0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐIỀU KHIỂN CÁC ĐOẠN MOVIE CLIP VAØ CÁC ĐOẠN PHIM KHÁC

Một phần của tài liệu FLASH_ BÀI 11 (Trang 29 -29 )

Bạn có thể điều khiển một đoạn Movie Clip hoặc đoạn phim được nạp với action Load Movie bằng targeting Movie Clip.

Bạn có thể gán các action cho frame, Button hoặc đoạn Movie Clip sẽ điều khiển đoạn phim Movie Clip (gọi là bộ điều khiển Controller) và sau đó áp đặt đoạn phim hay đoạn Movie Clip nhận action gọi là Target Movie Clip (đoạn Movie Clip đích). Để điều khiển một đoạn Movie Clip hoặc đoạn phim, bạn có thể dùng các action cơ bản là Tell Target. Lần lượt bạn có thể dùng Action With để thực hiện nhiều Action cùng một mục tiêu (Target) mà không phải có địa chỉ của Targeted Movie Clip trong mỗi Action.

Điều khiển một đoạn Movie Clip hoặc đoạn phim, bộ điều khiển Controller đòi hỏi các bước sau:

• Một Target (trong thanh thước Timeline) mà trong đó Action sẽ xảy ra phải được xác định trước đó. Bạn có thể dùng hộp thoại Insert Target Path để nhắm vào một đoạn Movie Clip.

• Đoạn Movie Clip được nhắm đến phải có một tên Instance—một tên duy nhất đưa vào một Instance là Movie Clip mà cho phép bạn nhắm vào nó trong mã script. Để đặt tên cho một Instance là Movie Clip, dùng bảng Instance (trên trình đơn Window

> Panels > Instance).

• Một Timeline của Movie Clip phải ở trong vùng Stage. Ví dụ như nếu đoạn MovieClip A tại frame 5 muốn bảo MovieClip B làm gì thì đoạn MovieClip B phải ở trên thanh thước Timeline tại frame 5.

Để biết thêm thông tin về Action With và điều khiển nhiều Timeline hoặc điều khiển các đoạn Movie Clip trong nhiều cách khác nhau, bạn có thể xem trong chương Movie Clip của ActionScript Help.

Điều khiển một đoạn Movie Clip:

1. Chọn frame, Instance nút hoặc đoạn Instance Movie Clip mà bạn sẽ gán action vào. 2. Chọn trên trình đơn Window > Actions để hiển thị bảng Actions.

3. Trong danh sách Toolbox, bạn nhấp chuột vào trong mục Basic Actions để hiển thị các action cơ bản và chọn action Tell Target.

4. Xác định đoạn Movie Clip đích để được điều khiển, nhấp chuột vào nút Insert Target Path tại góc phải dưới của bảng Actions.

Sau đó hộp thoại Insert Target Path xuất hiện hiển thị đoạn Movie Clip của Clip hiện hành. Bạn dùng hộp thoại này để chọn một đường đích cho hộp ký tự Target trong bảng Parameters.

5. Mục kiểm chọn Dots trong mục Notation được sử dụng mặc định (tương tự như ngôn ngữ lập trình JavaScript). Notation chọn là Slash, có tác dụng tương tự như mục Notation trong Flash 4, người dùng các dấu vạch xiên định giới đường dẫn đích của đoạn Movie Clip.

6. Trong mục Mode, chọn chế độ hiển thị phân cấp của các Instance trong đoạn Movie Clip:

• Chế độ Relative (mặc định) chỉ hiển thị các Instance của đoạn Movie Clip tồn tại trong frame hiện hành của Timeline hiện hành và các Instance con của nó. Tiền tố this đề cập đến Timeline hiện hành.

Chú ý : Chế độ Absolute hiển thị mỗi

Instance trong từng frame nhưng vì độ phức tạp của các đoạn phim tương tác, một số Instance không thể có sẳn khi Action Tell Target thực hiện. Bạn có thể chuyển đổi một cách tự do giữa các Notation (ký hiệu). Tuy nhiên, khi bạn thay đổi giữa chế độ Relative và Absolute có thể bạn phải chọn lại đoạn Movie Clip.

7. Chọn một đoạn Movie Clip cây thư mục xem trước. Hộp ký tự Target hiển thị đường dẫn đến Clip đó. Sau đó nhấp chuột vào nút OK.

8. Trong danh sách Toolbox của bảng Actions, chọn bất kỳ Action bổ sung sẽ chỉ dẫn đoạn Movie Clip đích, thực hiện cụ thể công việc gì.

Các Action xếp lồng nào trong khối Tell Target áp dụng thanh thước Timeline. Ví dụ: tellTarget (_root.plane) {

stop();

}

Một phần của tài liệu FLASH_ BÀI 11 (Trang 29 -29 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×