A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Kiểm tra đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy tại nhà trường. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học. Đánh giá không chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra thường kỳ mà phải đánh giá cả quá trình học tập, đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức mà còn phải đánh giá kỹ năng và cao hơn là đánh giá năng lực, không chỉ giáo viên có đánh giá học sinh mà học sinh có quyền được đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân. Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trước hết cần hiểu một khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá: + Kiểm tra: là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục. + Đánh giá: là xác nhận trình độ, khả năng thực hiện và đạt được mục tiêu học tập của học sinh, ở các múc độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập giữa các cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong học tập, ý vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Chính vì vậy sau mỗi giờ lên lớp giáo viên cần đánh giá kết quả học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho phù hợp. 1 Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nê tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai. Tại sao người ta nói “kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó.” Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì giáo viên ôn và tập trung vào những trọng tâm giáo viên nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập giáo viên cho trước… học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu… để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy, cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục; có đạt được kết quả mong đợi theo đúng năng lưc hay không? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Và làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh? Thêm vào đó, giáo viên biết được thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THCS hiện nay, từ đó đưa ra được yêu cầu, tiêu chí và qui trình kiểm tra, đánh giá thích hợp. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 2 Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh. Cách kiểm tra, đánh giá đó bộc lộ những hạn chế nhất định như: - Các bài kiểm tra không thể hiện được tất cả nội dung kiến thức mà các học sinh được học ở trường. - Bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức quan trọng khác. - Bài kiểm tra chưa thật sự đánh giá được tính tư duy độc lập và sự sáng tạo của học sinh, thậm trí còn tạo thói quen thụ động cho học sinh. - Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học sinh trong cả quá trình học tập, nhiều khi còn chưa phân loại được học sinh. - Việc cho điểm không thống nhất giữa giáo viên trong cùng một tổ chuyên môn, một trường và giữa các trường còn khá phổ biến. Điểm yếu khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho học sinh. Cô chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê “sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số giáo viên chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, không mang tính xây dựng (Ví dụ, giáo viên phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu…) làm học sinh mất niềm tin, không có động lực để sửa lỗi, làm cho người học chán nản… Khi phản hồi của giáo viên đối với bài làm của học sinh mang sắc thái xúc cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin. 3 Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế các hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá giáo viên đang sử dụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết…, và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua thuyết trình/trình bày; thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận,… thì giáo viên chưa làm được. Từ thực trạng trên, để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả tốt hơn và để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tạo nên sự công bằng trong đánh giá tôi đã mạnh dạn đưa ra đây đề tài: ‘‘Đổi mới kiểm tra - đánh giá theo cách tiếp cận năng lực và phát triển tư duy độc lập sáng tạo của học sinh trong môn Công Nghệ 8” 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện: 1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì yêu cầu về đánh giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống, tính khách quan và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra các câu hỏi, bài tập và tình huống kiểm tra phù hợp với 3 mức độ: - Biết - Hiểu - Vận dụng Kết quả đánh giá phải phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. mặt khác trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình học tập để phát hiện và đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời công nhận, trân trọng và tạo điều kiện để nững nhân tố tích cực của học sinh có cơ hội phát triển. Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin). Giáo viên và cha me học sinh cần nhất quán: học để phát triển các kỹ năng, hình thành hứng thú, sự tự tin… chứ không phải học vì điểm số. Giáo viên phải hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. 5 Giáo viên tuân thủ triết lý của đánh giá là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, cho nên đánh giá thế nào đó để học sinh không nản, không bị thương tổn Vì vậy giáo viên giảm tối đa việc cho học sinh điểm kém, điểm liệt. Nếu học sinh làm bài kém giáo viên cần tìm hiều kỹ các nguyên nhân ẩn sau hiện tượng đó. Xu hướng không cho điểm kém, đưa ra những lời phê nhẹ nhàng hoặc đánh giá bằng những nhận xét có tính xây dựng, hướng học sinh đến việc sửa lỗi (VD: không nhận xét: “viết xấu/viết ẩu… viết lại” mà thay bằng: “viết chưa đẹp… cần luyện tập nhiều hơn”. Thứ hai giáo viên cần để hoạt động kiểm tra đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học, khi bắt đầu dạy và học giáo viên cần nói cách thức kiểm tra đánh giá thế nào để cho học sinh chủ động đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá. Thứ ba, kiểm tra đánh giá diễn ra dưới rất nhiều hình thức, dưới dạng trò chơi, các bài tập về nhà, bài luận ngắn,… để đánh giá tập trung được các năng lực thành phần hay những kỹ năng thành phần. Ví dụ: kỹ năng khám phá tìm kiếm thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, năng lực đưa ra những lời nhận xét, năng lực đánh giá lẫn nhau, năng lực sáng tạo, năng lực nghĩ về cách suy nghĩ… Tóm lại người ta tìm ra những kỹ năng, năng lực bộ phận cấu thành nên sự thành công cho người học trong tương lai để lồng vào các bài kiểm tra, bài thi, bài tập về nhà hay thể hiện qua sản phẩm của người học. Và giáo viên cần đa dạng hóa tối đa các hình thức đánh giá như đánh giá bằng nhận xét “tích cực” (còn gọi là “kỷ luật không nước mắt”), đánh giá qua sản phẩm của chính học sinh… đánh giá xác thực (sử dụng các tình huống có tính mục đích, mô phỏng từ thực tiễn cuộc sống…) cho phép những cái đó thay thế hoặc bổ sung vào các hình thức đánh giá hiện đang áp dụng kiểu như bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng. Ngoài ra trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong quá trình học tập, từ đó học sinh có thể hiểu và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ đó học sinh có thể biết và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy phải 6 có những phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc lộ các năng lực bản thân. 2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá: Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số các căn cứ sau: - Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng bài, trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. đặc biệt trong phần kiểm tra thực hành việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất quan trọng bởi việc kiểm tra các bước thực hiện các qui trình công nghệ, qui trình sản xuất và tuân thủ theo các nguyên tắc và an toàn lao động và gìn giữ môi trường là điều không thể thiếu. Chính vì vậy nội dung của đề phải tập trung vào việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và trong lao động đơn giản về ngành điện. - Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Công nghệ 8: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trọng công việc vận dụng kiến thức vào sử lí các thông tin, các tình huống trong thực tiễn đời sống, sản xuất của học sinh. Ngoài ra, vào trình độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra cho phù hợp. Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực của bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng, xử lí các thông tin của học sinh. 7 Căn cứ vào hình thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn. Ngoài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết thì còn có thể có những hình thức kiểm tra khác phù hợp với đặc trung của môn công nghệ như kiểm tra thực hành, kiểm tra kĩ năng vận dụng của học sinh qua hình thức trắc nghiệm khác quan. Tuy nhiên các câu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự luận với trắc nghiệm khác quan, giảm câu hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi vận dụng kiến thức. 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá: + Kiểm tra sơ bộ: Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của môn học có liên quan và được xây dụng dựa trên nội dung của các môn hcọ khác mà học sinh đã biết để xác định trình độ, kiến thức, kĩ năng cảu học sinh trước khi bắt đầu học môn học này. Hình thức kiểm tra này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan + Kiểm tra thường xuyên: Mục đích của hình thức này nhằm xác định mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng của học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có hiệu qảu và tập thói quen làm việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên của học sinh. Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong suốt quá trình học tập môn học và thường sử dụng các phương pháp như quan sát, vấn đáp, viết, bài tập + Kiểm tra định kì: Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác cảu kết quả kiểm tra thường xuyên và đánh giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong quá trình dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một chương, một phần hay sau một học kì. Số lần kiểm tra được qui định 8 trong phân phối chương trình môn học. Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay là kiểm tra vấn đáp, viết, bài tập vận dụng + Kiểm tra tổng kết: Là hình thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đã được thực hiện hết một giai đoạn, một học kì hay toàn bộ chương trình. Trước khi kiểm tra tổng kết thường có giai đoạn ôn tập. Phương pháp thường sử dụng là viết 4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá. + Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra thường xuyên, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, học kì). Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bản chất của kiểm tra bằng khách nghiệm khách quan là giao cho học sinh những câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các phiếu, bài kiểm tra đã được in sẵn; học sinh làm ngay vào phiếu hay bài kiểm tra đó. Các dạng câu hỏi thường dùng là: - Câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu hỏi đúng – sai - Câu hỏi điền khuyết - Câu hỏi ghép đôi tương ứng. Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khác quan có ưu điểm là: - Trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau. - Việc chấm bài nhanh và khách quan (có thể ding nhiều phương pháp ) 9 + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh phải là quá trình, mang tính hệ thống, nghĩa là phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, từng bước trong qui trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vì thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước theo nội dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dõi - đánh giá hay Báo cáo thực hành để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng. Nội dung thực hành môn Công nghệ 8, chủ yếu mang tính minh hoạ cho lí thuyết, nên không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra được học sinh có làm đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trình không ? + Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn đề rất quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có thể tự xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Tự các em tìm thấy những lỗ hỗng kiến thức cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng cố và trau dồi thêm. Với chương trình sách giáo khoa mới, nhiều bài giảng đã tạo cơ hội cho học sinh được tự đánh giá kết qảu học tập. Việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thông qua thảo luận bài mới ở trên lớp, trong nhóm học tập, đối với các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết quả học tập sau mỗi bài học. Các hình thức đáng giá: - Học sinh tự đánh giá giờ thực hành. - Học sinh trao đổi Báo cáo thực hành để đánh giá cho nhau (áp dụng cho 2 học sinh cùng bàn - nhóm nhỏ) 10 [...]... pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình trong việc học tập bộ môn công nghệ cấp THCS Cơ sở để xây dựng câu hỏi, bài tập và thiết kế đề
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng Giáo viên bộ môn Công nghệ cần sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể Như vậy, để thiết lập ma trận đề và. .. sáng tạo của học sinh Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
đổi mới kiểm tra – đánh giá nói riêng thành trọng tâm Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy 29 quá trình đổi mới phương pháp dạy học và
đổi mới kiểm tra – đánh giá đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục... * BƯỚC 2: Xác định mục cách ra đề kiểm tra 1 Đề kiểm tra tự luận: - Ưu điểm: + Kiểm tra tự luận phù hợp với thói quen của giáo viên, học sinh + Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức + Học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được bài + Có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh + Có thể đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến... kiểm tra cần liệt kê đủ các mục tiêu giảng dạy để làm căn cứ so sánh,
đánh giá kết quả học tập của học sinh Ví dụ : Kiểm tra 1 tiết: Chương V (Công nghệ 8) Truyền và biến đổi chuyển động Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra: - Giáo viên căn cứ vào Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ để xác định mức độ mục tiêu cần đạt được (trang 48, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ) - Căn cứ vào... phương pháp thiết lập ma trận đề và ra đề kiểm tra - đánh giá cho các giáo viên dạy Công nghệ 8 nói riêng và các giáo viên dạy môn Công nghệ từ lớp 6 đến 28 lớp 9 vận dụng để ra đề kiểm tra lí thuyết hay thực hành cho phù hợp với kiến thức trọng tâm Song điều quan trọng là phải vận dụng linh hoạt vào từng đề để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh biết tự tìm cho... bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách
kiểm tra đánh giá có những ưu điểm sau: + Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức hơn + Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức đã học + Học sinh hứng thú và chăm học hơn + Nâng cao chất lượng đại trà cảu bộ môn + Là cơ sở để phân luồng học sinh và có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh đại trà 3 Ý kiến đề xuất:... cho thấy sự thay đổi nhiều hơn về số lượng học sinh đạt loại Khá và Giỏi Dưới đây là bảng thống kê chất lượng học kì 1 của môn Công nghệ 8: 27 Lớp Giỏi Sĩ số SL 8A1 38 33 8A2 38 26 8A3 38 24 8A4 31 21 Tổng 145 104 Khá TL% 86 .8 4 68. 4 2 63.1 6 67.7 4 71.7 2 Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL 5 13.16 0 0.0 0 10 26.32 2 5.26 0 11 28. 95 3 7 .89 0 7 22. 58 3 9. 68 0 33 22.76 8 5.52 TL% 0 2 Bài học kinh nghiệm:... thi, đề kiểm tra đã bắt đầu có những câu mà học sinh không phải học thuộc quá nhiều và có xu hướng thể hiện được những năng lực cá nhân của học sinh tốt hơn, không học tủ được, không cần ôn luyện nhiều Đề thi mở giúp học sinh khám phá, phát hiện sự vật hiện tư ng theo cách nhìn mới, sáng tạo tập trung chủ yếu vào các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa... NHẬN CỦA THỦ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác Người viết SKKN TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 1 Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng môn công nghệ 8 2 Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, đánh giá môn công nghệ cấp THCS (Vụ giáo dục trung học) 3 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công. .. cao Qua kết quả bài kiểm tra học kì 2, chất lượng môn công nghệ của khối 8 đã đạt được như sau: Lớp Giỏi Sĩ số SL 8A1 46 33 8A2 37 24 8A3 24 14 8A4 31 19 Tổng 1 38 90 Khá TL% 71.7 4 64 .8 6 58. 3 3 61.2 9 65.2 2 Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL 13 28. 26 0 0.0 0 9 24.32 4 10 .81 0 6 25 4 16.67 0 8 25 .81 4 12.9 0 36 26.09 12 8. 7 TL% 0 Hơn nữa, trong năm học 2013 – 2014 sau khi kết thúc học kì 1, kết quả còn . tiếp cận năng lực và phát triển tư duy độc lập sáng tạo của học sinh trong môn Công Nghệ 8 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện: 1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá. pháp kiểm tra đánh giá. + Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra thường xuyên, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phút, kiểm tra. quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo ). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu