1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng

91 5K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 502 KB

Nội dung

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 03 xã trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế

dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia.

Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng,hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai Tuy nhiên, nó có thểtiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phảicó những biện pháp khắc phục kịp thời Và nếu như hiện nay, các vấn đề vềtài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môitrường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cùng vớinhững tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và cư dân bản địa,đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đã bắt đầu nhậnđược sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa” (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam.

“Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững” Đề cương dựán, 1997) Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giớiđã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang

đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa bản địa Hậu quả của các tác độngnày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch Chính vì vậy đãxuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tácđộng tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Mộtsố loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môitrường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên,

Trang 2

du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng đã góp phần nâng caohiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững.

Du lịch bền vững cũng như du lịch cộng đồng ở nước ta vẫn còn là mộtkhái niệm mới Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đếnkhá nhiều Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tạicác quốc gia trên thế giới, nhận thức về một phương thức du lịch có tráchnhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sốngcho cộng đồng đã xuất hiện tại Việt Nam dưới các hình thức du lịch thamquan, tìm hiểu với những tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dulịch thiên nhiên

Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triểnbền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia củangười dân địa phương, trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đangđược triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (HòaBình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia BaBể, thôn Sín Chải – Sa Pa, đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) Tuy nhiênviệc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm,vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực Do đó, công tác triển khai vẫncòn chậm và chưa đi vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắccủa du lịch cộng đồng, du lịch bền vững

Thành phố Hải Phòng là một trong những điểm có tiềm năng to lớn về

du lịch cộng đồng, đặc biệt là đảo Cát Bà, một địa danh vốn thường được gắnvới loại hình du lịch sinh thái Bên cạnh việc phát triển những loại hình du lịchsinh thái, trong những năm gần đây, thành phố triển khai mô hình du lịch cộngđồng tại bốn xã trên đảo, đó là Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu và Việt Hải

Trang 3

Mô hình du lịch cộng đồng đã được hình thành và xây dựng điểm tại ba xãgần thị trấn (Hiền Hào, Xuân Đám và Trân Châu) do tổ chức FFI hỗ trợ trongthời gian 2005 – 2007 chưa hoàn thành và chưa đạt hiệu quả nên thành phố

tiếp tục xây dựng đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 03 xã trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” đã được đưa vào triển khai tại các xã từ năm 2008, đồng thời huyện Cát Hải cũng xây dựng đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” nhằm đưa du lịch cộng đồng thành hướng đi cho vấn đề thoát

nghèo và phát triển bền vững Đây là hình thức xã hội hóa hoạt động du lịchmôt cách triệt để nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không chỉ tạo công

ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà qua đó còn giáodục ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình Tuynhiên, đến nay mô hình này đang bộc lộ nhiều hạn chế cần giải quyết kịp thờiđể phát triển hơn nữa loại hình du lịch này trên đảo

Xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại đảo Cát

Bà như vậy, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Tôi hy

vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của tôi sẽ góp mộtphần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà,hướng đến sự phát triển bền vững cho đảo Ngọc của thành phố hoa phượngđỏ

2 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về cácnguồn tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng tại Cát Bà, đồng thời cũngchỉ ra những thực trạng trong công tác xây dựng và triển khai mô hình du lịch

Trang 4

này tại bốn xã trên đảo Cát Bà, qua đó đưa ra những giải pháp cho việc pháttriển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng cho toàn huyện Cát Hải.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, nơicó vườn quốc gia Cát Bà cũng là một trong số ít khu Dự trữ sinh quyển thếgiới tại Việt Nam, một trong những danh thắng nổi tiếng của cả nước

Về nội dung: với thời gian và khả năng có hạn, đề tài tập trung nghiêncứu các vấn đề chính sau:

- Lý thuyết về du lịch dựa vào cộng đồng

- Những đặc trưng về tài nguyên của đảo Cát Bà trong việc phát triểnloại hình du lịch cộng đồng của đảo

- Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại bốn xã trên đảo thuộchuyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mô hình du lịchcộng đồng tại các xã tham gia dự án

Về không gian: đề tài được giới hạn trong phạm vi huyện Cát Hải nóichung và đảo Cát Bà nói riêng, đặc biệt là bốn xã có trong mô hình du lịchcộng đồng của đảo Cát Bà, đó là các xã Hiền Hào, Trân Châu, Xuân Đám vàViệt Hải

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện để hoàn thành bài khóa luận, tôi đã sử dụngnhững phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu

Trang 5

- Phương pháp phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp điều tra, thăm dò ý kiến

5 Đóng góp của khóa luận

- Khóa luận được trình bày trên cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộngđồng và thực tiễn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại bốn xã: Hiền Hào,Xuân Đám, Trân Châu và Việt Hải trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải,thành phố Hải Phòng nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển môhình này

- Khóa luận hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm vềloại hình du lịch dựa vào cộng đồng, có thể sử dụng là nguồn tham khảo chocác đề tài sau

- Khóa luận còn có thể là tài liệu tham khảo cho các công ty, đơn vịkinh doanh lữ hành áp dụng bổ sung các chương trình du lịch dựa vào cộngđồng trên đảo Cát Bà làm phong phú thêm cho hoạt động du lịch của đảo

- Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làmtài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có nhữnggiải pháp khắc phục những hạn chế đồng thời phát triển hơn nữa hiệu quả của

mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,khóa luận gồm ba chương như sau:

Chương I: Tổng quan về du lịch dựa vào cộng đồng

Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà

Trang 6

Chương III: Giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịchcộng đồng trên đảo Cát Bà

Trang 7

Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người vớiphạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn

cộng đồng đó Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”

(A community is a group of people, offen living in the same geographic area, who identify themselfves as belonging to the same group The people in

a community are offen related by blood or marriage, and may all belong to the same religious or political group, class or caste (Keith and Ary, 1998) )

Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trởnên phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất Các cộng đồng có thểbao gồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người

Trang 8

nghèo, người định cư lâu và người mới định cư Các nhóm quyền lợi khácnhau trong một cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tácđộng đến một cách khác nhau Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổiđó như thế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và cácmối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều thếhệ Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về

tư tưởng hay hành động (United Nation Food and Agriculture Organisation,1990)

Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xãhội học Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cáchtương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khácnhau về quy mô, đặc tính xã hội Từ những khối tập hợp người, các liên minhrộng lớn như cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập, đến mộthạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc haytôn giáo, như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tạiChicago Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội

cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hộichung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhóm nhữngngười lái xa taxi, nhóm người khiếm thị,

Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chứcchặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúckhá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời,dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông,

Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như mộtđặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhaunhờ những lợi ích chung

Trang 9

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giớithiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộngđồng tại các tỉnh phía nam, trong lĩnh vực giáo dục Từ ngành giáo dục, pháttriển cộng đồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội Đến những năm 1960,

1970, hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chươngtrình phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng đượcbiết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triểncủa nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như

một nhân tố quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững Các

đường lối và phương pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khaitrên thực tiễn ở Việt Nam, bằng các nhân sự trong nước với cả những thànhcông và thất bại Bộ môn “phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” đượcgiảng dạy trong một số trường đại học ở phía Nam với giáo trình được biênsoạn như một môn cơ bản Gần đây, bộ môn này đã được Bộ Giáo dục và Đàotạo chính thức cấp mã ngành

1.1.2 Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

1.1.2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng

Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch

làng bản từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìmhiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vàikhách muốn khám phá hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi caovực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rấtkhó khăn, nhất là đối với khách tham quan Những lúc như vậy, những kháchnày rất cần có sự trợ giúp như dẫn đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uốngđã được người dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó,

Trang 10

khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ –đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hộicủa các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp

du lịch Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và thamgia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế vàsinh thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cungcấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan,người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ kháchtham quan nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biếnvà có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cảcộng đồng

Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng vàtạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách

du lịch vào thập kỷ 89 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châuPhi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông quacác tổ chức phi chính phủ, Hội thiên nhiên Thế giới Du lịch dựa vào cộngđồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trongkhu vực ASEAN: Indonesia, Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác: ẤnĐộ, Nepal, Đài Loan

Về mặt lý luận về du lịch cộng đồng: Các nước ASEAN như Indonesia,Philipin, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình vàtập huấn, đào tạo kỹ năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng:

- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism)

Trang 11

- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development intourism)

- (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – BasedEcotourism)

- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community –Participation in Tourism)

Du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức hoạt động du lịch và cónhững điều kiện, tính chất hoạt động giống như loại hình du lịch sinh thái, dulịch bền vững như sau:

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương

(Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, 2003) Du lịch sinh thái nhấn mạnh vàđề cao yếu tố giáo dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảotồn thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra

- Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001) Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các

nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trongkhi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinhhọc và hệ thống hỗ trợ đời sống

Trang 12

Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và

du lịch bền vững Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là tự nhiên,môi trường và con người

1.1.2.2 Một số khái niệm cơ bản về du lịch dựa vào cộng đồng

Do vị trí về du lịch dựa vào cộng đồng, tùy theo góc nhìn, quan điểmnghiên cứu mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau

Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm:

“Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas,

Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000) Quan niệm trênnhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển

du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý

Du lịch cộng đồng là “ phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Rest: Respondsible Ecological Social

Trang 13

Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển

du lịch phân tích về du lịch cộng đồng: "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách".

1.1.2.3 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng

Từ những khái niệm cũng như những hiểu biết chung nhất về du lịchcộng đồng, Theo Viện nghiên cứu Phát triển Miền núi, để phát triển du lịchcộng đồng thì mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồm những điểmnhư sau:

- Là công cụ cho hoạt động bảo tồn;

- Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống;

- Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của mọingười bên ngoài cộng đồng về những vấn đề như rừng trong cộng đồng, conngười sống trong khu vực rừng, nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân chongười trong bộ lạc;

- Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùnglàm việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng;

- Mở rộng các cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịchvà cộng đồng

- Cung cấp khoản thu nhập thêm cho cá nhân thành viên trong cộngđồng

Trang 14

- Mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng;

Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉnam cho loại hình phát triển này gồm:

- Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và vănhóa, bao gồm cả sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc vănhóa,

- Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phươngthông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồngđịa phương

- Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồngđịa phương

- Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm có tráchnhiệm đối với môi trường và xã hội

1.1.2.4 Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng

đồng

Các nguyên tắc tham dự của cộng đồng đối với phát triển du lịch:

- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch,thực hiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp cóthể trao quyền làm chủ cho cộng đồng

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm:

+ Khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sửdụng tài nguyên

Trang 15

+ Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển củacộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách dulịch đối với tài nguyên, cộng đồng.

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng Theo nguyên tắc này, cộngđồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạtđộng kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạtđộng du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồngthời được trích lại để phát triển lợi ích chung của xã hội như: tái đầu tư chocộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng

- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyênthiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững

1.1.2.5 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng

đồng

- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn cóý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Tài nguyên thiênnhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị vềchất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm

- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên cácyếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ họcvấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch

- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan dulịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách

- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi choviệc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng

Trang 16

- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoàinước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộngđồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hútkhách du lịch đến tham quan.

1.1.2.6 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay

Một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường khách du lịch sinh thái cộngđồng quy mô lớn của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới trong 3 năm từ 2002đến 2004 đã cho thấy những xu hướng du lịch mới của nền công nghiệp dulịch toàn cầu

Khách có nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin và họchỏi, tìm hiểu khi đi du lịch Khách muốn tìm hiểu các vấn đề về văn hóa xãhội như: văn hóa bản địa, sự kiện nghệ thuật, tiếp xúc với người dân địaphương, ẩm thực địa phương hay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ củangười dân bản địa Các tác động môi trường và trách nhiệm của khách sạn tạiđiểm đến được khách quan tâm hàng đầu bởi có như vậy khách du lịch mới có

cơ hội được đi du lịch ở những khu vực không bị ô nhiễm, không khí tronglành, tiếp cận các khu vực còn nguyên sơ, độc đáo

1.1.3 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì “Du lịch bền vững làviệc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảmbảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Với ýnghĩa đó, du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên đểđáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc

Trang 17

văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sựsống (Hens L., 1998)

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách

- Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991)

Theo Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại Hội nghị Thế giớivề Du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ban Nha năm

1995, phát triển du lịch trên cơ sở bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phảiđược đảm bảo lâu dài, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phảicông bằng về mặt xã hội và dân tộc đối với các cộng đồng địa phương Du lịchphải góp phần vào sự bền vững và sự hòa nhập của phát triển bền vững vớimôi trường tự nhiên, văn hóa và con người; du lịch phải tôn trọng trạng tháicân bằng dễ bị phá vỡ là đặc trưng của điểm du lịch, đặc biệt là đảo nhỏ và cácmôi trường nhạy cảm Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đốivới các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lựccủa từng cộng đồng địa phương Việc công nhận các yếu tố địa phương này vàhỗ trợ các nét đặc thù văn hóa và lợi ích cộng đồng của địa phương phải luônlà vấn đề trung tâm trong việc soạn thảo các chiến lược du lịch, nhất là ở cácnước đang phát triển Du lịch bền vững xác định vai trò trung tâm của cộngđồng trong việc lập ra kế hoạch và ra quyết định phát triển du lịch Du lịch bềnvững là hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tạo nên đa dạng cácdịch vụ du lịch vừa đảm bảo phát triển bền vững các yếu tố khác Du lịch bền

Trang 18

vững là phục vụ cho mục đích phát triển con người, cho nên, du lịch bền vữngkhông chỉ tập trung vào mục đích thu lợi nhuận mà còn nhằm phát triển xã hộigồm giáo dục, sức khỏe, môi trường và các vấn đề tôn giáo.

Từ những phân tích trên, có thể nói, du lịch cộng đồng chính là nét tinhtúy nhất của du lịch sinh thái và du lịch bền vững Du lịch cộng đồng nhấnmạnh cả hai yếu tố tự nhiên, môi trường và con người Du lịch cộng đồnghướng đến con người nhưng cũng không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tốtự nhiên và môi trường Như vậy, du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịchđáp ứng được các yêu cầu của du lịch bền vững, không chỉ là góp phần vàokinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn và phát huytruyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương nơi tổ chức loại hình du lịchnày

Khi du lịch cộng đồng được đưa vào khai thác tại các địa phương sẽ tạo

ra doanh thu lớn, thu nhập du lịch cũng tăng cao, tăng cường ngân sách đầu tưtrở lại cho cuộc sống của chính người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống chocộng đồng địa phương Và khi kinh tế phát triển sẽ dẫn đường cho các lĩnhvực khác phát triển như văn hóa, giáo dục Điều kiện kinh tế ổn định, ngườidân sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề kinh tế gia đình và có một nguồnthu nhập ổn định, họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào những hoạt độngcộng đồng và việc đấu tranh để duy trì, bảo tồn các giá trị truyền thống cũngnhư bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên Họ sẽ không phải khai thác quámức các nguồn tài nguyên của mình Bên cạnh đó, họ sẽ chú trọng đến việcgiáo dục thế hệ trẻ hơn nữa trong việc bảo tồn và phát triển bền vững

Du lịch cộng đồng phát triển sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho người dânđịa phương bởi bên cạnh việc giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa mớicủa khách du lịch, họ sẽ có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền

Trang 19

thống của chính dân tộc mình Điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắccủa cộng đồng địa phương, du khách và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch.Đây cũng chính là điều kiện và là mục tiêu phát triển của loại hình du lịch nàyđể tạo ra môi trường du lịch có văn hóa Những mục tiêu mà du lịch cộngđồng muốn đạt được chính là những mục tiêu mà du lịch bền vững hướng tới.Chính vì lẽ đó, du lịch cộng đồng đang là hướng phát triển mới của du lịch thếgiới trong những năm tới để du lịch đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

1.2 Nguồn nhân lực địa phương

1.2.1 Nguồn nhân lực địa phương

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thànhcông hay không thành công của trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hộicủa một địa phương, một quốc gia Do vậy, tất cả các nước trên thế giới đềuquan tâm đến phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có thể được hiểu lànguồn lực con người có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình pháttriển kinh tế – xã hội của tổ chức, quốc gia và của thế giới

Nói về số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ một địa phương nào thì vấnđề đầu tiên vẫn là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữatrong tương lai? Sự phát triển của số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào haiyếu tố: yếu tố bên trong (nhu cầu thực tế của công việc đòi hỏi phải tăng baonhiêu nhân lực) và yếu tố bên ngoài (sự gia tăng về dân số hay lực lượng laođộng do di dân)

Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hòa của nhiều bộ phận khác: trí tuệ,trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng đạo đức, trình độ thẩm mỹ của người lao độngtại địa phương Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quantrọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Trang 20

Về cơ cấu nguồn nhân lực địa phương: đây là yếu tố không thể thiếu khixem xét đánh giá nguồn nhân lực Cơ cấu thể hiện trong các phương diện khácnhau: cơ cấu giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, Tóm lại, nguồn nhân lực là kháiniệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triểnngười lao động nói chung ở cả hiện tại cũng như tiềm năng tương lai của mỗiđịa phương.

Trong du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực địaphương luôn là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển của loạihình du lịch này bởi họ không chỉ là đối tượng để khách đến tham quan vàthẩm nhận những giá trị từ chính đời sống sinh hoạt thường ngày của mình màhọ còn là những người tham gia vào quá trình cung ứng các dịch vụ phục vụkhách du lịch Theo Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiêncứu phát triển du lịch đã phân tích về du lịch cộng đồng thì dân cư địa phươngchính là những người tạo ra và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa bản địa, sảnphẩm của du lịch cộng đồng cũng là nhân tố thu hút sự quan tâm của kháchvào loại hình du lịch này Do đó, đối với du lịch cộng đồng, nguồn nhân lựcđịa phương luôn là yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong chiến lược phát triển dulịch của một địa phương Tuy nhiên, để nguồn nhân lực địa phương trở thànhnguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ du lịch thì cũng cần có thời gian đào tạokiên trì để tạo ra nguồn lao động du lịch thực sự chuyên nghiệp và lưu lại ấntượng tốt cho du khách

1.2.2 Nguồn nhân lực du lịch

Cũng như mọi ngành kinh tế – xã hội, hoạt động du lịch luôn gắn vớiyếu tố dân cư – lao động Nó là nguồn lực chi phối trực tiếp đến hoạt động dulịch

Trang 21

Tại mỗi địa phương nơi hoạt động du lịch được diễn ra, nhân lực địaphương góp phần vào việc cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.Như chúng ta đã biết, hoạt động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động khálớn Theo tỷ lệ thông thường cứ mỗi khách du lịch thì cần 3 – 5 lao động phụcvụ Nguồn lao động này trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch và hoạt độngngoài ngành du lịch tại các tuyến điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu của dukhách Vì vậy, nơi nào có dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có tay nghềcao, nơi đó sẽ rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Không chỉ vậy, dân cư địa phương chính là những người tạo ra môitrường du lịch tại điểm du lịch Đó chính là thái độ ứng xử của cư dân tạituyến điểm du lịch đối với du khách Nơi nào có môi trường ứng xử tốt nhưtôn trọng du khách, niềm nở, ân cần đối với khách, không quấy rầy và làmphiền khách thì nơi đó sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách, tạo điều kiện thuậnlợi cho du lịch phát triển

Có thể nói, lực lượng lao động trong du lịch của nước ta dồi dào đểcung ứng cho hoạt động dịch vụ du lịch do dân số trẻ và đông Tại các điểm

du lịch, lực lượng lao động này, ngoài một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành

du lịch, đa số còn lại trực tiếp làm các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, bán hànglưu niệm, thẩm mỹ Chính họ là đội quân đông đảo hỗ trợ cho các hãng lữhành, khách sạn hoàn thành mục tiêu của mình, đồng thời cũng tạo công ănviệc làm cho người dân địa phương Họ chỉ chiếm một phần nhỏ của số dânđịa phương tham gia vào hoạt động du lịch Tuy nhiên, để lực lượng này cóthể hoạt động tốt và tạo môi trường du lịch tốt thì cần thiết phải có công tácquản lý, nâng cao ý thức và chính sách đào tạo nhân lực địa phương để đápứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tốt hơn và chuyện nghiệp hơn

Trang 22

Chương 2.

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ

2.1 Tiềm năng du lịch đảo Cát Bà

Đảo Cát Bà nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long – địa danh được UNESCOcông nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 Cát Bà hôm nayđang là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, là trích đoạncủa di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long

Trước năm 1957, Cát Hải – Cát Bà là hai tổng thuộc phủ Quảng Yên(Cát Bà là tổng Hà Sen và Cát Hải là tổng Đôn Lương) Từ năm 1957, tổngHà Sen và tổng Đôn Lương được cắt nhập về Hải Phòng, từ đây, tổng Hà Senđược gọi là huyện Cát Bà và tổng Đôn Lương được gọi là huyện Cát Hải Đếnngày 22/7/1957, huyện Cát Hải được thành lập theo nghị định số 318 – TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, theo đó, huyện thuộc thành phố Hải Phòng gồm đấtđai của thị xã Cát Bà cũ và 5 xã: Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luậnvà Việt Hải Thị xã Cát Bà được chuyển thành thị trấn Cát Bà cùng thuộchuyện Cát Hải

Điểm du lịch Cát Bà là toàn bộ khu thắng cảnh trên đảo Cát Bà thuộchuyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Từ lâu đảo Cát Bà với diện tích khoảng

Trang 23

150km2 được ví như một viên ngọc quý của Hải Phòng, một hòn đảo đẹp vàlớn nhất trong số các đảo đang soi bóng trên mặt biển Đông Nếu Đồ Sơn lànơi con người đã khai phá nhiều năm thì Cát Bà là hòn đảo còn ấn giấu nhiềutiềm năng cùng muôn vàn bí mật Đảo Cát Bà giàu đẹp và thơ mộng, nơi màngười dân địa phương và nhiều khách du lịch mệnh danh là “Hồng Kông thunhỏ” trong tương lai khi nhưng quy hoạch phát triển du lịch hợp lý, thu hútvốn đầu tư nước ngoài được triển khai và có hiệu quả Hòn đảo này khôngphải là viên ngọc lẻ loi mà nằm trong cả một dãy đảo gồm 366 đảo lớn nhỏnằm quây quần bên vịnh Lan Hạ, là sự tiếp nối với vịnh Hạ Long Quần đảoCát Bà là một khu du lịch biển và rừng, nơi có vườn quôc gia Cát bà với diệntích được bảo vệ là 15.200 ha, chiếm 1/3 diện tích đảo, trong đó có 9.800 ha làrừng và 5.400 ha là biển, 300 loài cây quý hiếm và một số muông thú lạ, cònnguyên vẹn một khu rừng nguyên sinh được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng raquyết định 79/CT, thành lập vào ngày 31/3/1986 vầ sau đó ngày 20/10/1988đã có công văn 1737 NN về việc chuyển giao vườn quốc gia Cát Bà cho BộLâm nghiệp quản lý, được Nhà nước xếp hạng là một trong 100 rừng nguyênsinh có giá trị trên toàn thế giới, có nhiều bãi tắm nhỏ, cát trắng, có núi đá vôivới nhiều hang động kỳ thú, nơi có di chỉ Cái Bèo, đặc trưng cho nền văn hóaHạ Long có cách ngày nay 6.000 năm, nơi có đặc sản nổi tiếng như cá song,mực, tôm he, bào ngư, tu hài, nước mắm Cát Hải, không những có thể đáp ứngnhu cầu của du khách mà còn là nơi kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học.Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về dulịch, đảo Cát Bà đã trở thành điểm du lịch bừng sáng nối giữa hai trung tâm dulịch lớn nhất miền Bắc Việt Nam: Hạ Long và Hải Phòng, tạo thành một quầnthể du lịch phong phú, độc đáo, có một không hai ở Việt Nam, thu hút mạnhmẽ khách du lịch theo con đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt (từ

Trang 24

Hà Nội xuống thành phố Hải Phòng rồi từ thành phố Hải Phòng đi cano hoặctàu thủy ra đảo).

Hiện nay, Cát Bà có khoảng gần 15.000 dân (tổng số dân của huyện đảoCát Hải đến năm 2007 là khoảng 29.000 người) Cả đảo Cát Bà có một thị trấnvà 7 xã: thị trấn Cát Bà và các xã Trân Châu, Xuân Đám, Khe Sâu, Việt Hải,Hiền Hào, Gia Luận và Phù Long

Du lịch đang ngày càng trở nên là một hiện tượng phổ biến tại ViệtNam và trên thế giới, đặc biệt là loại hình du lịch hướng vào những nơi có đặctrưng riêng về sinh thái kết hợp với những nét văn hóa riêng có của người dânbản địa tại điểm du lịch đó hay chính là loại hình du lịch cộng đồng Cát Bà cónhiều tiềm năng để phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.Chính vì lẽ đó, việc điều tra, đánh giá các tiềm năng du lịch của đảo Cát Bàtrong sự phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch của đảo có ý nghĩaquan trọng đối với việc phát triển du lịch của đảo Cát Bà

đi lại, kết hợp với các tuyến du lịch của khách tham quan

Trang 25

Đảo Cát Bà nằm trong tổng thể vùng du lịch ven biển Hạ Long – Bái TửLong, là cửa ngõ tới di sản thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long và là điểm dulịch bừng sáng nối giữa hai cực của tam giác tăng trưởng kinh tế của miền BắcHà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – hai trung tâm du lịch lớn nhất miền BắcViệt Nam: Hạ Long – Hải Phòng, tạo thành một tuyến du lịch theo đường biểnkết hợp với đường bộ và đường sắt Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thúvị với nhiều loại phương tiện khi đến Cát Bà du lịch Hơn nữa, ngày nay, dukhách thường đến thăm di sản thế giới vịnh Hạ Long, sau đó theo đường biểnđến Cát Bà Đây cũng là một thuận lợi cho du khách có dịp được chiêmngưỡng cảnh đẹp của núi non, biển cả Việt Nam, vừa hùng vĩ nhưng cũng rấtnên thơ Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà được quan tâmphát triển hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnhđẹp đất nước mà còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người ViệtNam

Tuy nhiên, để tới đảo Cát Bà khách du lịch phải đổi nhiều loại phươngtiện: đường bộ và đường thủy Điều đó góp phần làm phong phú thêm chochuyến đi nhưng lại khiến du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến

đi Thêm vào đó thời gian để khách ra đến đảo cũng mất một buổi trong ngàynên trong lịch trình thăm đảo, với sự hạn chế về số ngày của chuyến đi, dukhách sẽ ít có dịp được thăm hết các điểm du lịch trên đảo, đặc biệt là làngViệt Hải – một làng được coi là cư dân gốc của đảo Cát Bà có nhiều đặc trưngvăn hóa truyền thống để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, nhưng lại nằmsâu trong vùng lõi của vườn quốc gia Cát Bà

2.1.2 Tài nguyên du lịch

2.1.2.1 Tài nguyên tự nhiên

Địa hình

Trang 26

Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan, vì thế, mỗi bộphận địa hình đóng một vai trò như tài nguyên du lịch Hay nói cách khác, mỗimột điểm du lịch đều có những đặc điểm địa hình riêng biệt, độc đáo mà nhiềunơi, nó chính là yếu tố thu hút khách du lịch.

Sự lôi cuốn của Cát Bà không chỉ ở vị trí trời phú mà còn ở điều kiện tựnhiên mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho hòn đảo ngọc này Hình thái địahình của đảo khá phức tạp Đảo Cát Bà là một vùng đồi, núi pha trộn nhiềudạng địa hình Dựa vào các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc, mật độ chia cắt, có thểchia thành các dạng địa hình khác nhau:

- Núi thấp, chia cắt mạnh là kiểu địa hình chủ yếu tại đảo Cát Bà Hầuhết các đỉnh núi có độ cao khoảng 100 – 250 m Đỉnh núi cao nhất – ngọn CaoVọng 331m thuộc phần Tây đảo Cát Bà – có cảnh vật như “bồng lai tiêncảnh”, có “bàn cờ tiên” ẩn dưới những gốc cây cổ thụ và hương rừng đỗ quyênquyến rũ

Đặc điểm nổi bật nhất của núi trên đảo là đỉnh nhọn, sắc, sườn dạngrăng cưa, dốc đứng, hiểm trở, lởm chởm tai mèo và nhiều hang động đẹpkhông kém vùng Ninh Bình, đặc trưng cho địa hình Karst nhiệt đới, Karstngập nước ở Đông Bắc Việt Nam: Hang nàng Tiên, hang Trinh Nữ, hang ÁngVải, động Trung Trang (dài khoảng 1.000m), động Cô Tiên, động Đá Hoa,động Cao Vọng, động Hùng Sơn, Hầu hết các hang, động ở đây đều có độdài dưới 200m, hang, động dài nhất không vượt quá 1.000m Vị trí ở cửa hangđều tập trung ở các mức 4 – 6m; 15 – 20m; 30 – 40m so với mặt đất Tuy vềkích thước không lớn nhưng các hang lại có hình thái khá đẹp, nhiều thạchnhũ, nhiều ngách và thường gắn liền với quá trình chống ngoại xâm anh dũngcủa dân tộc Một số hang trên đảo Cát Bà trước đây đã được các nhà khảo cổkhảo sát và tìm được hóa thạch răng người tiền sử và các công cụ bằng đá thời

Trang 27

văn hóa Hạ Long Vì vậy, đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn, không nhữnghấp dẫn du khách bốn phương mà còn là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển

du lịch địa phương trong thời điểm hiện tại và lâu dài

Những rặng núi cao sừng sững ở phía Đông Nam như những tấm bìnhphong khổng lồ kết hợp với nhiều vách núi đâm thẳng ra biển, ngăn chặn giólạnh phương Bắc làm cho vùng đảo này sóng nước luôn êm ả, hiền hòa Vùngtrung tâm đảo, núi non đan xen trùng điệp tạo thành những thung lũng trù phú.Sự có mặt của kiểu địa hình đặc sắc này cũng chính là yếu tố thu hút khách dulịch đến với Cát Bà ngày càng nhiều

- Đồng bằng khá bằng phẳng chỉ có ở Phù Long với góc dốc bề mặtthường là 1 – 30 Độ chia cắt sâu trung bình 4 – 5 km, chia cắt dày lớn, trungbình 7 – 8 km/km2

- Đáy biển nguyên là đồng bằng lục địa lớn bị biển làm ngập trongthời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng Đáy biển có hình thái đồngbằng Vùng đáy sâu 5 – 10m, cực đại là 39m

Trong phạm vi đồng bằng này có một số rạn san hô Sự phức tạp củađịa hình đáy biển với nhiều rạn san hô có giá trị ở vùng ven đảo Cát Bà là yếutố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch như dulịch lặn ngầm, du lịch mạo hiểm

- Bờ biển xung quanh quần đảo Cát Bà mang kiểu bờ biển màimòn hóa học Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi, có đường biển khúc khuỷu, dánghùng vĩ, độ dốc lớn, đới bờ hẹp, bị chia cắt mạnh dạng răng cưa Bờ biển cónhiều mũi nhô đá gốc xen kẽ với các vụng nhỏ hình dáng không nhất định tạothành do kết quả quá trình hòa tan đá vôi trong điều kiện ngập mặn Nhiềuvách núi đâm thẳng ra biển tạo thành các vịnh nhỏ, bãi cát trải dài, phẳng mịn,nước trong vắt, soi rõ cả đáy cát vàng như bãi Đá Bằng, bãi Cát Cò I và II,

Trang 28

Đượng Gianh, Cát Dứa, Đó là những bãi tắm đẹp nổi tiếng có sức hút mạnhđối với du khách trong và ngoài nước.

Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở đảo Cát Bà

Nguồn: Phân viện Hải dương học Hải Phòng

Như vậy, đối với du lịch bờ biển thì mài mòn hóa học lại là yếu tố đặcbiệt hấp dẫn khách du lịch

Ngoài ra, ở Phù Long còn có kiểu bờ biển cửa sông hình phễu Xen kẽcác mũi nhô sóng mài mòn thành các vách dựng đứng là các cung lõm có cácbãi tích tụ vật liệu giải phóng và vật liệu từ sông đưa ra Phù Long thuộc nhómđảo cát Địa hình bằng phẳng, rìa biển có các bãi cát rộng, được cấu tạo bằng

Trang 29

cát hiện đại có thể tổ chức các khu tắm biển Ven rìa các đảo thường có bãitriều rộng Các bãi biển này có nhiều thực vật ngập mặn mọc dày đặc, pháttriển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc sắc mang tính chất nhiệt đới cósức thu hút khách du lịch Châu Âu và góp phần làm phong phú thêm nhữngchuyến du lịch của khách khi tới đảo ngọc này.

- Các dạng san hô ngầm tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam đảo CátBà Các rạn san hô phát triển khá nhanh Đây là các rạn san hô kiểu ven bờ,đôi khi cũng có dạng giống như các ám tiêu vòng nhỏ ở ngoài đại dương trôngrất đẹp Sự có mặt của các rạn san hô này đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với

du khách, nhất là khách du lịch thích lặn ngầm

- Luồng lạch đi lại là một vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo tínhkhả thi của việc hoạch định các tuyến hành trình tham quan cũng như lưulượng khách đến đảo du lịch Cát Bà trong phạm vi bán kính 30m, chúng ta cóthể thấy toàn bộ những điểm du lịch quan trọng như Đồ Sơn – Long Châu –nội thành Hải Phòng, cũng như các vùng Hạ Long – Bãi Cháy và lân cận đềuđược nối với nhau bằng một hệ thông luồng lạch tự nhiên trong vùng nước sâukhá tĩnh, chạy được các tàu có mớm nước 4 – 5m Theo các con lạch nhỏ, cácthuyền có mớm nước 1 – 2m có thể di chuyển khá dễ dàng Các con lạch nàycho phép tổ chức các chuyến hành trình một hoặc nhiều ngày trong khu vựcđảo Quanh đảo Cát Bà có nhiều bến đậu, trong đó phải kể đến những bếnchính phân bố theo các hướng khác nhau như: Phù Long, Gia Luận, Việt Hải,Bến Bè, Cảng Cá

Nhìn chung, địa hình Cát Bà so với các khu vực khác ở miền Bắc vàmiền Trung là tương đối đặc biệt và khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quantự nhiên, tạo nên những nét đẹp độc đáo và phong phú cho phong cảnh màtrên đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cùng một lúc: du lịch tham

Trang 30

quan, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghiên cứu, du lịch lặn biển và

du lịch thể thao dưới nước, du ngoạn bằng thuyền, Hơn nữa, địa hình đã tạonên cho đảo Cát Bà một vụng kín gió, luồng lạch thuận tiện và nhiều chỗ neođậu, tránh các biến động bất thường về sóng bão Đó là những ưu đãi lớn vàrất độc đáo mà địa hình nơi đây dành tặng cho hoạt động du lịch của đảo, cầnđược bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên phong phú này

Khí hậu

Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường du lịch.Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khách dulịch Do vậy, việc phát triển có hiệu quả ngành du lịch tại đảo có tác dụng hạnchế những tác động xấu của thời tiết tạo nên khí hậu Cát Bà thuận tiện nhưhiện nay Cát Bà có những ưu thế về khí hậu, cũng tương tự như những điểm

du lịch khác ở ven biển phía Bắc, khí hậu Cát Bà bị chi phối sâu sắc bởi biển.Ảnh hưởng của biển làm điều hòa khí hậu khu vực đảo, giảm bớt các ảnhhưởng cực đoan về nhiệt độ và độ ẩm, mùa hè, thời tiết Cát Bà không quá oibức, mùa đông không quá lạnh Cát Bà có khí hậu đại dương, đặc biệt là nơicó khí hậu lý tưởng cho khách du lịch muốn thoát khỏi những ngày hè nóngnực oi ả trong đất liền Do sự chi phối hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, khíhậu Cát Bà mang tính nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm gần trùng với mùamưa nhiều, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là tắm biển Mùa hècũng là mùa đông khách của hoạt động du lịch trên đảo Tháng 4 và tháng 10là các tháng chuyển tiếp

- Mùa đông: mang tính lạnh, hạn chế các nhu cầu nghỉ ngơi tắm biển, từtháng 11 đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng chính là mùa vắng khách trênđảo

Trang 31

Khí hậu Cát Bà thường xuyên biến động, rõ nhất là sự biến động củayếu tố nhiệt độ trong mùa đông và yếu tố mưa trong mùa hạ Tuy nhiên, vì CátBà nằm giáp biển Đông nên hàng năm, Cát Bà vẫn xuất hiện các hiện tượngthời tiết bất thường:

- Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào khoảng các tháng 7, 8,

9, 10 Hàng năm, có từ 3 – 5 lần đổ bộ vào Cát Bà Bão thường gây mưa lớntrên toàn khu vực, gây tổn hại lớn đến các công trình phục vụ khách du lịchcủa đảo

- Dông: Hàng năm, có khoảng 40 – 50 ngày có dông lớn Dông thườngxuất hiện vào mùa hạ Đôi khi cơn dông có kèm theo cả gió lốc và mưa đá,hiện tượng vòi rồng gặp trên biển gây trở ngại rất lớn cho tàu bè qua lại và hạnchế việc tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn, đồng thời, hiện tượng này sẽtác động tiêu cực đến tâm lý du khách khi chọn Cát Bà là điểm đến trong mùamưa bão

- Sương mù: Thường tập trung vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4năm sau Thời điểm sương mù là từ 5 – 8 giờ sáng Sau khi mặt trời lên cao,sương mù tan Hiện tượng này làm giảm tầm nhìn từ xa, gây trở ngại nhiềucho việc tham quan biển và các hoạt động du lịch trên đảo vào buổi sáng

Là một hòn đảo trên biển Đông, Cát Bà không thể tránh khỏi những tácđộng có tính thay đổi khắc nghiệt của thời tiết Tuy nhiên, nhờ có địa hình núicao bao bọc nên phần lớn đã hạn chế được những trở ngại thiên nhiên này

Thực tế, so với nhiều nơi khác của Việt Nam, khí hậu Cát Bà khá thuậnlợi cho đời sống của con người, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động dulịch dài hạn Do vậy, cần duy trì khí hậu đặc biệt mà thiên nhiên vốn ưu đãicho đảo ngọc, đồng thời có những biện pháp phát triển du lịch phù hợp đểkhông làm ảnh hưởng đến bầu không khí của đảo

Trang 32

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong nhu cầu sinhhoạt của cư dân trên đảo và khách du lịch Một số nguồn tài nguyên nước đặcbiệt như nước khoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dulịch tại đảo Đảo Cát Bà có nguồn nước biển, có suối ngầm cung cấp nướcngọt cho sinh hoạt, có suối khoáng chữa bệnh và làm nước giải khát

- Nước biển: Bao bọc xung quanh đảo Cát Bà là biển Nước biển

tại Cát Bà có độ đục thấp, thường là dưới 10g/m3 Nước khá trong, vào nhữngngày thường có thể nhìn qua lớp nước xuống độ sâu 5 – 7m Chế độ nhật triềulớn có biên độ lớn, 4 – 4,3m, tạo nên những thay đổi về diện mạo bờ, tăngthêm tính đa dạng cho cảnh quan bờ biển Sóng thường xuyên có những nhônhẹ, khi có bão cũng không cao quá 1m ở phía trong, không có những dòngchảy xoáy nên rất an toàn cho du khách ngay cả trong mùa mưa bão Thủytriển dâng cao vào ban ngày, mùa hè rất thuận lợi cho các tuyến du lịch bằngthuyền nhưng lại hạn chế thời gian tắm ở các bãi trên đảo

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu về hàm lượng oxy tiêu hao bởisinh học là không cao Điều này chứng tỏ hoạt động của vi khuẩn và sinh vậtphù du trong nước vào thời kỳ cuối xuân và đầu hè là khá cao, khả năng tựlàm sạch nước tốt

Như vậy, vùng biển Cát Bà chưa đến giới hạn ô nhiễm, là điều kiệnthuận lợi cho phát triển du lịch và cũng là điều kiện thuận lợi để ngăn chặn ônhiễm môi trường kịp thời

- Tài nguyên nước khoáng: Cát Bà có nguồn tài nguyên nước khoáng có

giá trị lớn về du lịch Trên đảo có suối nước khoáng Thuồng Luồng thuộc xãTrân Châu, chảy ra từ chân núi đá vôi với lưu lượng lớn Hiện nay, Cát Bà

Trang 33

hàng vạn mét khối Xã Xuân Đám có nguồn nước khoáng nóng, chảy quanhnăm với độ nóng là 380C.

Nước khoáng Cát Bà còn có tác dụng chữa một số bệnh về tuần hoàn,tiêu hóa, phụ khoa, hô hấp và giải khát Năm 1985 – 1986, xí nghiệp điệnnước Cát Bà xuất thử 500.000 chai nước khoáng, với điều kiện bình thườngnhư hiện nay, có khả năng đảm bảo sản xuất và tiêu thụ 6 – 9 triệu chai/ năm.Điều này không chỉ giúp nhân dân địa phương có công ăn việc làm mà cònphục vụ khách du lịch đến thăm Cát Bà

Tài nguyên động, thực vật

Tài nguyên động, thực vật góp phần làm sinh động thêm cho điểm dulịch và cũng là đặc sản làm nên nét riêng biệt của mỗi địa phương, là tài sảnquý, hiếm của mỗi điểm du lịch và của cả nước Vì vậy, bảo tồn hệ động, thựcvật là việc làm cần thiết của bất kỳ nơi nào để phát triển bền vững

Đảo Cát Bà là thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, có khu rừngnguyên sinh với nhiều loài chim, thú, bò sát và thảm thực vật quý hiếm Ngoài

ra, đảo còn có giá trị lớn về hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, có ao hồ trênnúi đá vôi, góp phần làm phong phú về các hình thức du lịch trên đảo

- Động, thực vật rừng

+ Thực vật:

Cát bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa bị chi phối mạnh bởi biển nên thựcvật xanh tốt và sinh trưởng mạnh mẽ quanh năm Rừng trên đảo nguyên làrừng rậm nhiệt đới, nhưng do bị tác động mạnh của con người nên hầu hết đãbị thay bằng thực bì thứ sinh nghèo nàn hơn: thành phần cây ít, chủ yếu là loại

ưa đá vôi, tăng trưởng chậm nên thường không cao, ít tầng tán, ít cây leo Tại

Trang 34

trung tâm đảo Cát Bà hiện vẫn còn rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm đượcbảo tồn khá nguyên vẹn.

Thực bì hồ trên núi đá – rừng ngập nước ngọt ở Ao Ếch, đường từTrung Trang vào Việt Hải có một loại rừng rất độc đáo Đó là rừng phát triểntrên vùng đất thường xuyên bị ngập nước ngọt giữa các núi đá vôi Đây là loạirừng đơn ưu của loài cây ưa nước

Về đa dạng sinh học, trong VQG đã xác định có 745 loài thực vật bậccao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật Trong số thực vật đã xác định có thểchia thành:

+ Cây gỗ lớn 145 loài

+ Cây gỗ nhỏ 120 loài

+ Thân thảo đứng 237 loài

+ Thân thảo leo 56 loài

+ Quyết thực vật 56 loài

+ Cây nửa bụi dây leo 50 loài

Những đặc điểm nổi bật của hệ thực vật rừng Cát Bà

- Có nhiều loài thực vật vùng đảo đá Đông Bắc đều có mặt ở Cát Bà

- Có nhiều loại gốc quý, hiếm ở Việt Nam như kim giao (đặc hữu), láthoa (quý), chò đãi (đặc hữu), trai (quý), đinh (quý), gội nếp (quý), cọ Bắc Sơn(đặc hữu)

- Bên cạnh các loài thực vật có nguồn gốc tại chỗ còn nhiều loài thựcvật có nguồn gốc từ các khu hệ lân cận như long não, sồi giẻ, sau, gạo, hoan

Trang 35

- Vườn còn có nhiều loài có thể làm thuốc quý 250/745 loài có thể làmthuốc chữa bệnh, đáng chú ý nhất là thuyết giáo, hương nhu, bình vôi, kimngâu, lá khôi

+ Động vật rừng

Theo kết quả điều tra, quan sát và phân loại, động vật rừng Cát Bà gồmcác loại chim, thú, ếch, nhái, bò sát

STT Tên lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài

Nguồn: Hội khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

Toàn bộ động vật VQG Cát Bà có thể chia theo các nhóm sau:

- Động vật quý hiếm 5 loài

- Động vật có thể làm thuốc 20 loài

- Động vật cho da và lông quý 9 loài

- Động vật làm cảnh xuất khẩu 15 loài

Sự phân bố các loài động vật quý hiếm trên đảo không đều Hiện tại cácloài khỉ vàng, sơn dương phân bố rải rác ở các thung, áng dân cư như Re BờĐá, Nước Lụt, Man Dớp Voọc đầu trắng – loài động vật đặc hữu duy nhất

Trang 36

trên thế giới – tập trung ở các vách núi bên cửa sông Việt Hải, Lạch Tàu, TràBáu, Áng Ong Cam, Toàn đảo Cát Bà ước tính số lượng Voọc đầu trắngkhoảng trên dưới 300 cá thể Đây là loài động vật cực kỳ quý hiếm, là biểutượng của VQG Cát Bà Chim quý, đặc biệt là chim Cu Gáy phân bố dọctuyến Trung Trang – Áng Sỏi, Trung Trang – Mốc Trắng, Trung Trang – GiaLuận.

+ Động, thực vật biển

Số lượng sinh vật biển của đảo Cát Bà rất đa dạng về thành phần loài,phong phú về số lượng Điều đó góp phần làm phong phú các nguồn hải sảnvà nhiều loại đặc sản quý của cả nước lợ và nước biển, làm tăng giá trị, chấtlượng các đặc sản địa phương cũng như cảnh quan môi trường nước

Theo thống kê, vùng biển Cát Bà có những loài động thực vật biển vớisố lượng:

- Động vật phù du 98 loài

- Thực vật phù du 199 loài

- Thực vật ngập mặn 23 loài

Sinh vật biển đảo Cát Bà được đánh giá là phong phú và đa dạng vàobậc nhất của vùng biển đảo miền Bắc Việt Nam Đây không chỉ là nơi lưu giữvà phát tán nguồn gen lớn của vịnh Bắc Bộ mà còn có nhiều loại kinh tế quýhiếm: Rong biển (8 loài: rong guột, rong đá cong, rong mơ mềm, ), động vậtđáy (7 loài: ốc đun đục, trai ngọc, ), bò sát (5 loài: đồi mồi, rùa da, vích, ),chim biển (4 loài: cốc đế, cò thìa, yến núi, mang biển đen)

Trang 37

Ngoài ra, đảo Cát Bà còn thu hút khách du lịch bởi các rạn san hô tạivùng biển Đông Nam đảo kéo dài đến Hang Trai – Đầu Bê rất có giá trị chobảo tồn và du lịch và cũng là một trung tâm phát tán nguồn gen của Vịnh BắcBộ Tại các rạn này, có nhiều loài cá sinh sống như: cá Bướm, cá thìa, cá nóc,cá bàng chài, cá bống

Cát Bà có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng và phong phú,được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất – địa hình, khíhậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và thế giới động vật Điều này đã tạo nên choCát Bà một dáng vẻ riêng có thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đếnvới hòn đảo ngọc của vịnh Hạ Long này Sự kết hợp giữa việc khai thác nguồntài nguyên quý hiếm này phục vụ du lịch với các hoạt động phát triển bềnvững sẽ đem lại cho Cát Bà không chỉ là điểm đến thân thiện của thành phốHải Phòng mà còn là của đất nước Việt Nam

2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để phát triển loại hình du lịch vănhóa, một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới Để đónggóp vào sự phát triển thành công của một vùng thì sự kết hợp giữa hai loại tàinguyên: tự nhiên và nhân văn là hết sức quan trọng Hơn nữa, nằm trong cùngmột quần thể thì sự hỗ trợ bổ sung cho nhau của hai loại hình du lịch: sinh tháivà văn hóa là thực sự cần thiết, tạo nên sức hấp dẫn và sự đa dạng cho sảnphẩm du lịch của mỗi vùng Do vậy, để phát triển du lịch cộng đồng tại CátBà, thì việc nghiên cứu tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn lại càng có ýnghĩa quan trọng không thể thiếu

Dân cư

Trang 38

Cát Bà là một đơn vị hành chính thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phốHải Phòng Tuy nhiên, trung tâm hành chính, kinh tế của cả huyện đảo lạiđược đặt tại Cát Bà Điều này cũng đem lại sự thuận lợi cho việc quản lý và tổchức hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà của huyện Cát Hải, đặc biệt là loạihình du lịch cộng đồng.

Trên một diện tích 200km2 của toàn bộ hòn đảo hiện có khoảng 15.000dân sinh sống, phân bố tại thị trấn Cát Bà và 6 xã còn lại là: Gia Luận, TrânChâu, Xuân Đám, Việt Hải, Hiền Hào và Khe Sâu Mật độ dân cư phân bốkhông đều tập trung tại thị trấn khá đông, số còn lại rải rác ở các xã

Người dân trên đảo Cát Bà hầu hết là dân di cư từ đất liền ra sống chủyếu bằng nghề đánh cá, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trồng trọt và kinhdoanh dịch vụ Hiện tại thành phần dân cư trên đảo khá đa dạng do các cuộc didân, do cư dân nơi khác đến làm ăn, buôn bán, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ du lịch Ngoài ra, tại Cát Bà luôn có một số lượng nhất định ngư dântừ miền Trung (Quảng Ngãi, Thanh Hóa,…) neo đậu trong những chuyến đibiển dài ngày Điều đó góp phần tạo nên sự sôi động của đời sống trên hònđảo du lịch này

Ngoài ra, các cư dân trên đảo, có một số lượng không nhỏ cư dân sốngtrôi nổi trên biển, phần nhỏ là trên các thuyền đánh cá kiêm nhà ở Phần cònlại, họ sống trên các nhà nổi gần bờ mà thực chất là bè nuôi cá Hiện tại, xungquanh đảo Cát Bà có hàng trăm ngôi nhà nổi như vậy hình thành nên các cụmdân cư riêng biệt Khách du lịch đến Cát Bà rất thích thú khi được ngắm nhìncác “khu” dân cư trên biển này Vào ban đêm, các nhà thuyền này thường bậtđiện sáng để đánh bắt mực tạo nên một khung cảnh lung linh thu hút sự chú ýcủa khách du lịch

Trang 39

Đặc biệt, Cát Bà hôm nay còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nướcbởi làng Việt Hải Đây là làng có cư dân sinh sống lâu nhất ở đảo Cát bà hiệnnay Làng nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Cát Bà Đời sống nhân dânvẫn dựa vào thiên nhiên là chủ yếu Tuy vậy nhưng nơi đây lại thu hút khách

du lịch muốn tìm hiểu nét văn hóa bản địa và tham gia vào những hoạt độngsinh hoạt thường ngày cùng với người dân nơi đây Hiện tại, huyện Cát Hảiđang đầu tư xây dựng Việt Hải thành điểm đến của du lịch cộng đồng tại đảoCát Bà vừa khôi phục, bảo tồn vừa phát huy những truyền thống văn hóa củangười dân trong làng, đồng thời thu hút thêm lượng khách đến Cát Bà và kéodài thêm thời gian của du khách khi đến tham quan đảo

Nhìn chung, đời sống cư dân trên đảo Cát Bà khá ổn định Đảo có diệntích không lớn nhưng có nhiều địa phương khác nhau, làm phong phú thêmnét đẹp truyền thống văn hóa của đảo, bởi dân trên đảo đều có chung cốt cáchcủa người đi khai phá mạnh mẽ và táo bạo Do đó, họ dễ tiếp thu những cáimới có lợi cho họ Đó cũng chính là tiềm năng, thuận lợi cho sự phát triển dulịch cộng đồng tại Cát Bà

Truyền thống lịch sử và các di tích cách mạng.

Cát Bà có lịch sử hình thành từ hàng vạn năm nhưng có dạng biệt lậpnhư ngày nay thì vào khoảng 7.000 năm trước đây Đây là trung tâm củahuyện đảo Cát Hải – đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất củathành phố Hải Phòng Thời Bắc thuộc gọi là Ân Phong, sau là Chi Phong, HoaPhong, Nghiêu Phong Thời Pháp thuộc lấy tên là Cát Hải, Cát Bà như ngàynay

Do có vị trí đặc thù nên Cát Bà luôn được xác nhận là tiền đồn của dảiđất ven biển khu Đông Bắc Quá trình xây dựng và bảo vệ từ hàng ngàn nămđã tạo nên những truyền thống lịch sử - văn hóa cao đẹp Trong “Đại Nam

Trang 40

nhất thống chí” đã viết về Cát Bà như sau: “một vùng non nước dựng lên nhưviên ngọc, cá tôm nhiều như đất, dân đua nhau thu lượm, lúa má không có,thuế đánh không nhiểu Sóng vỗ đập dồn vách núi, thuyền xuyên vỉa đá mà đi.Nhân dân vui hưởng thái bình, đã hơn bốn mươi năm không biết đến binhđao…” Do địa hình núi rừng hiểm trở, tài nguyên phong phú như vậy mà từxưa các nhà cầm quân đã rút ra một kết luận:

“Thắng đế vi vương Cát Bà vi cứ”

Tạm dịch là: Thắng làm đế làm vương

Thua (thì) về lấy Cát Bà làm căn cứ

Truyền thuyết còn ghi lại đây là hậu cứ của các bà trồng trọt, hái lượmcung cấp cho các ông phía trước chống lại giặc ngoại xâm khi chúng tới đánhchiếm đảo Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn lại dấu tích đền thờ các bà trongcuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược phương Bắc Và hòn Cẩm Thạchcủa làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để làm nênchiến thắng quân Nam Hán của tướng Ngô Quyền vào năm 938 Còn vào năm

1750, thủ lĩnh nông dân Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He) khi dấy quân chốnglại chế độ phong kiến nhà Trịnh đã lấy đảo Cát Bà làm căn cứ khi triều đìnhbán rẻ đất nước Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên đảo Cát Bà, ngư dân trênđảo đã tổ chức chiến đấu đánh trả quyết liệt Mở đầu là cuộc kháng chiến củaHoàng Thống Tề, người con trai làng Trân Châu Ông đã dựng cờ khởi nghĩachống lại hành động bán nước của nhà Nguyễn (từ năm 1874 đến 1874) Từđất Cát Bà, nghĩa quân đi tới đâu, bọn giặc bị đánh tan tới đó, quân ta càngđánh càng mạnh Khi cuộc kháng chiến lan tới Quảng Yên - Hải Dương trànxuống Thái Bình, triều đình nhà Nguyễn đã phải tập trung lực lượng đối phó

Ngày đăng: 05/04/2013, 12:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w