Đặc điểm môi trường xã hội khu vực Thác Trinh Nữ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT (Trang 42)

3.3.1. Dân số

Dân số huyện CưJút tỉnh Đăk Nông năm 2004 là 82.976 người với mật độ dân số là 115,40 người/km2 và tính đến năm 2005 là 85.218 người với mật độ dân số là 118,36 người/km2.

Riêng tại khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ hiện có 20 người gồm nhân viên, bảo vệ, vệ sĩ,… đang làm việc. Trong đó 1/3 là người dân trong khu vực

huyện CưJút, còn lại là ở các huyện khác trong tỉnh hoặc người từ các tỉnh khác đến.

3.3.2. Dân tộc và văn hóa

Huyện CưJút là nơi có khá nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đó là dân tộc Êđê, M’Nông, Tày,… Đời sống văn hóa và tinh thần do đó mà rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là các lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Êđê nổi bật với lễ hội văn hóa Cồng Chiêng và lễ hội Rượu Cần và của người M’Nông với lễ hội Đâm Trâu.

3.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng

Hiện tại khu du lịch thác Trinh Nữ đã thi công xong các hạng mục công trình ở phía đông bắc thác đá gồm:

- Đường rải nhựa vào cổng chính của thác từ quốc lộ 14 và đoạn đường chạy vòng quanh khu du lịch

- Cổng, tường rào và nhà trực bãi xe

- Một dãy nhà ở làm việc của cán bộ và nhân viên làm việc trong khu du lịch có diện tích 107 m2, nhà cấp IV mái lợp tôn.

- Nhà bán hàng lưu niệm có diện tích 36 m2, nhà cấp IV, mái lợp tranh - Một nhà tiếp tân

- Nhà WC có diện tích 44 m2, nhà cấp IV, mái lợp tôn

- Hai khu nhà sàn dân tộc. Một nhà sàn nhỏ cột gỗ có diện tích 137,5 m2, nhà cấp IV mái lợp tranh có khả năng chứa 35 người và nhà sàn thứ hai lớn hơn cột bê tông và gỗ có diện tích 180 m2, nhà cấp III, mái lợp tranh, tường gạch, có khả năng chứa 50 người. Trước đây, hai nhà sàn này được dùng để tổ chức các lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực. Nhưng hiện nay, do lượng du khách quá đông trong cùng một thời điểm nên các lễ hội được tổ chức

ngoài trời, hai nhà sàn này được dùng làm chỗ nghỉ ngơi cho du khách ở qua đêm.

- Ba nhà nghỉ Bulgalow có diện tích 50 m2/nhà, nhà cấp III, mái lợp tranh. - Một nhà hàng 200 chỗ phục vụ nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của du khách

- Hồ câu cá và hồ nuôi cá sấu có diện tích 96 m2. - Một số chòi nghinh phong

- Và một khuôn viên nhỏ trước hai dãy nhà sàn, được bày trí theo kiến trúc của người dân tộc thiểu số ở đây.

Nhìn chung khu trung tâm quản lý hành chính dịch vụ thác Trinh Nữ đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh.

3.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Tại khu du lịch Thác Trinh Nữ: Có 4 thùng rác được bố trí tại 2 khu nhà hàng và nhà nghỉ. Hầu như không thấy có giỏ đựng rác thải trên đường đi xuống thác và tại các điểm ngắm thác. Rác được vứt bừa bãi ở khu vực bãi đá ven bờ sông và gần thác. Hai lần một tuần, rác thải ở khu du lịch thác Trinh Nữ sẽ được thu gom và đưa đi đổ tại bãi rác huyện CưJút.

Đặc điểm của khu du lịch thác Trinh Nữ là chỉ đông khách tham quan vào những ngày nghỉ, ngày lễ nên hoạt động thu gom và xử lý rác thải cũng chỉ diễn ra một cách thường xuyên vào những ngày này.

Do mật độ của du khách trong ngày thường khá ít, khoảng từ 10 – 50 người/ngày nên lượng rác thải ra không quá nhiều và chưa đẩy hiện trạng môi trường rác thải ở đây lên mức độ ô nhiễm. Nhưng điều này gây mất mỹ quan của khu du lịch và gây cảm giác không thân thiện cho du khách đặc biệt là khách quốc tế.

Nguồn cấp nước tại khu du lịch thác Trinh Nữ được lấy từ giếng khoan 100m.

Khu du lịch thác Trinh Nữ có giải pháp thoát nước như sau:

Thoát nước mưa: Được thoát trực tiếp vào hệ thống cống xung quanh từng công trình và sau đó thoát ra sông.

Thoát nước sinh hoạt: chủ yếu là xử lý nước sinh hoạt bằng bể tự hoại, sau đó đưa vào các giếng thấm.

3.3.6. Hệ thống cấp điện

Nguồn cung cấp điện lấy từ trạm biến áp 75KVA thuộc huyện CưJút. Từ trạm này đường dây trung hạ thế được thiết kế đi ngầm để cung cấp điện cho cả khu. Mỗi tháng cả khu du lịch dùng hết 2000 KW điện năng cho các hoạt động sinh hoạt và kinh doanh.

3.3.7. Giao thông vận tải

Hiện tại hệ thống đường xá tại khu du lịch thác Trinh Nữ đã được mở rộng và hoàn chỉnh. Từ đường quốc lộ 14 đi vào khu du lịch thác Trinh Nữ khoảng 3km đã được rải nhựa. Không gây ảnh hưởng trong mùa mưa.

Hệ thống xe buýt đã có tuyến đi từ Thành phố Buôn Mê Thuột đến tận khu du lịch nên rất thuận lợi cho du khách khi đi du lịch ở đây. Đặc biệt là du khách là người dân nội tỉnh.

Du khách đến khu du lịch chủ yếu bằng các phương tiện như: xe máy, xe ô tô, một số khách ở xa thì có thể di chuyển bằng đường bay (đến sân bay Buôn Mê Thuột và sẽ được vận chuyển bằng xe ô tô đến khu du lịch).

3.3.8. Y tế

Trạm Y tế huyện Cư Jút nằm cách khu du lịch thác Trinh Nữ khoảng 2km và cách đường tỉnh lộ 1 km. Trạm Y tế huyện hiện nay đã được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để sơ cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Đây cũng là một

trong những điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra tại khu du lịch thác Trinh Nữ.

3.3.9. Hiện trạng kinh doanh du lịch a. Các loại hình du lịch

Hiện tại, khu du lịch đang diễn ra hai loại hình du lịch (dựa vào mục đích du lịch)

Du lịch thiên nhiên

Phong cảnh thoáng mát, yên tĩnh tại khu du lịch Trinh Nữ thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Họ đến đây với mục đích là được thư giãn với hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ của con thác độc đáo này.

Du lịch văn hóa

Bên cạnh du lịch thiên nhiên, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến sự tái hiện cuộc sống và sinh hoạt của đồng bào Êđê, M’Nông, BaNa,… và những lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa Tây Nguyên. Tại khu du lịch Thác Trinh Nữ thường xuyên tổ chức những lễ hội văn hóa Cồng Chiêng và lễ hội Rượu Cần.

Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng: Được tổ chức khi có các tour du lịch, đặc biệt là các tour du lịch của du khách quốc tế nhằm giới thiệu văn hóa Tây Nguyên đến với các dân tộc khác. Các hoạt động diễn ra trong lễ hội văn hóa Cồng Chiêng gồm:

- Đốt lửa trại

- Các đoàn dân công văn nghệ Cồng Chiêng sẽ múa các bài múa truyền thống: Múa mừng lúa mới,…

- Sau đó, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân Tây Nguyên như: Cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng Tây Nguyên, các loại khoai sắn nướng,… và uống rượu cần.

Lễ hội Rượu Cần: Được tổ chức một năm một đến hai lần, nhưng thường là vào ngày cuối năm hay kết hợp với ngày Tết. Trong lễ hội Rượu Cần, các du khách sẽ được thưởng thức rượu cần được sản xuất từ nhiều cơ sở nổi tiếng trên địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông như: Rượu cần Y Miên, rượu cần Hải Tây Nguyên,… và đặc biệt là rượu cần Trinh Nữ được chế biến ngay trong khu du lịch.

Đến với khu du lịch sinh thái Trinh Nữ du khách sẽ hiểu hơn về đời sống tinh thần và văn hóa đặc sắc của người dân tộc ÊĐê, M’Nông và đồng bào các dân tộc khác.

b. Hoạt động kinh doanh du lịch

Hoạt động du lịch tại khu du lịch thác Trinh Nữ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Lượng khách tham quan và tổng doanh thu tại khu du lịch thác Trinh Nữ năm 2006 và quý I năm 2007

Năm Khách tham quan (người) Tổng doanh thu (đồng) Khách quốc tế Khách nội địa

2006 2500 22.500 150.000.000

Quý I năm 2007 300 8.700 54.000.000

Nguồn: Ban quản lý khu du lịch thác Trinh Nữ, 2007

c. Các tuyến du lịch hiện có tại khu du lịch thác Trinh Nữ

Tuyến 1: Buôn Mê Thuột – Trinh Nữ – Draysap – Buôn Đôn – Lăk: Thời gian 2 ngày 3 đêm.

Tuyến 2: Gia nghĩa – Trinh Nữ – Draysap – Buôn Mê Thuột – Lăk – Gia Nghĩa: Thời gian 3 ngày 2 đêm.

Tuyến 3: Gia Nghĩa – Trinh Nữ – Draysap – Gia Nghĩa: Thời gian 2 ngày 1 đêm.

Tuyến 4: Gia Nghĩa – Trinh Nữ – Draysap – Lăk – Gia Nghĩa: Thời gian 2 ngày 1 đêm.

Tuyến 5: Gia Nghĩa – Buôn Đôn – Trinh Nữ – Draysap – Gia Nghĩa: Thời gian 2 ngày 1 đêm.

3.4. Đánh giá chung về hiện trạng du lịch tại khu du lịch thác Trinh Nữ

Hiện tại khu trung tâm quản lý hành chính dịch vụ thác Trinh Nữ đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đã đưa khu du lịch vào hoạt động bước đầu. Nguồn lợi thu được bước đầu từ hoạt động du lịch tại khu vực thác Trinh Nữ cho thấy, đây là một hoạt động kinh doanh có lợi và mang yếu tố tích cực. Không chỉ là nguồn lợi về mặt kinh tế mà về mặt xã hội đã có những chuyển biến lớn, đặc biệt là đối với người dân sống quanh khu du lịch thác Trinh Nữ. Tuy nhiên, với những tác động môi trường xảy ra dù không quá lớn nhưng cũng cho thấy nguy cơ tiềm tàng của hoạt động du lịch đối với tự nhiên ở đây. Nhất là về chất thải rắn vẫn chưa được thu gom, xử lý kịp thời gây mất vệ sinh cho khu du lịch và gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch.

Việc quảng bá về khu du lịch chưa xứng với tầm quan trọng của nó, việc này gây ảnh hưởng đến lượng khách đến khu du lịch. Đây là vấn đề mà khu du lịch cần có những hướng mở rộng quảng bá một cách thích hợp đểâ giới thiệu về khu du lịch cho du khách, đặc biệt là khách trong nước nhưng ngoài địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC THÁC TRINH NỮ

4.1. Mục tiêu định hướng phương hướng phát triển khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ

4.1.1. Mục tiêu đầu tư

Khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch trên địa bàn, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch tại khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ nói riêng, cụm thác Draysap nói chung, đồng thời tăng sự hấp dẫn của tổng thể du lịch tỉnh Đăk Nông. Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan giải trí ngày càng tăng của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo cơ hội tăng thu nhập từ kinh doanh ngành du lịch cho các công ty du lịch, đồng thời tăng các khoảng đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững, lâu dài cho hoạt động khai thác du lịch và tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên và một số lao động địa phương góp phần ổn định kinh tế – xã hội trong vùng.

4.1.2. Định hướng phát triển

Khai thác lợi thế tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và truyền thống văn hóa dân tộc để phát triển hoạt động du lịch theo định hướng của ngành du lịch, đúng quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, địa phương.

Tận dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, doanh nghiệp kết hợp với việc huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế và nhân dân trong vùng nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.

4.2. Phương án quy hoạch phân khu chức năng

Khu du lịch sinh thái Trinh Nữ thuộc khu du lịch cụm thác Draysap nằm trong quần thể phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Đăk Nông tại huyện Krông Nô và CưJút bao gồm các loại hình du lịch chính là: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và khu vui chơi giải trí nghỉ ngơi. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch trên địa bàn, căn cứ quy hoạch xây dựng chi tiết khu du lịch sinh thái thắng cảnh Draysap – Gia Long – Trinh Nữ được duyệt năm 2001, căn cứ vào số liệu khảo sát hiện trạng khu vực dự án, khu du lịch này được tổ chức quy hoạch xây dựng theo nội dung chức năng sau:

a. Khu trung tâm quản lý hành lý dịch vụ: Khu vực này đã được xây dựng hoàn chỉnh

b. Khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Nơi diễn ra các lễ hội văn hóa Cồng Chiêng, các hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng của đồng bào, bao gồm các hạng mục sau:

- 10 nhà nghỉ Bulgalow có diện tích 50m2/nhà, nhà cấp III, cột bê tông cốt thép, lợp tranh ngói kết hợp, tường xây gạch

- 01 nhà sinh hoạt cộng đồng có diện tích 150m2, nhà cấp III, cột bê tông cốt thép, lợp tranh ngói kết hợp

- Nhà vệ sinh có diện tích 40m2

- Cây xanh vườn hoa rừng có diện tích 500m2

c. Khu bến thuyền vượt thác: Nơi tổ chức cho du khách dùng thuyền phao vượt thác, bao gồm các hạng mục:

- Bến thuyền, bán vé, giải khát, nhà vệ sinh có diện tích 150m2, nhà cấp III, mái lợp tranh ngói kết hợp.

- Terrace, bờ kè, sân bê tông có diện tích 360m2

- 6 chòi nghỉ chân có diện tích 12m2/chòi

4.3. Hạ tầng kỹ thuật 4.3.1. Giao thông

Xây dựng một đường đi nối liền khu trung tâm dịch vụ hành chính với khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khu thuyền vượt thác, mặt đường rộng trung bình 3m có cấu tạo là những tấm bê tông đúc sẵn sắp xếp phù hợp theo địa hình. Có tổng diện tích là 4000m2.

Xây dựng một cầu treo qua thác Trinh Nữ có chiều rộng 1,5m.

4.3.2. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện lấy từ trạm biến áp 75 KVA cung cấp điện cho các khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng và khu bến thuyền vượt thác.

Điện năng khu vự này được dự kiến như sau:

Khu sinh hoạt cộng đồng: 13 KW

Khu bến thuyền vượt thác: 5,66 KW

4.3.3. Hệ thống cấp nước

Khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sử dụng giếng khoan sâu 100m, bồn chứa 10m3, trạm xử lý và tuyến ống để cung cấp nước cho từng hạng mục công trình.

Khu bến thuyền vượt thác: Sử dụng nước từ bồn chứa ở khu sinh hoạt cộng đồng qua tuyến ống để cung cấp nước cho từng hạng mục công trình.

4.3.4. Hệ thống thoát nước

Thoát nước mưa: Thoát trực tiếp vào hệ thống cống xung quanh từng hạng mục công trình, sau đó thoát ra sông.

Thoát nước sinh hoạt: Chủ yếu là xử lý nước sinh hoạt theo từng hạng mục công trình qua bể tự hoại, sau đó đưa vào các giếng thấm.

4.3.5. Cây xanh cảnh quan

Trồng các cây rừng cảnh quan tiêu biểu của Tây Nguyên như: KơNia, Cẩm lai, Dầu, Cà te, Xe,… trên diện tích 15ha để tạo cảnh quan du lịch.

4.4. Những hiệu quả của việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực thác Trinh Nữ

4.4.1. Hiệu quả về kinh tế

Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận do hoạt động du lịch diễn ra và khấu hao tài sản cố định góp phần quan trọng cho việc mở rộng kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho xã hội đặc biệt là cho người dân địa phương, tăng thu nhập và nguồn lợi cho ngân sách nhà nước.

4.4.2. Hiệu quả về chính trị xã hội

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ thuộc khu du lịch cụm

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w