115 Chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Marketing)
Báo cáo thực tập tổng hợp MỞ ĐẦU Sau gần 5 tuần thực tập tại chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam - trụ sở chính tại 117A – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy - Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú, các anh và các chị ở Phòng Tổng hợp và sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Báo cáo này khái quát chung về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam và tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của chi nhánh.Trong đó, phần nghiên cứu quan trọng nhất là phần nghiên cứu riêng về các hoạt động Marketing của chi nhánh. Báo cáo được chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần II: Tình hình hoạt động của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần III: Tình hình hoạt động Marketing của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Do kiên thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong báo cáo này, em rất mong nhận được góp ý của thầy giáo và các anh chị Phòng Tổng hợp để hoàn thiện hơn bài báo cáo. SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBank và chi nhánh Nam Thăng Long I.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển • Giai đoạn đầu (07/1988 - 1990) Thể theo quyết định số 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh, tháng 7 năm 1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) - Incombank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách từ 1 bộ phận của NHNN. • Giai đoạn 2 (1991-1996) Tháng 10 /1990 Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực thi hành đánh dấu bước phân định rõ chức năng của NHNN và Ngân hàng Kinh doanh, ngày 14/11/1990, Chủ tịch HĐBT đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập lại NHCTVN, khẳng định NHCTVN là một Ngân hàng Thương mại có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập. • Giai đoạn 3 (từ tháng 09/1996 đến nay) • NHCTVN được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Tháng 10/1998, Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực thi hành. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của NHCTVN không thay đổi. • Từ năm 2001, NHCTVN tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCTVN được chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp nhập trong khu vực quốc tế. Tiếp đó, ngày 27/02/2001, theo quyết định số 018/QĐ- HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, thành lập chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh NHCT Ba Đình và chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/3/2001. Ngày mới thành lập tổng vốn huy động của chi nhánh là 128 tỷ VNĐ, trong đó tổng dư nợ tín dụng là 250 tỷ VNĐ. • Năm 2008, NHCT Việt Nam thay đổi tên gọi thương mại từ Incombank thành Vietinbank, chính thức vào ngày 15/4/2008 (do trùng tên với một NHTM của Đức) để tiện cho việc giao dịch kinh doanh trên thị trường quốc tế. Theo đó, ngày 03/04/2008, Căn cứ Quyết định số 120/HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về thay đổi tên gọi của chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy thành Ngân hàng công thương- Chi nhánh Nam Thăng Long. chính thức được thi hành từ ngày 15/4/2008. Có sự thay đổi tên gọi của chi nhánh là do nhận định của Ban Lãnh Đạo, theo định hướng phát triển mới của chi nhánh, do vị trí địa lý, xu hướng phát triển tất yếu… I.1.2. Tầm nhìn Xây dựng NHTMCP CTVN thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng với 2 trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới. I.1.3. Phương châm Thực hiện theo phương châm chung của NHCT Việt Nam “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại” và phương châm riêng của chi nhánh “Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng và vì sự phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam”, NHCT - chi nhánh Nam Thăng Long đã nỗ lực khắc phục khó khăn, không ngừng hoàn thiện, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH. Trong quá trình hoạt động để đứng vững trên thị trường, chi nhánh luôn bám sát định hướng của ngành, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh công tác tổ chức, bố trí bộ máy hợp lý, phù hợp với các mục tiêu kinh doanh trong các giai đoạn khác nhau. SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp I.1.4. Một số thành tựu nổi bật của chi nhánh Tuy tuổi đời còn non trẻ, lại nằm trên địa bàn một quận mới của Hà Nội, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua hơn 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, chi nhánh NHCT VN Nam Thăng Long đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương. Tính đến năm 2008, Chi nhánh đã mở được 7 điểm giao dịch, 5 quỹ tiết kiệm gồm: QTK số 28, 75, 76, 78, 79 và 4 Phòng giao dịch gồm: Xuân Đỉnh, Thăng Long, Mỹ Đình, Hà Thành. Cũng như NHCT, chi nhánh có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đến cuối tháng 6/2008, nguồn vốn của VietinBank Nam Thăng Long đạt trên 2.315 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu kinh doanh của khách hàng, đạt 55% kế hoạch lợi nhuận được, và đến cuối năm 2008 đã hoàn thành vượt mức 15% kế hoạch lợi nhuận đạt được. Ngoài ra, chi nhánh còn nhận được 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và rất nhiều bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành v.v. Đồng thời trong năm 2008, chi nhánh cùng với Ngân hàng Công thương đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner; Cup vàng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” lần III; Giải thưởng “Cúp Vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế” - International Star Award (ISAQ) tại Thụy Sỹ - NHCT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận vinh dự này. I.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Chi nhánh Nam Thăng Long là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN có 01 trụ sở chính tại 117A – Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy. Bộ máy hoạt động gồm Ban giám đốc và 12 phòng ban chức năng. I.2.1. Cơ cấu tổ chức I.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Bộ máy quản lý chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc, có trách nhiệm định hướng thực hiện và chỉ đạo điều hành sâu sát đến từng mảng nghiệp vụ, các phòng ban chức năng. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) I.2.1.2. Cơ cấu tổ chức các bộ phận – phòng ban Nhiệm vụ các phòng ban được phân định rõ ràng, có chức năng riêng, tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề. Được chia làm các khối hoạt động sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của chi nhánh (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) Hiện tại, cơ cấu của chi nhánh đã có một số thay đổi nhỏ để phù hợp với đòi hỏi của môi trường kinh doanh và điều kiện của chi nhánh: - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu đã nhập vào phòng khách hàng lớn SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp - Phòng nợ có vấn đề nhập vào phòng quản lý rủi ro. Khối quản lý rủi ro có thêm phòng kiểm soát. I.2.2. Chức năng - nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh I.2.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn phù hợp với quy định của NHNNvà NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. I.2.2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy đông vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với quy định của NHNN và NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. I.2.2.3. Phòng khách hàng cá nhân Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh. Nhiệm vụ: thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng) đối với khách hàng là các cá nhân phù kợp với quy định của NHNN và NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. I.2.2.4. Phòng quản lý rủi ro SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu giám đốc chi nhánh về công tác đánh giá và quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT VN. Nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm ban hành các chính sách quy định về quản lý và kiểm soát, quy trình giám sát thực hiện các chức năng quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp trong hệ thống chi nhánh, quản lý thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm tuân thủ giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định kế hoạch, dự án, phương án đề nghi cấp tín dụng. Xác định đo lường và báo cáo về rủi ro thị trường,tác nghiệp,tín dụng, đồng thời cung cấp các thông tin nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống chi nhánh. I.2.2.5. Phòng quản lý nợ có vấn đề Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý các khoản nợ có vấn đề. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khỏan nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu) trong hệ thống chi nhánh. Quản lý, khai thác vá xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ gốc đã được xử lý rủi ro. I.2.2.6. Phòng kế toán Chức năng: là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Nhiệm vụ: Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tài chính của NHCTVN, theo đúng quy định của NHNN, pháp luật và quy chế quản lý tài chính của NHCTVN. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến ghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch máy móc, quản lý quỹ tiền mặt tới từng giao dịch viên theo các qui định của NN và NHCT VN. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm NH. SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp I.2.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý an toàn kho quỹ, quỹ tiền mặt theo qui định của NHNN và NHCT VN. Nhiệm vụ: ứng và thu tiền cho các quỹ thực hiện, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy. Chịu trách nhiệm về việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối nhu cầu thu, chi tiền mặt lớn (VNĐ và ngoại tệ) trong toàn hệ thống chi nhánh. Quản lý kho quỹ theo quy định của NHNN đảm bảo an toàn các tài sản bằng tiền và các tài sản giá trị khác trong quá trình bảo quản, giao nhận và vận chuyển. I.2.2.8. Phòng tổ chính hành chính Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của NN và qui định của NHCT. Nhiệm vụ: thực hiện tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, lo hậu cần tài chính cho chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phân vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an toàn an ninh chi nhánh. I.2.2.9. Phòng thông tin điện toán Chức năng: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Nhiệm vụ: bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mang, máy tính của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phương thức quản lý các thông tin điện toán. I.2.2.10. Phòng tổng hợp Chức năng: tham mưa cho ban giám đốc trong việc dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh và dự đoán tình hình kinh doanh. Nhiệm vụ: làm đầu mối phát hành thẻ của chi nhánh. Làm đầu mối tổng hợp các báo cáo theo qui định của NHNN và NHCT VN. Làm thường trực thi đua của chi nhánh và đầu mối triển khai các đề tài khoa học. Thực hiện công tác huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp. SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp I.2.2.11. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc chi nhánh trong quản lý và điều hành, tổ chức các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh. Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, NHNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHCTVN và phù hợp với thông lệ quốc tế. I.2.2.12. Phòng Kiểm soát (thuộc NHCT) Trực thuộc Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, hoạt động theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ” do NHCTVN ban hành. I.3. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm-dịch vụ của chi nhánh I.3.1. Lĩnh vực huy động vốn Thứ nhất, nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư… Thứ hai, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ . Gửi một nơi, lĩnh tiền nhiều nơi… Thứ ba: dịch vụ tài khoản. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu . Đến 31/12/2007, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2,538,186 triệuVNĐ tăng bằng 19.8 lần năm 2001 chiếm thị phần SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Biểu đồ 1: Nguồn vốn huy động năm 2007 Từ khu vực dân cư Từ các tổ chức kinh tế Từ tổ chức tài chính Báo cáo thực tập tổng hợp 14,5% ngành ngân hàng quận Cầu Giấy, tăng 743,292 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 41.4% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 870,245 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34.286%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 20% so với 2006. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đạt 971,461 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38.274%/tổng nguồn vốn huy động và tăng 14.5% so với 2006. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng 27.5%/tổng nguồn vốn huy động. I.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Thứ nhất, cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tính đến 31/12/2007 dư nợ nền kinh tế đạt số dư 487,591 triệu VNĐ tăng 3.8 lần so với 2001 chiếm tỷ trọng 99.7%/tổng cho vay và đầu tư, giảm 18.989% so với năm 2006, chiếm 21% thị trường tín dụng đầu tư của quận Cầu Giấy. (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, NHCT VN- Chi nhánh Nam Thăng Long) Thứ hai, cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ trong tổng dư nợ tăng dần, được duy trì ở mức độ ổn định hợp lý. Năm 2001: chiếm tỷ lệ 32.45%/tổng dư nợ. Năm 2007: chiếm tỷ lệ 63.327%/tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh: bình quân luôn chiếm từ 40% - 47%/tổng dư nợ. Năm 2001: 25%/tổng dư nợ, 2007:36%/tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm được nâng cao: chiếm 95.2%/dư nợ cho vay. Thứ ba, tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế Nông nghiệp và ngành khác 6% Xây dựng giao thông 19% Công nghiệp 31% Thương mại và Dịch vụ 44% [...]... 80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam vào năm 2007 (bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 3 3chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh) Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chi n lược phát triển Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh. .. Capture POS Thiết bị chấp nhận thẻ - Point Of Sale PR Quan hệ công chúng- Public Relation NHCT Ngân hàng Công thương Việt Nam NHCT VN Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam TMQD Thương mại quốc doanh TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NH Ngân hàng SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Đề cương tổng... loại báo của ngành ngân hàng (bởi đạt hiệu quả cao) KẾT LUẬN Trên đây là báo cáo tổng hợp về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam Sau thời gian 5 tuần thực tập tại đơn vị em đã hiểu rõ hơn các hoạt động tại ngân hàng, các công việc, nghiệp vụ cụ thể hàng ngày của cán bộ ngân hàng Không những thế, em còn có cơ hội lần đầu tiếp xúc với các hoạt động marketing ngân hàng Đây là một lĩnh... Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp Thứ tư: tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NAM THĂNG LONGNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM II.1 Khái quát về thị trường và khách hàng Việt Nam với dân số trên 85 triệu dân, mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của cá nhân... nợ quá hạn-nợ xấu dưới 3%; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 8% SVTH: Bùi Thị Thu Trang - Lớp: Marketing 47A Báo cáo thực tập tổng hợp • Lợi nhuận/vốn tự có (ROE) là 2 9-3 0%; • Lợi nhuận /tổng tài sản có (ROA) là 5% PHẦN III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM III.1 Nhận diện các hệ thống trợ giúp hoạt động marketing Nhìn chung, chi nhánh có kinh... với hội nhập thế giới Chi n lược này đã được toàn hệ thống triển khai và thực hiện rất tốt từ: cải tổ cơ cấu, thiết kế logo, biểu tượng, sologan mới… Cùng với việc tham gia thực hiện tiến trình tái định vị của NHCT VN, chi nhánh cũng có chi n lược đổi mới hình ảnh của mình bằng việc chuyển tên gọi từ chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy thành Ngân hàng công thương- Chi nhánh Nam Thăng Long nhằm gây được thiện... mở rộng Các ngân hàng cung cấp chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên Việt Nam được đánh giá là thị trường đang phát triển và mảnh đất dành cho các dịch vụ NH còn rất màu mỡ Thị trường ngân hàng có sự phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm... Cremium của chi nhánh Phần 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ thẻ ngân hàng và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thẻ quốc tế của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Phần 2: Thực trạng phát triển các dịch vụ thẻ quốc tế tại chi nhánh 2.1.Thị trường - khách hàng của dịch vụ thẻ quốc tế 2.1.1 Dịch vụ thẻ nói chung 2.1.2 Dịch vụ thẻ quốc tế 2.2 Khái quát về tổ chức và các hoạt động tại chi nhánh 2.3... của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, thị phần trước kia của VietinBank là 20% đến nay sụt xuống chỉ còn 8%, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đạt tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tương ứng khoảng 33% và gần 50% (mức tăng trung bình toàn hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 8% và gần 20%) Khối ngân hàng này chỉ chi m 9,3% tổng dư nợ cho vay (cả VND và USD), nhưng chi m tới... hoạch đến cuối năm 2008, sẽ mở thêm ít nhất 4 phòng giao dịch, trong vài năm tới sẽ mở thêm một số chi nhánh nữa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) tại Việt Nam đã tuyên bố từ nay đến 2010 sẽ mở thêm nhiều chi nhánh trên toàn lãnh thổ Việt Nam Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng không đồng đều: Khối NHTMCP có hiệu quả hoạt động tốt hơn các NHTMQD và cao hơn mức trung . của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần III: Tình hình hoạt động Marketing của chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương. động Marketing của chi nhánh. Báo cáo được chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về chi nhánh Nam Thăng Long - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phần II: Tình