- Tích cực: Tuy các hình thức chỉ đơn giản nhưng đã thu hút nhiều khách du lịch đến đây đặc biệt là học sinh và sinh viên và du khách nước ngoài. Họ đến đây được thử sức làm gốm được hướng dẫn làm các sản phẩm, được nung sản phẩm mà mình làm, hay tô mầu cho các sản phẩm, tìm hiểu cuộc sống của những người thợ gốm tài ba, hay cuộc sống sinh hoạt của một làng nghề nổi tiếng. Hình thức này tạo ra sự tiêu
thụ sản phẩm tại chỗ: học sinh, sinh viên và khách du lịch mua các sản phẩm mà mình làm ra hay những sản phẩm mà họ thích thú. Đồng thời du khách đến thăm quan nhiều cũng tạo ra nhiều cơ hội thu hút các nhà nhập khẩu gốm sứ đối với các hộ gia đình tại Bát Tràng. Ngoài ra du lịch nông thôn nhằm gìn giữ lại những nét văn hóa đẹp của làng quê. Nhiều chủ kinh doanh tại chợ Bát Tràng cũng cho biết, khách du lịch đến với làng nghề không chỉ mang cho họ niềm vui vì bán được nhiều hàng mà quan trọng hơn là giúp họ giới thiệu nhiều hơn về làng nghề, về sản phẩm của chính dân làng mình làm ra. Khi du lịch nông thôn phát triển đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Một vài năm gần đây mặc dù việc bán các sản phẩm gốm bị ế ẩm nhưng ngược lại người dân lại có thêm thu nhập từ các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Việc mở ra và ngày càng muốn mở rộng du lịch Bát Tràng không chỉ là mong muốn của riêng người dân ở đây mà cũng là chủ trương chung của chính quyền. Anh Bình, một thương nhân ở chợ gốm cho biết: “Chúng tôi cũng hi vọng sự phát triển du lịch, một mặt tạo nguồn doanh thu cho những xưởng gốm nhỏ, vốn ít khó chuyển đổi hình thức sản xuất để theo kịp thị trường; mặt khách nếu du lịch phát triển sẽ buộc làng nghề phải có những thay đổi trong cách giữ gìn môi trường từ mỗi người dân chứ chỉ có sự thay đổi từ vài hộ thì không có hiệu quả gì lắm.”
Ngoài ra phát triển du lịch nông thôn cũng góp phần bảo tồn một làng nghề giúp làng nghề ngày càng phát triển, giúp giáo dục và tạo nên sự yêu quý công việc làm gốm của thế hệ trẻ không chỉ trong làng mà còn ở nhiều địa phương khác. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì những công việc thủ công, hay những nghề truyền thống dần mất đi và người dân làng mất đi sự say mê với nghề. Du lịch nông thôn phát triển là điều kiện để bảo tồn và duy trì nét đẹp truyền thống, làm tăng thu nhập cho người dân từ đó ý thức giữ nghề và phát triển nghề sẽ cao hơn bởi đó không chỉ là một nghề mà còn là công việc tạo nên thu nhập cao cho người dân.
- Tiêu cực: Khách du lịch đến với Bát Tràng ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng do sự xâm nhập của nhiều văn hóa khác nhau, có điều tốt điều không tốt do đó phần nào ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Và khi làm du lịch thì một số thứ trong sinh hoạt của người dân có phần bị thay đổi, đôi khi không gian trở nên nhộn nhịp hơn mà không còn yên tĩnh như trước kia. Đồng thời do chưa có sự quy hoạch cụ thể để bảo vệ môi trường nên đôi khi khách du lịch tới nhiều làm tăng thêm lượng rác thải bởi ý thức của khách du lịch và do không có các thùng rác công cộng nên khách vứt rác bừa bãi. Hiện nay khi khai thác du lịch chủ yếu các địa phương chỉ biết khai thác các tài nguyên mà không có sự cải tạo và tu bổ các tài nguyên dẫn đến việc làm cho môi