1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Khoa học quản lý - chương 2

51 706 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

Mục đích, yêu cầu Có hiểu biết cơ bản về những tư tưởng QL của các trường phái QL: Các tư tưởng QL thời kỳ tiền tư bản; Các thuyết QL truyền thống; Các thuyết QL theo quan điểm hành vi

Trang 1

CHƯƠNG 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ

TƯỞNG QUẢN LÝ

Trang 2

Mục đích, yêu cầu

 Có hiểu biết cơ bản về những tư tưởng QL của các

trường phái QL: Các tư tưởng QL thời kỳ tiền tư bản; Các thuyết QL truyền thống; Các thuyết QL theo quan điểm hành vi và quan hệ con người; Lý thuyết QL theo tiếp cận hệ thống, Lý thuyết QL theo quan điểm QL hiện đại; Tư tưởng QL của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin

 Phân tích được những ưu, nhược điểm về các tư tưởng, các học thuyết QL của các trường phái QLqua các thời kỳ

 Có khả năng liên hệ, vân dụng các tư tưởng,học thuyết quản lý ở mỗi giai đoạn vào công tác QL trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

§2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ

TƯỞNG QUẢN LÝ

2.1 Tư tưởng quản lý thời kì tiền tư bản

2.2 Các thuyết quản lý truyền thống

2.3.Các thuyết quản lý theo quan điểm hành vi và

quan hệ con người

2.4 Lý thuyết quản lý theo tiếp cận hệ thống (hay lý

thuyết định lượng về quản lý)

2.5 Lý thuyết quản lý theo quan điểm quản lý hiện đại 2.6 Tư tưởng quản lý của các nhà kinh điển của chủ

Trang 4

2.1 T t ëng QL thêi kú tiÒn t b¶n

 2.1.1 Tư tưởng quản lý thời cổ Hy Lạp

Các tư tưởng quản lý sơ khai xuất phát từ các tư tưởng triết học cổ Hy Lạp, trong đó sự đóng góp của các nhà triết học

- Xôcrat (469 – 399 trước Công nguyên)(1): đưa ra khái niệm

về tính toàn năng của quản lý “ Những người biết cách

sử dụng con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân hoặc tập thể một cách sáng suốt, trong khi những người không biết làm như vậy, sẽ mắc sai lầm trong việc điều hành công việc này ” Ông đề cao vai trò lãnh đạo, Tuy nhiên Ông còn xem nhẹ vai trò của đối tượng QL

Trang 5

- Platon ( 427 – 347 trước Công nguyên) (*)

Trong học thuyết về xã hội, ông đã mô tả một nhà nước quý tộc lý tưởng - mọi thứ đều là của công Người lãnh đạo nhà

nước phải là giai cấp quí tộc Platon cũng đưa ra sự phân chia giai cấp trong nhà nước lý tưởng đó và chỉ ra tầng lớp nào mới

đủ tư cách lãnh đạo nhà nước;

Về mặt kinh tế theo Platon để đất nước ổn định dễ dàng trong việc trị nước cần tránh giao thương buôn bán với bên ngoài… Ông đã nói lên sự cần thiết của một nhà nước có phân chia

thứ bậc rõ ràng Đề cao vai trò trị nước, coi đó là công việc

quan trọng, vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và chỉ có những người có những tố chất cần thiết mới làm được; Ông cũng đã

đề câp đến việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ quốc gia

Tuy nhiên ông quá đề cao trật tự mà chưa chú ý quyền tự do của con người Đánh giá khả năng con người phiến diện, theo quan điểm duy tâm; Tư tưởng quản lý tập trung chủ yếu vào

Trang 6

Arixtốt ( 384 – 322 trước Công nguyên) (*)

- Arixtot đã đưa ra tư tưởng về vai trò quản lý của nhà nước

và quyền lực của nhà nước Trong học thuyết về xã hội ông cho rằng hình thức cao nhất của quyền lực nhà nước là

quyền lực công, trong đó loại trừ khả năng sử dụng quyền lực một cách tư lợi, quyền lực phải phục vụ cho toàn xã hội

- Ông đã đề cập đến phương pháp QL nhà nước: Luật pháp, hành pháp và phân xử và manh nha về tư tưởng phân quyền

là tiền đề của thuyết "tam quyền phân lập" Ông đặt niềm tin

ở lý trí của con người

Có thể cho rằng đây là những tư tưởng tiến bộ về vai trò

Trang 7

2.1.2 Các tư tưởng quản lý thời cổ Trung Hoa

Quản Trọng (638 - ? trước Công Nguyên) (*)

 Tư tưởng QL của ông khá hoàn bị về pháp luật:

 + Lập pháp thuộc về nhà vua, quy tắc lập pháp phải lấy tình người và phép trời làm tiêu chuẩn

 + Hành pháp thì phải công bố luật cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránh thay đổi nhiều, phải “chí công

vô tư”, “Vua tôi, sang hèn đều phải tuân theo pháp luật”,

“thưởng phạt phải nghiêm minh”

 + Chính sách cai trị phải dựa vào ý dân Ông tìm cách

khuếch trương công thương, giảm bớt thuế má, làm cho dân giàu

 + Cách dùng người chỉ chú trọng tới tài năng, không phụ thuộc vào giai cấp xuất thân của họ Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn điều cốt yếu trong nước, người cầm quyền phải

Trang 8

Khổng Tử (551 – 479 trước Công nguyên) ()

- Tư tưởng QL của Khổng Tử thể hiện ở Đạo Nhân

Trong ngũ thường (nhân,nghĩa, lễ, trí, dũng) NHÂN là yếu tố quan trọng nhất, chi phối các yếu tố khác

Tư tưởng “nhân” được ông nâng lên thành đạo và trở thành

nguyên tắc chung cho toàn xã hội: “Người quân tử học đạo thì yêu người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến”

- Lễ: là hình thức của Nhân, “khắc kỷ phục Lễ vi Nhân” - ép

mình theo Lễ là Nhân; Thiếu Nhân thì Lễ là hình thức

- Nghĩa: thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi riêng;

Nghĩa gắn liền với Nhân

- Trí: biết người, có hiểu biết sáng suốt

- Dũng: kiên cường, dám hy sinh bản thân vì nghĩa lớn

Nhân, trí, dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử và cũng

Trang 9

- Ông khuyên các nhà QL không nên chỉ dựa vào lợi: “Nương tựa vào điều lợi mà làm là hay sinh ra điều oán” Nhà QL phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng lượng với người, không ỷ vào quyền chức mà tranh lợi với cấp dưới Nhà QL phải “khắc

phục tư dục” - không nên cầu lợi cho bản thân; “Tiên phú, hậu

giáo”

- Khổng Tử nhấn mạnh đức trị, hạt nhân của đức trị là giáo hoá Đức trị không bài xích pháp chế, mọi hoạt động QL đều cần có những qui định, thủ tục Chúng không phải dùng để hạn chế hay

đe nẹt một đối tượng nào, mà chủ yếu dùng để răn đe, phòng

ngừa

- Khổng Tử chia các giá trị XH thành Ngũ Thường; chia các mối quan hệ XH thành Tam Cương ; Đối với con người chia thành 2

Trang 10

- Khổng Tử có một câu lý thú cho những nhà QL “Bất

tại kỳ vị bất mưu kỳ chính” (Không ở vào địa vị ấy

đừng nên bàn chuyện của nơi ấy)

- Tư tưởng của QL theo đức trị Khổng Tử tuy có nhiều

điểm bảo thủ, thiếu dân chủ và ảo tưởng nhưng tư

tưởng của ông vẫn là một trào lưu tư tưởng chính của trung Hoa cổ đại, nó phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ Ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn ảnh

hưởng rất lớn đến phong cách quản lý hiện đại nhất là các nước phương Đông.

Trang 11

- Mạnh Tử (372- 289 trước Công nguyên) (*) đã nhấn mạnh

vai trò làm chủ của nhân dân và trách nhiệm phục vụ nhân

dân của người cầm quyền Ông nói “Dân là đáng quý, sau

đến xã tắc và sau cùng mới là Vua”, phải lập ra một xã hội

gồm toàn người tốt và con người phải được bình đẳng với

nhau Ông cho rằng, xã hội rối loạn là do chính quyền tệ hại,

tàn bạo chứ không phải do dân , muốn xây dựng xã hội phải

chăm lo cải thiện đời sống nhân dân

- Tuân Tử (khoảng 313- 238 TCN (*) Lý thuyết của ông về

những đặc tính độc ác bẩm sinh của bản tính con người là cơ

sở quản lý xã hội, phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra

pháp luật để uốn nắn tính xấu của con người Tất cả cái tốt

đẹp nhất ở con người được tạo ra bởi quá trình giáo dục

Trang 12

Hàn Phi Tử (280- 233 TCN) (*)

Các tác phẩm về chính trị và cai trị của ông đều có cơ sở triết học vững chắc, trong đó nổi bật lên hai tư tưởng cơ bản:

- Bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân - cần dùng hình phạt

để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước;

+ Quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất.

+ Ông quan tâm đến địa vị giữa người cai trị và người bị trị; ủng hộ chế độ chuyển chế phong kiến, độc tài của nhà vua

+ Ông đề cao chính sách dùng người - Tài năng của nhà cai trị thể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của người khác.

+ Ông cho rằng phải hy sinh cho công, gia đình phải phục tùng và hy sinh cho XH, lợi ích quốc gia là tối thượng, quan trọng hơn dân.

- Lý luận phải tuỳ thời mới có ích nên phương pháp cai trị phải biến đổi phù hợp với thời thế.

Trang 13

Quản lý cả đức trị và pháp trị Ông đưa ra ba khái niệm

cơ bản trong quản lý - cai trị, đó là “THẾ” (quyền lực), PHÁP (luật pháp) và THUẬT (phương pháp quản lý)

- Thế: vua phải dựa vào thế của mình và ban lệnh, buộc

dân phải răm rắp tuân theo; thế không liên quan đến đạo đức và tài trí; Chủ quyền phải được tập trung vào vua Hàn Phi Tử cho rằng cách thưởng phạt là nguyên nhân làm quốc gia thịnh, suy, loạn lạc Thưởng phải tín (xác thực) và trọng hậu; Phạt phải “tất” (cương quyết) và

nặng; Thưởng phạt phải theo đúng phép nước, trị tội

không chừa quan, thưởng công không bỏ sót dân thường

Trang 14

- Pháp: Hàn Phi Tử coi pháp luật là thứ dùng làm tiêu chuẩn để

phân biệt đúng – sai Pháp không tách rời Thế và Thuật

+ Vua có quyền đặt ra luật pháp nhưng không được tùy tiện mà phải kịp thời, tuân theo những nguyên tắc nhất định;

+ Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành, thống nhất,

cố định để dân dễ hiểu; Phải công bằng, bênh vực kẻ yếu

Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước PL; PL có tính phổ biến, ban hành công khai; Vua quan phải “lấy luật pháp mà dạy dân”, phải truyền bá luật pháp như một “phép công” điều khiển hành vi của mọi người

Trang 15

- Thuật: gồm 2 nghĩa:

+ Kỹ thuật: cách thức, biện pháp để tuyển, dùng, kiểm tra khả

năng của quan lại

+ Tâm thuật: mưu mô để chế ngự quần thần không cho họ biết suy nghĩ, tình cảm thực của mình

Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là thuyết hình danh – muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp không

Ông nhấn mạnh việc dùng người phải hết sức thận trọng, muốn làm tốt thì phải có phương pháp nghe bề tôi nói, phải sát thực tế

để biết lòng bề tôi

Trang 16

2.1.3 Tư tưởng quản lý của một số danh nhân Việt Nam thời phong kiến

Ở Việt nam, các triều đại phong kiến cũng đã xuất hiện các tư

tưởng quản lý mà chủ yếu là quản lý hành chính, cai trị, xác định mối quan hệ giữa triều đình với thần dân

- Lý Công Uẩn: ”Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi” (Chiếu dời đô)

- Trần Minh Tông: “Hết thảy sinh dân đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng”

Những tư tưởng về vai trò và sức mạnh của dân cũng được các danh nhân Việt nam nhấn mạnh,

Nguyễn Trãi nói: "Chở thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân”, Hay “Việc nhân nghiã cốt ở yên dân”

- Lý Thường Kiệt nói: "Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”

- Trần Hưng Đạo: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ,

Trang 17

- Dưới thời Lê, nhà nước thi hành chính sách đề phòng và

trấn áp các khuynh hướng tư tưởng phân tán quyền lực và

kinh tế Quá trình xây dựng luật pháp trong thời kỳ này đã

thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị - Bộ luật Hồng Đức được coi là khá hoàn hảo để cai trị giang sơn, xã tắc.

- Những tư tưởng quản lý của các danh nhân Việt Nam thời

kỳ phong kiến chủ yếu tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước phong kiến với thần dân, nêu bật vai trò và

lực lượng to lớn của Nhân dân mà các triều đại đã khai thác

để phục vụ cho công cuộc dựng nước và giữa nước

- Cùng với chức năng cai trị XH, Nhà nước phong kiến Việt

Nam đã can thiệp vào kinh tế, đặc biệt là khâu phân phối

ruộng đất với tính cách là tư liệu sản xuất quan trọng nhất

của nền văn minh nông nghiệp.

Năm 1937, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và

hạn nô

Năm 1427, nhà Lê ban hành chế độ quân điền và năm

1477 ban hành tiếp chế độ lộc điền, thực chất là các cải cách nhằm xoá bỏ kinh tế thái ấp

Trang 18

2.2 Các thuyết quản lý truyền thống

2.2.1 Thuyết quản lý khoa học

- Frededric W.Taylor (1856 – 1915 ) (*): Là đại biểu ưu tú nhất của trường phái này và được gọi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học Ông nêu ra 4 nguyên tắc quản lý khoa học:

Nguyên tắc quản lý khoa học Công tác quản lý tương ứng

1 Phương pháp khoa học cho

những thành tố cơ bản trong

công việc của công nhân, thay

cho phương pháp cũ dựa vào

kinh nghiệm

1 Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc

Trang 19

2 Xác định chức năng hoạch

định của nhà quản lý, thay vì để

công nhân tự ý lựa chọn phương

pháp làm việc riêng của họ

2.Bằng cách mô tả công việc để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức

3 Lựa chọn và huấn luyện công

nhân, phát triển tinh thần hợp

cụ thích hợp

4 Phân chia công việc giữa nhà

quản lý và công nhân, để mỗi

bên làm tốt nhất công việc của

họ, chứ không phải chỉ đổ lên

đầu công nhân như trước kia

4.Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động

Trang 20

Charles Babbage (1792 - 1871): (*)

- Ông chủ trương chuyên môn hóa lao động, dùng

toán học để tính toán cách sử dụng nguyên vật liệu tối

ưu nhất;

- Phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành

một công việc, từ đó ấn định tiêu chuẩn công việc,

đưa ra việc thưởng cho những công nhân vượt tiêu

chuẩn;

- Ông cũng là người đầu tiên đề nghị phương pháp

chia lợi nhuận

Trang 21

Frank (1868 - 1924) và Lillian Gilbreth

(1878 - 1972): (*) là những người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian - động tác.

Hai ông bà phát triển một hệ thống các thao tác

tâm vào những động tác thích hợp làm giảm mệt mỏi và tăng năng suất lao động.

Trang 22

Henry Gantt (1861 - 1919):(*)

dòng công việc cần để hoàn thành

một nhiệm vụ, vạch ra những giai

chỉ tiêu công việc và hệ thống khen

thưởng cho công nhân và quản lý viên đạt và vượt chỉ tiêu.

Trang 23

Những ưu điểm và hạn chế của thuyết QL khoa học:

+ Phát triển kỹ năng quản lý qua hợp lý hoá lao động

+ Chú ý đến việc tuyển chọn, BD trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên

+Nhấn mạnh việc giảm giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có tính hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản lý

+ Coi quản lý như là một đối tượng nghiên cứu khoa học

+ Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người; đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người; vấn đề

nhân bản ít được quan tâm;

+ Không nhận thấy tính đặc thù của môi trường: khó áp dụng

trong môi trường phức tạp nhiều thay đổi; Cố áp dụng những nguyên tắc quản lý phổ quát cho mọi hoàn cảnh

Trang 24

những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có qui

định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có qui chế

thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng theo cấp

Trang 25

Những đặc trưng cơ bản của thể chế quan liêu:

Trang 26

7 nguyên lý quản lý của thể chế quan liêu:

1) Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hoá;

2) Hình thành trật tự thứ bậc dựa trên một dây chuyền

Trang 27

Những ưu điểm và hạn chế của thuyết QL quan liêu:

- Ưu điểm:

+ Có tính hiệu quả và tính nhất quán

+ Cán bộ cấp thấp có thể hoàn thành một khối lượng lớn công việc nhờ tuân thủ máy móc, giản đơn những quy tắc xây dựng đủ chặt chẽ

- Hạn chế:

+ Quy tắc cứng nhắc và tệ quan liêu quá mức

+ Sự bảo vệ quyền hạn

+ Sự chậm chạp trong việc ra quyết định

+ Không bắt kịp, không tương hợp với sự thay đổi công nghệ

Trang 28

Thuyết QL tổng quát (hay thuyết quản trị) -

- Ông đề xuất 14 nguyên tắc QL tổng quát:

1 Phân công lao động

2 Quyền hạn: Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách

nhiệm

3 Kỷ luật: Phải duy trì kỷ luật trong xí nghiệp

4 Thống nhất chỉ huy: Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy

trực tiếp duy nhất

5 Thống nhất chỉ đạo: Các nhà quản lý phải thống nhất ý kiến khi chỉ

huy

Trang 29

6 Quyền lợi cá nhân phải phục tùng quyền lợi chung : Quyền lợi

chung luôn luôn phải được đặt trên quyền lợi riêng

7 Tiền lương xứng đáng : Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với

11 Bình đẳng : Sự đối xử trong xí nghiệp phải công bình

12 Sự ổn định đội ngũ : Công việc của mỗi người trong xí nghiệp

phải ổn định

13 Sáng kiến : Tôn trọng sáng kiến của mọi người

14 Tinh thần đồng đội : Phải xây dựng cho được tinh thần tập thể

Ngày đăng: 27/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w