1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN

50 3,1K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Du lịch của nước ta trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển và thu hút được nhiều khách du lịch hơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY

Du lịch của nước ta trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển và thu hút được nhiều khách du lịch hơn Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang là một trong

4 điểm đến thân thiện nhất của thế giới ( Theo kết quả khảo sát độc lập của công ty FreshMinds ) và RNCOS ( Công ty tư vấn thị trường toàn cầu ) cũng nhận định Việt Nam là một trong những điểm du lịch được ưa chuộng nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Từ đó có thể thấy nước ta rất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng liệu chúng ta có khai thác hết được tiềm năng này Trong những năm gần đây thì du lịch Việt Nam đang khởi sắc và tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008 và lượng khách

du lịch đến Việt Nam đã không đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2009 ( chỉ tiêu đón 4,3 triệu lượt khách chỉ đạt 88,3% ) Tuy nhiên, lượng khách nội địa lại tăng 19%, đạt 25 triệu lượt người; tổng doanh thu của toàn ngành trong năm qua ước đạt 68 đến 70 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2008)

Nguyên nhân tăng giảm :

- Nguyên nhân khách quan : Trong năm 2009 nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng đã tác động đến mọi mặt của đời sống và du lịch cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó Tác động mạnh của suy thoái kinh tế nên người dân các nước thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu đi du lịch hoặc lựa chọn các thị trường gần và du lịch trong nước, lựa chọn các kỳ nghỉ ngắn ngày và ưu tiên các dịch vụ giá rẻ Chính bởi vậy mà du khách nước ngoài đến Việt Nam trong năm qua giảm so với năm 2008 Ngoài ra vào năm 2009 nước ta xảy ra đại dịch cúm A/H1N1 đã làm cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh

- Nguyên nhân chủ quan : Nước ta đã tiến hành tuyên truyền quảng bá du lịch, hình ảnh Việt Nam hình trên nhiều kênh truyền thông lớn như : lần đầu tiên quảng bá hình ảnh Việt Nam trên kênh truyền hình BBC World, lần thứ hai trên kênh CNN, thông qua kênh StarWorld giới thiệu văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, con người Việt Nam nhân cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới, quảng bá trên taxi London, mời nhiều đoàn nhà báo nước ngoài vào tìm hiểu thực tế để giới thiệu về Việt Nam Mặc dù chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến lớn nhưng chương trình xúc

Trang 2

tiến du lịch quốc gia vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, không chỉ bởi khó khăn về kinh phí Đánh giá về Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trong 2 năm

2008 – 2009, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp cho hay: “Một

số hoạt động xúc tiến chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa gây được ấn tượng mạnh đối với khách du lịch tiềm năng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan du lịch quốc gia với các Bộ, ngành liên quan, với các địa phương, doanh nghiệp

Do đó, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức các hoạt động xúc

tiến du lịch, đặc biệt là ở nước ngoài!” Do đó mà việc xác định thị trường mục tiêu

và các hoạt động xúc tiến chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hay cảm tính hoặc yếu tố bên

ngoài tác động vào mà không dựa vào thế mạnh thực sự của du lịch Nước ta chưa thực sự xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình, Việt Nam vẻ đẹp tiểm ẩn vẫn tiềm ẩn “Việt Nam rất đẹp, giàu tiềm năng du lịch nhưng vẫn đang ngủ yên và cần được đánh thức để bên ngoài biết đến”, ông Yip Hoong Mun, Phó Tổng Giám đốc điều hành của CapitalLand Vietnam Holdings nhận xét Điểm yếu của du lịch Việt Nam là vẫn chưa xây dựng được một thông điệp rõ ràng để tự giới thiệu ra bên ngoài, cần xác định rõ đâu là lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện các kế hoạch quảng cáo Ông Nguyễn Phú Đức, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhấn mạnh: “xây dựng thương hiệu với ngành du lịch Việt Nam là xây dựng lòng tin

và sự tín nhiệm Thương hiệu càng mạnh thì niềm tin của khách hàng với điểm đến càng cao Sự tin cậy sẽ thông qua chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng và văn hóa giao tiếp Tiếp thị điểm đến hay là giới thiệu thương hiệu của du lịch Việt Nam phải đảm bảo tính trung thực Đã có nhiều khách phàn nàn rằng: Đọc quảng cáo nói rằng

du lịch Việt Nam đẹp và thân thiện, tuy nhiên tại các điểm đến du lịch họ luôn bị phiền hà!” Trong khi đó các nước trong khu vực, họ xây dựng cho mình một thương hiệu rõ ràng, như Thái Lan, nhắc đến là khách du lịch biết tại đây là thiên đường mua sắm… Nguyên nhân nữa khiến du lịch Việt Nam chưa phát triển mạnh đó là ta mới chỉ biết quảng bá đến hình ảnh nhưng chưa xây dựng được hình ảnh một vẻ đẹp của đất nước Việt Nam để có thể tạo ấn tượng trong lòng du khách: sản phẩm du lịch thì còn nghèo nàn không hấp dẫn và các dịch vụ ăn theo còn ít (ít các dịch vụ vui chơi giải trí) do đó đôi khi khách có tiền nhưng cũng không biết chơi gì, theo thống

kê trung bình một khách đến Thái Lan chi tiêu từ 1200-1500 USD, tại Singapore khoảng 2000 USD, trong khi tại Việt Nam chỉ khoảng 900 USD Và chúng ta chưa khai thác được hết các tài nguyên như việc bỏ qua các làng mạc khi khai thác du lịch Không chỉ vậy sản phẩm của các công ty du lịch thì trùng lặp các công ty thiếu

Trang 3

sự liên kết ngược lại lại tranh giành nhau, chất lượng dịch vụ còn kém so nhiều nước trên thế giới ( chất lượng khách sạn, chất lượng hướng dẫn viên ) và vấn đề vệ sinh cũng là một nỗi lo của du khách khi đến Việt Nam: vệ sinh về an toàn thực phẩm, vệ sinh trong sinh hoạt Đặc biệt về thái độ phục vụ còn rất kém: người ta thường có câu “khách hàng là thượng đế” nhưng ở nước ta thì dường như ngược lại khách hàng bỏ tiền mua dịch vụ mà cứ như đi xin, nhân viên phục vụ thờ ơ trước yêu cầu của khách hoặc mang cái bộ mặt lạnh hoặc tỏ thái độ không hài lòng khi khách hỏi, thái độ thì vậy nhưng giá cả thì cứ “chém” cao ngất ngưởng, cứ mùa cao điểm thì lại tăng giá lên gấp bội… liệu với sự kinh doanh bừa bãi, không giữ chữ tín này thì khách dám đến lần thứ 2?

Số lượng khách du lịch đến Việt Nam những tháng đầu năm 2010 : Trong tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ năm 2009 Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009 Lượng khách tới nước

ta đang tăng dần so với năm trước là do tình hình thế giới ngày càng ổn định và do phát động các chiến dịch nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch: chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã thu được nhiều thành công vào các tháng cuối năm 2009 và tiếp tục phát huy hiệu quả Ngoài ra để kích cầu du lịch Việt Nam năm 2010 Tổng cục Du

lịch đã triển khai chương trình mang tên “Việt Nam – Điểm đến của bạn” và bắt đầu

triển khai thực hiện từ đầu tháng 3 với 7 nội dung chính trong đó có 3 nội dung mới:

Phát động chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm “Impressive Viet Nam Grand Sale 2010” nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Phát động

chiến dịch xúc tiến tại chỗ đối với khách du lịch đã đến Việt Nam với khẩu hiệu

“Việt Nam thân thiện chào đón bạn”; phát động chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho Việt kiều

Bên cạnh đó thì du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và nhiều lận đận, việc thu hút khách quốc tế vẫn còn khiêm tốn so với các nước khác trên thế giới Người ta vẫn nói nước ta có rừng vàng biển bạc, rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng chưa biết khai khác các thế mạnh của mình Du lịch Việt chỉ biết khai thác những điểm du lịch nổi tiếng mà chưa có sự đầu tư hay cải tạo các điểm đến đó mang lại nét độc đáo và mới mẻ và khám phá những điểm du lịch mới Đặc biệt theo báo Thanh Niên Online nhận xét : ‘Du lịch Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, còn ở hình thức dịch vụ chứ chưa đạt đến mức công nghiệp dịch vụ với chuyên môn cao, nên du lịch Việt Nam vẫn theo kiểu manh mún, tự phát thiếu quản lý và quy hoạch

Trang 4

tổng thể Nên Việt Nam cần phải đề ra những ưu tiên cho du lịch, từ việc đầu tư hạ tầng cơ sở, vận chuyển cho tới nhân lực bằng những chính sách cụ thể Nếu không ngành du lịch Việt Nam tiếp tục ‘chạy lạch bạch như chim cánh cụt và bất lực nhìn các đại bàng trong khu vực tung cánh’.’

Nước ta cũng đã dùng nhiều biện pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam, trong đó biện pháp đa dạng hóa các loại hình du lịch để thu hút khách quốc tế cũng đã mang lại nhiều hiệu quả cho ngành du lịch Hiện nay nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, và một số loại hình cũng rất phát triển và thu hút nhiều quốc tế và du khách trong nước như :

Loại hình du lịch Mice: Trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng thì loại

hình du lịch mice đang phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2009 : Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác

Nước ta có lợi thế tổ chức loại hình du lịch này, bởi được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn trên thế giới, đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (đối tượng quan trọng của du lịch MICE); điều kiện địa lý tự nhiên hội đủ sông, suối, biển, núi, có nhiều di sản văn hoá thế giới, ở mỗi tỉnh, thành phố đều có những nét đặc trưng riêng về văn hoá Loại hình du lịch này hiện nay không chỉ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước cũng có nhu cầu cao về loại hình này Đặc biệt loại hình du lịch này đem lại giá trị doanh thu cao: Theo tính toán của các hãng lữ hành, loại hình du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp sáu lần loại hình du lịch thông thường Các đoàn khách MICE thường từ vài trăm đến hàng nghìn khách với mức chi tiêu cao Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỷ USD

Loại hình du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên

nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch được nhiều du khách ưa thích do vậy ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới Du lịch sinh thái là loại hình khai thác tìm hiểu đa

hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ… nước ta có các điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng nên có tiềm năng để phát triển loại hình này Ở nước ta bên cạnh các loại hình du lịch khác thì du lịch sinh thái đang từng bước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp tại Việt Nam

Trang 5

và được nhiều người lựa chọn và đây cũng là loại hình được đánh giá là tạo nên một sức hấp dẫn mới với du lịch Việt Nam trong vài năm trở lại đây Nhưng cũng nhiều khu du lịch sinh thái mọc lên nhưng một bộ phận không nhỏ các “khu du lịch sinh thái” theo trào lưu phát triển, không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một khu du lịch sinh thái nhưng vẫn núp dưới bóng của loại hình này để hoạt động kinh doanh, đánh lừa du khách thiếu thông tin, kiến thức…

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh nam thắng cảnh nổi tiếng, bên cạnh đó nước ta có lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha để lại cho chúng ta những di tích lịch sử quý giá do đó nước ta có tiềm năng phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch bởi vậy hiện nay nước ta đang phát triển rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa, lịch sử hay các loại hình du lịch chèo thuyền….Đặc biệt loại hình du lịch nông thôn mặc dù chưa phát triển mạnh mẽ ở nước ta nhưng hiện nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương ở nước ta như An Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và các tỉnh phía Nam Tuy mới được khai thác ở một số tỉnh nhưng đây là một loại hinh du lịch đang mang lại hiệu quả ban đầu khả quan

1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay khi mức sống của con người ngày càng nâng cao cùng với đó thì nhu cầu của con người cũng không ngừng vận động đặc biệt là nhu cầu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng với nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta, sự phát triển của du lịch góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cho người dân bởi vậy làm sao để phát triển du lịch là một trong những vấn đề rất được quan tâm Để thu hút được khách du lịch thì cần tạo ra sự độc đáo và những điều mới lạ do đó ngành du lịch luôn phải làm mới mình bằng cách cải thiện sửa chữa, tu bổ lại các điểm đến có sẵn đồng thời khai thác những điểm du lịch mới Du lịch nông thôn trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò tích cực vào nền kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo, nâng cao cải thiện đời sống cho người dân tại nông thôn và được khách du lịch rất yêu thích, nhưng tại Việt Nam loại hình này là một loại hình du lịch mới, đang được khai thác phát triển tại một số địa phương và rất hấp dẫn với khách du lịch đặc biệt du khách quốc tế Do vậy làm thế nào để du lịch nông thôn ngày càng phát triển góp phần phát triển chung cho ngành du lịch là mục đích nghiên cứu của đề tài này Ngoài ra cuộc sống nông thôn gắn bó sâu sắc với tôi và tôi cũng rất yêu thích thiên nhiên cũng như con người làng

Trang 6

quê, đây cũng là một trong những lý do tôi lựa chọn đề tài này, phát triển du lịch nông thôn tại các vùng có thể giới thiệu vẻ đẹp của nông thôn tới mọi người và đồng thời nâng cao đời sống cho những người nông dân Nước ta có nhiều tài nguyên phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương, nhưng trong đề tài này tôi lựa chọn làng gốm Bát Tràng, một trong những làng nghề truyền thống thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn Làng gốm Bát Tràng có lẽ không phải là một địa phương tiêu biểu nhưng nơi đây có những điểm đặc trưng riêng mà ít nơi có được Nội dung chính của đề tài là khảo sát tình hình phát triển du lịch nông thôn tại Bát Tràng và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn nói riêng và du lịch tại Bát Tràng nói chung trên cơ sở điều kiện phát triển tại địa phương và nắm bắt nhu cầu du khách.

Phương pháp nghiên cứu: Trong báo cáo này tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp số liệu

Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Xã Bát Tràng

- Thời gian: Từ ngày 01-03-2010 đến 21-04-2010

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN

Trang 7

1.1 DU LỊCH NÔNG THÔN

1.1.1 Khái niệm

Khái niệm về du lịch nông thôn đã manh nha hình thành cùng lúc với sự hình thành của ngành đường sắt ở Châu Âu Tuy nhiên mãi đến những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 ( giai đoạn bùng nổ của các loại hình du lịch chuyên biệt ) thì

du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hungari, Bungari, Hà Lan, Đan Mạch… Và lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch

ở nông trại, du lịch xanh, nhà nghỉ ở nông thôn, du lịch nông nghiệp Thực tế hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về du lịch nông thôn trên thế giới cũng như ở

nước ta do vậy chỉ có thể khái quát chung về du lịch nông thôn như sau: Du lịch nông thôn ( hay nhiều nơi còn gọi là du lịch nông nghiệp, ở Anh là “Du lịch nông thôn”,

Mỹ là “Du lịch trang trại”, Pháp là “Du lịch nông trại’’, Nhật là “ du lịch xanh ” ), đây là loại hình du lịch mà du khách được chiêm ngưỡng nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường, cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, với những món ăn dân dã, đậm đà, làm quen với những người dân chân chất, hiền hòa mà họ còn được thực tế khi tham gia cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao động sản xuất trực tiếp cùng với người dân bản địa

Khách du lịch tham gia vào những công việc hằng ngày của người nông dân

(Theo bài “Phát triển tiềm năng du lịch nông thôn tại Yên Bái” trên trang www.dulichvn.org.vn )

Theo giáo trình “Nhập môn khoa du lịch” của Trần Đức Thanh (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) thì nếu phân loại các loại hình du lịch theo tiêu trí “phân loại theo môi trường tự nhiên” thì được chia thành 2 nhóm: du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên Trong số các loại hình du lịch thiên nhiên thì có loại hình du lịch biển, du lịch

Trang 8

núi và du lịch nông thôn Việc phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản

và bảo vệ môi trường, giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành nghề và giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác, giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng, tạo việc làm cho phụ nữ và sử dụng sản phẩm địa phương, giúp phát triển nông nghiệp sinh thái Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch Du lịch nông thôn hiện nay được xác định là một hướng đi giúp xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng

ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách bền vững nhưng vẫn bảo tồn được văn hoá và bảo vệ môi trường sống lẫn môi trường tự nhiên Không chỉ vậy đây cũng là sự giao lưu học hỏi giúp bà con vùng sâu, vùng xa hiểu biết hơn có thể học hỏi được nhiều hơn Hình thức du lịch nông thôn này tại một số nước đã đưa ra những kết quả về kinh tế rất đáng khích lệ như ở

Ý từ 1985 - 1990 doanh thu từ du lịch nông thôn tăng gấp hai lần, từ 1990 - 2000 tăng 50% Doanh số năm 2004 là 880 triệu Euro, trong đó khách trong nước là 1/4 Các gia đình thành phố đi du lịch nông thôn thường ở từ 3 – 6 ngày, mục đích là nghỉ ngơi, tham gia các sự kiện địa phương Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), “Đón tiếp nông dân” (Accueil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme)…

Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển là ở chỗ: tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là

đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường Vì vậy, du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng Còn

ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp Do đó nhiều nơi đã đồng hóa giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn bởi vậy mà có cách hiểu về đặc điểm của du lịch nông thôn:

• Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp

• Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp với tình hình

Trang 9

• Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển Tuy nhiên sự cạnh tranh trong ngành thì rất lớn

• Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn

• Có tính liên ngành và liên vùng cao

Để phát triển du lịch nông thôn hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

 Đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể tham gia

 Đem lại lợi ích cho người dân và phát huy tối đa nội lực ở từng địa phương

 Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường

 Luôn đổi mới và tạo ra sự khác biệt

 Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm

 Cần giữ được bản sắc và xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách

Thực tế thì du lịch nông nghiệp chỉ là một loại hình của du lịch nông thôn Ở nước ta cho đến nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông thôn

1.1.2 Các loại hình du lịch nông thôn

1.1.2.1 Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí

Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí là loại hình du lịch mà khách được về những vùng thiên nhiên, được tìm hiểu, hiểu biết những cái mới lạ của những vùng

có nhiều cảnh vật và tự nhiên đẹp Loại hình này khá phát triển tại nhiều địa phương

và du khách được tham quan, ngắm cảnh nhằm giải tỏa street, thư giãn hay tìm hiểu những nét đẹp của thiên nhiên: núi rừng, các thác nước, loại cây hay sinh vật lạ tại các điểm đến

1.1.2.2 Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương

Đây là loại hình mà du khách quan tâm nhiều tới những truyền thống văn hóa của địa phương hay văn hóa của người dân địa phương, khách muốn tìm hiểu về những lịch sử hình thành hay những truyền thuyết của địa phương hay những di tích, khảo cổ của địa phương Loại hình này cũng khá phát triển tại Việt Nam Nước ta là một nước có truyền thống lâu đời dựng nước và giữ nước với nhiều di tích lịch sử

Trang 10

cùng những chiến công hào hùng… do đó tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình này Với 54 dân tộc, mỗi dân tộc mang một nét văn hóa riêng hòa trong cái chung của đất nước tạo nên sự phong phú cho du khách khi tìm hiểu văn hóa tại mỗi địa phương cùng với những phong tục tập quán và lịch sử của địa phương đó.

1.1.2.3 Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người địa phương

Là một loại hình sinh thái nhưng loại hình này có sự quan tâm tới việc bảo vệ môi trường của du khách Du khách muốn làm những công việc xã hội và bảo tồn các giá trị văn hóa: vừa tìm hiểu vừa góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường và những nơi mình tham quan

Ngày nay du khách ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường và du khách cũng sẵn sàng bỏ thêm chi phí nhằm bảo vệ môi trường Tại nước ta loại hình

du lịch sinh thái đã phát triển mạnh nhưng ý thức bảo vệ môi trường hay bảo vệ các giá trị tại địa phương thì chưa phát triển có lẽ là do ý thức của chính người làm du lịch do vậy mà ý thức bảo vệ môi trường của khách không cao, đặc biệt là khách nội địa

1.1.2.4 Du lịch làng xã trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại

Đây là loại hình đặc trưng của du lịch nông thôn, bởi loại hình này tạo nên sự gần gũi của người dân địa phương và khách du lịch Du khách tham gia loại hình này được chia sẻ và cùng làm với người dân để họ hiểu hơn những sự vất vả cũng như niềm vui trong lao động ở nông thôn, biết những công việc ở nông thôn của những người nông dân

Loại hình du lịch này đã có và phát triển tại nước ta trong vài năm gần đây và được khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế rất yêu thích, một số chương trình được thực hiện như: khách quốc tế ăn tết tại nhà dân, hay loại hình homestay Du khách được chứng kiến và chia sẻ cái tết cùng người dân cảm nhận được không khí đón tết của người dân họ tìm hiểu được nhiều nét văn hóa của người dân bản địa Họ được gói bánh chưng, cùng đi chúc tết, đi trẩy hội ngày xuân hay làm các món ăn của người dân, được sống thử cuộc sống của người dân mà họ chưa bao giờ được sống hoặc họ muốn tìm lại những hồi ức trước kia Du khách quốc tế rất thích loại hình du lịch này

Trang 11

1.1.2.5 Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương

Loại hình này ở nhiều nơi thường được cho là du lịch nông thôn, thực ra đây

là loại hình phổ biến nhất của du lịch nông thôn bởi ở nông thôn thường làm nông nghiệp nên nhiều quốc gia và ngay cả Việt Nam đôi khi cũng đồng hóa hai khái niệm này Loại hình này được nhiều du khách yêu thích bởi có lẽ du khách nói chung và đặc biệt là khách quốc tế thì dường như các công việc của nông nghiệp thì ít được tiếp xúc do vậy mà tạo lên sự mới mẻ và thích thú Tham gia vào du lịch nông nghiệp

du khách được làm các công việc như: gieo mạ, gặt lúa, tát nước vào ruộng, hay cùng tham gia trồng rau với bà con nông dân Họ được tham gia vào các công việc trong nông nghiệp, những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nhiều thú vị Nông nghiệp cung cấp lương thực cho chúng ta như gạo, các loại rau và thịt… nhưng

ít ai biết trồng rau, nuôi lợn như thế nào bởi vậy mà du lịch nông nghiệp thu hút rất nhiều khách du lịch mà chủ yếu là du khách quốc tế Loại hình này mới được triển khai ở nước ta cách đây vài năm theo dự án hỗ trợ của Hà Lan Nhưng bước đầu đã đem lại hiểu quả đáng kể do vậy mà giờ được nhân rộng phát triển tại nhiều nơi như:

An Giang, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và nhiều tỉnh khác ở phía Nam

(Du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long)

1.2 MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN VỚI CẤC LOẠI HÌNH

DU LỊCH KHÁC

Trang 12

Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch bền vững góp phần bảo tồn di sản

và bảo vệ môi trường xanh và đẹp hơn, bảo tồn được những nét đẹp của tự nhiên của những vùng nông thôn, giúp xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn do vậy loại hình này không ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hình khác thậm chí góp phần giúp phát triển sinh thái và các loại hình du lịch khác như du lịch tìm hiểu văn hóa và lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng hay tham quan

Đối với du lịch sinh thái cần có những điều kiện về tự nhiên để phát triển, cần một môi trường trong lành để phát triển do vậy mà đối với du lịch nông thôn là du khách cùng với những người dân bản ý thức được việc bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường xanh, sạch đẹp bởi vậy khi phát triển du lịch nông thôn sẽ tạo ra tiền đề

để dễ dàng phát triển du lịch sinh thái và ngược lại việc phát triển du lịch sinh thái cũng hỗ trợ du lịch nông thôn phát triển Du lịch nông thôn xuất hiện trước du lịch sinh thái nhưng du lịch nông thôn ít được biết đến hơn bởi đó chỉ là nguồn thu thêm của các trang trại

Du lịch tìm hiểu văn hóa và lịch sử hay tham quan và nghỉ dưỡng thì du lịch nông thôn góp phần bảo tồn những di tích, truyền thống lịch sử đây cũng là điều kiện

để du lịch tìm hiểu phát triển Môi trường thoáng đãng rất phù hợp cho nghỉ ngơi hay dưỡng bệnh vì vậy du lịch nông thôn cũng thúc đẩy loại hình này phát triển tại các vùng quê

1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN

1.3.1 Điều kiện về tài nguyên

1.3.1.1 Tài nguyên tự nhiên

Môi trường tài nguyên du lịch tự nhiên là khu vực nông thôn có các điều kiện sau:

- Vị trí địa lý thuận lợi: thuận tiện để phát triển du lịch như về giao thông

- Khí hậu dễ chịu, phù hợp cho hoạt động du lịch

- Thủy văn có chế độ an toàn, phù hợp

- Địa hình đa dạng, ngoạn mục

- Động thực vật phong phú, đặc hữu và kỳ thú

Theo khái niệm của du lịch nông thôn thì điều kiện tự nhiên cần có để phát triển du lịch nông thôn tại địa phương đó là có cảnh thiên nhiên hoang sơ, ở những bản, làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục, tập quán xa xưa của đồng bào còn được lưu truyền, hay có những làng nghề truyền

Trang 13

thống…, phải là các vùng nông thôn còn “đậm chất quê”, các yếu tố đó hoàn toàn không tìm thấy ở những nơi đô thị, nơi có nền công nghiệp phát triển Do đó để phát triển du lịch nông thôn tại một địa phương đó là cần phải đầu tư để phát triển nông thôn một cách bền vững, đầu tư tái tạo và phát triển các làng nghề truyền thống Đối với Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, khu vực nông thôn chiếm khoảng 75% dân cư đang sinh sống, có diện tích đất chiếm 92% diện tích lãnh thổ Việt Nam ( bao gồm đồi núi, rừng, đất trồng trọt và xanh tác ) … Ngoài ra với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm núi đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của người xưa, những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ là những điều kiện cần và đủ để nước ta phát triển du lịch nông thôn.

- Tài nguyên nhân văn: Không chỉ có tài nguyên thiên nhiên và nền nông nghiệp mà gắn với đó là những phong tục, tập quán cổ truyền cùng những đền thờ, những ngôi chùa, đình cổ và những lễ hội truyền thống tạo nên nét độc đáo của nông thôn Việt Nam Nước ta còn có hơn 300 làng nghề truyền thống với khoảng 100 làng nghề được xếp là làng nghề truyền thống ( làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng mộc Đồng Kỵ, làng sơn mài Đình Bảng) Nước ta với hơn 1000 năm lịch sử do vậy

mà tại các địa phương cũng có nhiều những di tích lịch sử cùng với những tập quán truyền thống lâu đời hay những tín ngưỡng đậm nét của dân tộc Việt Nam Mỗi làng quê lại gắn với những tục lệ riêng tạo lên sự phong phú và đây cũng là một nét mà khách du lịch rất yêu thích Đối với các miền Trung và miền Nam thì có rất nhiều điều kiện phát triển du lịch nông thôn với nhà vườn hay các vườn cây ăn trái, vườn rau và các chợ nổi vùng sông nước, cây cầu khỉ ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long tất cả tạo nên sự độc đáo trong thu hút khách

Các điểm đến hay địa phương có thể phát triển du lịch nông thôn thường là những làng xã còn giữ nét quê có gốc đa, giếng nước, sân đình, hay những lũy tre đậm chất hồn quê Việt Nam Cây tre đã gắn với hình ảnh đất nước Việt Nam từ xa xưa, tre giữ làng, tre bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm…, ở nông thôn thì ta có thể dễ dàng nhìn thấy những bụi tre xanh ven đường làng, là nơi mọi người ngồi nghỉ ngơi và cùng nói chuyện mỗi buổi chiều hay sau khi làm việc mệt Giếng nước, gốc

đa hay quán nước đầu làng cũng là nơi mọi người cùng trò chuyện đây cũng là nơi thấy được tình cảm thân thiện của người nông dân

Trang 14

(Gốc đa và cổng làng)

1.3.2 Điều kiện về cơ sở vật chất

1.3.2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Phát triển du lịch thì cần đảm bảo các điều kiện đáp ứng nhu cầu khi đi du lịch của khách: ăn, ngủ… ( các nhu cầu thiết yếu ), các điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh Khi đi du lịch du khách vẫn cần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mình do

đó đối với những vùng nông thôn xa trung tâm thành phố thì cần có các nhà cung ứng dịch vụ như: nhà nghỉ, quán ăn, bệnh viện… hay chính người dân xây dựng đảm bảo hợp lý và vệ sinh ( nhà nghỉ của người dân không thể đảm bảo như các khách sạn mà chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ và thuận tiện như nhà dân và đảm bảo an toàn cho du khách )

1.3.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội

Cần đảm bảo xây dựng hệ thống đường xá đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại,

hệ thống thông tin, cấp thoát nước…Nhiều làng quê Việt Nam hiện nay đường đi tới làng còn khó khăn do đó để phát triển du lịch thì cần phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông đảm bảo cho sự thuận tiện Đồng thời ở nông thôn chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, hay nước từ sông suối do vậy không đảm bảo bởi thế có thể xây dựng hệ thống nước máy đưa tới các làng quê ( hoặc đảm bảo nước sạch) bởi nhiều khách du lịch về nông thôn thì không dám tắm bởi nước bị vàng hay có rêu và mùi,

Trang 15

ngoài ra hệ thống các cống rãnh cũng cần được xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh không gây mùi ra xung quanh.

1.3.3 Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức

Muốn khai thác du lịch cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, phương tiện giao thông, cơ sở lưu trú đảm bảo sự đồng bộ và toàn diện Để hấp dẫn khách cần có một môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh Điều này đòi hỏi địa phương phải quan tâm tới việc xây dựng và quản lý xã hội đồng thời mỗi người dân phải góp phần mình vào công việc chung đó

1.3.3.1 Điều kiện về nguồn nhân lực

Khi tham gia du lịch nông thôn là du khách muốn tìm hiểu cuộc sống của người nông dân, sống cuộc sống dân dã nơi nông thôn, bởi vậy nông dân chính là những người chủ thực sự giới thiệu, hướng dẫn và cùng tham gia với khách du lịch

để khách cảm nhận được cuộc sống ở nông thôn Người nông dân cũng trở thành những người làm du lịch do đó họ cần được hướng dẫn để có thu hút khách du lịch Nông dân cần được tập huấn về kiến thức và các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, tiếng Anh, nấu nướng, phong tục tập quán, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm hay về kiến thức quản lý… Đồng thời người dân cũng cần được tập huấn về các kỹ thuật trồng trọt hay chăn nuôi và dạy nghề để có được những sản phẩm sạch và an toàn Sự ủng hộ của chính quyền và người dân cùng hợp tác trong khai thác du lịch ( đảm bảo các điều kiện an ninh cho khách, tránh tình trạng ăn xin, cướp bóc…) cũng

là điều kiện rất cần thiết

Không chỉ người nông dân mà hướng dẫn viên cũng là yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch nông thôn bởi người nông dân không biết ngoại ngữ nên không thể truyền đạt cho du khách hiểu mà khi đó cần có sự nhiệt tình của hướng dẫn viên cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tại nông thôn Bởi vậy cũng cần những hướng dẫn viên hiểu biết và yêu thích vùng nông thôn

1.3.3.2 Điều kiện về tổ chức

Du lịch nông thôn cũng như một loại hình phát triển bền vững do đó cần có định hướng và những chính sách vĩ mô rõ ràng để phát triển Hiện nay ở nước ta du lịch nông thôn còn phát triển một cách lẻ tẻ không có sự thống nhất trong việc tổ chức Do đó hiện nay các sản phẩm du lịch nông thôn tại các địa phương xảy ra sự trùng lặp (sản phẩm na ná giống nhau), du khách chỉ cần tới một địa phương là có thể biết được các địa phương khác do vậy tạo cảm giác chán cho du khách nên chúng ta

Trang 16

cần có chính sách phát triển du lịch nông thôn một cách tổng thể có quy hoạch phát triển Đối với những địa phương thực hiện phát triển du lịch nông thôn thì cần có sự thống nhất để cùng tham gia vào việc phục vụ và đón tiếp khách du lịch, để từ đó tạo

ra sự đoàn kết yêu thương cho du khách thấy được sự nhiệt tình, hiếu khách và cảm giác an toàn khi tham gia Ngoài ra vấn đề về vệ sinh đối với nhiều du khách khi đến với du lịch Việt Nam do đó để du khách thoải mái khi ở nhà của người dân thì cũng cần tổ chức sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt của khách

1.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH NÔNG THÔN HIỆN NAY 1.4.1 Tình hình phát triển trên thế giới

Du lịch nông thôn có trước du lịch sinh thái, nhưng du lịch nông thôn ít được biết đến, vì đó chỉ là nguồn thu nhập thêm của các trang trại, còn du lịch sinh thái phát triển mạnh đến mức trở thành một hiện tượng của ngành du lịch Theo Giáo trình “Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch” của TS Đinh Thị Vân Chi thì:

“Nhu cầu luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng Khi nhu cầu hiện có được đáp ứng, sẽ hình thành nhu cầu mới để con người vươn tới Và khi nhu cầu mới được đáp ứng, lại xuất hiện nhu cầu mới nữa… Ngay cùng một nhu cầu thì đòi hỏi với mức độ đáp ứng nó cũng có xu hướng nâng cao dần” Có lẽ bởi nhu cầu muốn được khám phá mà ngày nay càng nhiều loại hình du lịch xuất hiện Sự căng thẳng của nhịp sống hiện đại làm nảy sinh nhu cầu thư giãn, giải trí để cân bằng tinh thần: Nhịp sống đô thị hiện đại quá gấp gáp, công việc căng thẳng, gây nên nhiều áp lực cho con người bởi vậy khi đi du lịch giúp họ giải tỏa căng thẳng, lấy lại được tinh thần, tăng thêm hứng thú để chuẩn bị cho tuần làm việc mới Cũng bởi vậy mà du lịch nông thôn rất hấp dẫn và được các du khách ưa thích đặc biệt là du khách nước ngoài Chính vì vậy ngày nay du lịch nông thôn đang rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Anh, Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc…

Du lịch nông thôn tại Trung Quốc: Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã

tuyên bố một chương trình du lịch nông thôn nhằm mục đích chống đói nghèo tại một

số tỉnh như Vân Nam, Quảng Đông Các điểm du lịch tại những khu vực nông thôn rộng lớn của Trung Quốc hằng năm tiếp đón 300 triệu khách du lịch, đạt doanh thu

40 tỉ NDT (5,13 tỉ USD) Theo các số liệu chính thức của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, 30 điểm du lịch nông thôn quanh Thượng Hải đã đón 3,91 triệu khách du lịch trong năm 2006, tăng 86% so với năm 2005; hằng năm có khoảng 60 triệu du khách

Trang 17

từ khu vực thành thị chọn đến các vùng nông thôn trong “3 tuần nghỉ vàng” vào tháng 5, tháng 10 và thời gian diễn ra Lễ hội Mùa xuân Và tại tỉnh Quảng Tây tính đến cuối năm 2009 đã có hơn 300 điểm kinh doanh du lịch nông thôn mang tính thường xuyên;hơn 500 điểm “ Nông Gia Lạc” ( Vui nông gia);xây dựng 192 điểm mô hình sư phạm du lịch nông nghiệp và phân bố trên khắp 14 thành phố với hơn 80 huyện ( thành phố, quận), trong đó có 34 điểm mô hình sư phạm du lịch nông nghiệp cấp quốc gia, là tỉnh có số lượng mô hình sư phạm du lịch nông nghiệp đứng thứ 9 trong cả nước và đứng thứ 2 trong số các tỉnh ( khu tự trị) ở miền tây Trung Quốc

Tại Mỹ: Người dân ngày càng ưa chuộng những chuyến du lịch đồng quê Có

trang trại đã thu hút hơn 1,4 triệu khách/năm, đạt lợi nhuận 10 triệu USD/năm Rất nhiều nông dân đã chuyển đổi trang trại thành nơi vui chơi giải trí hấp dẫn Để giúp những nông dân muốn chuyển sang kinh doanh du lịch đồng quê, một số bang của

Mỹ đã thành lập các văn phòng du lịch đồng quê

Tại Nhật: Từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình nhà

nghỉ nông thôn trên khắp đất nước Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các nông

hộ cá thể hay dựa vào trang trại Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày ở đây như trồng trọt, gặt hái, câu cá…

(Trích trong bài “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay” của T.S Bùi Xuân Nhàn đăng trên tạp chí Cộng Sản)

Tại Hàn Quốc: Du lịch nông thôn bắt đầu vào năm 1984 từ một dự án của

chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân Nhiều làng quê Hàn Quốc trước đây vốn nghèo nàn, nhờ chương trình này mà bộ mặt thay đổi hẳn, thu nhập của nông dân tăng lên đáng kể Buraemi là một ngôi làng ở ngoại ô thủ đô Seoul Giống như đại đa

số mô hình làng ở Hàn Quốc, Bumeri chỉ có 28 hộ dân,70 nhân khẩu, do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp Buraemi

đã tìm được lối thoát cho mình bằng cách mở dịch vụ du lịch trải nghiệm cho cư dân thành phố muốn tìm một không gian sống và nghỉ để thoát khỏi sức ép đô thị Năm

2008, cả làng đón 21.000 khách du lịch từ thành phố, thu về 500.000 USD Tạm tính trong trường hợp nguồn thu đổ hết vào các gia đình, 28 hộ dân Buraemi mỗi hộ thu được thêm hơn 17.800 USD Làng Dareng-I với 58 hộ dân, dân số 158 người cũng thu được 400.000 USD từ dịch vụ du lịch làng thu hút gần 20 vạn khách cùng trong năm đó Dareng-I và Buraemi là 2 trong tổng số 141 làng mà Cơ quan Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) thực hiện thí điểm thông qua dự án khám phá làng nông

Trang 18

thôn truyền thống Mục đích là lôi kéo người dân thành phố về khám phá cuộc sống nông thôn.

(Trích bài “Phát triển du lịch nông thôn điểm nhìn từ Hàn Quốc: du lịch làng “cứu” nông thôn” trên trang www.baomoi.com)

Ngoài ra du lịch nông thôn phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới như: xtrây-li-a, Ca-na-đa, Lat-vi-a, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Nê-pan, Ấn Độ, Thái Lan Du lịch nông thôn đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới và đem lại một phần thu nhập lớn cho người dân ở nông thôn góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập, giảm bớt tình trạng thất nghiệp tại nông thôn giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị và đặc biệt góp phần cải thiện môi trường Theo kết quả khảo sát năm 2007 của thành viên Hiệp hội điều hành du lịch Mỹ ( USTOA – US Tour Operators Association) cho thấy: “xu hướng nổi bật là du khách lựa chọn kiểu

Ô-du lịch thân thiện với môi trường và Ô-du lịch văn hóa Gần 9/10 người cho biết sẽ lựa chọn sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường tự nhiên và họ sẵn sàng trả thêm 10% chi phí chuyến đi để giúp môi trường và nền văn hóa địa phương không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động du lịch” Điều này cho thấy các loại hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch bền vững sẽ ngày càng phát triển và được ưa chuộng trên thế giới

1.4.2 Tình hình phát triển trong nước

Du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay mới đang dần hình thành và phát triển nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham gia Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng thay đổi, nhiều người cho rằng phải tốn bao nhiêu nỗ lực bản thân, thậm chí cả nhiều thế hệ, người nông dân mới từ bỏ được con trâu, cái cày để trở thành một người đô thị Thế nhưng từ vị trí một người đô thị

họ muốn tìm lại hít thở không khí trong lành của làng quê mộc mạc, thanh bình và tìm lại cảm giác của một người mông dân Theo chị Phương Linh (một hướng dẫn viên quận 3 TP HCM) nhận định: “loại hình du lịch về các miền nông thôn hiện nay rất được ưa chuộng, du khách nước ngoài rất thích các tour homestay, tát mương, bắt

cá, cùng ăn cùng ở và cùng sinh hoạt với người dân” Ngoài ra theo bà Võ Thị Thu, Chủ tịch hội đồng quản trị, TGĐ công ty cổ phần du lịch Hội An (Quảng Nam): du khách trong hay ngoài nước đều thích tham gia những công việc đời thường của người dân nơi họ đến tham quan Không du khách nào muốn đi ngắm phong cảnh, ăn uống xong rồi về…Nếu như vậy thì chỉ một lần thôi du khách sẽ không trở lại Phải

Trang 19

cho du khách cùng làm, cùng chơi, thậm chí những sản phẩm do chính tay họ làm ra được dùng làm tặng vật cho họ đây được xem là một hình thức quảng bá du lịch rất hiệu quả

 Du lịch nông thôn tại Làng rau Trà Quế - Quảng Nam:

Trà Quế là làng rau đã hơn 500 tuổi nằm bên dòng sông Đế Võng thơ mộng thuộc xã Cẩm Hà Trồng rau đã trở thành một thứ nghề “gia truyền” và quả thật ở làng quê này chưa bao giờ người nông dân để cho đất “nghỉ” Rau Trà Quế không chỉ có vị thơm, ngon mà còn đẹp, và không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng nên rất đảm bảo an toàn thực phẩm Và có lẽ cũng chính vậy mà nơi đây thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, mỗi năm, làng rau này đón hơn 2.000 khách du lịch quốc tế và hàng chục đoàn khách tham quan, học tập mô hình làm rau sạch đến từ nhiều địa phương trong cả nước Tới đây du khách mặc những bộ quần áo nông dân và cùng xắn tay áo để làm “nông dân”: cùng ủ rong để làm phân hữu cơ, cuốc đất tơi, đánh luống thẳng, đâm lỗ, trỉa hạt, trồng rau, bón phân hay tưới nước bằng xoa… mỗi người chọn một dụng cụ lao động tùy thích Những “nông dân” này còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ các loại rau xanh Trà Quế và nhiều đặc sản của Quảng Nam như bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An Thậm chí, chủ nhà chiều lòng khách khi mắc võng hoặc kê chõng tre ngoài vườn cho khách nghỉ ngơi, trong không gian tĩnh lặng của làng quê

(Nụ cười sau giờ lao động)

 Du lịch nông thôn tại An Giang:

An Giang là một trong 3 tỉnh được thí nghiệm dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp cho Hội Nông dân Việt Nam” do tổ chức quốc tế Hà Lan tài trợ với tổng kinh phí 390.000 Euro Sau 3 năm thực hiện loại hình này đã làm cho du khách đến tham quan rất hào hứng và thích thú Tại An Giang 2 xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên và Văn Giáo, huyện Tịnh Biên được chọn thực hiện và bước đầu đã tổ chức các tour cho 20 đoàn, với hơn 300 khách tham quan và các hộ dân cũng tự đón tiếp hơn 3.000 lượt khách tham quan và giải trí, ăn uống tại vườn nhà mình

Trang 20

Ông Chau Kim Sary (Chủ tịch Hội Nông dân xã - Trưởng nhóm nông dân

cùng sở thích tại Văn Giáo) cho biết: “Dự án mang lại lợi ích rất lớn cho người dân

Khmer, giúp cho một số khung dệt hoạt động trở lại Vui hơn là người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh phum sóc, dời chuồng bò ra khỏi nơi sinh hoạt Bà con rất ủng hộ dự án này” Đến đây du khách được tham quan lò nấu đường thốt nốt ở Mằng Rò, làng nghề dệt thổ cẩm Sray Sakoth, viếng chùa Văn Râu…Và buổi tối du khách cùng người dân Khmer nhảy múa và cùng hát những điệu nhạc đậm nét văn hóa dân tộc Khmer

(Trích bài “Du lịch nông thôn: Cú đột phá của An Giang” trên www.sggp.org.vn)

(Mùa thu hoạch lúa ở Bảy Núi)

Tuy nhiên sau 3 năm triển khai dự án thì cũng đã bộc lộ những hạn chế Trong

đó, việc triển khai nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường du lịch nông nghiệp tại tỉnh còn chậm và kết quả chưa cao Bên cạnh đó thì chưa có quy hoạch cụ thể tại từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương Mặt khác, lĩnh vực hoạt động văn hóa cổ truyền, khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ công ở địa phương chưa được

hỗ trợ, đầu tư nhiều

Trang 21

 Du lịch nông thôn tại Sơn La:

Được sự tư vấn và giúp đỡ của tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan), Sở

Du lịch và Thương Mại tỉnh Sơn La đã tố chức chuyến khảo sát loại hình du lịch nông nghiệp gồm tại các điểm du lịch thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Mộc Châu là huyện nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa bò, chè và nơi đây có rất nhiều thắng cảnh đẹp cùng với nhiều nhóm dân tộc thiểu số như Thái, Dao Mông…tạo nên một nét đặc sắc thu hút du khách quốc tế Đến đây du khách được tham gia vào các hoạt động sản xuất của người dân và các lễ hội của những đồng bào dân tộc, cuộc sống sinh hoạt và những điều khác biệt của dân bản và cùng giao lưu và ca hát với bà con dân tộc

(Du khách giao lưu cùng bà con dân tộc)

(Trích bài “Du lịch nông thôn ở Chiềng Yên” trên trang www.webdulich.com)

Theo bài “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay” của T.S Bùi Xuân Nhàn đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/2009 thì những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhưng du lịch nông thôn tại Việt Nam chưa phát triển bởi các lý do sau:

Một là, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông

thôn và cụ thể chưa có một khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này

Hai là, du lịch phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Sự

phát triển của du lịch nông thôn tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi

Trang 22

trường ở nông thôn theo cảo hai hướng tích cực lẫn tiêu cực mà phần nhiều là tiêu cực.

Ba là, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên

nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch, những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tư nhân

Bốn là, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và

người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương

Năm là, nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hóa của mình tham gia

hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt động này

CHƯƠNG 2

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG

2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI LƯỢC VỀ BÁT TRÀNG

Trang 23

Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam, từ lâu đã được người trong và ngoài nước biết đến, làng gốm đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng 600 năm nay Bát Tràng cũng là một làng quê từng sinh ra những bậc khoa bảng lừng danh, những người thợ tài hoa, những người con trung hiếu mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã làm rạng rỡ cho quê hương xứ sở Bát Tràng cũng là nơi làm ra nhiều vật phẩm quý mang sắc thái riêng mà trong nhiều thế

kỉ qua được ưa dùng từ làng xã đến cung đình, từ quà tặng biếu dân gian đến đồ cống phẩm ngoại giao Và hiện nay không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà Bát Tràng còn là nơi thu hút đông đảo khách du lịch Bát Tràng được biết đến là một nơi sản xuất gốm nổi tiếng với các sản phẩm như: các đồ gia dụng (lọ hoa, bát, đĩa,

…), các sản phẩm xây dựng, các hàng truyền thống cùng các sản phẩm trang trí bằng gốm rất đẹp mắt (lộc, đỉnh, lư, đèn thờ, các bộ tượng tam đa…) Sản phẩm gốm Bát Tràng luôn có sự đổi mới về mẫu mã, hoa văn trang trí và chủng loại Ngày nay đồ gốm sứ Bát Tràng còn lưu giữ trong nhiều bảo tàng trong và ngoài nước Du khách đến đây không chỉ được nhìn ngắm và mua các sản phẩm gốm sứ mà còn được tham gia nặn gốm, nung sản phẩm do mình làm ra Ở đây không chỉ có gốm sứ mà còn là một vùng nông thôn đậm đà bản sắc của dân tộc ta, như các làng quê Việt khác xã Bát Tràng cũng có Văn Chỉ, Đình (nơi tụ họp của dân làng), Chùa, Đền, Miếu khang trang, những kiến trúc này là dấu hiệu của một làng quê Văn hiến Bát Tràng cũng có những lễ hội, phong tục tập quán riêng của làng xã mình và cuộc sống dân dã như bao làng quê khác

- Vị trí địa lý: Xã Bát Tràng gồm 2 thôn là Bát Tràng và Giang Cao nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội trước thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội Xã nằm ở phần đất phía đông nam huyện Gia Lâm và cũng là phần đất cực nam giáp gianh với tỉnh Hưng Yên Xã cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 10 km về phía Đông-Nam Bát Tràng ngày nay trải dài gần 3km ven sông Hồng, diện tích toàn xã gồm khoảng 153 ha (số liệu năm 1989)

- Dân số: xã Bát Tràng hiện nay có 1720 hộ dân với 7761 nhân khẩu trong đó có khoảng 70% số hộ sản xuất trực tiếp và 30% làm dịch vụ (số liệu của UBND Xã Bát Tràng năm 2009)

- Kinh tế: Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm gốm

đa dạng và phong phú, là một sản phẩm không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Châu Á… Xã có hơn 1.100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100-120 tỷ đồng hàng hóa, đã xuất hiện hàng

Trang 24

trăm chủ trẻ, hàng chục Công ty TNHH, doanh thu hàng chục tỷ Hiện nay kinh tế tại đây rất phát triển toàn xã đã có trên 100 gia đình sắm máy vi tính, nối mạng internet,

mở trang thông tin giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với bên ngoài Thu nhập bình quân đầu người là 1,5 triệu đồng/tháng Phát triển nghề gốm sứ không chỉ có Bát Tràng giàu mà còn tạo việc làm cho các địa phương khác: thu hút khoảng 4000-

5000 lao động với thu nhập từ 400.000 đến 500.000 đồng/tháng

Năm 2009 kết quả giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của xã ước tính tăng so với năm 2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ gắn với du lịch Các hợp tác xã duy trì sản xuất kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống, thu nhập cho xã viên Công ty cổ phần du lịch thương mại làng cổ Bát Tràng tổ chức hội nghị bàn biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đầu tư du lịch, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại

2.2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI BÁT TRÀNG 2.2.1 Điều kiện về tài nguyên

Bát Tràng là một làng nghề truyền thống rất nổi tiếng có trên 600 năm tuổi làm gốm sứ và nông dân tại đây chủ yếu sống bằng nghề gốm, Toàn xã có khoảng 50 doanh nghiệp, và 700 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ Cả xã Bát Tràng không hề có lấy một tấc ruộng, khoảng 75% số lao động tham gia sản xuất, kinh doanh gốm sứ, 15% làm các dịch vụ liên quan như vận tải, cung ứng men, chất đốt Đây là một vùng nông thôn với nét đặc trưng của một làng làm gốm sứ, và có lẽ chỉ có đến đây du khách mới thấy được cuộc sống dân dã của những người nông dân làm gốm, tại đây

du khách cũng được tham quan nhiều công trình văn hóa như: đình, chùa, miếu nổi tiếng và một số nhà cổ của làng quê Việt Nam Ngoài ra là một vùng nông thôn nên nơi đây cũng có những món ăn dân dã đặc trưng như: bánh giò và còn có nhiều khoai nướng hay bánh răng bừa, xôi vò chè đường, su hào xào mực, măng nấu mực, trà hột… Tuy không làm nông nghiệp nhưng là một làng quê truyền thống nên Bát Tràng cũng nhu bao làng quê khác của Việt Nam cũng có vườn nhỏ, người dân Bát Tràng cũng trồng rau trên những bãi bồi ven đê Xung quanh Bát Tràng là những bãi

cỏ rộng, xanh tạo một không khí rất thoáng đãng

Chùa Kim Trúc: còn tên gọi khác là chùa Bát, đây là một ngôi chùa chính của

xã Bát Tràng Chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải Chùa có quy mô lớn, kiến trúc kiểu “nội công, ngoại quốc” với 74 chiếc cột bằng đá Trong chùa có bức tượng Hộ pháp cao hơn 5m Năm 1958 hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà nước vì nghĩa cả làng

Trang 25

Bát Tràng đã di rời chùa Bát sang vị trí khác để nhường đất đào công trình Đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho 3 tỉnh- công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải.

Ngoài ra trên đất làng cổ Bát Tràng còn 2 ngôi chùa lớn nữa là chùa Am và chùa Bảo Minh ( nơi đây còn lưu giữ được quả chuông quý “Chuông Bảo Minh tự” đúc năm Ất Mão 1795, một di vật quý giá thời Tây Sơn )

Đình làng Bát Tràng: Là một trong số những ngôi đình lớn của sứ Kinh Bắc

xưa Theo bài “Tạo đình kí” thì đình được làm lại, lợp ngói với quy mô đồ sộ vào tháng Chạp năm Canh Tý niên hiệu Bảo Thái (1720) đời vua Lê Dụ Tông Đình xây theo kiểu chữ Nhị, phía trong là tòa hậu cung gồm 3 gian, phía ngoài là tòa đại bái gồm 5 gian, 2 chái Cột đình làm bằng những cây gỗ lim to hàng người ôm Các gian bên được nát bục gỗ để làm chỗ ngồi Đình trông ra dòng sông Nhị mênh mông, địa thế rất đẹp đẽ Hiện nay đình Bát Tràng còn giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thần hoàng Xưa nhất là đạo sắc phong thời Lê Cảnh Hưng Đặc biệt có nhiều đạo sắc phong thời Quang Trung và Cảnh Thịnh Trong đình còn có nhiều câu đối hay văn chỉ của làng

Văn Chỉ làng Bát Tràng: được dựng ở phía sau đình Trên tam quan có 3 chữ

lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” (Trông lên vời vợi) Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng 5 gian Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò Bên trên

bệ là bức hoành phi sơn son thiếp vàng có dòng chữ “Thiên địa đồng lưu” (Trời đất cùng luân chuyển) Mỗi năm văn chỉ mở hội một lần, các quan viên coi việc văn chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích các thế hệ con cháu đời đời chuyên tâm học hành tấn tới

Hội làng Bát Tràng: Hội làng bắt đầu vào ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 2 âm

lịch hàng năm, hội gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ tước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn kèm theo sáu mâm cỗ và bồn mâm xôi Sau khi xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ cùng hưởng Người dân cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã văn minh, làng xóm bình an

2.2.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng

Bát Tràng là một làng nghề truyền thông từ lâu đời và đồng thời cũng là một điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách, tại đây các lò gốm rất phát triển, và

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w