HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh sách các bảng 3
Mở đầu 4
Phần I: Tổng quan về du lịch thác 7
Chương 1: Những vấn đề chung về du lịch, du lịch sinh thái và du lịch địa chất 7
1.1 Các khái niệm chung về du lịch 7
1.2 Lịch sử phát triển du lịch 7
1.3 Đặc trưng của ngành du lịch 12
1.4 Các loại hình du lịch 13
1.5 Phát triển du lịch bền vững 14
1.6 Du lịch sinh thái 16
1.7 Du lịch địa chất 25
Chương 2: Du lịch sinh thái thác nước 29
2.1 Khái niệm thác nước 29
2.2 Sự hình thành thác nước 29
2.3 Các loại hình thác nước 34
2.4 Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái thác nước 34
Phần II: Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái thác Trinh Nữ 36
Chương 3: Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội thác Trinh Nữ 36
3.1 Serepok – tiềm năng du lịch trên sông của tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông 36
3.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên thác Trinh Nữ 39
3.3 Đặc điểm môi trường xã hội khu vực Thác Trinh Nữ 42
3.4 Đánh giá hiện trạng du lịch tại khu du lịch sinh thái Thác Trinh Nữ 47
Trang 2Chương 4: Định hướng quy hoạch phát triển du lịch khu vực thác Trinh Nữ 49
4.1 Mục tiêu định hướng phát triển khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ 494.2 Phương án quy hoạch phân khu chức năng 504.3 Hạ tầng kỹ thuật 514.4 Những hiệu quả của việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Trinh Nữ
Chương 6: Đề xuất một số giải pháp phục vụ phát triển du lịch bền vững vùng CưJút 65 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo 74 Các phụ lục
Trang 3DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG
Bảng 1.1: Biểu đồ thể hiện lượng khách đi du lịch quốc tế từ năm 1950 – 2005Bảng 1.2: Ước tính lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 –2010
Hình 2.1: Mô hình thác đá đổ Trinh Nữ – Sông Serepok
Hình 3.1: Bản đồ địa hình vùng nghiên cứu – Khu du lịch sinh thái thác Trinh NữHình 3.2: Thác Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông
Hình 3.3: Quần thể đá Basalt tại thác Trinh Nữ – Sông Serepok
Hình 3.4: Khối đá Basalt dạng cột tại thác Trinh Nữ
Bảng 4.1: Lượng khách tham quan và tổng doanh thu tại khu du lịch thác TrinhNữ năm 2006 và quý I năm 2007
Hình 4.1: Bản đồ Quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ
Hình 4.2: Bản vẽ Toàn cảnh khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ
Hình 4.3: Bản vẽ Sảnh trung tâm khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ
Bảng 5.1: Ma trận tác động của quá trình xây dựng dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ
Bảng 5.2: Ma trận tác động khi đưa khu du lịch thác Trinh Nữ vào hoạt độngHình 6.1: Bản đồ Đề xuất quy hoạch phát triển công viên địa chất
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Du lịch được xem là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ pháttriển nhanh nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác Nó mang lại nhiều lợi ích tolớn và là nguồn lợi đáng kể cho một quốc gia hay một vùng lãnh thổ Du lịchđáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và khám phá, tìm hiểu của con người ngàycàng tăng cao
Có nhiều loại hình du lịch mà trong đó loại hình du lịch sinh thái hiệnđang được nhiều người ưa chuộng do tính hướng tới thiên nhiên của nó Du lịchsinh thái giúp con người có thể khám phá và hòa hợp với những vùng thiênnhiên mới lạ, đồng thời kết nối con người lại gần nhau hơn Mặt khác, du lịchsinh thái là một hình thức du lịch bền vững mà con người đang cố gắng hướngtới
Với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, đã mang đến choViệt Nam một tiềm năng du lịch rất lớn Hoạt động du lịch có thể được tổ chức ởtất cả các tỉnh thành với những nét độc đáo rất riêng và đặc sắc Cùng với sựphát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch Việt Nam đã có những bước tiếnđáng kể và được quốc tế biết đến như một nơi du lịch an toàn và độc đáo Ngàycàng nhiều du khách quốc tế chọn Việt Nam là một trong những điểm đến để dulịch và để quay lại trong những lần du lịch tiếp theo
Đăk Nông – một tỉnh rất mới của nước ta được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk từnăm 2003, cũng nhanh chóng trở thành một địa điểm mà nhiều du khách lựachọn làm điểm đến du lịch Là một trong những tỉnh thuộc vùng đất đỏ basaltTây Nguyên trù phú, Đăk Nông không chỉ sở hữu những vùng thiên nhiên còn
Trang 5mang tính hoang dã chưa bị quá trình đô thị hóa xâm phạm mà còn là nơi sinhsống của hơn 30 dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán đặc sắc Họ lànhững con người hiền hòa và giàu lòng hiếu khách.
Một trong những tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn ở Đăk Nông là nhữngcon thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên do con sông Serepok chảy qua các vùng đấtmà tạo thành Đó là thác Gia Long, Draysap, Trinh Nữ, Dray Nur,… tạo nên vẻđẹp huyền ảo cho vùng đất còn hoang sơ này
Thác Trinh Nữ nằm cách Thị xã Gia Nghĩa 142 km và cách thành phốBuôn Ma Thuột 20 km về phía Nam nằm trong khu vực cụm thác Draysap là mộttrong những địa điểm có tiềm năng du lịch rất lớn cần được quy hoạch và khaithác Ngoài ra, việc tiến hành tổ chức hoạt động du lịch ở địa phương này cònmang ý nghĩa rất lớn cho người dân về mặt xã hội cũng như là tăng thêm nguồnthu đáng kể cho ngân sách
Bên cạnh các lợi ích do du lịch mang lại như: lợi ích về kinh tế, lợi ích vềbảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, lợi ích về nhân văn,… các vấn đề về ônhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra cũng không nhỏ Và thậm chí cóthể mang đến những ảnh hưởng nặng nề trực tiếp hay gián tiếp đến môi trườngvà hoạt động sống của con người Do đó, công tác nghiên cứu đánh giá tiềmnăng du lịch và dự báo những tác động môi trường do hoạt động du lịch gây ra làmột việc không thể thiếu góp phần phát triển du lịch một cách bền vững vàmang lại hiệu quả tối đa cho địa phương nói riêng và quốc gia nói chung
Để làm rõ thêm tiềm năng to lớn về mặt du lịch sinh thái tại tỉnh ĐăkNông và để nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hình thức
du lịch sinh thái bền vững và hạn chế những tác động môi trường do hoạt động
du lịch sinh thái mang lại Đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh
Trang 6thái thác Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông và những vấn đề môi trườngliên quan” được sinh viên chọn làm đề tài khóa luận.
2 Mục tiêu của khóa luận
Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái của khu du lịch sinhthái thác nước Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông, từ đó đề ra các giảipháp bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác du lịchtại khu vực này
3 Nội dung chính của khóa luận
Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu vực nghiên cứu
Đánh giá các tác động môi trường do hoạt động du lịch dựa vào các dự ánquy hoạch chi tiết khu du lịch thác Trinh Nữ – huyện CưJút
Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh tháivà bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu về dự án quy hoạch chi tiết khu vực nghiên cứu, cáctài liệu liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu, hoạt động dulịch diễn ra tại khu vực, các số liệu thống kê, quan trắc chất lượng môi trườngcủa khu vực nghiên cứu
- Thu thập các bản đồ liên quan
Gồm các bản đồ hành chính – du lịch khu vực, bản đồ quy hoạch du lịchcủa dự án đầu tư xây dựng khu du lịch
- Phương pháp thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường các tuyến du lịch vàhoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu
Trang 7PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH THÁC NƯỚC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH, DU LỊCH
SINH THÁI VÀ DU LỊCH ĐỊA CHẤT
1.1 Các khái niệm chung về du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới (The World Tourist Organization) định nghĩanhư sau:
“Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú để đi đến một nơi khác, mộtmôi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá,vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng
Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của những người du hành, tạmtrú, trong mục đích khách quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trongmục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giản; cũng như mục đích hành nghề và nhữngmục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bênngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính làlàm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sốngkhác hẳn nơi định cư”
Theo pháp lệnh du lịch, tháng 2 năm 1999: “Du lịch là hoạt động của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn những nhu cầutham quan, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian ngắn nhất định”
1.2 Lịch sử phát triển du lịch
a Lịch sử phát triển du lịch trên thế giới
Thời kỳ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại: Hiện tượng đi du lịch đã xuất hiện, đó là
các chuyến đi của các nhà chính trị và thương gia Sau đó loài người đã phát
Trang 8hiện ra nguồn nước khoáng có khả năng chữa bệnh, thì loại hình du lịch chữabệnh xuất hiện Thời kỳ này hoạt động du lịch còn mang tính tự phát do các cánhân tự tổ chức.
Thời kỳ Văn minh La Mã: Người La Mã đã tự tổ chức các chuyến đi tham
quan các ngôi đền và kim tự tháp Ai Cập, các ngôi đền ven Địa Trung Hải Thờikỳ này xuất hiện loại hình du lịch công vụ và tham quan Đó là cuộc hành trìnhcủa các thương gia, các hầu tước, bá tước… Thời kỳ này con người bắt đầu có sựham muốn các chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Dođó số người đi du lịch tăng lên và lúc này du lịch bắt đầu trở thành cơ hội kinhdoanh
Thời kỳ phong kiến: Hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn, các chuyến
đi nhằm mục đích lễ hội ngắm cảnh, giải trí của các tầng lớp vua chúa quan lạiphát triển mạnh, các khu vực có giá trị chữa bệnh và phục hồi sức khỏe thu hútđông đảo khách du lịch Các hoạt động buôn bán của các thương gia phát triểnnhanh không chỉ diễn ra trong một nước mà còn rộng ra các nước xung quanh, dođó loại hình du lịch công vụ phát triển
Các hoạt động phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi cũng hình thành vàphát triển rõ hơn, du lịch lúc này được định hình với tư cách là một ngành kinh tế– ngành du lịch
Thời kỳ Cận đại: Du khách tập trung chủ yếu vào các nhà tư bản giàu có,
giới quí tộc trong xã hội Hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mới chỉ tậptrung ở một số nước tư bản có nền kinh tế phát triển
Thời kỳ hiện đại: Đặc biệt là thế kỷ XX sự phát triển của công nghiệp và
những phát minh về khoa học đã tạo ra cho du lịch tiến bước nhanh chóng, đó làsự xuất hiện của xe lửa, ô tô, đặc biệt là khi xuất hiện máy bay thì du lịch trởthành nhu cầu quan trọng đối với mọi người
Trang 9Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế chỉ mới thực sự xuất hiện từ giữathế kỷ XIX Đó là năm 1841 Thomas Cook, người Anh, đã tổ chức chuyến điđông người đầu tiên đi du lịch trong nước, sau đó ra nước ngoài, đánh dấu sự rađời của tổ chức kinh doanh lữ hành.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của các hoạt động du lịch trên thế giới đánhdấu ngành du lịch như một hiện tượng đáng chú ý nhất của nền kinh tế và xã hộitrong thế kỷ qua Lượng những chuyến bay quốc tế với mục đích du lịch chỉ rõ sựtiến triển đó, từ con số thấp nhất là 25 triệu lượng khách đi quốc tế trong năm
1950 đến xấp xỉ 806 triệu trong năm 2005, tương ứng với tỷ lệ trung bình hằngnăm là tăng lên 6,5%
Bảng 1.1 Biểu đồ thể hiện lượng khách đi du lịch quốc tế từ năm 1950 – 2005
Nguồn: [12]
Suốt trong khoảng thời gian này, tốc độ phát triển đã đặc biệt lớn mạnh ởChâu Á – Thái Bình Dương (trung bình 13%/năm) và ở Trung Đông (trung bình10%/năm), trong khi đó ở Châu Mỹ (trung bình 5%/năm) và Châu Âu (trung bình
Trang 106%/năm) với tốc độ chậm hơn so với tỷ lệ phát triển trung bình của thế giới Tuynhiên, Châu Âu và Châu Mỹ là khu vực đón nhận khách du lịch chủ yếu trongkhoảng từ 1950 đến 2000 Cả hai châu lục này thu hút 95% trong tổng tỷ lệkhách du lịch trong năm 1950, 82% vào 40 năm sau đó và 76% trong năm 2000.
Theo WTO dự báo, năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thếgiới ước tính lên đến 1.006 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USDvà ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khuvực Châu Á – Thái Bình Dương Theo dự báo, đến năm 2010 thị phần đón khách
du lịch quốc tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đạt 22,08% thị trường dulịch toàn thế giới, sẽ vượt Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ hai sau Châu Âu vàđến năm 2020 sẽ là 27,34%
b Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam
Ở Việt Nam hiện tượng đi du lịch xuất hiện rõ nét từ thời phong kiến, đólà các chuyến du lịch của vua chúa đi thăm các thắng cảnh, lễ hội và các chuyến
đi du ngoạn của các thi sĩ như Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà HuyệnThanh Quan…
Thời kỳ cận đại: Du lịch vẫn chỉ thuộc về một bộ phận rất nhỏ, đó là
những người có địa vị, tiền bạc, còn đại bộ phận dân hầu như chưa biết đến dulịch
Sau khi giành được chính quyền năm 1945, du lịch Việt Nam hầu nhưkhông phát triển Đến sau năm 1975 đất nước được độc lập hoàn toàn, cácchuyến đi du lịch của cán bộ công nhân viên và người lao động có nhiều thànhtích được nhà nước đài thọ theo chương trình điều dưỡng đã tăng lên nhanhchóng
Đặc biệt là sau năm 1990 khi chính sách đổi mới và thực hiện đổi mới nềnkinh tế đã thu được những thành công thì du lịch trở thành xu hướng có tính phổ
Trang 11biến trong mọi tầng lớp dân cư Các hoạt động du lịch đã phát triển mạnh mẽ cảvề số lượng lẫn loại hình, chỉ tiêu và thời gian Du lịch không chỉ diễn ra trongnước mà cả các chuyến đi du lịch ra nước ngoài cũng tăng dần.
Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu qua các mốc lịch sửsau:
Ngày 9/7/1960 thành lập công ty du lịch Việt Nam thuộc Bộ NgoạiThương
Ngày 12/9/1969 ngành du lịch được giao lại cho Bộ Công An và Vănphòng Thủ tướng trực tiếp quản lý, giai đoạn này chủ yếu phục vụ các đoànkhách của Đảng và Nhà nước, những người có thành tích trong chiến đấu, laođộng và học tập
Ngày 27/6/1978 Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộcHội đồng Bộ trưởng Qua nhiều lần tách nhập vào các bộ khác nhau, đến cuốinăm 1992, Tổng cục Du lịch lại được thành lập trở lại và tồn tại đến nayNgành
du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của một ngành kinh tế đầy triểnvọng Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WTTC đưa ra dự đoán Việt Nam sẽlà 1 trong 10 nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 2006 –
2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2% - 9,9%
Bảng 2.2: Ước tính lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 – 2010
Năm Số lượt khách (lượt) Tỷ lệ tăng trưởng(%)
Trang 121.3 Đặc trưng của ngành du lịch
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:
Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự
hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và cácdịch vụ kèm theo… )
Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinhtế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện,nước, nông sản, hàng hóa,…)
Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịchm những người phục vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch,các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn đa thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách dulịch và người tham gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tếvà nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội
Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể
cá điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia vớinhau
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung
với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịchnghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịchnghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí,… (theo tính chất công việc của những ngườihưởng thụ sản phẩm du lịch)
Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là
hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền
Trang 131.4 Các loại hình du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép xác địnhđược vai trò của du lịch Từ đó có thể xác định cơ cấu khách hàng, mục tiêu củađiểm du lịch Sau đây là sự phân loại theo tác giả Trần Thị Thúy Lan và NguyễnĐình Quang trong Giáo trình tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội, 4/2005:
a Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
- Du lịch dân tộc học
c Căn cứ vào loại hình cư trú
- Du lịch ở trong khách sạn
- Du lịch ở trong Motel
- Du lịch ở trong nhà trọ
- Du lịch cắm trại
d Căn cứ vào thời gian chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày
Trang 14- Du lịch dài ngày
e Căn cứ vào hình thức tổ chức
- Du lịch theo đoàn
- Du lịch cá nhân
f Căn cứ vào lứa tuổi du khách
- Du lịch của những người cao tuổi
- Du lịch của những người trung niên
- Du lịch của tầng lớp thanh niên
- Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em
g Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông
- Du lịch bằng mô tô – xe đạp
- Du lịch bằng tàu hỏa
- Du lịch bằng tàu thủy
- Du lịch bằng xe hơi
- Du lịch bằng máy bay
k Căn cứ vào phương thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói
- Du lịch từng phần
1.5 Phát triển du lịch bền vững
1.5.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững (sustainable tourirm)
Du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanhnhất so với các lĩnh vực kinh tế khác Du lịch có tác động tiêu cực và tích cựctrong đời sống của con người và môi trường
“Những chính sách phát triển du lịch bền vững và việc thực hiện quản lýtheo những chính sách này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình du lịch tại cácloại địa điểm khác nhau Nguyên tắc bền vững dựa vào điều kiện môi trường,
Trang 15kinh tế và văn hóa – xã hội tại điểm du lịch, và sự cân bằng phải được thiết lập
giữa ba nhân tố này để đảm bảo sự bền vững lâu dài” (Theo UNEP, 2007)
Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) xuất hiện chừng 10năm trở lại đây, trên cơ sở cải thiện và nâng cấp khái niệm “Du lịch Mềm” đầunhững năm 1990 và được đa số các quốc gia và hiệp hội du lịch lớn trên thế giớiủng hộ
Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) năm 1996: “Du lịchbền vững là sự đáp ứng lại nhu cầu hiện tại của người đi du lịch và vùng du lịchmà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”
Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và đơn vị kinh doanh du lịch quản lý tấtcả các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó để một mặt đáp ứng đượccác nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, mặt khách vẫn duy trì được bản sắc vănhóa, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái bảođảm sự sống (Theo Hens L,1998)
1.5.2 Mười nguyên tắc của du lịch bền vững
Theo Hồng Vân (2006), du lịch bền vững được chia làm các nguyên tắc sau:
Sử dụng các tài nguyên tự nhiên, xã hội, văn hóa một cách hợp lý
Giảm thiểu tiêu thụ nguyên liệu, giảm tải tiêu thụ rác thải độc hại đối vớimôi trường
Duy trì tính đa dạng của môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa
Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của vùng, địa phương, quốcgia
Hỗ trợ kinh tế địa phương, tính toán các chi phí phát triển để bảo vệ địaphương
Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong cộng đồng địa phương
Trang 16 Có sự tư vấn và nhất trí của các cơ quan chủ quản và người dân trong pháttriển du lịch.
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, cải thiện chất lượng của sản phẩm dulịch
Tiếp thị một cách có trách nhiệm, chính xác; giáo dục ý thức bảo vệ môitrường trong du khách
Triển khai các công cụ để hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi íchcho khu du lịch, các nhà kinh doanh du lịch và du khách
1.6 Du lịch sinh thái
1.6.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở ViệtNam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh tháinhư sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóabản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và pháttriển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Theo hội du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Society)định nghĩa du lịch sinh thái là: “du lịch một cách có trách nhiệm khi đến nhữngvùng đất tự nhiên, nơi mà giữ gìn môi trường và mang thịnh vượng đến chongười dân địa phương”
Theo hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998: “Du lịch sinh thái là du lịchcó mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tựnhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thờitạo cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tàichính cho cộng đồng địa phương”
Theo hội đồng quốc gia Australia về chính sách du lịch sinh thái (TheAustralian Commission on National Ecotourism Strategy) đã gọi du lịch sinh thái
Trang 17là: “Du lịch dựa trên nền tảng tự nhiên, bao gồm kiến thức và cách thể hiện đốivới môi trường tự nhiên và đưa đến bền vững về sinh thái”
1.6.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tàinguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch baogồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một sinh thái cụ thể và các giá trị vănhóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đượccoi là tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợptự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khaithác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đíchphát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tàinguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đang khai thác và tàinguyên chưa khai thác
Mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái phụ thuộc vào các yếu tốsau:
Trang 18- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốncòn tiềm ẩn.
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thảo mãn nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của khách du lịch sinh thái
- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái,đặc biết ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên
b Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn
Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu được hìnhthành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú, vì thế tàinguyên du lịch sinh thái cũng có đặc điểm này Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt,nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quý hiếm, thậmchí có những loài tưởng chừng đã tuyệt chủng, được xem là những nguồn tàinguyên du lịch sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
Ví dụ: Hệ sinh thái núi cao thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bidioup – NúiBà, Lâm Đồng nơi còn bảo tồn được loài thông 2 lá và thông đỏ, những loài thựcvật được xem là chỉ còn tồn tại dưới dạng hóa thạch, là một trong những tàinguyên du lịch sinh thái đặc sắc ở Việt Nam
Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động
Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm đối với các tác động củacon người Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảmhay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tácđộng của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái
Trang 19đó và kết quả là tài nguyên du lịch sinh thai sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độkhác nhau.
Ví dụ: hệ sinh thái rạn san hô ở khu vực vịnh Hạ Long đã từng có nhữngthời kỳ phát triển Tuy nhiên dưới tác động của quá trình lắng động bụi than dohoạt động khai thác than, của việc khai thác san hô để bán làm hàng lưu niệm,vủa việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ… , tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị nàyđã bị suy giảm nhiều và hiện chỉ còn tồn tại với quy mô không lơn quanh một sốđảo xa bờ
Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau
Trong các loại tài nguyên du lịch sinh thái, có loại có thể khai thác đượcquanh năm, song cũng có loại mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ Sựlệ thuộc này chủ yếu dựa theo diễn biến của khí hậu, mùa di cư và sinh sản củacác loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm
Để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà quản lý, tổchức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tình mùa của các loại tàinguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp
Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
Một đặc điểm có tính đặc trưng của tài nguyên du lịch là chúng thườngnằm xa các khu dân cư; bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, bị biến đổi, thậmchí không còn nữa, do tác động trực tiếp của người dân như săn bắn, chặt cây,…nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của mình Điều này giải thích tại sao phầnlớn tài nguyên du lịch sinh thái lại nằm trong phạm vi các vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên – nơi có sự quản lý chặt chẽ
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi khai thác có thể vận chuyểnđến nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu
Trang 20thụ, tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng thườngđược khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách Trongmột số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công viên vớinhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách thăm quan.Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm du lịch sinh thái đích thực,chúng được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt là ởcác đô thị lớn là nơi mà người dân có rất ít điều kiện để đến các khu tự nhiên.
Do những đặc điểm trên nên để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên du lịch sinh thái, cần thiết phải có được điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợitiếp cận với các khu vực tiềm năng Thực tế cho thấy các vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên,… nào có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông thì hoạtđộng du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng sẽ phát triển hơn Ngược lại,có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc như hệ sinh thái núi cao Fansipan,khu bảo tồn Bidoup – Núi Bà; hệ sinh thái ngập nước nội địa Hà Tiên, U Minh,…còn chưa được khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa thu hútđược khách du lịch do một số nguyên nhân, trong đó chủ yếu là điều kiện giaothông và một số cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn
Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Phần lớn các tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch sinh tháiđược xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài Điều này dựatrên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên Tuy nhiên, trên thực tế cho thấycó nhiều tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quýhiếm hoàn toàn có thể mất đi do những tai biến tự nhiên hoặc tác động conngười Vấn đề được đặt ra là cần nắm được các quy luật tự nhiên, đoán trướcđược những tác động của con người đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên dulịch sinh thái nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể khai thác hợp
Trang 21lý, có hiệu quả; không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyênvô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
Đây cũng là yêu cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần thực hiện chiếnlược phát triển du lịch bền vững Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảocho nguồn tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch sinh thái, ít bị tổnhại; mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, khôngnhững thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn sẵn sàng đáp ứng nhucầu phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng trong tương lai
1.6.3 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển
a Du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch vào thiên nhiên, nên sự phong phúcủa thế giới tự nhiên tại các điểm du lịch sinh thái chính là giá trị của sản phẩm
du lịch Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh hoạt hiện nay không chỉ là mục tiêu củariêng du lịch sinh thái Việt Nam mà là của rất nhiều ngành, nhiều quốc gia khácnhau trong sự nghiệp bảo vệ môi trường sống chung của nhân loại
Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong giới sinh học thuộc mọi nguồn baogồm các hệ sinh thái ở đất liền, ở biển và các phức hệ sinh thái mà chúng là mộtbộ phận; đồng thời cũng bao gồm đa dạng trong các giống loài, giữa các giốngloài và các hệ sinh thái
b Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng
Khái niệm cộng đồng bao gồm 4 yếu tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác
- Có sự liên hệ về tình cảm
- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể xem là cao cả
- Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể
Trang 22Đoàn kết xã hội là một đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng Ý thứccộng đồng được quan niệm như một ý chí và tình cảm chung do quá trình cùngsinh sống trong một lãnh thổ, có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quanhệ láng giềng… Một cộng đồng tồn tại được là do các thành viên của nó luôn tìmđược tiếng nói thống nhất trong mọi hành động Quá trình công nghiệp hóanhanh chóng ở các nước phát triển đã làm biến đổi các quan hệ xã hội trongcộng đồng, chủ yếu là do cơ cấu nghề thay đổi.
Sự hình thành một cộng đồng thường dựa vào các yếu tố lãnh thổ, kinh tếvà văn hóa
Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng quan tâm đếntác động của du lịch ở các nước đang phát triển Mặc dù du lịch là một sự đầu tưcó hiệu quả kinh tế cao, du lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cựcsâu xa cho những cư dân bản địa và môi trường Nó có thể làm thoái hóa môitrường thông qua sự quá tải dẫn đến lạm phát địa phương, làm tăng khoảng cáchvề văn hóa và kinh tế giữa người địa phương với những người du lịch giàu có
Du lịch sinh thái thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tínhbền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi cótiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái phải là một nổ lựckết hợp giữa nhân dân địa phương và những khách tham quan để duy trì nhữngkhu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hóa, thông qua sự hỗ trợphát triển của cộng đồng địa phương Phát triển ở đây có nghĩa là giao quyềnhạn cho những nhóm người địa phương để họ kiểm soát và quản lý các tàinguyên có giá trị theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền cững mà còn đápứng được các nhu cầu xã hội, văn hóa và kinh tế của họ
c Du lịch sinh thái với phát triển bền vững
Trang 23Du lịch sinh thái có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cảviệc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địaphương quản lý các tài nguyên của họ Đây chính là điểm mấu chốt về bản chấtđể xem du lịch sinh thái như là một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình pháttriển bền vững về tài nguyên và môi trường Khái niệm về tài nguyên và môitrường ở đây không chỉ được hiểu đơn thuần về mặt tự nhiên mà còn mang tínhvăn hóa – xã hội Các cộng đồng địa phương có thế mang lại những điều hấpdẫn cho du khách thông qua nền văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa xãhội, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà họ dành cho du khách Chính vì vậy,những di sản văn hóa, những phong tục tập quán cùng với cách cư xử của ngườidân trong cộng đồng địa phương là một phần của sản phẩm du lịch và được nhìnnhận như một tài nguyên du lịch có giá trị bên cạnh những tài nguyên du lịch tựnhiên Những tài nguyên nhân văn này cũng cần được bảo tồn và phát triển bềnvững.
Các nhà bảo tồn đã phát triển khái niệm du lịch sinh thái với mục tiêubảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địaphương quản lý nguồn tài nguyên mà họ đang sử dụng Hoạt động du lịch ở đâyđược xem như một phương tiện hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảmbảo cho sự phát triển bền vững Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sự tham gia vàohoạt động dịch vụ du lịch của người dân địa phương sẽ làm hạn chế nhu cầu sửdụng tài nguyên mà trước đây chưa có du lịch họ phải khai thác để phục vụ cuộcsống hằng ngày
Phát triển du lịch sinh thái bền vững có các nguyên tắc sau:
Cơ sở của các nguyên tắc du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái lấy một số cơ sở sau để phát triển:
- Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hóa
Trang 24- Giáodục môi trường
- Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, để chỉ gây ảnh hưởng ở mức thấpnhất đối với môi trường
- Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường
Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững
- Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bảnnhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự pháttriển du lịch
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững Bao gồm cả tài nguyênthiên nhiên, văn hóa và xã hội Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng
cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và cáctài nguyên thiên nhiên nên được thành lập Giảm tiêu thụ, giảm chất thải mộtcách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiện, văn hóa,… (chủng loại thực vật, động vật,bản sắc văn hóa, dân tộc… )
- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ởđây
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉđem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cườngkhả năng đáp ứng các thị hiếu của khách du lịch
- Phải tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan, nhằm đảm bảo cho sựhợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh
Trang 25- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịchnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch Phải cung cấp cho du khách những thông tinđầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du lịch đối với môitrường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thõa mãn các nhucầu của du khách
1.7 Du lịch địa chất
1.7.1 Một số khái niệm
Tại hội nghị IGC lần thứ 32 tại Florence, Italia đã đưa ra các khái niệm sau:
Điểm địa chất (Geosite): là một điểm hay một vùng có diện tích từ vài m2đến nhiều km2 mà có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về địa chất và tính khoa học,các đặc tính địa chất của khu vực này (bao gồm: khoáng vật, cấu trúc, hình tháiđịa chất,… ) phải phù hợp với một hay nhiều tiêu chuẩn về phân loại như tính nổibật, tính quý hiếm, dễ bị tổn thương, tính gây nguy hiểm
Khi một vùng địa chất có tính quý hiếm đặc biệt hoặc đẹp và mang đặcđiểm quan trọng về địa chất thì nó được xem là một công viên địa chất
Công viên địa chất (Geopark): Là một vùng được xác định rõ ràng với các
di sản địa chất đặc biệt mang các tính chất: có ý nghĩa về mặt khoa học, quýhiếm, có tính thẩm mỹ cao và có giá trị giáo dục Chức năng quan trọng nhất củacông viên địa chất là để bảo vệ những di sản địa chất cho thế hệ mai sau, quảngbá các kiến thức về địa chất đến với cộng đồng, kết hợp các di sản địa chất vớinhững di sản thiên nhiên, văn hóa khác nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế bềnvững (Để làm được điều này thường thì phải thông qua du lịch)
Địa du lịch (Geotourism): Là một hình thức du lịch nhằm duy trì và phát
triển các đặc trưng thuộc địa chất tại một nơi nào đó – bao gồm: môi trường, disản, tính thẩm mỹ, văn hóa của nó và sự thịnh vượng của cư dân sống ở nơi đó
Trang 261.7.2 Lịch sử ra đời của công viên địa chất
Năm 1999: Công viên địa chất UNESCO (UNESCO Geopark) được thành
lập – Đây là vùng được bảo vệ, bao gồm những khu vực địa chất có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, hiếm có và có tính thẩm mỹ cao
Công viên địa chất tạo nền tảng cho sự kết hợp nghiên cứu khoa học, giáodục môi trường và phát triển kinh tế địa phương
Năm 2000: Mạng lưới công viên địa chất Châu Âu được thành lập
(European Geopark Network) – Với mục tiêu bảo vệ các di sản địa chất và pháttriển loại hình du lịch địa chất Công viên địa chất Châu Âu là một hệ thống cácđiểm địa chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khoa học, hiếm gặp, tínhthẩm mỹ cao và giá trị giáo dục cao
Năm 2004: Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO (Global
UNESCO Network Geoparks) được thành lập tại hội nghị về công viên địa chấtlần thứ nhất, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 5 ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Trong đó, Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu là một hệ thống baogồm các công viên địa chất trên khắp thế giới và các điểm di sản địa chất làkhái niệm thể luận của sự bảo vệ, giáo dục và phát triển bền vững
Tại hội nghị, 25 công viên địa chất đã được công nhận là công viên địachất thế giới Với 17 công viên địa chất thuộc Châu Âu và 8 công viên địa chấtkhác nằm trên lãnh thổ Trung Quốc
1.7.3 Nội dung về công viên địa chất
a Quy mô và sự bố trí của một công viên địa chất
Phạm vi của một công viên địa chất phải được xác định rõ ràng Đây làmột vùng đất phải đủ rộng để duy trì và phát triển kinh tế địa phương cũng nhưđể phát triển văn hóa xã hội địa phương (chủ yếu thông qua du lịch)
Trang 27Công viên địa chất bao gồm một số các điểm di sản địa chất có ý nghĩamang tầm cỡ quốc tế hay một cụm các điểm địa chất mà sự tồn tại của chúngmang ý nghĩa đối với khoa học, hiếm có và tính thẩm mỹ cao.
Những thành phần không mang tính địa chất như: hệ sinh thái, các di sảnmang giá trị lịch sử, các di sản mang giá trị văn hóa,… cũng là một phần quantrọng trong công viên địa chất
b Quá trình quản lý và môi trường địa phương
Điều kiện tiên quyết để bất cứ một công viên địa chất nào được thànhlập và phát triển một cách thành công là nhờ sự quản lý chặt chẽ, hợp lý vàđề ra những kế hoạch, mục tiêu cụ thể Tại công viên địa chất, các hành vi
cư xử của khách thăm quan đối với các di sản địa chất phải được quản lý đểbảo vệ các di sản này, đồng thời công viên địa chất phải thu hút được sự quantâm của cộng đồng
Việc thành lập một công viên địa chất phải do các chuyên gia và cộngđồng địa phương đề nghị dưới sự xem xét từ chính quyền nhà nước hay chínhquyền liên bang
c Phát triển kinh tế
Một trong những mục tiêu chiến lược chủ yếu của một công viên địa chấtlà khuyến khích các hoạt động kinh tế của địa phương như: thành lập nhiều công
ty mới ở địa phương (ví dụ : công ty dịch vụ du lịch – thương mại,…), phát triểncác ngành kinh doanh quy mô nhỏ, các ngành nghề thủ công, tăng chất lượng vàsố lượng các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên và tạo được nhiềucông việc mới cho người dân
d Về mặt giáo dục
Công viên địa chất hỗ trợ những công cụ và tổ chức các hoạt động nhằmnâng cao sự hiểu biết về khoa học địa chất cho cộng đồng, đồng thời phổ biến
Trang 28những kiến thức về môi trường đến người dân Nâng cao ý thức bảo vệ môitrường và di sản địa chất, di sản tự nhiên đến cộng đồng.
Các hoạt động này gồm: Đầu tư cho các Bảo tàng, giao thông, tổ chức cáctour du lịch có hướng dẫn, quảng bá và tuyên truyền thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng hiện đại, mở cửa cho các buổi hoạt động ngoại khóa của họcsinh,…
e Sự bảo vệ và bảo tồn
Trách nhiệm của những người điều hành trong công viên địa chất là cầnphải bảo vệ và bảo đảm các di sản địa chất tránh các tác hại của môi trường bênngoài và phải phù hợp với các luật lệ và truyền thống của địa phương
f Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu
Mạng lưới các công viên địa chất toàn cầu cung cấp nền tảng cho sự hợptác và trao đổi giữa các chuyên gia và các thành viên trong lĩnh vực bảo tồn các
di sản
Dưới sự bảo trợ của UNESCO, những điểm địa chất thuộc địa phương vàquốc gia đạt được sự thừa nhận của quốc tế và thu được nhiều lợi ích thông quaviệc trao đổi kiến thức và chuyên môn
Trang 29CHƯƠNG 2: DU LỊCH SINH THÁI THÁC NƯỚC
2.1 Khái niệm
Thác nước là nơi nước rơi thẳng đứng ở nơi nó cắt qua đá cứng chắc nhô
ra ở đá mềm, đá mềm bị xói mòn Dòng chảy chảy tràn trên rìa cao nguyên hoặcbờ biển có vách đứng (Theo từ điển Địa chất Anh Việt, NXB Hà Nội, 2001)
2.2 Sự hình thành thác nước
Sự hình thành thác nước được chia làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khi dòng chảy của một con sông chảy qua lớp đá cứng (A),những lớp đất đá mềm hơn nằm dưới lớp đá cứng (A) sẽ nhanh chóng bị dòngchảy bào mòn bắt đầu tại vị trí điểm (B)
Trang 30Giai đoạn 2: Lòng sông trở nên dốc hơn tại (B) và quá trình này diễn ramột cách nhanh chóng khi dòng nước chảy mạnh qua các lớp đá và chỗ dốc vừamới hình thành.
Giai đoạn 3: Khi lớp đất đá mềm bị bóc mòn đi, một sườn dốc của thácnước bắt đầu hình thành
Trang 31Sau đó nước đổ xuống mạnh hơn nơi sườn dốc và tiếp tục bào mòn lớp đấtđá mềm tại (C).
Giai đoạn 4: Khi lớp đá mềm ở chân dốc bị bóc đi, sẽ tạo ra một cái bồn(D) tại nơi mà nước đổ từ trên cao xuống
Trang 32Một lượng đất đá tại (E) bị đổ xuống bồn nước (D) và chuyển động xungquanh bên trong bồn, làm cho bồn nước này sâu hơn và rộng ra.
Giai đoạn 5: Dưới tác động của dòng chảy, sẽ hình thành mũi đá nhô ratại (F) và rất dễ bị phá hủy
Đá mềm ở (G) tiếp tục bị làm mòn do sự vỡ đá và chuyển động của đấtđá xung quanh trong bồn nước
Trang 33Quá trình này diễn ra liên tục, và kết quả là thác nước sẽ lùi dần vềhướng phía trên của dòng chảy để lại một bồn nước lớn Ví dụ: Thác Niagara(Hoa Kỳ) lùi về phía trên dòng chảy với tốc độ 1m/1 năm
Quá trình xâm thực giật lùi về phía trên của dòng chảy diễn ra khôngngừng Các khối đất đá bị gãy vỡ do tác dụng của năng lượng dòng chảy đổxuống hồ thác nước và hai bên bờ của dòng sông Qua một thời gian dài, lượngđá bị đổ vỡ xếp chồng lên nhau và rất nhiều khối đá đủ kích cỡ phân bố rải ráctrên đoạn sông mà trước đây là thác nước Lúc này, thác nước sẽ không còn làmột dòng chảy thẳng đứng từ trên cao xuống nữa mà sẽ chảy thoải xuống, lenlỏi qua các khối đá bị gãy vỡ
Thác Trinh Nữ thuộc huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông cũng đang trong giaiđoạn “đá đổ” này Quá trình xâm thực giật lùi sau khi hình thành thác, cùng vớicác tác động ngoại cảnh khác đã tạo nên một “thác đá đổ”, với các khối đábasalt kích thước lớn nằm rải rác giữa lòng sông và dọc hai bên bờ tạo nên mộtkỳ quan độc đáo được mô tả qua mô hình sau:
Trang 34Hình 2.1 Mô hình thác đá đổ Trinh Nữ – Sông Serepok
2.3 Các loại hình thác nước
Gồm các loại hình thác nước sau:
Thác nhiều tầng: Loại thác này có dòng nước lớn chảy qua nhiều bậc,
tầng đá liên tiếp nhau Thác Trinh Nữ thuộc loại này, tuy nhiên tại thác TrinhNữ nước chảy qua một tầng đá duy nhất
Thác nước lớn: Những thác nước khổng lồ, do những con sông lớn tạo nên
khi chảy qua vùng có địa hình phức tạp
2.4 Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái thác nước
a Du lịch sinh thái thác nước có thời gian khai thác khác nhau
Ở những vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, lưu lượng nước và tốc độ dòngchảy khác nhau giữa hai mùa tạo nên sự khác biệt về hình ảnh của thác
Trang 35Vào mùa khô, lượng nước yếu đi, lưu lượng ít hơn và độ mạnh của dòngchảy thác cũng giảm đi nhiều Trái lại vào mùa mưa, lượng nước tăng đáng kể,tốc độ dòng chảy nhanh và mạnh.
Du khách thường có xu hướng khám phá các thác nước vào những ngàyhè vì sự thoải mái, thư giãn mà các thác nước này mang lại Mật độ khách dulịch vì thế mà khác nhau theo mùa
b Tài nguyên du lịch sinh thái thác nước đa dạng, đặc sắc tùy thuộc vào địa hình của vùng
Tùy thuộc vào địa hình của từng vùng lãnh thổ mà thác nước có nhiềuhình dạng độc đáo khác nhau Sự đa dạng của địa hình và do những ngoại tác màhình thành nên những thác ghềnh với mỗi nét đặc sắc riêng Đây là một trongnhững yếu tố tạo nên sức thu hút của loại hình du lịch thác nước
Ngoài ra, sự kết hợp du lịch thác nước và những tài nguyên du lịch sinhthái khác hiện có xung quanh thác như: rừng, núi, các hệ sinh thái đặc biệt,… tạo
ra những điểm du lịch có sức hấp dẫn cao
Trang 36PHẦN II
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI THÁC TRINH NỮ – HUYỆN CƯJÚT TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
KHU VỰC THÁC TRINH NỮ
3.1 Sông Serepok – tiềm năng du lịch trên sông của hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông
Dòng Serepok là chi lưu cấp I của dòng sông Mê Kông được hợp lưu bởihai dòng Krông Knô và Krông Ana tại huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk SôngKrông Knô và sông Krông Ana là 2 con sông có nguồn gốc từ vùng lũng núi củaNam Trường Sơn Điểm đặc biệt là sông Krông Ana quanh năm đục ngầu cònsông Krông Knô thì nước lại luôn luôn trong suốt Người dân M’Nông sinh sống
ở đây gọi sông Krông Knô là sông Đực và sông Krông Ana là sông Cái Nơi haicon sông này gặp nhau chính là điểm khởi đầu của dòng Serepok huyền thoại.Sông Serepok có chiều dài là 315km, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là125km còn lại là phần chảy trên đất Campuchia
Sông Serepok có dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m xuốngcòn 150m ở biên giới Campuchia Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200km2,tổng lượng nước hàng năm trên lưu vực sông Serepok là 9 tỷ m3
Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (>2000m) chạydọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc và nhập với sôngKrông Ana ở thác Buôn Dray Tổng diện tích lưu vực sông là 3920km2 và chiềudài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%, dòng chảy bình
Trang 37quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2 Vào mùa mưa, lượng nước khá lớn gâynên lũ lụt và phù sa cho các cánh đồng ven sông.
Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như: Krông Buk, Krông Păc,Krông Bông, Krông K’Mar Diện tích của lưu vực là 3960 km2, chiều dài dòngchính là 215km, dòng chảy bình quân là 21 lít/s/km2 Độ dốc lòng sông khôngđồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn khoảng 4-5%, đoạn hạ lưu thuộcLăk – Buôn Trấp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng nămtrên phạm vi khá rộng đồng thời cũng bù đắp phù sa tạo nên những cánh đồngmàu mỡ ven sông Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nôngnghiệp của tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt là cây lúa nước
Sông Serepok không đổ thẳng ra biển Đông như nhiều dòng sông khácmà chảy ngược sang Campuchia trước khi hợp với dòng MêKông, xuôi về miềnTây Nam Bộ Việt Nam rồi mới hòa vào biển lớn Điều này được giải thích nhưsau: Do dãy núi Trường Sơn Nam là đường phân thủy của nhiều hệ thống sôngchảy về đồng bằng duyên hải phía đông và đổ ra biển Đông và hệ thống sôngđổ về phía tây là phụ lưu sông MêKông Serepok là một trong số ít dòng sôngkhông tuân theo quy luật chảy về biển Đông mà chảy ngược lên phía tây hiếmhoi đó
Từ Krông Ana, sông Serepok tiếp tục chảy qua các huyện CưJút (ĐăkNông), Krông Nô (Đăk Nông) và Buôn Đôn (Đăk Lăk) Ở đoạn cuối trên đấtViệt, Serepok nằm vắt ngang vườn quốc gia YokDon dài hơn 40km kéo dài từbến nước của buôn làng EaMa, chạy dọc khu rừng khộp trùng điệp trước khichảy qua tỉnh Ratanakiri và Mondolkiri thuộc lãnh thổ Campuchia rồi tiếp tụchợp lưu với dòng EaLốp (Ea H’Leo) cũng chảy từ Việt Nam sang trước khi đổvào sông MêKông tại Stung Treng