MỤC LỤC
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch bền vững góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường xanh và đẹp hơn, bảo tồn được những nét đẹp của tự nhiên của những vùng nông thôn, giúp xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn do vậy loại hình này không ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hình khác thậm chí góp phần giúp phát triển sinh thái và các loại hình du lịch khác như du lịch tìm hiểu văn hóa và lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng hay tham quan. Đối với du lịch sinh thái cần có những điều kiện về tự nhiên để phát triển, cần một môi trường trong lành để phát triển do vậy mà đối với du lịch nông thôn là du khách cùng với những người dân bản ý thức được việc bảo vệ môi trường và gìn giữ môi trường xanh, sạch đẹp bởi vậy khi phát triển du lịch nông thôn sẽ tạo ra tiền đề để dễ dàng phát triển du lịch sinh thái và ngược lại việc phát triển du lịch sinh thái cũng hỗ trợ du lịch nông thôn phát triển.
Khi đi du lịch du khách vẫn cần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mình do đó đối với những vùng nông thôn xa trung tâm thành phố thì cần có các nhà cung ứng dịch vụ như: nhà nghỉ, quán ăn, bệnh viện… hay chính người dân xây dựng đảm bảo hợp lý và vệ sinh ( nhà nghỉ của người dân không thể đảm bảo như các khách sạn mà chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ và thuận tiện như nhà dân và đảm bảo an toàn cho du khách ). Cần đảm bảo xây dựng hệ thống đường xá đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, hệ thống thông tin, cấp thoát nước…Nhiều làng quê Việt Nam hiện nay đường đi tới làng còn khó khăn do đó để phát triển du lịch thì cần phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông đảm bảo cho sự thuận tiện.
Đối với những địa phương thực hiện phát triển du lịch nông thôn thì cần có sự thống nhất để cùng tham gia vào việc phục vụ và đón tiếp khách du lịch, để từ đó tạo ra sự đoàn kết yêu thương cho du khách thấy được sự nhiệt tình, hiếu khách và cảm giác an toàn khi tham gia. Ngoài ra vấn đề về vệ sinh đối với nhiều du khách khi đến với du lịch Việt Nam do đó để du khách thoải mái khi ở nhà của người dân thì cũng cần tổ chức sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt của khách.
Hiện nay Bát Tràng đã sử dụng những lò nung bằng ga nhưng do kinh phí cao nên chỉ một số ít hộ sử dụng lò ga mà vẫn chủ yếu sử dụng những lò nung bằng than và một số lò nung theo kiểu xưa đây cũng là điều kiện để du khách có thể thấy được sự phát triển và so sánh trong các cách nung, tạo ra sự phong phú thêm trong hiểu biết của họ. Các điều kiện để phục vụ du lịch như các nhà dân đảm bảo điều kiện cho khách nghỉ ngơi thì tại đây cần tu sửa một số nhà dân đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu có thể phục vụ khách nhưng vẫn đảm bảo là cuộc sống mang nét nông thôn đặc trưng phong cách sống của người dân. Ngoài ra hướng dẫn viên cũng rất quan trọng với việc phát triển du lịch tại các làng nghề: hướng dẫn viên cần có sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn và giải thích cho du khách, để du khách hiểu biết về làng nghề thì hướng dẫn viên cần hiểu biết về kỹ về lịch sử của làng, của các di tích, hiểu biết về nghề gốm và các bước cơ bản tạo lên một sản phẩm gốm.
Tại Bát Tràng người dân mới chỉ biết tìm cách thu hút khách nhưng các đống rác thải do sinh hoạt và du lịch hay rác thải rắn từ phế phẩm từ gốm thì đổ bừa bãi ra các bụi cây hay rãnh nước làm nguồn nước bẩn và có mùi khó chịu, điều này không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà sẽ làm giảm lượng khách du lịch nếu không xử lý. Nhưng đây không phải là tác động tiêu cực trực tiếp do du lịch nông thôn tạo ra, nhưng để tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch: việc giữ lại các lò nung truyền thống để du khách có thể thấy được những nét đặc sắc và những cách làm truyền thống của người dân nơi đây. UBND xã phối hợp với Hội gốm sứ Bát Tràng, Trung tâm tiêt kiệm năng lượng, Trung tâm khuyến công – Sở công thương Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình khuyến công, tư vấn giúp đỡ các hộ, đơn vị kinh tế trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh đăng kí tham gia dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng”.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước khuyến khích phát triển nghề và làng nghề truyền thống với mục tiêu “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống” gắn với du lịch. Phối hợp và thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện về hạ tấng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cùng với các di tích lịch sử văn hóa của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khẻo ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh phấn đấu giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ con thứ 3, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, giảm hộ nghèo trên địa bàn xã.
Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng và cũng là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách do đó việc xây dựng lại hệ thống đường và mở rộng đường xá tới làng là một điều rất cần thiết. Để phát triển nông thôn thì cần có sự kết hợp đồng bộ của nhân dân và địa phương trong việc xây dựng và phát triển du lịch tạo ra một nét độc đáo ở Bát Tràng vừa mang nét cổ xưa vừa mang nét hiện đại. Hiên nay hệ thống nước thải vẫn còn nhiều bất cập, rác thải chưa được xử lý do vậy cần có sự đầu tư xây dựng thành hệ thống để tránh tình trạng ô nhiễm, có mùi làm ảnh hưởng tới du lịch.
Làng gốm đã có truyền thống từ lâu đời, có nhiều nét độc đáo thu hút khách du lịch do vậy cần cải tạo các cơ sở nhà dân hay xưởng gốm để tạo điều kiện cho du lịch nông thôn phát triển. Khi tới thăm làng cổ Đường Lâm chúng tôi được biết tại đây cứ cuối tuần lại có giáo viên về dạy thêm ngoại ngữ cho người dân để đáp ứng nhu cầu khách du lịch nên tại xã Bát Tràng cũng nên tổ chức một lớp như vậy. Không chỉ vậy thái độ nhiệt tình hiếu khách của người dân cũng rất quan trọng bởi du khách đến đây không chỉ tham quan mà họ muốn được trải nghiệm thực tế, khi người dân nhiệt tình giúp đỡ họ thì sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách và tạo cho họ cảm giác an tâm và an toàn hơn, họ thấy được một nông thôn đầm ấm và êm đềm.
Đặc điểm: Du khách đến Bát Tràng được chơi các trò chơi dân gian như: cùng làm pháo đất với người dân hay các em nhỏ, chơi cờ tướng cùng các bác, các cụ trong làng hay cùng chơi thả diều… Những trò chơi này không xa lạ gì với những người dân trước kia nhưng ngày nay thì ít nơi còn tồn tại và chơi những trò này do vậy đây cũng là một cách gìn giữ những trò chơi dân gian. Để phát triển du lịch tại Bát Tràng cần có những chính sách vĩ mô nhằm phát triển du lịch nông thôn trong cả nước đảm bảo có các định hướng và quy hoạch mang tính tổng thể, do đó cần thực hiện tốt các giải pháp sau để nhằm phát triển du lịch nông thôn của cả nước ( Theo ý kiến của T.S Bùi Xuân Nhàn trong bài “Phát triển du lịch nông thôn hiện nay ở nước ta” đang trên tạp chí cộng sản). Để đảm bảo phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở các giải pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn cả nước, xã Bát Tràng cần nghiên cứu và tìm ra những điều kiện thuận lợi có thể đưa vào khai thác du lịch nông thôn: các điều kiện tự nhiên hay các điều kiện nhân văn để từ đó dựa trên tiềm lực sẵn có mà đầu tư và thực hiện đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch.
Trên cơ sỏ nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch để từ đó có kế hoạch khai thác đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ gìn được môi trường sinh thái không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, bởi nếu du khách dồn dập đến Bát Tràng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đển sinh hoạt và các điều kiện sống của người dân. Đảm bảo phát triển du lịch trên định hướng quy hoạch phát triển chung của cả nước, tránh được tình trạng làm lẻ tẻ manh mún, từ đó tạo ra sự liên kết giữa các hộ gia đình trong xã để không xảy ra tình trạng chèo kéo, tranh giành khách. - Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch nông thôn tại làng nghề cần có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm khí than tại xã Bát Tràng từ đó đảm bảo sự trong lành và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.