Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên đang là một nguy cơ làm hủy hoại về thể lực và trí tuệ của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho công t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ma túy gây tác hại nhiều về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đã
trở thành hiểm họa chung của nhân loại, không một quốc gia, dân tộc nào thoát
ra ngoài vòng xoay khủng khiếp của nó Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội… nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế
kỷ HIV/AIDS phát triển…
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với mặt tích cực, mặt trái của cơ chế thị trường đã nảy sinh những tiêu cực đáng quan ngại Vì chạy theo lợi ích vị kỷ, bất chấp luân thường đạo lý làm băng hoại các giá trị văn hóa truyền thống, điều này làm phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội như hình thành các băng nhóm có hung khí hành hung gây thương tật, chết người,…đặc biệt là nạn dùng các chất kích thích dẫn tới nghiện ngập ma túy, làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học sinh, sinh viên và đạo đức của thanh, thiếu niên
Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy ngày càng trở nên nghiêm trọng Tình hình lạm dụng ma túy và các loại tội phạm liên quan đến ma túy đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm tổn hại đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, sức khỏe nòi giống, đặc biệt nó tác động xấu đến tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội Vấn đề đặc biệt quan tâm là từ năm 2005 đến nay, tệ nạn ma túy đã, đang xâm nhập vào học đường và đang có chiều hướng gia tăng Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên đang là một nguy cơ làm hủy hoại về thể lực và trí tuệ của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho công tác giáo dục, đào tạo ở các trường học Tình trạng ma túy học đường đã làm phức tạp tình hình an ninh trật tự ở nhiều nơi, đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cần xóa bỏ tận gốc nạn ma túy học đường để thế hệ trẻ của chúng ta không bị ma túy xâm hại
Trước tình hình đó, các ngành các cấp liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế,… đã có nhiều văn bản tập trung chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy học đường, nhằm mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới năm 2015 xóa bỏ cơ bản tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên; quyết tâm xây dựng bằng được “Nhà trường không có ma túy”
Tệ nạn ma túy đang xâm nhập và phát triển mạnh vào đối tượng thanh,
Trang 2nguồn nhân lực của đất nước Chính vì vậy, tệ nạn ma túy đã, đang trở thành vấn đề nhức nhối, bức bách của xã hội, là nỗi lo của nhà trường và mỗi gia đình
Là người quản lý trường học, để phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy ở nhà trường, tôi luôn xác định rằng đây là một yêu cầu vô cùng bức xúc, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ nhằm huy động toàn lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia công tác này Để đảm bảo vững chắc vai trò người chủ tương lai của đất nước, ngoài sự cố gắng tự
thân như Bác Hồ đã căn dặn “… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” đã cho thấy thanh, thiếu niên là những người chủ tương lai của nước
nhà Do đó, toàn xã hội phải có trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho thanh, thiếu niên trong đó có giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về ý thức phòng tránh tệ nạn xã hội với cả tình thương, kỷ cương
và trách nhiệm Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác giáo dục phòng chống ma túy ở trường THPT Long Xuyên hiện nay – Thực trạng và giải pháp” Nhằm
phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cải tiến, để những năm tiếp theo công tác hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy đạt hiệu
quả Với mong muốn cuối cùng đạt được mục tiêu “Nhà trường không có ma
túy”, “nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Long Xuyên – Tỉnh An Giang”
2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy ở trường THPT Long Xuyên – Tỉnh An Giang Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến công tác hoạt động giáo dục phòng, chống
ma túy trong nhà trường nói riêng, công tác quản lý của người hiệu trưởng nói chung ở trường THPT Long Xuyên – Tỉnh An Giang
3 Nhiệm vụ nghiêm cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài
- Phân tích thực trạng công tác hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường của hiệu trưởng ở trường THPT Long Xuyên – Tỉnh An Giang giai đoạn 2009 – 2012
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến cải tiến công tác hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy trong thời gian tới
4 Giới hạn của đề tài:
Qua thực trạng chung của xã hội và hiện trạng ở trường THPT Long Xuyên trong 3 năm gần đây, công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng, chống
ma túy, là cơ sở, là điều kiện soi rọi lại những lý luận đã được tiếp thu và các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống, kiểm soát ma túy trong nhà trường so với thực tiễn chỉ đạo ở nhà trường trong thời gian qua Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý, chỉ đạo, đồng thời tìm ra những giải pháp có hiệu quả hơn trong việc chỉ đạo hoạt động giáo
Trang 3Trong nhà trường phổ thông, người quản lý trường học ngoài việc trực tiếp quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp, đồng thời cũng phải quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục dân số, giáo dục phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội,…Do thời gian không cho phép, trong khuôn
khổ bài viết, tôi xin được phép chỉ đi sâu vào vấn đề: “ Công tác giáo dục phòng, chống ma túy ở trường THPT Long Xuyên – Thực trạng và giải pháp” trong 3 năm vừa qua (từ năm 2009 đến 2012)
Trang 4Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG NHÀ TRƯỜNG
1.1 Các khái niệm:
1.1.1 Khái niệm ma túy:
Ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó, gây ra hiện tượng quen rồi không nhớ, không dể bỏ được Mọi sự sử dụng ma túy quá liều hoặc vào mục đích tiêu khiển được coi là lạm dụng ma túy
1.1.2 Khái niệm về giáo dục:
- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh mhững kinh nghiệm xã hội của loài người
- Theo nghĩa hẹp: Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, của niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội kể cả việc phát triển thể lực
* Giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường:
Là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình
giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ, hình thành một tâm thế đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến phòng, chống ma túy
1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh về giáo dục:
1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân
tộc và cả nhân loại Theo C.Mác: Giáo dục - đào tạo “Tạo ra cho nền kinh tế
của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế
và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tuếch” Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”
Kế thừa quan điểm của C.Mác-Ăngghen, Lênin luôn coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất lao động, để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu Chính vì vậy mà Người chủ
thông và tổng hợp cho tất cả trẻ em trai gái dưới 17 tuổi” trên cơ sở nguyên
lý “Giảng dạy phải kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất xã hội, đào tạo những thành viên phát triển toàn diện cho xã hội cộng sản”
Trang 5Có thể nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục - đào tạo đã đề cập một cách sâu sắc, toàn diện cả về lý luận và chiến lược xây dựng, phát triển một nền giáo dục quốc dân không chỉ đối với các nước đi lên CNXH
mà với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đích cao
cả của sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi, thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng, trong cuộc đời hoạt động của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định của sự nghiệp cách mạng Chính vì vậy mà toàn bộ tư tưởng và cuộc đời hoạt động của người đều nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Người mong muốn mỗi người dân đều biết đọc, biết viết chữ quốc
ngữ để nâng cao dân trí, giữ vững nền độc lập và làm cho dân giàu nước mạnh
Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc (3/1965), Người chỉ rõ:
“Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người dạy học là: Chăm lo dạy dỗ con
em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”
Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm
dạy tốt và học tốt Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không
xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật” Lý luận và thực tiễn của Người
được xem là tư tưởng chiến lược của việc tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục
- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống ma túy:
1.3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước:
Đứng trước tình hình về tệ nạn ma túy như đã nêu trên, Đảng, Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh kiên quyết và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, Ngành, các cấp thực hiện Một số văn bản chỉ đạo:
- Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 04/01/2000 Chương XVIII – Các tội phạm về ma túy
- Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần thứ 3 khoá XII ngày 03/06/2008 (Điều 10, mục 1 – Luật phòng, chống ma túy quy
Trang 6dục khác: “Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục về Luật phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy”)
- Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”
- Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
1.3.2 Quan điểm của Bộ GDĐT và các Bộ Ngành liên quan:
Xác định rõ Ngành giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong công tác ngăn ngừa, giáo dục phòng, chống ma túy.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
và các Bộ Ngành liên quan đã phối hợp và ban hành các văn bản về công tác giáo dục phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên
- Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành qui định về: “Công tác phòng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”
- Chương trình hành động số 02/Ctr-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy
ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Các kế hoạch về giáo dục phòng, chống ma túy của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang; Kế hoạch năm học 2011 – 2012 của trường THPT Long Xuyên – Tỉnh An Giang
1.4 Nguyên nhân và tác hại của ma túy trong nhà trường:
1.4.1 Nguyên nhân:
1.4.1.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Bản thân người nghiện có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức không hiểu được tác hại to lớn của tệ nạn nghiện ma túy, nên bị những đối tượng xấu
kích động, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển, mua bán ma túy
- Lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả Cuộc sống gia đình gặp bế tắc (ly hôn, thất nghiệp, thất tình, gặp bất hạnh…)bị stress trong cuộc sống
- Thiếu bản lĩnh, dễ bị kẻ xấu kích động lôi kéo
- Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều người đã chủ động đến với ma túy
1.4.1.2 Nguyên nhân khách quan:
- Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả… Một số người
không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy
Trang 7- Do thói quen và tập quán của địa phương nơi trồng cây thuốc phiện, cần
sa
- Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại dẫn đến một
số học sinh có lối sống chơi bời trác táng, tham gia vào các tệ nạn xã hội
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả
- Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên một
số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em tạm trú, sinh sống có nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma túy từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh
- Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em mình Cha, mẹ và những người lớn tuổi do mãi làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện, hoặc có hành vi buôn bán ma túy…
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma túy
- Sự mở cửa và giao lưu quốc tế, cũng góp phần làm gia tăng tệ nạn ma túy,…
1.4.2 Tác hại của việc nghiện ma túy:
1.4.2.1 Đối với bản thân người nghiện ma túy: Các chất ma túy tác động
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thông qua tác động xấu đến đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục
1.4.2.2 Đối với hệ hô hấp:
Các chất ma túy gây tăng tầng số thở trong thời gian ngắn, sau đó gây ức chế hô hấp nhất là dùng quá liều Nhiều trường hợp ngừng thở không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong Một số trường hợp sử dụng cocain có thể bị phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang viêm phổi lên cơn hen phế quản…một số trường hợp dẫn đến ung thư phổi
1.4.2.3 Đối với hệ tim mạch:
Các chất ma túy làm tăng nhịp tim ảnh hưởng trực tiếp đến tim, gây co thắt mạch vành, tạo nên cơn đau thắt ngực, có thể gây nhồi máu cơ tim Chất ma túy cũng gây tình trạng co mạch, làm tăng huyết áp, có người sau khi hút thử vài hơi cần sa đã bị nhồi máu cơ tim, gây tai biến
1.4.2.4 Đối với hệ thần kinh: Sử dụng ma túy giai đoạn đầu có thể gây
hưng phấn sảng khoái, lệ thuộc thuốc… sau đó sẽ gây ra những tai biến như co
giật, xuất huyết, đột quỵ…
1.4.2.5 Đối với gia đình:
- Gia đình có người nghiện ma túy luôn trong tình trạng bất hạnh, tiêu tốn nhiều về tiền bạc, sức khỏe dẫn đến khánh kiệt về kinh tế, thường xuyên bất hòa
Trang 8gây đổ vỡ tình cảm gia đình, đây là hậu quả dễ nhận thấy nhất đối với những gia
đình có người nghiện ma túy
- Là một trong nguyên nhân đổ vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa những người trong gia đình với người nghiện Mặc khác, người nghiện có xu hướng sống
“thu mình” ngại tiếp xúc, lẫn tránh với người than, thay đổi tính cách như cáu
gắt, lừa dối, trộm cắp,…
- Khi lên cơn nghiện thì người nghiện thường mất hết lý trí, không còn điều khiển được hành vi của mình, họ tìm mọi cách để có tiền mua chất ma túy nhằm thỏa mãn cơn nghiện Người nghiện trở nên liều lĩnh, hung bạo, như: hành hạ người thân, cha mẹ, vợ con, anh em, đập phá tài sản gia đình …Từ đó,
hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng
1.4.2.7 Đối với kinh tế:
- Tệ nạn nghiện ma túy gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin: 100.000 đồng/liều, có loại 30.000 đồng/liều đến 70.000 đồng/liều,
có người nghiện phải dùng 3lần/ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết
Riêng ở An Giang có 1.582 người sử dụng ma túy (năm 2012) tăng 169
người so với năm 2011
- Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho nhà nước hàng năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy đó là:
+ Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy
+ Chi phí cho công tác vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, cần sa
+ Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện
+ Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy
+ Chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống ma túy
+ Chi phí về giam giữ, cải tạo số người phạm tội về ma túy
1.4.2.8 Đối với trật tự xã hội:
- Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS Hiện nay nước ta có khoảng 193.350 người bị nhiễm HIV/AIDS (tháng 9/2011) hiện đang còn sống, thì có gần 75% là do bị lây qua đường tiêm chích ma túy Vì
vậy, ma túy là cầu nối gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS
Trang 9- Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ nạn mại dâm do sử dụng các
chất kích thích
- Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng tai nạn giao thông, trong đó có nhiều
vụ do người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra
- Tệ nạn nghiện ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai tiền đồ của dân tộc
- Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma túy trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thỏa mãn nhu cầu
ma túy Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội Ma túy là tác nhân gây mất trật tự an toàn
xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình và làm xuống cấp thuần phong mỹ tục
Trang 10Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
MA TÚY Ở TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2012, NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ:
2.1 Đặc điểm Trường THPH Long Xuyên:
Trường THPT Long Xuyên được xây dựng trước giải phóng năm 1975, ngay trung tâm TP Long Xuyên trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường
Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển với những đóng góp của nhiều thế hệ thầy cô và học sinh … trường THPT Long Xuyên đã trở thành trường có uy tín của tỉnh An Giang Trường được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba, nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh An Giang
2.1.1 Đội ngũ:
- Tổng số CBGV-NV: 94 Nữ: 62 Nhân viên:08
- Tổ chuyên môn: 12 Tổ văn phòng: 01
- 100% giáo viên đạt chuẩn, 07 đạt trình độ thạc sĩ, 03 giáo viên phụ trách công tác thực hành thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh
2.1.2 Chất lượng dạy học:
- Kết quả kiểm tra GD trên lớp của GV năm học 2011 - 2012:
Tổng số GV được kiểm tra: 25/82
- Tỉ lệ thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng: trên 55%
2.1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ học:
- Thầy cô chủ nhiệm tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đội ngũ đoàn thể năng nổ, nhiệt tình, vững vàng trong công tác Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập, cũng như tích cực tham gia các hoạt động khác của nhà trường Đoàn thanh niên, phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn kiểm soát các tiết học của các em
- Trường lớp khang trang, có sân chơi tương đối thuận lợi cho các hoạt động ngoài giờ như: thường xuyên tổ chức hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, thể dục thể thao, câu lạc bộ khoa học trẻ … tạo nhiều sân chơi lành mạnh, trí tuệ để thu hút các em tham gia, nhằm xa lánh các tệ nạn xã hội
- Vào đầu năm học, trường phối cùng với công an phường Mỹ Long ký kết giao ước về việc phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy trong trường học
Tổ chức cho phụ huynh và học sinh làm cam kết không sử dụng các chất kích thích, gây nghiện … đặt thùng thư góp ý, thành lập đội thanh niên tình nguyện,
Trang 11thanh niên xung kích rãi đều trong các lớp và đảm bảo bí mật cho các em để nắm bắt những thông tin từ phía học sinh
- Việc tăng cường quản lý chặt chẽ và phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường … đặc biệt là các nguồn thông tin thường xuyên nên đã sớm phát hiện để ngăn chặn kịp thời, tránh được sự lôi kéo của các đối tượng vi phạm
2.2 Công tác giáo dục phòng, chống ma túy từ năm 2009 đến 2012 ở trường THPT Long Xuyên:
Trường THPT Long Xuyên, từ những năm học 2009 – 2012 tệ nạn xã hội xuất hiện dưới dạng như sau:
- Đối tượng ngoài nhà trường: một số băng nhóm đón học sinh vào giờ ra
về để giật dây chuyền, xin tiền, gây gổ đánh nhau (do mâu thuẫn giữa học sinh với nhau về việc bạn bè, trai gái,…mà học sinh lôi kéo đối tượng bên ngoài vào); một số đối tượng tổ chức hút, chích cạnh trường
- Đối tượng học sinh của trường: trốn học chơi game, đánh bi da, trộm
cắp xe đạp, sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, uống rượu bia và đặc biệt
có trường hợp sử dụng hêroin gây nghiện
+ Năm học 2009 – 2010: có 01 học sinh sử dụng hêroin, 09 trường
hợp gây gổ đánh nhau ngoài nhà trường có liên quan băng nhóm bên ngoài, 05 trường hợp gây gổ đánh nhau bên ngoài nhà trường, 02 trường hợp sử dụng xe
mô tô không có giấy phép, 03 học sinh vi phạm hút thuốc lá
+ Năm học 2010 – 2011: 01 học sinh có nghi vấn sử dụng chất kích
thích, 05 trường hợp gây gổ đánh nhau ngoài nhà trường, 04 trường hợp vi phạm ATGT
+ Năm học 2011 –2012: 03 trường hợp gây gổ đánh nhau ngoài nhà
trường, 02 trường hợp vi phạm ATGT
2.3 Kết quả đạt được của công tác giáo dục phòng, chống ma túy:
Việc tăng cường quản lý chặt chẽ và phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục, tuyên truyền, thông qua các phiếu điều tra, phiếu cam kết, phiếu phát giác, phiếu bài tập…(phụ lục 1,2,3,4,5) Đặc biệt nguồn thông tin thường xuyên, nên đã sớm phát hiện để ngăn chặn kịp thời, tránh được
sự lôi kéo của các đối tượng vi phạm Một số biểu hiện nổi cộm đã xử lý triệt để như sau:
- Đầu năm 2009 – 2010: Khi phát hiện 01 học sinh ở lớp 10 có sử dụng
hêroin, trường tiến hành tìm hiểu và được biết học sinh này đã nghiện từ năm học trước (lớp 9, trường THCS Mỹ Bình), phụ huynh cũng đã biết và thừa nhận việc nghiện ngập của em Sau khi phối hợp với gia đình và các ngành chức năng đều thống nhất cho em nghỉ học một năm để cai nghiện; đến năm học sau em trở lại học bình thường và có chuyển biến đáng kể, không còn tái nghiện hay vướng đến tệ nạn ma túy
Trang 12- Những năm học 2010 – 2011: Có 01 trường hợp nghi vấn em sử dụng
chất kích thích, nhờ làm tốt công tác phối hợp nên đã ngăn chặn kịp thời, không dẫn tới việc nghiện ngập
- Năm học 2011 – 2012: không còn học sinh liên quan đến tệ nạn ma túy
Những biểu hiện trên đây là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của một số ít cán bộ - đảng viên và quần chúng nhân dân chưa đầy đủ, thống nhất, chưa toàn tâm, toàn ý cho hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội
- Công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý địa bàn đôi lúc buông lỏng hoặc nhiều sơ hở Sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương còn phân tán, thiếu đồng bộ; các biện pháp phòng, chống, xử lý thiếu kiên quyết, chưa nghiêm
- Những tệ nạn thường len lỏi vào nhà trường, thâm nhập vào nhà trường thông qua những học sinh lười học Vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan đã góp phần tạo nên mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn trong nhà trường, bởi vì học sinh đến lớp trong giờ chính khóa chỉ học cho có lệ, vì nội dung trong giờ học đã được học ở nhà thầy cô
- Một bộ phận PHHS vì điều kiện sinh sống không quan tâm chăm sóc, theo dõi, quản lý con cái chưa chặt chẽ hoặc quá nuông chìu con, đã vô tình đưa con vào chỗ sai lầm, tai hại; còn bản thân học sinh thì thiếu bản lĩnh, không tự chủ được bản thân
2.3.2 Nguyên nhân khách quan:
- Do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, du nhập lối sống chạy theo đồng tiền, thích đua đòi, hưởng thụ Ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc
- Thực trạng xã hội hiện nay còn tồn tại băng nhóm kiểu xã hội đen; tồn tại hoạt động hút chích ma túy; nói tục, chửi thề,…Vì thế, khi phát sinh mâu thuẫn với nhau, học sinh đã lôi kéo bọn xấu để đánh bạn; ngược lại, bọn xấu rủ
rê, lôi kéo học sinh vào con đường trụy lạc hút chích
- Gia đình không thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em; những người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu
- Đối với nhà trường, với hàng ngàn học sinh thì thầy cô không thể theo dõi chặt chẽ hết mỗi học sinh ở mọi lúc, mọi nơi
- Các đoàn thể, các tổ chức xã hội chưa thu hút được thanh thiếu niên vào các hoạt động hữu ích
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy