1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2012

24 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 147,15 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2

VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING

ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2012

Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Xuân Bình

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Bùi Mai Thương 1111120202

9 Nguyễn Anh Cường 0953020004

10 Nguyễn Phương Anh 0851010056

11 Phạm Thị Thu Hương 1211120053

12 Nguyễn Thị Hương Trà 1113120227

13 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 1111120204

14 Nguyễn Thu Hiền 1111120163

Hà Nội 5/2014

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… ……… ………3

NỘI DUNG……… ……… ………4

I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Giới thiệu mô hình Mundell - Flemming 4

2 Đường IS 4

3 Đường LM 4

4 Mô hình Mundell – Fleming trong điều kiện tỉ giá thả nổi 5

4.1 Các giả định 5

4.2 Điểm cân bằng 5

4.3 Sử dụng chính sách tài khóa mở rộng 6

4.4 Sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng 6

II- VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMMING ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NĂM 2012 7

1 Thực trạng XNK Việt Nam sau năm 2011 7

2.Chính sách tài khóa của Chính phủ và tác động của nó tới Xuất Nhập Khẩu Việt Nam năm 2012 8

2.1 Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012 8

2.2 Tác động của Chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu VN qua mô hình Mundell - Fleming 10

3 Chính sách tiền tệ của và tác động của nó tới XNK Việt Nam 2012 10

3.1 Chính sách tiền tệ Việt Nam 2012 10

3.2.Tác động của Chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu VN qua mô hình Mundell - Fleming 13

4 Tác động của các chính sách vĩ mô tới XNK của Việt Nam 2012 14

4.1 Nhập khẩu 14

4.2 Xuất khẩu 16

4.3 Cán cân thương mại năm 2012 19

III- ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ 2013 19

1 Chính sách tiền tệ: 19

2 Chính sách tài khóa: 20

KẾT LUẬN……… ……… ……… 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO………22

Trang 4

vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt chính sách tài khóa ( CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT),

vì chúng chính là hai công cụ quan trọng trong việc quản lý kinh tế của Nhà Nước Vậy,Chính Phủ đã sử dụng hai chính sách đó như thế nào để thúc đẩy Xuất khẩu, đồng thờigiảm thiểu lượng Nhập Khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong năm

2012 vừa qua? Đó là điều mà mỗi sinh viên kinh tế có lẽ nên biết và cần phải tìm hiểu để

có bổ sung thêm cho mình những kiến thức thực tế về kinh tế Việt Nam, nhất là XuấtNhập Khẩu Việt Nam Đồng thời cần phải biết gắn nội dung thực tiễn với những lý thuyết

vĩ mô để nắm bắt rõ hơn, sâu hơn vấn đề đó

Nhận thức được tầm quan trọng của hai chính sách này trong nền kinh tế nói chung

và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng, cùng với đó là lý thuyết đã học, nhómchúng em quyết định chon đề tài nghiên cứu:

“Vận dụng mô hình Mundell- Fleming để phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012”

Vì thời gian hoàn thành có hạn vốn hiểu biết còn ít ỏi của mình, bài tiểu luận củanhóm khó tránh khỏi những soi sót và khuyết điểm cần phải sửa đổi và bổ sung Vìvậy, ,nhóm rất mong và trân trọng mọi ý kiến đóng góp của thầy để từ đó nhóm có thểcủng cố được vốn hiểu biết của mình Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 5

NỘI DUNGI- CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Giới thiệu mô hình Mundell - Flemming

Mô hình Mundell-Fleming (The Mundell-Fleming model) là một mô hình kinh tếhọc vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ

mô được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa đối với thương mại và lưu chuyển dòngtiền Mô hình mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và John Marcus Fleming.Đây là mô hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cáchđộc lập trong những năm 1960

2 Đường IS

- Khái niệm: Là sự kết hợp giữa lãi suất (r) và thu nhập (Y) thoả mãn sự cân bằng

trên thị trường hàng hoá

- Phương trình: AD = Y = C (Y-T) + I(r*)+ G + NX(e)

- Đường IS là một đường dốc xuống dưới về phía phải, phản ánh quan hệ giữa Y và

e là mối quan hệ ngược chiều Khi e tăng làm giảm NX, AD giảm, Y giảm và ngược lại

- Đường IS sẽ dịch chuyển khi : C, I, G, T, NX thay đổi

- Chính sách tài khoá và chính sách thương mại sẽ làm dịch chuyển đường IS:

+ CSTK nới lỏng ( tăng G hoặc giảm T) làm dịch chuyển đường IS sang phải và ngược lại

+ CS thương mai nới lỏng ( Tăng xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu) làm dịch chuyển đường IS sang phải và ngược lại

3 Đường LM

- Khái niệm:Biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái (r) và thu nhập (Y) thoả mãn

sự cân bằng trên thị trường tiền tệ tại mức lãi suất thế giới cho trước

Trang 6

+ Chính sách tiền tệ nới lỏng làm dịch chuyển đường LM sang phải và ngược lại.+ Khi lãi suất quốc tế tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải và ngược lại.

4 Mô hình Mundell – Fleming trong điều kiện tỉ giá thả nổi

4.1 Các giả định

- Không có sự can thiệp vào thị trường ngoại hối

- Vốn tự do chu chuyển

- Kỳ vọng tỷ giá hối đoái tĩnh

- Lãi suất quốc tế i* bằng lãi suất trong

nước

- Lạm phát trong nước quốc tế bằng

nhau

4.2 Điểm cân bằng

- Là giao điểm của 3 dòng IS, LM, BP

- G, Ms Y*, i*, P là biến ngoại sinh

- Y, i, q là biến nội sinh

Trang 7

- G tăng làm IS dịch chuyển sang phải

- Áp lực và làm lãi suất trong nước tăng

- Dòng vốn chảy vào nước

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế tăng

- Xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, làm

cán cân thương mại xấu đi

Vậy, Chi tiêu chính phủ tăng bao nhiêu để

AD tăng thì xuất khẩu ròng giảm tương ứng, làm IS dịch phải rồi trở về vị trí cũ nên Ykhông thay đổi

Hay, trong điều kiện tỉ giá thả nổi, CSTK mở rộng không có hiệu quả

4.4 Sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng

- Cung tiền tăng làm LM dịch chuyển sang phải

- Lãi suất trong nước giảm

- Luồng tiền chạy ra nước ngoài

- Tỷ giá danh nghĩa và thực tế giảm

- Cán cân thương mại có lợi

Vậy, trong điều kiện tỉ giá thả nổi, vốn tự do chu chuyển, CSTT rất hiệu quả

Y1

Trang 8

II- VẬN DỤNG MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMMING ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NĂM 2012

1 Thực trạng XNK Việt Nam sau năm 2011

Bảng số liệu giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam 2011

- Xuất khẩu:Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan thì tính từ đầu năm đến ngày

25-12- 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đã chinh phục mức kỷlục mới của Việt Nam “200 tỷ USD”, cụ thể là đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so vớicùng kỳ năm trước Trong đó, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% sovới năm trước Tăng trưởng XK đạt được hầu hết ở các mặt hàng chủ yếu Tuy nhiên,tăng trưởng XK một phần nhờ vào lượng tăng, một phần nhờ vào giá tăng.Các hàng hóaViệt Nam xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, nông sản như gạo, cà phê, cao su, điều,… , tiếp

đó là dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày, dép, các mặt hàng gia công chưa có giá trị xuấtkhẩu cao

- Nhập khẩu: Tổng giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam 2012 là 106,75 tỷ USD,

tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch của cả năm Các mặt hàng nhập khẩu chính là : máymóc, dụng cụ, phụ tùng ; xăng dầu các loại; sắt thép các loại; các loại nguyên, phụ liệucho ngành dệt may, da giày; phân bón các loại; ô tô nguyên chiếc; hàng gia dụng…Cácmặt hàng nhập khẩu này là hàng đã qua chế biến có giá trị cao, nguyên phụ liệu cho giacông hay cả phân bón cũng phải nhập khẩu trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp

là chủ yếu mà vẫn chưa tự chủ được về phân bón

- Cán cân thương mại:Các mặt hàng chính của xuất nhập khẩu cho thấy những yếu

kém trong khâu sản xuất của Việt Nam khi chưa có cơ cấu đầu tư thích hợp , lâu dài và

Trang 9

tạo nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế và người lao động Cán cân thương mại hàng hoácủa Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng KNXK cao hơn của tổng KNNK nênnhập siêu đã giảm cả về kim ngạch, cả về tỉ lệ nhập siêu so với năm trước Theo số liệuThống kê Hải quan thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệpcóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011 đạt 96,71 tỷ USD, tăng 36% sovới kết quả thực hiện của năm trước Trong đó, trị giá xuất khẩu là 47,87 tỷ USD, tăng40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trị giá nhập khẩu của khuvực các doanh nghiệp này là 48,84 tỷ USD, tăng 32,1%, chiếm 45,7% tổng kim ngạchnhập khẩu của cả nước Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 49,03

tỷ USD trong năm 2011, tăng 28,7% và nhập khẩu là 57,91 tỷ USD, tăng 21%

2.Chính sách tài khóa của Chính phủ và tác động của nó tới Xuất Nhập Khẩu Việt Nam năm 2012

2.1 Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012

Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt độngsản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàngtồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại.Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dừng hoạt động hoặc giải thể Trước tình hình này,

Chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ và hiệu quả thông

qua các nghị quyết lớn, đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình thực tế để điều chỉnhmột cách linh hoạt chính sách thu và chi ngân sách nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn chosản xuất – kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư để kích thích nền kinh tế

2.1.1 Về thu ngân sách nhà nước

- Miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách nhà nước đối với một số loại hìnhdoanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất – kinh doanh Ví dụ: giảm 50% tiền thuế đất phải nộpnăm 2012; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối

Trang 10

- Bộ Tài chính cũng thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cánhân; triển khai thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp…nhằm hỗ trợ các giải pháp ưu đãi thuế hiệu quả.

- Điều chỉnh chính sách thuế, phí và chế độ thu sao cho ổn định với tình hình kinh tế

vĩ mô, đồng thời chính phủ cũng hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và kiềm chế nhập siêu

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu Ngân sách nhànước

2.1.2 Về chi Ngân sách nhà nước

- Điều hành chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả: điều chuyển vốn đầu tư từ Ngân sáchnhà nước, trái phiếu chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độcác công trinhg, dự án quan trọng, cấp thiết chỉ sử dụng nguồn dự phòng Ngân sách nhànước được bố trí để xử lý những nhiệm vụ cấp bách phát sinh và không sử dụng dự phòngngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết

- Khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngânvốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả

- Tăng cường công tác kiểm soát chi Ngân sách nhà nước, đặc biệt giám sát cáccông trình, dự án vốn Ngân sách nhà nước

2.1.3 Việc thực hiện cân đối Ngân sách nhà nước

Hiệu quả quản lý nợ công, nợ quốc gia đã được nâng cao thông qua việc rà soát,hoàn thiện các quy định giám sát chặt chẽ các khoản nợ để đảm bảo nợ trong mức giớihạn an toàn, giảm thiểu phát sinh nghĩa vụ nợ và nợ rủi ro cao Chính sách chi ngân sách

và thu ngân sách đã có sự kết hợp nhằm thực hiện mục tiêu bội chi NSNN dưới 4,8%GDP, đồng thời, nguồn dự phòng, nguồn trả nợ đã được chủ động bố trí theo lộ trình,tránh tình trạng nợ quá hạn

Trang 11

( Đồ thị biểu thị sự tác động của chính sách tài khóa )

Việc sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt năm 2012, đồng nghĩa với việc G giảm,nên đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, từ đó áp lực và làm lãi suất trong nước giảm.Dòng vốn chảy ra ngoài Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế giảm Nên Xuất khẩu tăng,

và nhập khẩu giảm, vậy cán cân thương mại sẽ tốt hơn

3 Chính sách tiền tệ của và tác động của nó tới XNK Việt Nam 2012

3.1 Chính sách tiền tệ Việt Nam 2012

Trước tình hình phát triển kinh tế năm 2011, Việt Nam đã theo đuổi những chínhsách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, trong lúc thực thi một kế hoạch tái cơ cấu

để gia tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Dựa trên 6 công cụ củachính sách tiền tệ

3.1.1 Tái cấp vốn.

Trang 12

Theo Thông tư số 15/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Quyđịnh về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo

hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lạitheo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời và

hỗ trợ phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ

3.1.2 Tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND với các ngân hàng thương mại kỳ hạn trên 12 tháng là1%, không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%, và Được duy trì trong suốt cả năm 2012 Ngoại lệ đối với ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tỷ lệ dự trữbắt buộc là 1%

3.1.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thịtrường mở và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaQuy chế nghiệp vụ thị trường mở NHNN bổ sung điều kiện tham gia nghiệp vụ thịtrương mở và hằng năm sẽ tổ chức đánh giá tư cách thành viên Mục đích giúp NHNN cócái nhìn tổng thể về hoạt động, đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường

mở trong điều hành chính sách tiền tệ và nhận biết được luồng tiền đưa vào lưu thôngphát huy hiệu quả như thế nào trong việc đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài, cũng như đánh giá về mức độ tham gia thị trường của các thànhviên

3.1.4 Lãi suất tín dụng:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãisuất huy động và trần lãi suất cho vay Lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn10%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳhạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9% Trần lãi suất cho vay duy trì ở mức 13%/năm

3.1.5.Hạn mức tín dụng:

Trang 13

NHNN đưa ra quy định hạn mức tín dụng cấp cho các NHTM trong năm 2012 phụ thuộc vào sức khỏe, khả năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng.

Với tiêu chí như vậy các NHTM được xếp vào 4 nhóm và mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17%, 15%, 13% và 8%

Mặc dù tăng trưởng tín dụng thấp nhưng một vài ngân hàng vẫn xin tăng hạn mứctín dụng cả năm lên 25%-27% với lý do để hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như tăng tổng tàisản lên mức phù hợp với vốn điều lệ mới

Việc thực hiện biện pháp hạn mức tín dụng là rất cần thiết và phù hợp trong bốicảnh hiện nay Đây là một công cụ tiền tệ trực tiếp, có tác động mạnh đến việc hạn chếtăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như hướng các ngân hàng thương mại lựachọn những dự án hiệu quả để đầu tư

3.1.6.Tỉ giá hối đoái:Tỷ giá USD/VNĐ ổn định xuyên suốt cả năm 2012, ở mức 20,828

VND/USD ( theo NHNN)

3.1.7 Các tác nhân khác: Một số tác nhân quan trọng góp phần bình ổn giữ tỷ giá USD/

VNĐ trong suốt thời gian qua:

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhập siêu tháng 11 ước tính 50 triệu USD; vàtính chung 11 tháng, cán cân thương mại thặng dư 14 triệu USD, bằng 0.01% tổng kimngạch hàng hóa xuất khẩu

- Dữ liệu công bố của NHNN cho thấy cán cân thanh toán tổng thể quý 2/2012 thặng

dư 2.169 tỷ USD; so với con số thặng dư 3.373 tỷ USD trong quý 1/2012 Dự báo, cáncân thanh toán tổng thể trong cả năm 2012 sẽ tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư

- Theo thống kê của nhiều tổ chức, dự trữ ngoại tệ quốc gia hiện dự kiến khoảng hơn

20 tỷ USD, tương đương hơn 11 tuần nhập khẩu Theo ước tính của Chính phủ, dự trữngoại tệ sẽ tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2012

- Giá vàng thế giới tương đối ổn định trong gần suốt cả năm qua đã góp phần bình

ổn thị trường hàng hóa này; và theo đó, không tạo ra sức ép đáng kể nào cho thị trườngngoại hối như cùng kỳ năm ngoái

Ngày đăng: 03/05/2015, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w