Đánh giá thực trạng của du lịch nông thôn ở Bát Tràng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN (Trang 28 - 33)

Tại Bát Tràng du lịch nông thôn đang phát triển mạnh, bởi hầu hết du khách đến đây chủ yếu tham quan và tìm hiểu Bát Tràng, về cách làm gốm, sứ hay tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên nơi đây. Theo ông Nguyễn Văn Cường, chủ nhiệm hợp tác xã Song Cường (Bát Tràng) cho biết: “hình thức kết hợp giữa sản xuất với du lịch tại Bát Tràng hiện đang phát triển và thu hút nhiều du khách. Bát Tràng đang đẩy mạnh hình thức kinh doanh này, đặc biệt là hướng tới khách du lịch trong nước, hiện chiếm 80% số du khách đến với Bát Tràng”. Chợ gốm Bát Tràng không chỉ thuần túy bán mà còn có những gian hàng cho khách được tham gia vào các công đoạn làm gốm. Các hình thức cho du khách cùng tham gia vào nặn gốm, tự sáng tạo vẽ các sản phẩm gốm theo ý mình và nhìn thấy sản phẩm của mình từ lò ra khiến du khách đặc biệt thích thú và cảm thấy thỏa mãn với chuyến đi, những công việc này cũng giúp du khách hiểu được phần nào cuộc sống của người dân ở đây. Ngoài ra ở đây du lịch bằng xe trâu cũng rất phát triển và thu hút du khách nước ngoài. Đến đây du khách cũng được chứng kiến sự tài ba khéo léo của những người thợ gốm Bát Tràng, được nhìn họ vẽ lên những bình hoa hay hoa văn lên chiếc cốc, rất nhanh mà lại rất đẹp. Tới thăm làng nghề, du khách như được quay trở về quá khứ khi được chứng kiến những cảnh tượng và nét sinh hoạt mà có thể ở địa phương hay đất nước họ đã không còn tồn tại. Điều này tạo lên sự thú vị như trong truyện cổ tích khiến du khách thích thú. Đồng thời họ cũng được chứng kiến những đức tính tốt đẹp của người thợ gốm ( sự cần mẫn, khéo léo, sự tài hoa và tinh xảo…) mà cuộc sống công nghiệp đang làm phai mờ dần. Ngoài ra họ cũng hiểu rõ hơn những công đoạn phức tạp và cầu kỳ để tạo nên được những sản phẩm thoạt nhìn tưởng đơn giản, họ sẽ hiểu hơn về sức sáng tạo của bàn tay lao động. Đến với du lịch Bát Tràng thường là những học sinh, sinh viên đi tìm hiểu khám phá và những du khách nước ngoài. Hiện nay đến Bát Tràng du khách có thể đến thăm nhừng lò nung, xưởng gốm lớn thấy được các công đoạn tạo nên những sản phẩm gốm sứ: Nặn, phơi, tráng men, vẽ các họa tiết trang trí rồi nung sản phẩm… Hầu hết các xưởng gốm ở Bát Tràng đều cho du khách tập làm gốm với giá vô cùng bất ngờ: khách chỉ phải trả giá bằng đúng giá sản phẩm mà mình mang về, theo giá trên thị trường. Du lịch nông thôn tại Bát Tràng đang rất phát triển nhưng các hình thức vẫn còn đơn điệu bởi hiện nay tại xã thì chủ yếu là khai thác các

hình thức cho du khách tham gia nặn gốm đơn giản hoặc trang trí tô màu lên những bức tượng nên khi du khách đến chỉ một lần nặn rồi tô vẽ là chán. Một số cơ sở sản xuất đã lấy ý tưởng hoa văn theo gu của khách hàng Nhật Bản, Châu Âu trên nền men rạn truyền thống của Bát Tràng, một số nghệ nhân đẩy mạnh làm gốm mỹ nghệ làm quà biếu tặng, đầu tư không lớn nhưng lãi khá cao, tuy nhiên những hộ như vậy chỉ tính trên đầu ngón tay. Du lịch Bát Tràng hiện nay chỉ mang tính tự phát, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn viễn đều chưa được chuẩn bị kỹ càng dẫn tới việc du khách thường có xu hướng không quay trở lại. Theo nhận xét của ông Vũ Thế Bình – Vụ trưởng vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch: “Người dân mới chỉ quan tâm đến việc bán các sản phẩm của làng nghề cho khách với phong cách thiếu chuyên nghiệp mà chưa quan tâm đến việc hút khách từ chính hoạt động tạo ra của làng nghề, nói cách khác người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hóa và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn”. Các sản phẩm đang được thực hiện dường như vẫn còn đơn giản và chỉ tham gia một lần thì du khách cũng đã biết sơ qua mà chưa tạo được niềm đam mê trong lòng du khách. Bởi vậy cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch khác nhau để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an toàn quốc phòng năm 2009 của UBND xã Bát Tràng thì vào năm 2009 tổng số có 2353 đoàn với 10595 lượt khách quốc tế và hàng chục nghìn khách trong nước về thăm quan du lịch, ký kết hợp đồng kinh tế, mua hàng gốm sứ. Phối hợp với Sở VHTT&Du lịch xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại làng nghề truyền thống Bát Tràng. Nhưng hiện nay vẫn còn một số lý do cản trở vấn đề phát triển du lịch bền vững ở làng nghề Bát Tràng là sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chỉ cần tới đầu làng, khách đã bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi sự bụi bặm, tiếng ồn và mùi cacbonic từ việc đốt than gây ra, trong những lối ngõ nhỏ là một màu đen của những bức tường trát than, những dòng nước thải, chất thải từ những mẻ gốm nung vỡ…Không chỉ thải bụi mà trung bình mỗi lò gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó phế phẩm , phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ hỏng chất thành những đống bên đường, mỗi khi mưa xuống đướng lầy lội. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ…đã gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người tham gia sản xuất và tác động lâu dài đến người xung quanh. Rõ ràng để du lịch phát triển và trở thành

một đặc trưng văn hóa làng nghề thì người dân ở đây và các cấp lãnh đạo địa phương cần nỗ lực nhiều.

Thực trạng các chương trình (sản phẩm) du lịch hiện nay tại Bát Tràng

o Sản phẩm 1: Nặn gốm

Sản phẩm này đã được khai thác từ lâu và rất thu hút khách du lịch. Du khách đến với các xưởng được người thợ ở đó hướng dẫn nặn một số sản phẩm như: lọ hoa, bát theo nhiêu hình dáng khác nhau. Du khách được nặn thỏa thích không giới hạn thời gian và chỉ phải mất 10.000 vnđ. Du khách được tiếp xúc với đât, bàn xoay và học hỏi được một số kỹ thuật đơn giản của cách làm gốm. Sau khi nặn xong nếu thích du khách có thể nung sản phẩm và mang sản phẩm về với giá 10.000 vnđ cho mỗi sản phẩm.

Sản phẩm du lịch này giúp du khách được tham gia phần nào vào công việc của người dân ở đây và hiểu được về công việc của họ và được du khách rất thích thú. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này còn mang tính tự phát của mỗi gia đình, do đó có sự cạnh tranh không nên có của các hộ gia đình khi làm dịch vụ này dẫn đến tình trạng cạnh tranh và lôi kéo khách. Ngoài ra khi thực hiện với các tour dành cho người nước ngoài thì nên có sự liên kết với các công ty lữ hành để tạo ra sự đồng bộ và tạo nên một cảm giác thân thiện với du khách: khi du khách nặn xong sản phẩm, thì các sản phẩm đó sẽ là những món quà lưu niệm tặng cho họ như vây họ sẽ rất vui bởi đây là những sản phẩm do mình làm ra, điều đó rất ý nghĩa. Do đó sản phẩm này cần được duy trì và cải tiến để thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng bởi đây là sản phẩm không chỉ giúp du khách yêu con người và mảnh đất làm gốm mà cũng giúp những thế hệ sau yêu nghề gốm hơn, du khách cũng thấy được sự tài ba khéo léo của người thợ làm gốm.

o Sản phẩm 2: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Bát Tràng

Du khách được đưa đi vào những con đường nhỏ hẹp chỉ có vừa một người đi, đường làng quanh co, có những ngôi nhà cổ, các di tích địa danh cổ hàng trăm năm của làng. Du khách được người địa phương có kinh nghiệm giới thiệu, phân tích và giải thích cho bạn hiểu cặn kẽ.

Loại hình này cũng đã phát triển tại Bát Tràng và thu hút chủ yếu là du khách nước ngoài hay học sinh, sinh viên đi tìm hiểu tham quan về làng nghề cổ. Sản phẩm này giúp du khách tìm hiểu được lịch sử hay một phần văn hóa của người dân, những

di tích gắn với người dân Bát Tràng từ xưa đến nay. Đây là một loại hình rất có ý nghĩa bởi ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì dường như lớp trẻ ngày nay cũng không biết nhiều đến lịch sử của đất nước hay của các địa phương khác, đây được coi là sự trải nghiệm trở về với những nét quê xưa và cũng làm tăng thêm ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của du khách. Loại hình này hiện tại chưa thu hút khách du lịch nhiều bởi đến với làng gốm du khách bị thu hút bởi các công việc làm gốm, hay các sản phẩm từ gốm nhiều hơn. Bởi vậy loại hình này cần được duy trì và phát triển tại Bát Tràng, cần kết hợp giữa học tập là thư giãn và giải trí từ đó sẽ thu hút khách nhiều hơn.

o Sản phẩm 3: Tìm hiểu làng gốm Bát Tràng

Với sản phẩm này du khách chỉ được tham gia nặn gốm mà còn được tìm hiểu về lịch sử cũng như văn hóa của xã. Dưới sự hướng dẫn tận tình của người địa phương du khách được nặn sản phẩm, hay nung vẽ và tô màu lên các sản phẩm mình thích và có thể mang về nếu muốn. Sau khi thỏa thích làm gốm du khách được tham quan xã Bát Tràng, đình, chùa dưới sự hướng dẫn của người địa phương có kinh nghiệm giải thích về ý nghĩa, lịch sử của các di tích…Ngoài ra du khách còn được tham quan xưởng làm gốm thấy được sự khéo léo tài ba của người thợ làm gốm tại địa phương, việc thăm quan xưởng gốm kết hợp cho du khách tham gia vào các công đoạn cơ bản, điều này không những tạo hứng thú cho du khách mà còn giúp họ hiểu được ý nghĩa của sản phẩm, cảm nhận tâm hồn, tình cảm và tài hoa của người Việt. Thực hiện sản phẩm này du khách phải mất 1 ngày tại Bát Tràng. Sản phẩm này tạo ra sự hấp dẫn với du khách tạo ra một hành trình giúp du khách có thể tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều về nghề gốm cũng như về Bát Tràng.

Sản phẩm này thường thu hút là nhóm học sinh hay sinh viên tổ chức tham quan Bát Tràng, hay các đoàn khách nước ngoài và hiện nay sản phẩm này cũng rất phát triển. Hiện nay tại xã Bát Tràng mới chỉ có một số ít hộ gia đình, thường là những hộ sản xuất lớn được các đoàn lựa chọn là điểm thăm quan của các đoàn du lịch vì vậy cần tạo điều kiện cho các hộ khác có cơ hội cùng làm du lịch, xã cần có sự thống nhất tạo lên sự phát triển chung cho các hộ dân, tạo lên sự đồng bộ khi làm du lịch. Ngoài ra với các khách đi lẻ tham quan Bát Tràng, một số hộ dân khi chúng tôi vào thăm quan và chụp ảnh, mặc dù đã xin phép nhưng họ không nhiệt tình và không muốn cho xem hay chụp ảnh. Du lịch nông thôn là một hoạt động du lịch bền vững do đó cần có sự kết hợp đồng bộ giữa chính quyền và người dân để phục vụ và đón tiếp khách du lịch và bảo vệ những nét đẹp truyền thống của quê hương. Do đó sản phẩm này cần

được phát triển hơn nữa và cần có sự kết hợp đồng bộ của mọi người dân để tạo ra sự nhiệt tình với khách du lịch.

o Sản phẩm 3: Du lịch xe trâu

Du khách được đi tham quan Bát Tràng bằng xe trâu, vừa đi vừa có thể chụp ảnh tham quan các cửa hàng gốm hay đi tham quan trong làng. Với chiếc xe trâu bằng gỗ, đủ chỗ cho 10-12 người ngồi được thiết kế khá duyên dáng và có mái che. Trâu để kéo là những chú trâu to khỏe, được tắm rửa sạch sẽ và thoang thoảng mùi nước hoa. Giá đi xe trâu cho mỗi lượt cũng rất rẻ chỉ khoảng 30.000-50.000 vnđ mỗi lượt. Loại hình này rất được du khách yêu thích đặc biệt là du khách nước ngoài nên tour du lịch đặc biệt này lúc nào cũng đắt giá. Đây là sản phẩm du lịch giúp du khách có thể cảm nhận được những nét xưa của hình ảnh nông thôn, đó là hình ảnh con trâu, có lẽ trước kia ai cũng biết đến con trâu quý thế nào với người nông dân “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nhưng ngày nay không phải ai cũng biết đến con trâu nhưng đến với sản phẩm này du khách được tiếp xúc với con trâu hiền lành của làng quê Việt cũng có lẽ vậy mà du lịch xe trâu được du khách rất thích thú. Đồng thời đi du lịch xe trâu du khách cũng cảm nhận được cảm giác yên tĩnh và thanh bình của làng quê Bát Tràng cùng cảm nhận cái chậm dãi thư thả của cuộc sống nơi đây. Nhưng xe trâu trở khách cũng đã được cách điệu để phục vụ du khách chứ không phải đúng chất quê như trước kia, không phải là những chiếc xe trâu trở gốm hay phục vụ đời sống hằng ngày của người dân. Tham gia vào tour du lịch nông thôn là du khách muốn được tìm lại những điều chất phác mộc mạc và giản dị trước kia: họ được ngồi lên một chiếc xe bò mà hằng ngày vẫn làm việc cho người dân, những chiếc xe trâu tuy giản dị nhưng lại đậm hồn quê.

o Sản phẩm 4: Tham quan Bát Tràng bằng xe đạp

Sản phẩm du lịch này phát triển từ lâu bởi các du khách nước ngoài hay sinh viên đạp xe cùng một nhóm tới thăm làng gốm. Du khách được tìm hiểu thiên nhiên các vùng xung quanh làng gốm cũng như làng gốm để cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc của làng quê, được nhìn ngắm và đi trên những con đường làng nhỏ mà thanh bình. Sản phẩm này giúp du khách cảm thấy thư thái và khỏe khoắn hơn giúp giải tỏa hết street. Đây là một loại hình du lịch rất hay vì không chỉ được tham quan và tìm hiểu làng nghề mà du khách còn được tập thể dục và tự tìm hiểu theo ý muốn riêng của mình. Nhưng hiện nay loại hình này cũng không phổ biến mấy bởi đường tới Bát

Tràng rất bụi, các xe tránh nhau rất khó nên việc đi xe đạp tới Bát Tràng cũng không mấy hấp dẫn khách du lịch.

Các sản phẩm đang được thực hiện tại Bát Tràng vẫn còn đơn giản nên đôi khi không thu hút du khách đến lần thứ hai, sản phẩm thì vẫn còn ít chưa thực sự phong phú tạo để thu hút khách, các sản phẩm này mới chỉ giúp du khách tìm hiểu một phẩn nhỏ công việc hay cuộc sống của người dân ở đây. Du khách đến với làng gốm không chỉ muốn tham quan hay xem làm gốm mà còn muốn được tham gia cùng làm vào nhiều các công đoạn khác nhau của quá trình làm gốm, được cùng làm cùng thử khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây. Do vậy để du lịch nông thôn phát triển thì cần tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo và khách có thể được tham gia vào các công việc hằng ngày của người dân địa phương, cùng được lấy đất hay nào đất những công việc mà chỉ vùng nông thôn mới có, du khách được cùng xắn tay áo lên cùng làm gốm hay nặn than những công việc thường ngày của người dân. Không chỉ vậy sự đồng bộ cùng làm du lịch của người dân cũng rất quan trọng từ đó tạo lên cảm giác thân thiện làm cho khách yêu quý làng quê này hơn và cũng như con người

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w