Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái thác nước

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT (Trang 34)

a. Du lịch sinh thái thác nước có thời gian khai thác khác nhau

Ở những vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy khác nhau giữa hai mùa tạo nên sự khác biệt về hình ảnh của thác.

Vào mùa khô, lượng nước yếu đi, lưu lượng ít hơn và độ mạnh của dòng chảy thác cũng giảm đi nhiều. Trái lại vào mùa mưa, lượng nước tăng đáng kể, tốc độ dòng chảy nhanh và mạnh.

Du khách thường có xu hướng khám phá các thác nước vào những ngày hè vì sự thoải mái, thư giãn mà các thác nước này mang lại. Mật độ khách du lịch vì thế mà khác nhau theo mùa.

b. Tài nguyên du lịch sinh thái thác nước đa dạng, đặc sắc tùy thuộc vào địa hình của vùng

Tùy thuộc vào địa hình của từng vùng lãnh thổ mà thác nước có nhiều hình dạng độc đáo khác nhau. Sự đa dạng của địa hình và do những ngoại tác mà hình thành nên những thác ghềnh với mỗi nét đặc sắc riêng. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức thu hút của loại hình du lịch thác nước.

Ngoài ra, sự kết hợp du lịch thác nước và những tài nguyên du lịch sinh thái khác hiện có xung quanh thác như: rừng, núi, các hệ sinh thái đặc biệt,… tạo ra những điểm du lịch có sức hấp dẫn cao.

PHẦN II

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI THÁC TRINH NỮ – HUYỆN CƯJÚT TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN



CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – XÃ HỘI KHU VỰC THÁC TRINH NỮ

3.1. Sông Serepok – tiềm năng du lịch trên sông của hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông

Dòng Serepok là chi lưu cấp I của dòng sông Mê Kông được hợp lưu bởi hai dòng Krông Knô và Krông Ana tại huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk. Sông Krông Knô và sông Krông Ana là 2 con sông có nguồn gốc từ vùng lũng núi của Nam Trường Sơn. Điểm đặc biệt là sông Krông Ana quanh năm đục ngầu còn sông Krông Knô thì nước lại luôn luôn trong suốt. Người dân M’Nông sinh sống ở đây gọi sông Krông Knô là sông Đực và sông Krông Ana là sông Cái. Nơi hai con sông này gặp nhau chính là điểm khởi đầu của dòng Serepok huyền thoại. Sông Serepok có chiều dài là 315km, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 125km còn lại là phần chảy trên đất Campuchia.

Sông Serepok có dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m xuống còn 150m ở biên giới Campuchia. Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200km2, tổng lượng nước hàng năm trên lưu vực sông Serepok là 9 tỷ m3.

Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (>2000m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc và nhập với sông Krông Ana ở thác Buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực sông là 3920km2 và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%, dòng chảy bình

quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2. Vào mùa mưa, lượng nước khá lớn gây nên lũ lụt và phù sa cho các cánh đồng ven sông.

Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như: Krông Buk, Krông Păc, Krông Bông, Krông K’Mar. Diện tích của lưu vực là 3960 km2, chiều dài dòng chính là 215km, dòng chảy bình quân là 21 lít/s/km2. Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn khoảng 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk – Buôn Trấp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng đồng thời cũng bù đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt là cây lúa nước.

Sông Serepok không đổ thẳng ra biển Đông như nhiều dòng sông khác mà chảy ngược sang Campuchia trước khi hợp với dòng MêKông, xuôi về miền Tây Nam Bộ Việt Nam rồi mới hòa vào biển lớn. Điều này được giải thích như sau: Do dãy núi Trường Sơn Nam là đường phân thủy của nhiều hệ thống sông chảy về đồng bằng duyên hải phía đông và đổ ra biển Đông và hệ thống sông đổ về phía tây là phụ lưu sông MêKông. Serepok là một trong số ít dòng sông không tuân theo quy luật chảy về biển Đông mà chảy ngược lên phía tây hiếm hoi đó.

Từ Krông Ana, sông Serepok tiếp tục chảy qua các huyện CưJút (Đăk Nông), Krông Nô (Đăk Nông) và Buôn Đôn (Đăk Lăk). Ở đoạn cuối trên đất Việt, Serepok nằm vắt ngang vườn quốc gia YokDon dài hơn 40km kéo dài từ bến nước của buôn làng EaMa, chạy dọc khu rừng khộp trùng điệp trước khi chảy qua tỉnh Ratanakiri và Mondolkiri thuộc lãnh thổ Campuchia rồi tiếp tục hợp lưu với dòng EaLốp (Ea H’Leo) cũng chảy từ Việt Nam sang trước khi đổ vào sông MêKông tại Stung Treng.

Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800m trên địa phận xã Dliê Ya huyện Krông Năng (Đăk Lăk), có chiều dài 143 km chảy qua 2 huyện Ea H’Leo và Ea Sup trước khi hợp lưu với suối EaLốp cách biên giới Việt Nam – Campuchia 1 km rồi đổ vào sông Serepok trên đất Campuchia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’Leo là 3080km2 nằm trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối Ea Sup có lưu vực 994 km2 với chiều dài 104 km.

Đoạn đường sông Serepok chảy qua tạo nên những thác ghềnh hùng vĩ bậc nhất Tây Nguyên.

Thác Gia Long có độ cao 50m, có bề rộng trải dài khoảng 100m. Quanh thác là rừng dụng Draysap ôm vào lòng hồ tắm tiên rộng khoảng 100 m2.

Thác Draysap có độ cao 30m, rộng hàng trăm mét, vùng quanh chân thác nước luôn bao phủ và trải dài hàng trăm mét.

Thác DrayNur, thác hùng vĩ nhất trong cụm thác Draysap, dài trên 250m, cao trên 30m nối liền đôi bờ hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông.

Thác Trinh Nữ, độc đáo với quần thể đá Basalt dạng cột.

Con đường mà Serepok đi qua còn tạo ra những ốc đảo, làng đảo thu hút du khách đến với những điểm du lịch ven sông, tạo nét khác biệt độc đáo so với những điểm du lịch khác của Tây Nguyên. Những đảo nổi tiếng như: Keng Tý, Keng Khám, Keng Apa,… là những mảnh đất trồi lên giữa dòng nước do phù sa của sông bồi đắp từ hàng trăm năm mà thành.

Serepok là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân ven sông. Nó mang nhiều giá trị cho cả một khu vực rộng lớn với nguồn cá phong phú, trữ lượng nước và phù sa dồi dào, và tiềm năng du lịch to lớn. Trong tương lai, trên dòng sông này sẽ có 6 nhà máy thủy điện gồm Drayling, Buôn Kuôp, Buôn Tua Srah, Serepok 3, Serepok 4 và Đức Xuyên sẽ

tạo thành chuỗi cung cấp nguồn điện nối vào lưới phát điện quốc gia. Tổng công suất các nhà máy điện này dự kiến đạt đến 704 MW.

3.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên thác Trinh Nữ

Nơi mà dòng Serepok vượt qua những dãy đá lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn, đó chính là thác Trinh Nữ.

3.2.1. Vị trí địa lý

Khu du lịch thác Trinh Nữ – huyện CưJút thuộc phạm vi huyện CưJút tỉnh Đăk Nông, cách thị trấn EaTling 2 km, có diện tích 20 ha.

Phía bắc giáp với đường đi vào bãi đá Phía tây giáp với hàng rào vườn cà phê Phía đông giáp với lô cà phê của dân

Phía nam giáp với sông Serepok khoảng 1km.

3.2.2. Thời tiết và khí hậu

Khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ nằm trong khu vực có khí hậu ôn hòa. Khí hậu mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

a. Nhiệt độ

Trung bình năm: 24,4oC Cao nhất tuyệt đối: 32,4oC Thấp nhất tuyệt đối: 7,4oC b. Lượng mưa Trung bình năm: 1712 mm Lớn nhất trong năm: 2234 mm Thấp nhất trong năm: 1164 mm c. Lượng bốc hơi

Trung bình năm: 168 mm

Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là: 187 mm

d. Độ ẩm:

Trung bình năm: 82,9% Thấp nhất trong năm: 58,6%.

3.2.3. Môi trường không khí

Theo kết quả quan trắc chất lượng không khí tại khu du lịch thác Trinh Nữ cho thấy. Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Tiếng ồn: Khu du lịch thác Trinh Nữ nằm ở cách xa trung tâm các đô thị (Bao gồm Thị xã Gia Nghĩa – Đăk Nông và Thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk), đây cũng là khu vực dân cư còn thưa thớt nên tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

3.2.4. Sử dụng đất

Khu du lịch thác Trinh Nữ có tổng diện tích là 20 ha; ngoài cụm thác Trinh Nữ thì còn lại là diện tích xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, ngoài ra còn một diện tích đất hiện đang cho người dân trồng các loại rau màu như: bắp, các loại đậu,…

3.2.5. Đặc điểm cảnh quan tự nhiên

Thác Trinh Nữ không chỉ độc đáo về loại hình du lịch sinh thái thác nước và du lịch văn hóa mà còn độc đáo về điều kiện địa chất. Các khối đá đứt gãy qua quá trình xâm thực giật lùi đổ xuống lòng sông và một số bị lăn ra hai bên bờ dòng sông tạo thành một quần thể đá Basalt kỳ thú.

Hình 3.2. Thác Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông

Quần thể đá bazan tại thác Trinh Nữ có màu xám đen, dạng cột, hình lăng trụ. Các khối đá này có nhiều kích thước, một số có kích thước tới hàng trăm mét phân bố trên một khu vực khá rộng lớn kéo dài trên 1km dọc theo bờ sông.

Hình 3.3. Quần thể đá Basalt tại thác Trinh Nữ – Sông Serepok

Quần thể đá basalt tại thác Trinh Nữ có tuổi kiến tạo địa chất trẻ, cách ngày nay khoảng 2 đến 5 triệu năm (Thời kỳ địa chất Pliocen – Pleistocen).

Hình 3.4. Khối đá Basalt dạng cột tại thác Trinh Nữ

Ngoài ra, thảm thực vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là những cây cổ thụ từ lâu đời vẫn còn được bảo tồn. Những cây cổ thụ có bộ rễ lớn bám chặt vào các khối đá basalt và ngả mình ra dòng sông Serepok là một trong những đặc điểm hấp dẫn người tham quan của khu du lịch.

3.3. Đặc điểm môi trường xã hội khu vực thác Trinh Nữ3.3.1. Dân số 3.3.1. Dân số

Dân số huyện CưJút tỉnh Đăk Nông năm 2004 là 82.976 người với mật độ dân số là 115,40 người/km2 và tính đến năm 2005 là 85.218 người với mật độ dân số là 118,36 người/km2.

Riêng tại khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ hiện có 20 người gồm nhân viên, bảo vệ, vệ sĩ,… đang làm việc. Trong đó 1/3 là người dân trong khu vực

huyện CưJút, còn lại là ở các huyện khác trong tỉnh hoặc người từ các tỉnh khác đến.

3.3.2. Dân tộc và văn hóa

Huyện CưJút là nơi có khá nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đó là dân tộc Êđê, M’Nông, Tày,… Đời sống văn hóa và tinh thần do đó mà rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là các lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Êđê nổi bật với lễ hội văn hóa Cồng Chiêng và lễ hội Rượu Cần và của người M’Nông với lễ hội Đâm Trâu.

3.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng

Hiện tại khu du lịch thác Trinh Nữ đã thi công xong các hạng mục công trình ở phía đông bắc thác đá gồm:

- Đường rải nhựa vào cổng chính của thác từ quốc lộ 14 và đoạn đường chạy vòng quanh khu du lịch

- Cổng, tường rào và nhà trực bãi xe

- Một dãy nhà ở làm việc của cán bộ và nhân viên làm việc trong khu du lịch có diện tích 107 m2, nhà cấp IV mái lợp tôn.

- Nhà bán hàng lưu niệm có diện tích 36 m2, nhà cấp IV, mái lợp tranh - Một nhà tiếp tân

- Nhà WC có diện tích 44 m2, nhà cấp IV, mái lợp tôn

- Hai khu nhà sàn dân tộc. Một nhà sàn nhỏ cột gỗ có diện tích 137,5 m2, nhà cấp IV mái lợp tranh có khả năng chứa 35 người và nhà sàn thứ hai lớn hơn cột bê tông và gỗ có diện tích 180 m2, nhà cấp III, mái lợp tranh, tường gạch, có khả năng chứa 50 người. Trước đây, hai nhà sàn này được dùng để tổ chức các lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực. Nhưng hiện nay, do lượng du khách quá đông trong cùng một thời điểm nên các lễ hội được tổ chức

ngoài trời, hai nhà sàn này được dùng làm chỗ nghỉ ngơi cho du khách ở qua đêm.

- Ba nhà nghỉ Bulgalow có diện tích 50 m2/nhà, nhà cấp III, mái lợp tranh. - Một nhà hàng 200 chỗ phục vụ nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của du khách

- Hồ câu cá và hồ nuôi cá sấu có diện tích 96 m2. - Một số chòi nghinh phong

- Và một khuôn viên nhỏ trước hai dãy nhà sàn, được bày trí theo kiến trúc của người dân tộc thiểu số ở đây.

Nhìn chung khu trung tâm quản lý hành chính dịch vụ thác Trinh Nữ đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh.

3.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Tại khu du lịch Thác Trinh Nữ: Có 4 thùng rác được bố trí tại 2 khu nhà hàng và nhà nghỉ. Hầu như không thấy có giỏ đựng rác thải trên đường đi xuống thác và tại các điểm ngắm thác. Rác được vứt bừa bãi ở khu vực bãi đá ven bờ sông và gần thác. Hai lần một tuần, rác thải ở khu du lịch thác Trinh Nữ sẽ được thu gom và đưa đi đổ tại bãi rác huyện CưJút.

Đặc điểm của khu du lịch thác Trinh Nữ là chỉ đông khách tham quan vào những ngày nghỉ, ngày lễ nên hoạt động thu gom và xử lý rác thải cũng chỉ diễn ra một cách thường xuyên vào những ngày này.

Do mật độ của du khách trong ngày thường khá ít, khoảng từ 10 – 50 người/ngày nên lượng rác thải ra không quá nhiều và chưa đẩy hiện trạng môi trường rác thải ở đây lên mức độ ô nhiễm. Nhưng điều này gây mất mỹ quan của khu du lịch và gây cảm giác không thân thiện cho du khách đặc biệt là khách quốc tế.

Nguồn cấp nước tại khu du lịch thác Trinh Nữ được lấy từ giếng khoan 100m.

Khu du lịch thác Trinh Nữ có giải pháp thoát nước như sau:

Thoát nước mưa: Được thoát trực tiếp vào hệ thống cống xung quanh từng công trình và sau đó thoát ra sông.

Thoát nước sinh hoạt: chủ yếu là xử lý nước sinh hoạt bằng bể tự hoại, sau đó đưa vào các giếng thấm.

3.3.6. Hệ thống cấp điện

Nguồn cung cấp điện lấy từ trạm biến áp 75KVA thuộc huyện CưJút. Từ trạm này đường dây trung hạ thế được thiết kế đi ngầm để cung cấp điện cho cả khu. Mỗi tháng cả khu du lịch dùng hết 2000 KW điện năng cho các hoạt động sinh hoạt và kinh doanh.

3.3.7. Giao thông vận tải

Hiện tại hệ thống đường xá tại khu du lịch thác Trinh Nữ đã được mở rộng và hoàn chỉnh. Từ đường quốc lộ 14 đi vào khu du lịch thác Trinh Nữ khoảng 3km đã được rải nhựa. Không gây ảnh hưởng trong mùa mưa.

Hệ thống xe buýt đã có tuyến đi từ Thành phố Buôn Mê Thuột đến tận khu du lịch nên rất thuận lợi cho du khách khi đi du lịch ở đây. Đặc biệt là du khách là người dân nội tỉnh.

Du khách đến khu du lịch chủ yếu bằng các phương tiện như: xe máy, xe ô tô, một số khách ở xa thì có thể di chuyển bằng đường bay (đến sân bay Buôn Mê Thuột và sẽ được vận chuyển bằng xe ô tô đến khu du lịch).

3.3.8. Y tế

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w