0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP PHÚC THỌ - HÀ TÂY (Trang 30 -30 )

8 Đóng góp mới của đề tài

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâmKTTH - HN Phúc Thọ. KTTH - HN Phúc Thọ.

2.2.1. Một số vấn đề về đối tượng khảo sát

Tại các trường phổ thông: Có điều kiện về cơ sở vật chất và có đội ngũ giáo viên triển khai thực hiện dạy nghề phổ thông. Tuy trong thực tế quản lý hoạt động dạy nghề tại các trường phổ thông còn nhiều bất cập:

Phần lớn giáo viên tham gia dạy nghề là giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng do vậy về phương pháp sư phạm kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Cơ sở vật chất ở các trường phổ thông phục vụ cho hoạt động dạy nghề nhìn chung còn thiếu chưa đủ đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng. Mặc dù đã được Trung tâm tập trung đầu tư theo cụm trường, tuy nhiên so với yêu cầu thì việc đầu tư còn thấp chưa đủ đáp ứng thực tế.

Một số không Ýt cán bộ quản lý ở trường phổ thông, giáo viên và học sinh về nhận thức còn xem nhẹ và chưa thấy được tầm quan trọng của việc học

nghề, định hướng nghề, phân luồng sau khi ra trường đặc biệt là nghề nghiệp, việc làm, lập nghiệp trong cơ chế thị trường.

Tại Trung tâm

Thực hiện theo đúng nội dung chương trình quy định của Bộ GD & ĐT. So với các trường phổ thông thì ở Trung tâm có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và phù hợp hơn cho hoạt động dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên so với nhu cầu đòi hỏi của thực tế và trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày nay thì đa phần cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị của các Trung tâm còn nghèo nàn, lạc hậu và chậm đổi mới.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông của Trung tâm còn thiếu về số lượng, chất lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số Ýt giáo viên được chuyển từ ngành khác sang, một số kiêm nhiệm, đào tạo và sử dụng không đúng chuyên môn.

Phương pháp giảng dạy thực hành lao động kỹ thuật còn hạn chế. Sự liên kết phối hợp hỗ trợ giữa Trung tâm với các đơn vị hữu quan, tổ chức xã hội, các trường chuyên nghiệp và các cơ sở sản xuất dịch vụ khoa học kỹ thuật còn hạn chế có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của Trung tâm

2.2.2. Thực trạng về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy nghề phổ thông.

2.2.2.1. Thực trạng về xây dựng các mục tiêu, nội dung, kế hoạch, chương trình dạy nghề phổ thông

* Về các nghề phổ thông

Ở Trung tâm KTTH - HN mục tiêu chính là giúp cho học sinh có trình độ hiểu biết, có kỹ năng nghề cơ bản về một nghề phổ thông. Hướng cho học sinh phát triển toàn diện trên các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ nhằm hình thành nhân cách, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Quản lý mục tiêu ở Trung tâm được tổ giáo vụ lập kế hoạch, xác định nội dung, chương trình tổng thể cả khoá học. Giám đốc Trung tâm ra quyết định và thông báo cho tất cả các đơn vị thực hiện 1 cách nghiêm túc.

Chương trình dạy nghề phổ thông là văn bản pháp quy của ngành GD & ĐT. Tất cả các cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đều phải nghiêm túc thực hiện, mà người trực tiếp thực hiện là giáo viên. Ý thức được vấn đề đó, Giám đốc Trung tâm, hiệu trưởng trường THPT, THCS phải có biện pháp cụ thể quản lý giáo viên thực hiện chương trình đã ban hành một cách đầy đủ,

đúng thời gian, tiến độ, không dồn Ðp hoặc cắt xén. Có như vậy mới đảm bảo việc thực hiện biên chế, kế hoạch năm học, nhiệm vụ năm học mà cơ quan quản lý ngành giao cho.

+ Bậc trung học cơ sở:

Theo chương trình nội dung của Bộ chương trình của bậc học này là 90 tiết được chia ra: Lý thuyết 46 tiết, thực hành: 37 tiết, kiểm tra 7 tiết. Học sinh được học trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau., Bình quân học sinh học 4 tiết trong 1 tuần. Từ thực tế trong 5 năm học gần đây, số học sinh đăng ký học nghề cao. Từ năm học 2001 – 2002, đÓ đảm bảo thời gian và tránh dồn Ðp chương trình. Sở GD & ĐT chỉ đạo phân phối nội dung chương trình 90 tiết được học trong 2 năm. Như vậy mỗi năm học thực hiện 45 tiết. Thời gian học đảm bảo 4 tiết trong 1 tuần mà không phải học thêm trong hè và học thêm vào thứ 7, chủ nhật.

Đối với bậc trung học cơ sở, việc quản lý chương trình nội dung được Trung tâm luôn có sự phối hợp chặt chẽ với phòng GD & ĐT huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức, triển khai, thực hiện, có sự kiểm tra đôn đốc và bằng hợp đồng trách nhiệm vì vậy mà việc thực hiện nội dung chương trình của bậc trung học này là tốt. Cụ thể năm học 2003 - 2004 Trung tâm phối hợp với phòng GD & ĐT tổ chức kiểm tra, dự giờ thăm lớp ở các trường trong huyện kết quả 100% giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình của Bộ, giáo viên thực hiện các quy định về hồ sơ sổ sách các lớp nghề có đầy đủ giáo án, được theo dõi thường xuyên.

Việc phối hợp kiểm tra giám sát còn được thực hiện ở các đơn vị trường qua hiệu trưởng nhà trường. Giám đốc Trung tâm và Hiệu trưởng ký hợp đồng về việc quản lý việc dạy và học nghề tại các đơn vị trường. Việc thực hiện chương trình dạy nghề của giáo viên đã được đưa vào tiêu chí thi đua của trường.

Bảng 1a: DANH MỤC NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH THCS (90 TIẾT)

TT Danh mục nghề TT DANH MỤC NGHỀ

1 Nghề điện dân dụng 9 Nghề làm vườn 2 Nghề tin học ứng dụng 10 Nghề đan len, sợi

4 Nghề thêu 12 Nghề nuôi cá thịt

5 Nghề méc 13 Nghề nuôi gia cầm

6 Nghề gò hàn 14 Nghề thó y

7 Nghề bảo vệ thực vật 15 Nghề trồng lúa 8 Nghề lâm sinh 16 Nghề trồng rau

+ Bậc trung học phổ thông:

Theo phân phối chương trình và nội dung của Bộ GD & ĐT. Bậc học này phải học chương trình 180 tiết, trong đó 93 tiết lý thuyết, 76 tiết thực hành, 11 tiết kiểm tra. Cũng như bậc THCS từ năm 2000 - 2001 trở về trước thời gian học trong năm học là 6 tháng. Như vậy bình quân học sinh phải học 8 tiết/ tuần. Khai giảng tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 2 năm sau. Trên thực tế đối với học sinh líp 12 việc học 8 tiết/ tuần sẽ tạo áp lực rất lớn đối học sinh và việc quản lý nội dung chương trình sẽ khó khăn. Tình trạng dạy dồn tiết đối với khối này là có xẩy ra. Trước những bức xúc như vậy Sở GD & ĐT đã chỉ đạo các đơn vị chuyển chương trình 180 tiết từ học trong 1 năm sẽ chia làm 2 năm học. Mỗi năm học thực hiện 90 tiết và được thực hiện từ năm học 2001 - 2002. Còng trong thời gian này Bộ có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình 90 tiết với học sinh THPT đã có chứng chỉ học nghề phổ thông ở bậc THCS, học tiếp lên bậc THPT vẫn học đúng nghề ghi trong chứng chỉ.

Bảng 1.b DANH MỤC CÁC NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH THPT (180 TIẾT)

TT Danh mục các nghề TT Danh mục các nghề

1 Nghề điện dân dụng 13 Nghề nấu ăn 2 Nghề điện lạnh dân dụng 14 Nghề đan len, sợi 3 Nghề điện tử dân dụng 15 Nghề mãc

4 Nghề lâm sinh 16 Nghề làm hoa, cắm hoa 5 Nghề trồng cây công nghiệp 17 Nghề thó y

7 Nghề làm vườn 19 Nghề nuôi trâu bò 8 Nghề bảo vệ thực vật 20 Nghề nuôi cá thịt

9 Nghề nguội 21 Nghề nuôi gia cầm

10 Nghề sửa chữa xe máy 22 Nghề cắt may

11 Nghề méc 23 Nghề thêu ren

12 Nghề tin học ứng dụng

Qua 2 bảng 1.a và 1.b. ta thấy các nghề được quy định cho học sinh THPT, THCS là tương đối nhiều. Ở Trung tâm việc học nghề tuy có định hướng nhưng vẫn phụ thuộc vào số lượng đăng ký của học sinh.

Trong những năm học gần đây Trung tâm đã dạy các nghề phổ thông có trong danh mục nghề của Bộ với số học sinh học nghề theo bảng sau: ( Số liệu học sinh học nghề 5 năm trở lại đây).

Bảng 1.c. DANH MỤC CÁC NGHỀ VÀ HỌC SINH ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM TỪ NĂM 2000 - 2001 ĐẾN NAY.

Ở bảng 1.c từ năm học 2000 - 2001 đến năm 2004 - 2005 ta thấy rằng các nghề phổ thông được học tại Trung tâm là danh mục các nghề theo quy định của Bộ GD & ĐT. So với số các nghề trong danh mục thì số nghề được đào tạo ở Trung tâm là Ýt. Nhất là các nghề kỹ thuật cao. Đây cũng là một điểm yếu chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng các nghề của học sinh làm hạn chế nhận thức, sự hấp dẫn và sự tự giác học nghề của học sinh.

* Về nội dung chương trình dạy nghề

Đối với nội dung, chương trình của từng nghề phổ thông, việc quản lý ở Trung tâm tương đối cụ thể và chặt chẽ. Trung tâm ký hợp đồng với đồng chí hiệu trưởng các trường THPT, THCS để cùng phối hợp với Trung tâm trong việc thực hiện quản lý, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá đối với từng giáo viên thực hiện thông qua hệ thống sổ sách quản lý của lớp nghề. Tổ giáo vụ Trung tâm chịu trách nhiệm lập kế hoạch, in

Ên giáo trình, tài liệu và toàn bộ hệ thống sổ sách theo đúng quy chế của Bộ được cấp phát đầy đủ đến từng giáo viên dạy nghề, từng lớp, từng trường có hợp đồng dạy nghề cho học sinh phổ thông.

Kết quả khảo sát về nội dung chương trình nghề phổ thông cho học sinh THCS và THPT, kết quả tổng hợp qua bảng 2 và bảng 3 sau đây

Chóng tôi tiến hành khảo sát 372 học sinh khối 12, 11 cán bộ quản lý và 28 giáo viên dạy nghề phổ thông ở 3 trường THPT. 578 học sinh líp 9, 47 cán bộ quản lý và 62 giáo viên dạy nghề phổ thông của 5 trường THCS.

Qua 2 bảng khảo sát trên về nội dung chương trình nghề phổ thông cho học sinh THCS và THPT. Nhìn chung các nội dung đều được sự nhất trí cao. Đặc biệt là danh mục các nghề.

Ở khối THPT chương trình 180 tiết thực hiện trong 2 năm học. Ngoài nội dung danh mục nghề, còn lại các nội dung khác ở mức trung bình. Thấp nhất là ở nội dung thực hành nghề phổ thông: 71,4%, nội dung kiểm tra đánh giá 75,5%.

Khối THCS ý kiến đạt tỷ lệ thấp ở nội dung kiểm tra đánh giá 72,3% và nội dung thực hành nghề 70,6%.

Qua khảo sát 5 nội dung được dạy ở Trung tâm tuy được đánh giá chưa cao chưa đều nhất là 2 nội dung về thực hành nghề và nội dung kiểm tra đánh giá. Nhưng bước đầu các nội dung đã được chấp nhận được đánh giá từng bước

Để đánh giá được kết quả về hoạt động dạy nghề phổ thông về kỹ năng và các mặt kiến thức cần thiết mà sau khi các em học song chương trình nghề phổ thông. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 4 dưới đây.

Qua khảo sát về kiến thức cần thiêt, về kỹ năng cho học sinh học nghề phổ thông sau khi học xong chương trình nghề. Học sinh đã nắm được kỹ năng cơ bản của nghề, thực hành đạt yêu cầu. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch thực hành mới có 63,8%, có hiểu biết về kỹ thuật nghề: 74,7%

Tuy kiến thức của học sinh về nghề phổ thông còn thấp. Nhưng tạo cho các em có kiến thức hiểu biết nhất định về một nghề cụ thể.

2.2.2.2. Quản lý việc thực hiện chương trình dạy nghề phổ thông :

Dạy đúng, dạy đủ thời gian, nội dung phân phối chương trình theo quy định của Bộ GD & ĐT.

Thông qua việc quản lý giáo viên, quản lý quá trình giảng dạy ở từng môn. Về phía nhà trường tổ chức chế độ kiểm tra, giám sát trực tiếp thông qua việc đôn đốc nắm tình hình thực hiện quy chế đối với học sinh: vắng, bỏ giờ, nghỉ học không lý do. Đối với giáo viên nghỉ đột xuất, chậm giờ…. Còn có thể

giám sát gián tiếp qua hệ thống sổ sách quản lý các lớp nghề, kế hoạch giảng dạy của môn học ở trường với số tiết dạy và người lên líp.

Bố trí thời gian biểu cho giáo viên trên cơ sở sử dụng hợp lý quỹ thời gian của môn nghề. Phương pháp quản lý mà Trung tâm áp dụng là xây dựng kế hoạch thực hiện tại các trường được các đơn vị trường đăng ký trước với Trung tâm qua thời khoá biểu được xắp xếp phù hợp với từng lớp, từng khối theo đúng tiến độ, không chồng chéo. Kết hợp với cả học tập trên lớp, giờ thực hành. Tổ giáo vụ Trung tâm tập hợp số liệu theo tuần, tháng báo cáo giám đốc Trung tâm. Căn cứ vào số liệu tập hợp của tổ giáo vụ và trường từ đó lãnh đạo Trung tâm có cơ sở để đưa ra những biện pháp cho việc quản lý nội dung chương trình đào tạo.

Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ trên cơ sở đó có lịch kiểm tra đôn đốc thực hiện. Tổ chuyên môn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động đào tạo ở Trung tâm .

Trung tâm hiện có 8 cán bộ nhưng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Do đó việc đầu tư thời gian cho công tác quản lý chỉ đạo, điều hành nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo cũng có phần hạn chế. Công tác tham mưu, quản lý quá trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của tổ giáo vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ Trung tâm có 4 đồng chí có trình độ đại học. Việc lập kế hoạch, chỉ đạo điều hành về cơ bản vẫn dựa vào kinh nghiệm.

Một nguyên nhân khách quan từ ngày mới thành lập một số đồng chí ở ngành khác chuyển đến không qua nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ Trung tâm Ýt được tiếp cận với hệ thống giáo dục đào tạo chung nên chủ yếu vẫn tiến hành công việc quản lý theo những bài bản, quan niệm truyền thống của một trường phổ thông.

2.2.3. Quản lý cơ sở vật chất, các điều kiện phương tiện kỹ thuật:

Đây là 1 biện pháp quan trọng trong dạy nghề phổ thông và là điểm khác căn bản với dạng các bộ môn văn hoá vì thông qua sử dụng các phương tiện thiết bị dạng thực hành kỹ thuật - dạy nghề phổ thông học sinh sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học khác nhau để hình thành các kỹ năng lao động có kỹ thuật, nghề nghiệp.

Đứng trên một góc độ nào đó thì phương tiện dạy học, trang thiết bị vật tư kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy thực hành. Do vậy ngay trong giáo án lên lớp (cả giáo án lý thuyết cũng

như thực hành) đều phải có vị trí của phương tiện cơ sở vật chất. Chính vì vậy Trung tâm đã có đầu tư đáng kể cho cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo.

2.2.3.1. Cơ sở vật chất

Trung tâm KTTH - HN Phúc Thọ có diện tích mặt bằng sử dụng là 7.200m2, mét khu nhà lớp học phòng làm việc 2 tầng với diện tích sử dụng 520m2. Mét khu nhà cấp 4 phòng học có diện tích 100m2 tổng diện tích công trình phụ 964m2 (nhà bếp, nhà xe, khu nội trú). Trong đó các phòng chuyên môn gồm: 1 phòng thực hành máy tính, 1 phòng máy may công nghiệp, 1 phòng máy may đạp chân, 1 phòng thực hành điện dân dụng, 1 phòng tư vấn nghề, 1 phòng họp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP PHÚC THỌ - HÀ TÂY (Trang 30 -30 )

×