bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế

Đề tài của chúng em được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin qua phiếuđiều tra, phỏng vấn từng đối tượng và phát bảng câu hỏi có chọn lọc trước

Trong đề tài, có sử dụng các loại thang đo: Định danh, tỷ lệ và thang đo khoảng

II NỘI DUNG

Trang 4

Thông qua 90 phiếu điều tra về tình hình làm bài tập nhóm giữa kì môn Nguyên

lý thống kê kinh tế của sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương, được thực hiện từ5-15/11/2011, có thể phân tích, đáng giá như sau:

1 Tiêu chí tìm kiếm thành viên.

Bảng 1: Thống kê sinh viên thoe tiêu chí tìm kiếm thành viên

Tiêu chí tìm kiếm thành viên Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Do những thuận lợi như: dễ phân công công việc tùy thoe khả năng, sở thích củamỗi người, dễ tập hợp nhóm, dễ hòa đồng, làm việc mà hầu hết các sinh viên đềuchọn thành viên của mình là bạn thân hoặc chơi chung nhóm

2 Phương thức chọn đề tài nhóm.

Bảng 2: Thống kê sinh viên theo phương thức chọn đề tài

Phương thức chọn đề tài Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

có thể thực hiện được, nằm trong khả năng của nhóm Do đó kết quả “họp nhóm, chọn

Trang 5

chọn phương án “tùy hứng” với 22.2 %, bỗng dưng nghĩ ra, theo ý thích của một cánhân được nhóm hưởng ứng Chọn đề tài do “có sẵn câu hỏi tham khảo” thì chỉ chiếm6.7 %, Cuối cùng là đáp án “khác” cũng với tỷ lệ 2.2 %.

3 Tiêu chí chọn đề tài và các lĩnh vực đề tài

3.1 Tiêu chí chọn đề tài:

Bảng 3: Thống kê sinh viên theo tiêu chí chon đề tài

Tiêu chí đánh giá Số sinh viên Tỷ lệ( %)

3.2 Các lĩnh vực đề tài được thể hiện như sau:

Bảng 4: Thống kê sinh viên theo lĩnh vực đề tài

Tiêu chí chọn đề tài: Vì đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là sinh viên nên

cũng dế hiểu tại sao tiêu chí gần gũi với đối tượng này được lựa chọn nhiều nhất, với

29 phiếu, chiếm 32,2% trong tổng thể 90 phiếu được phát ra Ngoài ra, tiêu chí “ phùhợp với khả năng” cũng được lựa chọn khá nhiều với 29%, hơn tiêu chí được lựa chọn

ít nhất: “ phục vụ học tập” là 22 phiếu Hai tiêu chí “ đề tài hot” và “ đề tài nhóm yêuthích” có sự lựa chọn như nhau ( 13 phiếu) chiếm 13% Một số ít sinh viên lựa chọncách thức “ bốc thăm” khi cả nhóm không có ý kiến chung, chiếm tỷ lệ 5,6%

Trang 6

Lĩnh vực của đề tài: Rất ít (6,7%) sinh viên được khảo sát trả lời “khác” cho câu

hỏi này Số sinh viên còn lại cho biết đề tài của họ tập trung vào “đời sống xã hội”chiếm 51,1% do đề tài này khá dễ khảo sát vì có thể thu thập dữ liệu ở khá nhiều đốitượng ở mọi nơi trên đường, trong công viên, thậm chí là trên xe buýt,… Cũng như ởlĩnh vực “ đời sống xã hội”, ở lĩnh vực “kinh tế” cũng là một phương án được lựa chọnnhiều nhất trong cuộc khảo sát của chúng tôi (33,3%), một lĩnh vực đang rất “ hot”trong xã hội , khi đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển Khảo sát lĩnhvực này sẽ thiết thực hơn, có tính ứng dụng thực tế cao hơn, đặc biệt là một trường đàotạo về kinh tế đứng đầu như Ngoại Thương Và cuối cùng, 8 sinh viên trong tổng số 90sinh viên được điều tra lựa chọn viết về lĩnh vực “ giáo dục”, chiếm tỷ lệ khoảng 9% -một tỷ lệ trung bình Có nhiều sinh viên quan tâm đến các vấn đề giáo dục khác ngoàinhững kiến thức ở trường, lớp vì vậy lĩnh vực khảo sát này ở cũng rất có ích cho chúngta

4 Cách thức phân chia công việc.

Số lượng lựa chọn trong mẫu điều tra cho từng cách thức phân chia công việcđược thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Thống kê sinh viên theo cách thức phân chia công việc

Cách thức phân chia công việc Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Trang 7

24 phiếu trong tổng số 90 phiếu điều tra cho rằng công việc của nhóm họ có phần làmchung, có phần làm riêng, chiếm 26,7%; gấp 6 lần tiêu chí làm chung tất cả cácphần( 4 phiếu).

5 Cơ sở thành lập bảng câu hỏi.

Bảng 6: Thống kê sinh viên về cơ sở thành lập bảng câu hỏi

Cách lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

53.3% sinh viên được phỏng vấn cho biết bảng câu hỏi của nhóm họ được lậpdựa trên việc họ tham khảo bảng câu hỏi có sẵn rồi từ đó mới lập bảng câu hỏi của

Trang 8

nhóm mình Đây là lựa chọn chiếm tỉ lệ cao nhất trong những phương án trả lời đượcđưa ra Điều này có thể được lí giải bởi đây có lẽ là lần đầu làm đề tài thống kê nênnhiều bạn vẫn còn lúng túng, bỡ ngỡ không biết lập bảng câu hỏi như thế nào, cũng cóthể do nhóm họ có lượng thành viên quá ít nên lượng đóng góp xây dựng bảng câu hỏicũng bị hạn chế nên họ cần tham khảo thêm tài liệu bên ngoài.33.4% sinh viên chobiết họ góp ý tất cả các thành viên trong nhóm rồi từ đó mới lập bảng câu hỏi củanhóm mình Đây là lựa chọn chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong những phương án trả lờiđược đưa ra Điều này có thể lí giải bởi một người khó có thể đưa ra một bảng câu hỏihoàn chỉnh với những câu hỏi cung cấp đầy đủ thông tin cho việc báo cáo tổng kết đềtài, bên cạnh đó ta thấy rằng, càng có sự đóng góp của nhiều thành viên, bảng câu hỏi

sẽ càng hoàn thiện và đầy đủ hơn 11.1% lựa chọn phương án giao cho một thành viêntrong nhóm đảm nhận, lựa chọn này có thể lí giải bởi hai nguyên nhân: hoặc thànhviên đó rất được tin tưởng vì thành tích học tập hay khả năng riêng của anh ta hoặc cácthành viên khác quá lười nên muốn đẩy việc khó cho người khác 2.2% sinh viên đượcgiao đề tài từ giáo viên, đề tài này mang tính chỉ định bắt buộc, không được lựa chọnnên không thể nhận xét về số liệu này

6 Mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát.

Bảng 7: Thống kê sinh viên về mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát

Độ khó của việc lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Chiếm tỉ lệ cao nhất về mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát là ở mức

độ không khó ( chiếm 42.2%) Đứng thứ hai là mức độ hơi khó ( chiếm 37.8%) Cònlại là ở mức độ khá khó ( chiếm 13.3%) và mức độ rất khó ( chỉ chiếm 6.7%) Lí giảicho điều này là vì nếu bảng câu hỏi quá khó thì đối tượng được phỏng vấn sẽ kémnhiệu tình khi trả lời từ đó hiệu quả thu được không cao Do đó khi lập bảng câu hỏi,

Trang 9

hầu hết sinh viên chỉ lựa chọn mức độ câu hỏi ở mức không khó Rất ít sinh viên lựachọn mức độ câu hỏi ở mức rất khó.

7 Khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi.

Bảng 8: Thống kê sinh viên về khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi

Khó khăn khi lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Sinh viên cho rằng nhóm họ có kiến thức không đầy đủ khi lập bảng câu hỏichiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 30.0%) Điều này có thể được lí giải do các bạn không hiểuđầy đủ về những gì được học và không biết cách ứng dụng những kiến thực đó vàothực tế Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là sinh viên không biết cách diễn đạt câu hỏi cho dễhiểu ( chiếm 22.2%) Điều này được lí giải tại vì ngôn từ trong bảng câu hỏi phải rấtđược sử dụng rất cẩn thận vì nếu không sẽ gây hiểu lầm cho đối tượng được phỏng vấndẫn đến sai lệch trong kết quả do đó đây cũng là lí do gây khó khăn khá nhiều khi cácbạn lập bảng câu hỏi Chiếm tỉ lệ thấp hơn một chút là khó khăn do việc bạn chưa cókinh nghiệm trong việc lập bảng câu hỏi (21.1%),lí giải về điều này có thể là do đốitượng khảo sát của đề tài là sinh viên năm thứ hai, đây có thể là lần đầu các bạn làm đềtài thống kê ứng dụng nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, không biết lập bảng câu hỏi sao chohợp lí Sinh viên cho rằng nhóm họ không biết đặt câu hỏi sao cho thu thập được nhiều

dữ liệu nhất chiếm tỉ lệ khá cao (13.4%) vì nếu bảng câu hỏi quá dài thì đối tượngđược phỏng vấn sẽ kém nhiệt tình khi trả lời, vì thế nhiều nhóm muốn rút bảng câu hỏicàng ngắn càng tốt, nhưng để có thể rút ngắn bảng câu hỏi thì những câu hỏi họ đưa raphải cực kì súc tích và cung cấp đủ thông tin cho việc tổng kết sau này, đó là một việckhó, điều này giải thích cho tỉ lệ phương án này được lựa chọn khá nhiều 12,2% sinhviên cho biết khó khăn đến từ việc họ không có đầu đủ tài liệu về đề tài, có thể vì đề

Trang 10

tài họ chọn thực hiện quá rộng và họ không có nhiều hiểu biết cũng như không cóngười đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó giúp đỡ nên sẽ dẫn đến tình trạng nêu trên.

Và cuối cùng chỉ có 1.1% số sinh viên được hỏi lựa chọn phương án khác.Lí giải điềunày có thể do các phương án được đưa ra đã liệt kê gần như đầy đủ các khó khăn củasinh viên khi lập bảng câu hỏi do đó chỉ có một sinh viên lựa chọn những khó khănkhác

8 Số lượng câu hỏi của bảng khảo sát:

Được thể hiện như bảng sau:

Bảng 9: Tổng hợp về số lượng câu hỏi dùng trong bảng khảo sát

Số lượng câu hỏi Số phiếu trả lời Tỉ lệ trong mẫu (%)

Như vậy theo như bảng trên thì số lượng câu hỏi từ 10-20 được chọn nhiều nhất

Do tính chất ngắn gọn và thuận tiện nhanh chóng cho người trả lời, đồng thời cũnggiúp người khảo sát thu thập được khá đầy đủ một lượng thông tin nhất định nên sốphiếu cho lượng câu hỏi từ 10-20 là 61 phiếu và chiếm tỉ lệ 67,78% trong tổng sốphiếu Số câu hỏi từ 20-30 được chọn với tổng số phiếu là 15, chiếm 16,67% trongtổng số mẫu khảo sát Các số lượng câu hỏi còn lại chiếm rất ít, số câu hỏi nhỏ hơn 10chiếm 10%, người khảo sát không hài lòng về số lượng câu hỏi này, quá ít để thu thập

đủ thông tin cho họ Còn với số lượng lớn hơn 30 thì người trả lời rất ngại trả lời

Trang 11

Từ bảng 1, ta thấy bình quân số lượng câu hỏi của bảng khảo sát sẽ là:

= 16.78

Như vậy số lượng câu bình quân nằm trong khoảng từ 10-20, vậy mốt của số câu hỏi

sẽ là 10-20 và bình quân số câu hỏi cũng là 16,78

- Giả sử chúng ta chọn số lượng câu hỏi là bình quân ở một nhóm, ta có bảng sau:

Số lượng câu hỏi khảo sát (x) Số phiếu trả lời (y)

Trang 12

Nhận thấy các điểm trên đồ thị được phân bố theo dạng parabol.

Mô hình parabol:

Yx = a + b x + c x2

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình để tìm các hệ số a,

b, c Giải các số trên máy Casio – Fx 570MS ta có:

Ta có:

Suy ra phương trình Hồi quy: y= - 8.525 + 5.62x – 0.165x2

Tỉ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyếntính của số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát và số lượng phiếu trả lời

Trang 13

Từ đó ta tính được: η = = 0,6974

Như vậy độ liên kết giữa x và y là khoảng 0,6974

9 Đối tượng khảo sát:

Bảng 10: Thống kê sinh viên về đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát Số phiếu trả lời Tỉ lệ trong mẫu

do bản thân các nhóm làm bài tập này đều là sinh viên nên chọn đối tượng là sinh viên

dễ cho việc điều tra và phỏng vấn

10 Số lượng mẫu khảo sát:

Bảng11: Thống kê về số lượng mẫu khảo sát

Số lượng mẫu khảo sát Số phiếu điều tra Tỉ lệ trong mẫu

Như vậy, với số lượng phiếu khảo sát lớn hơn 80 được các nhóm ưa chuộng hơn

cả và chiếm 32 trong tổng số phiếu, tức là 35,56% trong mẫu; số lượng phiếu từ 40-60chiếm vị trí thứ 2 , đạt 28,89 %, còn số lượng phiếu từ 60-80 chiếm 22.22% thấp nhất

là số lượng nhỏ hơn 40 với tỉ lệ 13,33% Điều này xảy ra do nguyên nhân các nhómmuốn làm chính xác hơn nữa số liệu của mình, giúp bù trừ hiện tượng số lớn trongthống kê học

Trang 14

Biểu đồ số lượng phiếu khảo sát theo số mẫu

>80

Từ bảng 3 ta có số lượng mẫu khảo sát bình quân mà các nhóm chọn là:

Như vậy số mẫu khảo sát bình quân là 66 mẫu

11 Cách thức thu thập dữ liệu:

Bảng 12: Thống kê sinh viên về cách thức thu thập dữ liệu

Trang 15

khách quan bằng hai cách trên Cuối cùng chiếm tỉ lệ thấp nhất là cách thức phỏng vấntừng đối tượng(chỉ chiếm 7.8%) Cách này tốn rất nhiều thời gian và công sức mà hiệuquả cũng chưa hẳn đã cao cho nên rất ít sinh viên sử dụng cách này để thu thập dữliệu

12 Khả năng sử dụng phần mềm SPSS.

Bảng 13: Thống kê sinh viên về khả năng sử dụng phần mềm SPSS

13 Khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài:

Bảng 14: Thống kê sinh viên về khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài

Khó khăn khi phân tích và trình bày Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Không biết nên kết hợp câu hỏi nào với

nhau

Trang 16

Không biết nên phân tich cái gì 19 21.1

Trong khó khăn khi phân tích và trình bày sinh viên cho rằng nhóm của họkhông biết cách kết hợp câu hỏi với nhau chiếm tỷ lệ cao nhất (34.5%), khó khăn tiếptheo mà sinh viên gặp phải là không biết cách diễn đạt để trình bày (30.0%), còn lạimột số ít sinh viên thì gặp khó khăn ở khâu không biết nên phân tích cái gì (21.1%) vàchèn biểu đồ ở đâu,lúc nào (14.4%).Đa phần sinh viên gặp khó khăn khi không biếtcách kết hợp các câu hỏi với nhau là do sinh viên chưa thấy được mối liên hệ giữa cáccâu hỏi với nhau để làm rõ nội dung đề tài.Việc lựa chọn các câu hỏi để làm nổi bậtlên nội dung của đề tài cũng đã khó khăn rồi nhưng để kết hợp các câu hỏi lại với nhaucho ăn khớp còn đòi hỏi cao hơn rất nhiều Cũng như khó khăn ở trên, vấn đề khôngbiết cách diễn đạt để trình bày đề tài vì họ chưa quen với việc làm đề tài và cũng chỉ cómôn “phương pháp nghiên cứu khoa học” chỉ rõ cách làm một đề tài như thế nàonhưng đây là môn học đã học từ học kì trước cho nên nhiều sinh viên cũng không cònnhớ trình tự để làm một đề tài như thế nào từ đó dẫn đến việc diễn đạt gặp khó khăn Khó khăn thứ ba là do sinh viên không biết trọng tâm của đề tài mà họ làm và mụcđích chính mà họ muốn đưa ra từ việc khảo sát Còn việc chèn biểu đồ thì chiếm tỉ lệthấp nhất cho thấy việc này cũng không gây khó khăn mấy cho sinh viên Họ chỉ phânvân giữa việc chèn bảng biểu hay biểu đồ ở vị trí nào cho thích hợp (thật ra việc chènbiểu đồ không mấy khó khăn vì nó không đòi hỏi phải suy luận và phân tích nhiều Nóchỉ giúp cho người đọc biết được bao quát và tỷ lệ cụ thể của các câu trả lời)

14 Khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài:

Bảng 15: Thống kê sinh viên về khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài

Khó khăn khi làm đề tài Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Đặt câu hỏi thu thập nhiều dữ liệu nhất 23 25.56

Ngày đăng: 04/05/2015, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w