8 Đóng góp mới của đề tài
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hoá, giáo dục của huyện Phúc Thọ - Hà Tây.
Phúc Thọ là huyện đồng bằng, nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tây. Tiếp giáp với thị xã Sơn tây, các huyện Ba vì, Thạch Thất, Quốc oai, Đan phượng và cách thị xã Hà Đông 40 KM. Với diện tích tự nhiên 117 Km2. Huyện có 22 xã , 1 thị trấn trong đó có 9 xã nằm trong vùng phân lũ, do đó điểm xuất phát kinh tế thấp, đất Ýt người đông bình quân 1325 người/Km2 . Số người ở độ tuổi lao động 90.300 người. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn.
Khu vực công nghiệp thương mại, ngành nghề thủ công truyền thống, dịch vụ chưa phát triển
Hệ thống trường học trong toàn huyện năm học năm 2004 - 2005.
- Học sinh nầm non: nhóm trẻ với 6100 cháu, 756 líp mẫu giáo với 4537 h/s , 527 líp
- Học sinh tiểu học: 395 lớp với 13.583 h/s - Học sinh THCS: 299 lớp với 12.205 h/s: - Học sinh THPT: 146 líp 5504 h/s:
- Trung tâm KTTH – HN: 9843 h/s - 292 líp:
2.1.2. Đặc điểm tình hình và bộ máy tổ chức của Trung tâm KTTH – HN Phúc Thọ.
2.1.2.1. Sơ lược về sự hình thành Trung tâm.
Tiền thân của Trung Tâm KTTH – HN là Trung Tâm dạy nghề Phúc Thọ được thành lập ngày 19/7/1986 theo quyết định số 384 – QĐ/UB của UBND huyện Phúc Thọ. Ngày 23/4/1993 được đổi tên thành Trung Tâm KTTH – HN Phúc Thọ. Theo quyết định số: 104 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây. Là đơn vị trực thuộc Sở giáo dục - Đào tạo Hà Tây. Vị trí nằm ở trung tâm huyện Phúc Thọ, xã Phụng thượng cách quốc lộ 32 khoảng 500m về phía bắc. Đây là vị trí thuận lợi cho trung tâm chỉ đạo tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp của đơn vị với các trường trung học trong toàn huyện.
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức của trung tâm. Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm đồng chí giám đốc phụ trách chung toàn bộ hoạt động của trung tâm, đồng chí phó giám đốc chuyên trách hoạt động giáo vụ Trung Tâm
Tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, quản lý hoạt động của tổ viên. + Tổ chức bồi dưỡng, trao đồi kinh nhiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên.
+ Đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên từng học kỳ, từng năm học và đề xuất khen thưởng cho thành viên trong tổ.
Tổ giáo vụ - Hành chính quản trị.
+ Xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu cho các lớp, các trường phổ thông, theo dõi chương trình giáo dục, tổng hợp số liệu, viết báo cáo về hoạt động giáo dục.
+ Thực hiện các công việc về tài vụ, hành chính, quản trị và các công việc khác, phục vụ cho hoạt động giáo dục và các hoạt động khác của Trung tâm KTTH - HN.
Tổ lao động sản xuất dịch vụ
Tổ lao động sản xuất dịch vụ gồm các nhân viên kỹ thuật trong biên chế hoặc hợp đồng có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh thực hành kỹ thuật lao động sản xuất hoàn thiện sản phẩm, thực hiện các hợp đồng sản xuất, dịch vụ của Trung tâm.
Tổ chức lao động sản xuất dịch vụ có tổ trưởng do Giám đốc Trung tâm KTTH - HN bổ nhiệm.
Hội đồng giáo dục :
Hội đồng giáo dục có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm KTTH - HN do giám đốc thành lập vào mỗi năm học và trực tiếp làm chủ tịch.
- Số cán bộ giáo viên Trung tâm hiện có 100
Trong đó: giáo viên hợp đồng: 92, số biên chế trong Trung tâm :8
Các hội đồng khác:
Căn cứ vào yêu cầu của công tác điều hành giám đốc trong Trung tâm KTTH - HN có thể thành lập các hội đồng khác.
2.1.2.3 - Nhiệm vụ đào tạo. + Hướng nghiệp nghề.
Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm các nhiệm vụ: - Giáo dục thái độ lao động đúng đắn.
- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp.
- Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ có tri thức.
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá, khoa học cơ bản.
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học môn lao động kỹ thuật, lao động sản xuất và dạy nghề phổ thông.
- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. - Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá.
+ Tư vấn nghề:
Tư vấn nghề là hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với người lao động có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, rồi trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
Tư vấn nghề là khâu trung gian của công tác hướng nghiệp, mục đích tư vấn nghề là giúp học sinh hiểu rõ về mình trước khi có quyết định lựa chọn nghề cho tương lai.
+ Dạy nghề phổ thông
Thực tế ở Trung tâm, các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông còn nhiều bất cập. Trong thời gian qua nhiệm vụ dạy nghề phổ thông được Trung tâm xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Ngay từ khi mới thành lập mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn song Trung tâm đã huy động được số học sinh líp 9 của các trường THCS ở gần Trung tâm. Các năm sau Trung tâm đã dạy nghề phổ thông cho học sinh líp 8,9 (THCS) và lớp 11,12 (THPT).
Từ ngày thành lập đến nay Trung tâm dạy nghề cho học sinh phổ thông gồm các nghề: cắt may, điện dân dụng, sửa chữa ti vi, làm vườn, trồng lúa, tin học. Đến nay tổng số học sinh đã học nghề phổ thông qua Trung tâm là
68.135 h/s
Năm học 2004 - 2005 trên địa bàn huyện có 23 trường THCS với 6289 học sinh và 3 trường THPT với 3554 học sinh học nghề phổ thông.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Trung tâm đã đạt được hai mục tiêu là dạy nghÒ và hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông.
+ Dạy nghề dài hạn, ngắn hạn, nghề xã hội cho thanh thiếu niên trong huyện và các địa bàn lân cận.
Từ ngày thành lập đến nay Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh đã mở lớp đào tạo các hệ đại học, trung cấp, bồi dưỡng tập huấn gồm:
- Hệ dài hạn: Lớp Đại học nông nghiệp hệ 5 năm: 55 sinh viên; lớp trung cấp kế toán hệ 2 năm: 53 học viên; lớp y sỹ đa khoa - y sỹ cơ sở hệ 3 năm: 83 học viên; lớp trung cấp lý luận hệ 2 năm: 84 học viên.
- Hệ ngắn hạn: Lớp vận hành sửa chữa máy nông nghiệp: 30 học viên; lớp dệt khăn dệt vải: 120 học viên; lớp cắt may hệ 3 tháng: 372 học viên, lớp điện dân dụng 3 tháng với hàng chục khoá đào tạo cho hợp tác xã nông nghiệp và giới thiệu việc làm, các lớp bồi dưỡng tập huấn cho hợp tác xã nông nghiệp (có được nhiều học viên phục vụ sự phát triển nền kinh tế xã hội địa phương)
UBND huyện giao nhiệm vụ phổ cập tin học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, cán bộ quản lý giáo dục trong huyện.
Bên cạnh những nhiệm vụ chính trị trọng tâm về giáo dục kỹ thuật & dạy nghề phổ thông tham gia tích cực các hoạt động về công tác dạy nghề xã hội ở địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
Trong điều kiện cuả bản luận văn này chúng tôi không đi sâu vào phân tích thực trạng cũng như giải pháp liên quan đến những vấn đề hướng nghiệp nghề, tư vấn nghề, dạy nghề xã hội mà chỉ đi sâu vào nội dung. Quản lý hoạt