1. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng đề tài này tại truờng THCS Thanh Xuân Nam trong năm học 2012 -2013 tôi đã thu được kết quả như sau:
+ 100% số học sinh có hứng thú học tập bộ môn. + 95% học sinh chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức.
Chính vì vậy mà chất lượng được nâng cao. Qua kết quả bài kiểm tra học kì 2, chất lượng môn công nghệ của khối 8 đã đạt được như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 8A1 46 33 71.7 4 13 28.26 0 0.0 0 8A2 37 24 64.8 6 9 24.32 4 10.81 0 8A3 24 14 58.3 3 6 25 4 16.67 0 8A4 31 19 61.2 9 8 25.81 4 12.9 0 Tổng 138 90 65.2 2 36 26.09 12 8.7 0
Hơn nữa, trong năm học 2013 – 2014 sau khi kết thúc học kì 1, kết quả còn cho thấy sự thay đổi nhiều hơn về số lượng học sinh đạt loại Khá và Giỏi. Dưới đây là bảng thống kê chất lượng học kì 1 của môn Công nghệ 8:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 8A1 38 33 86.8 4 5 13.16 0 0.0 0 8A2 38 26 68.4 2 10 26.32 2 5.26 0 8A3 38 24 63.1 6 11 28.95 3 7.89 0 8A4 31 21 67.7 4 7 22.58 3 9.68 0 Tổng 145 104 71.7 2 33 22.76 8 5.52 0
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết qủa trên bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá có những ưu điểm sau:
+ Trong cùng một thời gian sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được nhiều kiến thức hơn.
+ Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức đã học. + Học sinh hứng thú và chăm học hơn.
+ Nâng cao chất lượng đại trà cảu bộ môn.
+ Là cơ sở để phân luồng học sinh và có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh đại trà.
3. Ý kiến đề xuất:
Áp dụng phương pháp thiết lập ma trận đề và ra đề kiểm tra - đánh giá cho các giáo viên dạy Công nghệ 8 nói riêng và các giáo viên dạy môn Công nghệ từ lớp 6 đến
lớp 9 vận dụng để ra đề kiểm tra lí thuyết hay thực hành cho phù hợp với kiến thức trọng tâm.
Song điều quan trọng là phải vận dụng linh hoạt vào từng đề để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh biết tự tìm cho mình phương pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình trong việc học tập bộ môn công nghệ cấp THCS.
Cơ sở để xây dựng câu hỏi, bài tập và thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Giáo viên bộ môn Công nghệ cần sử dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Như vậy, để thiết lập ma trận đề và ra đề kiểm tra cần phải có một ngân hàng câu hỏi cho từng bài, từng chương, từng khối lớp học.