Thực trạng kết quả dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH HN

Một phần của tài liệu Luận văn về Một số biện pháp quản lý Hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Phúc thọ - Hà tây (Trang 57)

8 Đóng góp mới của đề tài

2.3. Thực trạng kết quả dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH HN

Phúc Thọ.

2.3.1. Về số lượng

Năm học 2004 - 2005

Số học sinh học nghề phổ thông ở Trung tâm 9843 h/s trong đó: THCS là: 6289 h/s

THPT là: 3552 h/s - Số học sinh thi nghề 4458 trong đó:

+ Khối THPT: 1334 học sinh; tỷ lệ đạt yêu cầu 100%

Trong đó:

Loại giỏi: 935 h/s = 70,1 % Loại khá: 393 h/s = 29,5 % Loại TB: 06 h/s = 0,4%

+ Khối THCS: 3124 học sinh; tỷ lệ đạt yêu cầu 100%

Trong đó:

Loại giỏi: 2414 h/s = 77,3 % Loại khá: 706 h/s = 22,6 % Loại TB 04 h/s = 0,1%

So với năm học trước:

+ Số học sinh học nghề tăng: 596 h/s = 6,4% + Số học sinh tham gia thi nghề tăng: 423 h/s = 10,5%

VÒ hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.

Trong năm qua chưa có giáo viên chuyên trách và chưa có cơ chế thực hiện nên hoạt động hướng nghiệp ở Trung tâm chưa thực hiện được.

Việc tư vấn hướng nghiệp năm học 2004 - 2005. Được sự chỉ đạo của Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp Bộ và Sở GD & ĐT Hà Tây Trung tâm đã triển khai tư vấn hướng nghiệp đến các đơn vị trường phổ thông tập huấn cho 26 giáo viên là hiệu trưởng hoặc hiệu phó trực tiếp làm tư vấn, Trung tâm cung cấp đủ tài liệu, các phiếu trắc nghiệm, hệ thống sổ sách quản lý các lớp tư vấn. Bằng các hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị trường, các hợp đồng giảng dạy đối với giáo viên. Tư vấn nghề cho 2352 h/s.

2.3.2. Về quy mô và chất lượng đánh giá phân tích kết quả qua bảng tổng hợp 5 năm học trở lại đây:

Đánh giá qua 5 năm trở lại đây Trung tâm không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy học tại Trung tâm. Về số lượng, chất lượng ổn định

phát triển tăng đều hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Đây cũng là hướng phát triển đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương. Trung tâm bám sát nhu cầu học nghề của địa phương mở các lớp nghề như: Điện dân dụng, May công nghiệp, làm vườn… do đó được địa phương, phụ huynh học sinh đều đồng tình ủng hộ đã huy động được đông đảo học sinh tham gia học nghề.

Đối với đội ngũ giáo viên luôn được bố trí tạo điều kiện thuận lợi được đi học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ với mục tiêu mỗi giáo viên phải dạy tốt nghề mình được đào tạo và có thể dạy kiêm nhiệm thêm một nghề gần gũi với nghề được đào tạo.

Đặc biệt hàng năm Trung tâm tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đi ngoại khoá, học tập và trao dồi kinh nghiệm với các Trung tâm KTTH - HN tỉnh bạn. Qua các đợt học tập trao đổi kinh nghiệm đội ngũ giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và thấy được tầm quan trọng, cần thiết của công tác dạy nghề phổ thông.

Tổ chức tốt việc phối, kết hợp giữa chính quyền, công đoàn và các đoàn thể trong Trung tâm, các hoạt động phong trào thi đua 2 tốt, các cuộc vận động và các đợt thanh, kiểm tra chuyên môn, thúc đẩy và xây dựng được nề nếp, phong trào sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học với nội dung và chất lượng ngày càng được nâng cao và áp dụng thiết thực cho hoạt động dạy nghề phổ thông trong đơn vị.

Xây dựng được cơ chế thi đua khen thưởng kèm theo khuyến khích vật chất ở cuối học kỳ hoặc cuối năm để góp phần động viên CB - GV và CNV phấn đấu vươn lên của hoạt động dạy nghề phổ thông.

Đây là yếu tố tinh thần rất cao đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề ở Trung tâm.

2.3.3. Đánh giá chung về kết quả dạy nghề phổ thông ở Trung tâm 2004 - 2005.

Năm học 2004 - 2005 là năm học tiếp tục thực hiện đường lối chính sách của Đảng về định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác giáo dục lao động hướng nghiệp đã có những chuyển biến tích cực góp phần nâng cao dân trí, định hướng và tạo việc làm cho học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông. Năm học 2004 – 2005 đã kết thúc tuy có

những thuận lợi là cơ bản song cũng còn không Ýt khó khăn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH – HN Phúc Thọ và kinh nghiệm thực tế tại Trung tâm. Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động dạy nghề phổ thông năm học 2004 - 2005 như sau:

- Từ ngày thành lập đến nay hoạt động dạy nghề phổ thông đã có sự phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng được giữ vững, ổn định và tăng đều hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Ở những năm học trước Trung tâm chỉ dạy nghề cho học sinh phổ thông của các trường có địa bàn gần Trung tâm. Số học sinh chỉ khiêm tốn (120-150) h/s thì đến năm học này số học sinh đã là gần 10.000 h/s học nghề. Hoạt động dạy nghề phổ thông đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đã làm thay đổi được nhận thức của 1 số người, các bậc phụ huynh và học sinh về vai trò, vị trí của học nghề trong trường phổ thông. Học nghề là động lực của việc cải thiện cuộc sống phát triển kinh tế gia đình và xã hội, giá trị của trình độ nghề nghiệp là vấn đề đảm bảo việc làm trong nền kinh tế thị trường, nâng cao dân trí. Tuy nhiên đứng trước nhu cầu phát triển giáo dục và phân luồng học sinh sau THPT và THCS thì hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH - HN Phúc Thọ vẫn còn nhiều bất cập về quy mô và chất lượng của công tác này.

- Nhận thức về hoạt động dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và đặt đúng tầm của nó trong sự nghiệp GD & ĐT. Hoàn thiện mô hình “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề”.

- Công tác xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chê, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và nhu cầu học nghề của học sinh trong nền kinh tế thị trường, dẫn đến cơ cấu bố trí nghề của giáo viên có sự biến động. Có những nghề có nhu cầu lớn như nghề tin học, nghề may…

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ở Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Đội ngũ giáo viên của Trung tâm chủ yếu là hợp đồng, đội ngũ không chuyên trách. Trình độ chuyên môn sư phạm kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu và chưa được bồi dưỡng thường xuyên. Việc cập nhật kiến thức mới, thông tin và thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước có liên quan đến hướng nghiệp dạy nghề phổ thông còn nhiều hạn chế, thiếu đầy đủ và

thường xuyên. Việc bồi dưỡng tổ chức các hội thảo, hội nghị về các chuyên đề đổi mới, phương pháp dạy nghề, dự giờ khó, giờ mẫu, rút kinh nghiệm còn Ýt nên phát huy hiệu quả thấp.

Về cơ chế phát triển, hoạt động và quản lý Trung tâm KTTH - HN hiện nay còn chưa thống nhất. Ở tỉnh Hà Tây có 14 huyện, thị thì chỉ cã 9 Trung tâm ở 9 huyện thị.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị vật tư kỹ thuật mặc dù đã được quan tâm song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Phần lớn các máy móc thiết bị đều lạc hậu, cũ và thiếu đồng bộ. Tại Trung tâm có một số nghề được triển khai các phòng chuyên môn phục vụ thực hành trong đó, trang thiết bị, vật tư, dụng cụ dạy còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng do đó việc khai thác sử dụng nhiều năm chưa được đầu tư đổi mới.

Hạn mức ngân sách cấp cho hoạt động dạy nghề phổ thông rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Trung tâm thậm trí nguồn kinh phí này còn có xu hướng giảm đi thay vì được tăng lên.

Nguyên nhân của thực trạng trên.

Qua khảo sát lấy ý kiến của 153 người gồm: Cán bộ quản lý của Sở GD & ĐT tỉnh Hà Tây, Ban giám hiệu và giáo viên các trường THPT và THCS huyện Phúc Thọ về nguyên nhân của thực trạng ở Trung tâm KTTH - HN Phúc Thọ. Gồm nội dung cụ thể sau:

- Hoạt động dạy nghề phổ thông ở trường THPT, THCS chưa được quan tâm đúng mức.

- Trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ trung tâm chưa cao.

- Trình độ nghiệp vụ trong hoạt động dạy nghề phổ thông của cán bộ Trung tâm còn yếu.

- Trình độ quản lý của cán bộ quản lý ở các trường còn hạn chế. - Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đạt yêu cầu.

- Kỹ năng thực hành của giáo viên còn yếu.

- Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm hiện nay chưa phù hợp.

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động của Trung tâm ở mức thấp. - Thiếu thông tin về dạy nghề phổ thông.

Kết quả khảo sát theo mức độ được xếp từ A đến Z (A: Là nguyên nhân quan trọng nhất, B, C, D, E là mức độ quan trọng giảm dần).

Câu trả lời A : Được tính 4 điểm. Câu trả lời B : Được tính 3 điểm. Câu trả lời C : Được tính 2 điểm. Câu trả lời D : Được tính 1 điểm. Câu trả lời E : Được tính 0 điểm.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân chúng tôi tính điểm trung bình của mỗi nguyên nhân: Nguyên nhân có điểm trung bình cao nhất sẽ là nguyên nhân quan trọng nhất. Các nguyên nhân có điểm trung bình giảm dần thì mức độ quan trọng cũng giảm dần. Nguyên nhân nào có điểm trung bình càng cao thì càng phải tìm ra biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH - HN Phúc Thọ.

Bảng 9: NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM.

Nguyên nhân các tồn tại trong hoạt

động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm Tổng ĐTB Xếp thứ

1- Hoạt động dạy nghề phổ thông trong trường THPT và THCS chưa được quan tâm đúng mức.

153 3,42 1

2 – Trình độ chuyên môn của giáo viên

chưa đạt yêu cầu. 153 3,39 2

3 - Kỹ năng thực hành của giáo viên còn

yếu. 153 3,35 3

4 - Kinh phí đầu tư cho hoạt động của

Trung tâm ở mức thấp 153 3,28 4

5 – Trình độ nghiệp vụ trong hoạt động dạy nghề phổ thông của cán bộ Trung tâm còn yếu

153 3,14 5

6 – Trình độ chuyên môn quản lý của

cán bộ Trung tâm chưa cao. 153 3,11 6

7 – Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm hiện nay còn chưa phù hợp.

153 3,10 7

8 - Trình độ quản lý của cán bộ quản lý ở

các trường còn hạn chế. 153 3,00 8

9 - Thiếu thông tin về dạy nghề phổ

thông. 153 2,97 9

Ví dụ: Điểm trung bình của nguyên nhân 1 trong bảng 9 được tính như sau:

Qua bảng tổng hợp về kết quả điều tra cho thấy ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung Tâm KTTH – HN Phúc Thọ trong đó ngyên nhân quan trọng nhất là: Về nhận thức tư tưởng của một số không Ýt người còn coi nhẹ hoạt động dạy nghề phổ thông, chưa đặt đúng vị trí của nó trong sự nghiệp giáo dục và Đào tạo. Tiếp theo là do kinh phí, phí đầu tư cho hoạt động dạy nghề phổ thông còn ở mức thấp cơ chế quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm hiện nay còn nhiều bất cập, kỹ năng thực hành của giáo viên còn hạn chế, trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra còn các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không Ýt đến tồn tại trong hoạt động dạy nghề phổ thông như: Trình độ nghiệp vụ trong hoạt động dạy nghề phổ thông của cán bộ Trung tâm còn yếu, trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Trung tâm chưa cao, thiếu thông tin về dạy nghề phổ thông và trình độ quản lý của cán bộ quản lý ở các trường cũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Qua nội dung khảo sát lấy ý kiến của CBQL và GV trên đây ta thấy thực trạng tồn tại trong hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm và những nguyên nhân chính của tồn tại nhằm khắc phục các điểm yếu để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông ở Trung tâm KTTH - HN Phúc Thọ. Việc tìm ra các biện pháp để khắc phục các tồn tại là các yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp giáo dục và Đào tạo nói chung và hoạt động dạy nghề phổ thông ở các Trung tâm KTTH - HN nói riêng.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn về Một số biện pháp quản lý Hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Phúc thọ - Hà tây (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w