1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN ĐỊA LÝ 8_ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ 8

26 942 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 17,38 MB

Nội dung

Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường địa lí, các hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất và các hoạt động của con người ởtrên Trái Đất; góp phần hì

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ 8

TIẾT 14 – BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

Ở TRƯỜNG THCS

Môn: Địa lí

NĂM HỌC 2014 – 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài:

Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển, phấn đấu đến năm

2020 trở thành một nước công nghiệp mà con người là nhân tố quyết định Đểthực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá cần giáo dục thế hệ

trẻ trở thành những con người “Năng động - Sáng tạo – Có năng lực giải quyết

vấn đề”, những con người tự tin, có trách nhiệm, có những hành động phù hợp

với giá trị nhân văn và công bằng xã hội

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng và phù hợp với xu thếhội nhập toàn cầu thì đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới chương trình cũng nhưphương pháp dạy học mới Phương pháp dạy học mới này được hiểu là: Học sinh tựhọc, tự hiểu, tự rèn kĩ năng nhiều để từ đó có thể phát triển tư suy nhưng phải nhờ vào

sự hướng dẫn của giáo viên “ Dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm”, giáoviên chỉ là người tổ chức, định hướng và điều khiển giúp học sinh tự tìm ra trithức; phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy trong các em tínhkhao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trongquá trình nắm vững kiến thức

Trên thực tế hiện nay, toàn ngành giáo dục nói chung và dạy học Địa línói riêng đã và đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để thực hiện sứ mệnhchung đó NQ TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp

giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp

tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”.

Môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường địa

lí, các hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất và các hoạt động của con người ởtrên Trái Đất; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tưtưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa

lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, với yêu cầu củađất nước và xu thế thời đại mới

Các em học sinh được làm quen với những kiến thức Địa lí từ rất sớm, ởbậc Tiểu học đó là bộ môn Khoa- Sử - Địa nhưng phải lên lớp 6 mới được tách

ra thành một bộ môn riêng: Môn địa lí Thực tế hiện nay cũng cho thấy không íthọc sinh xem Địa lí là một môn học phụ nên học cho qua loa lấy lệ, chưa thạo kĩnăng Địa lí, đặc biệt là các em học sinh lớp 6

Trang 3

Trong những năm gần đây, việc đổi mới chương trình SGK được thựchiện đồng bộ Việc đổi mới nội dung, chương trình khi thay SGK đòi hỏi ngườigiáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới đồng thời tạo niềm yêu thích, say mê, hứng thú môn học đối vớihọc sinh Và một trong những công cụ hiệu quả cung cấp cho giáo viên phươngtiện làm việc hiện đại đó là công nghệ thông tin Hiện nay, việc ứng dụng CNTTvào dạy học đã trở nên rất phổ biến, đại trà Và một trong những môn học thíchhợp nhất với việc dùng bài giảng điện tử đó chính là môn Địa lí Việc dùngnhững hình ảnh, băng hình chiếu lên màn hình chính là kênh hình trực quan,sinh động nhất, đánh mạnh vào sự chú ý của các em học sinh, giúp học sinh tiếpthu bài một cách nhanh chóng và thực sự hiệu quả Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đãyêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp

học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”

Ở trường THCS Lĩnh Nam, những năm gần đây, nhà trường đã đầu tưmua sắm máy chiếu, máy vi tính, bố trí cho giáo viên học ứng dụng phần mềmpower point, violet, E-learning … vào soạn giảng Đặc biệt, các giáo viên trẻcòn chủ động tự trang bị cho mình máy tính xách tay Vì vậy việc ứng dụngCNTT vào dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng đã được thực hiện từvài năm nay Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy mỗi khi dùng bài giảng điện tửthì các em vô cùng hứng thú, hoạt động sôi nổi, tiếp thu bài tốt, nhất là với mônđịa lí vốn là môn học khô khan thì bây giờ các em đã có niềm đam mê với mônnày Vì thế việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Địa lí là rất cần thiết để nângcao chất lượng học tập bộ môn.Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạymôn Địa lí ở trường THCS Lĩnh Nam chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứngđược yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay Vì vậy, tôi tôi mạnh dạn chọn đề tài:

“ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa lí 8: Tiết 14 – Bài 12:

tham gia Hội thi giáo viên giỏi Quận Hoàng Mai năm học 2014-2015 và đã đượcxếp loại giỏi nên tôi mạnh dạn viết lại những công việc tôi đã làm để trao đổivới bạn bè đồng nghiệp

Trang 4

II Mục đích nghiên cứu :

Ứng dụng CNTT vào dạy học môn Địa lí, đặc biệt là Địa lí 9 nhằm nângcao chất lượng dạy học bộ môn; tạo niềm hứng thú, say mê môn học cho họcsinh

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đưa CNTT vào giảng dạy Tiết 14 – Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á làm tăng hứng thú học tập, giờ học thêm sinh động, khắc sâu kiến thứcgiúp các em học sinh hiểu bài nhanh và nhớ lâu

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Về lí luận: Nghiên cứu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ởtrường THCS , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, SGK,SGV Địa lí 8

- Về thực tiễn: Thực nghiệm, khảo sát

V Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 của Trường THCS Lĩnh Nam

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015

Trang 5

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận:

Môn Địa lí cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú vềđịa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội Vì vậy, để học sinh hiểu, nắm vững các kĩnăng và kiến thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng cácvấn đề sau:

- Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, cácmối quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả

- Phát triển cho học sinh tư duy địa lí

- Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu

đồ, bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ - “tiếng nói của môn Địa lí”

- Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụngkiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống

Đối với Địa lí lớp 8, nội dung kiến thức chủ yếu địa lí tự nhiên, dân cư, xãhội châu Á và Việt Nam Đây là những kiến thức tưởng chừng rất gần gũi, quenthuộc với các em nhưng thực chất lại có rất nhiều vấn đề trừu tượng và khó khănđối với các em trong quá trình tiếp thu kiến thức, nhiều hiện tượng xảy ra trong

tự nhiên nhưng các em không có điều kiện theo dõi, tìm hiểu, tiếp xúc trực tiếpđược Chính vì vậy, việc đưa CNTT vào giảng dạy và sử dụng giáo án điện tửtrong dạy học địa lí 8 là vô cùng cần thiết nhằm:

- Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (thông qua hình thứctrao đổi, thảo luận nhóm, kiểm tra chéo )

- Tạo ra sự vui vẻ, thoải mái (“học mà chơi, chơi mà học”).

- Tạo ra một không khí đoàn kết, thông hiểu lẫn nhau Nếu biết sử dụng

giáo án điện tử hợp lí thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu, hiểu bài giảng nhanhhơn, nhớ bài lâu hơn

- Giáo viên khai thác được kiến thức của bài học triệt để hơn

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học như vậy giúp cho học sinh thích ứngđược với các phương pháp “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, phù hợp vớimục tiêu dạy học, quan điểm dạy học hiện nay mà nghị quyết TW 2 khóa VIIIđặt ra: đào tạo ra những con người toàn diện, năng động, sáng tạo và có năng

lực giải quyết vấn đề.

Trang 6

II Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học địa lí ở trường THCS Lĩnh Nam:

Trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy họcnhư phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.Nhiều giáo viên đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suynghĩ, tìm tòi, tự lực của học sinh Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quantâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phươngpháp dạy học nói trên

Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phươngpháp chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng Địa lí Phươngpháp vấn đáp cũng là một trong những phương pháp dùng lời được sử dụng phổbiến hiện nay, trong đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minhhọa.Việc sử dụng các phương pháp dùng lời như vậy thực chất là giáo viên chủđộng truyền đạt một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn,trò thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, kếthợp trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra

Phương pháp trực quan: Một số giáo viên Địa lí sử dụng các phương tiệntrực quan để minh họa, ít chú ý đến việc cho học sinh tự làm việc với cácphương tiện này Chính vì vậy, kĩ năng Địa lí của học sinh còn yếu

Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương phápdạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của họcsinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêucầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viêndẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó.Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinhđộng vì học sinh tích cực hoạt động Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thìnhững giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởihoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáoviên chứ bản thân học sinh chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn

đề đặt ra trong bài học Và để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như phùhợp với quan điểm, mục đích giáo dục hiện đại, giáo viên trường THCS Lĩnh Nam

đã rất nhiệt tình hưởng ứng phong trào đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giảngdạy do ngành giáo dục phát động Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng CNTT vàogiảng dạy bộ môn Địa lí của nhà trường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là do chưa có sự thống nhất vềquan điểm đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụcho việc giảng dạy và học tập bộ môn chưa đầy đủ; kiểm tra, đánh giá trong đóchế độ thi cử còn chia ra các môn “chính, phụ”; giáo viên Địa lí chưa chuyên

Trang 7

tâm với nghề, nhiều giáo viên đã có tuổi nên có nhiều hạn chế trong việc sửdụng các phương tiện dạy học hiện đại và đưa CNTT vào soạn giảng là nhữngtrở ngại lớn

Trên thực tế, trong 8 năm công tác tại trường THCS Lĩnh Nam, tôi nhậnthấy: đa số học sinh thường có thói quen học thuộc lòng phần chữ in màu đỏ saumỗi bài học ở SGK hoặc chỉ học thuộc nội dung chính mà giáo viên cho ghitrong vở Như thế các em chỉ trả lời được những câu hỏi dạng trình bày chứkhông phân tích, giải thích được sự vật hiện tượng Địa Lí; nhiều học sinh cònlúng túng khi quan sát tranh ảnh, hình vẽ ; khi đọc bản đồ, biểu đồ để tìm ra vànắm vững kiến thức

Khi đi vào nghiên cứu đề tài này, tôi đã gặp rất nhiều những thuận lợi:

- Học sinh đã và đang được học bộ môn Tin học trong nhà trường và phầnlớn gia đình các em đều có máy vi tính kết nối Internet nên việc tiếp cận, sửdụng phương tiện này vào việc tìm kiếm, khai thác thông tin, hình ảnh, bănghình liên quan đến nội dung bài học từ mạng Internet của học sinh là rất dễdàng, phổ biến

- Nhà trường có đầy đủ phương tiện hiện đại để phục vụ công tác giảng dạycủa giáo viên

- Nhà trường rất quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên đã tạo mọiđiều kiện cho giáo viên dự chuyên đề, thực hiện các chuyên đề trong tổ bộ môn,tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục tổ chức

Bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn cần được khắc phục như :

- Nhà trường chưa có đủ máy tính nối mạng để cho học sinh sử dụng vàoviệc khai thác thông tin, tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, video phục vụ cho bài họctại trường

- Với đa số học sinh và phụ huynh: môn Địa lí vẫn là môn phụ nên khôngchú trọng, đầu tư

- Học sinh của trường thuộc địa bàn dân trí thấp, cha mẹ phần lớn là làmnông nghiệp nên sự quan tâm tới việc học của con em còn hạn chế, các em chưa

Trang 8

III Giải pháp thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Địa lí 8: Tiết 14 – Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á ở trường THCS Lĩnh Nam.

Xuất phát từ mong muốn cải tiến chất lượng những giờ học Địa lí, đặcbiệt là giờ học môn Địa lí 8 giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cáchnhẹ nhàng, hiểu nhanh và nhớ bài lâu hơn bằng cách để các em tự khai thácthông tin, hình SGK và băng hình thông qua sự hướng dẫn, gợi mở của giáoviên, đồng thời bồi đắp cho các em tình yêu, niềm say mê, hứng thú với mônhọc Địa lí vốn bị coi là môn học khô khan, trừu tượng; tôi đã ứng dụng CNTTvào việc soạn giảng, tìm kiếm thông tin, hình ảnh, băng hình phù hợp với nộidung bài học; tổng kết, chốt kiến thức bằng các bảng biểu hoặc khắc sâu bằnghình ảnh Sau đây là các bước mà tôi đã tiến hành ở Tiết 14 - Bài 12: Đặc điểm

tự nhiên khu vực Đông Á Qua bài học, các em không chỉ hiểu được nội dung

của bài học mà còn vận dụng được linh hoạt những kiến thức ấy vào thực tếcuộc sống

Bước 1: Chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh, băng hình:

- Tôi đã tìm tòi, lựa chọn và thiết kế những hình ảnh, đoạn băng hình vềcác thiên tai có sức tàn phá mạnh mẽ, gây thiệt hại lớn về người và của thườngxuyên xảy ra ở khu vực Đông Á: động đất, sóng thần, núi lửa để đưa vào làm

tư liệu giảng dạy giúp cho nội dung bài học phong phú hơn, không đơn điệu vànhàm chán Đồng thời, gây được sự tập trung chú ý cao cho các em học sinh bởiđây là những hiện tượng tự nhiên các em đã được nghe, nói, mô tả đến nhiềunhưng tất cả đều chưa được chứng kiến

- Tôi cũng sử dụng CNTT để thiết kế các trò chơi, tạo không khí vui vẻ,hứng khởi trong giờ học, giúp các em học sinh thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơntrong tiết học

- Bên cạnh đó, tất cả các hình, tranh ảnh được đưa vào sử dụng trong bàihọc, tôi đều đặt các hiệu ứng để giúp các em học sinh dễ phân biệt các nội dungbài học Đồng thời cũng là thực hiện chủ trương đổi mới: tích cực ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy

Bước 2: Giải pháp:

Trang 9

TIẾT 14

BÀI 12: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Biết vị trí địa lí, các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Đông Á

- Hiểu và trình bày được các đặc điểm về khí hậu, song ngòi, cảnh quan tựnhiên của khu vực

2 Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Đông Á, các hình ảnh địa lí

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tập bản đồ trong quá trình học tập

- Rèn luyện kĩ năng chỉ lược đồ

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

3 Thái độ:

- Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và phòng, chống thiên tai

- Lòng yêu thích tìm hiểu, khám phá thế giới và yêu thích môn học

4 Tích hợp liên môn: GDCD, bảo vệ môi trường.

II CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên:

- Máy chiếu, projecter, PHT

- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

- Tập bản đồ địa lí 8

2 Học sinh:

- Tập bản đồ địa lí 8, SGK

- Các kiến thức, tư liệu mà giáo viên đã hướng dẫn về nhà ở bài học trước

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp vấn đáp, gợi mở

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình dạy bài mới.

2 Bài mới:

Mở bài: Trước khi vào bài học hôm nay, cô muốn mời cả lớp tham gia 1 trò chơi, các em có đồng ý không nhỉ? Trò chơi có tên gọi: “khám phá miền đất mới”

Trang 10

LUẬT CHƠI:

* 4 đội chơi sẽ trả lời nhanh các câu hỏi dựa trên dữ kiện và hình ảnh gợi ý bằng hình thức giơ bảng.

* Thời gian trả lời: 10 giây.

* Mỗi đáp án đúng được 10 điểm; trả lời sai, không

Đất nước nào được mệnh danh là

“xứ sở hoa Anh Đào”?

10 9876542103

Trang 11

Quốc gia nào có thủ đô là Bình Nhưỡng?

Trang 12

Công trình này có tên là gì? Ở quốc gia nào?

Trang 13

GV: Đúng vậy, các em ạ Đông Á là một không gian lãnh thổ rộng lớn ở châu Á

được biết đến với những nền kinh tế khá mạnh của thế giới Trong giờ học hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của khu vực này cũng như những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội của khu vực:

TIẾT 14 – BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

Hoạt động 1 Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Á

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: giới thiệu vào phần 1.

GV: chiếu lược đồ các khu vực của châu Á:

GV: chiếu lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

? Về mặt địa lí tự nhiên, khu vực Đông Á gồm

mấy bộ phận? Nằm trong giới hạn vĩ độ nào?

1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Vị trí: giáp

+ Phía Bắc: Bắc Á, Mông Cổ

+ Phía Tây: Trung Á + Phía Tây Nam: Nam Á + Phía Đông Nam: Đông Nam Á

+ Phía Đông giáp: Thái Bình Dương

Ngày đăng: 04/05/2015, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tập bản đồ - Bài tập và thực hành địa lí 8 – Tác giả: Nguyễn Quý Thao, Phạm Thị Sen, Trần Trọng Hà, Nguyễn Phi Hạnh – NXB Giáo dục Khác
3. Thiết kế bài giảng Địa lí 8 – Tác giả: Nguyễn Châu Giang – NXB Hà Nội Khác
4. Sách giáo viên Địa lí 8 – Tác giả: Nguyễn Dược tổng chủ biên – NXB Giáo dục Khác
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Địa lí – NXB Giáo dục Khác
6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS – Tác giả: Phạm Thu Hương (chủ biên) – NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w