1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu học Lê Ninh Báo cáo thu hoạch DỰ ÁN LIÊN KẾT VIỆT NAM SINGAPO

8 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 104 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THU HOẠCH KHOÁ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE Họ và tên : Nguyễn Văn Phán Lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng Tiểu học 4 đợt 1 năm 2010 Chức vụ : Hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương Câu 1: Đồng chí hãy nêu những nhận thức sâu sắc nhất về khoá “Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore” ? Trong bối cảnh kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động , giáo dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức .Toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai trò của người hiệu trưởng nhà trường . Vai trò của người hiệu trưởng đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng độnh,thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội .Trong bối cảnh thay đổi đó , rất kịp thời chúng tôi những hiệu trưởng trường phổ thông được dự “ khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore”. Qua khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore, bản thân tôi nhận thức được đây là chương trình không phải là “ cầm tay chỉ việc” mà là trang bị cho cán bộ quản lý về tư duy, cách nghĩ, cách làm, đó là một trong những khoá học vô cùng bổ ích và lý thú, vì qua khoá học đã trang bị cho bản thân phương pháp luận và phương pháp công tác, về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới cách suy nghĩ và hành động,để trở thành người hiệu trưởng biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển ,nhằm “Đào tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để vươn lên”. Qua 7 chuyên đề đã được các giảng viên có kinh nghiệm truyền đạt : + Chuyên đề 1 : Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông. + Chuyên đề 2 : lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông. Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 1 + chuyên đề 3 : Văn hoá nhà trường. + chuyên đề 4 : Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông. + chuyên đề 5 : Phát triển đội ngũ. + chuyên đề 6 : Huy động nguồn lực và phát triển trường phổ thông. + chuyên đề 7 : Phát triển toàn diện học sinh phổ thông. Với tổng thời lượng lên đến gần 100 tiết học đã đem lại cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ những ví dụ hết sức cụ thể nhưng đã đem lại cho tôi dẫn chứng hết sức tường minh và gần gũi trong công việc hàng ngày của người hiệu trưởng. Trong mỗi chuyên đề, với việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới các giảng viên đã tạo được sự thu hút trong học tập đối với mỗi học viên. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng bài, các tư liệu hình ảnh, câu chuyện, các video clip mà các giảng viên đưa ra để làm minh chứng đã khiến cho mỗi học viên hết sức khâm phục, đó sẽ là những bài giảng mà các học viên sẽ có được sự liên hệ và vận dụng trong việc tổ chức, thực hiện và áp dụng những mô hình điển hình vào đơn vị mình trong thời gian tới. Với những gì mà bản thân đã thu hoạch được trong 7 chuyên đề của khoá bồi dưỡng tôi tin tưởng rằng trong mỗi học viên sẽ xác định được cho mình những bài học rất bổ ích và thiết thực, những kiến thức thu được sẽ được từng học viên vận dụng vào trong công tác lãnh đạo,chỉ đạo của mối nhà trường một cách sáng tạo nhằm tạo được một bước chuyển biến tích cực trong công tác dạy - học của mỗi nhà trường. Câu 2: Đồng chí hãy liên hệ thực tế quản lý của bản thân ? Được học tập 7 chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore bản thân tôi nhận thấy những kiến thức đã được bồi dưỡng hết sức sát thực với công việc thực tế mà người hiệu trưởng đang làm. Xin liên hệ như sau: * Với chuyên đề I: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông thì người hiệu trưởng cần nhận thức rõ 3 vấn đề lớn đó là: 1. Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Trước tiên mỗi người hiệu trưởng cần phải hiểu rằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức do đó vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách ngươì lao động mới (người công dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 2 mới về chất lượng và hiệu qủa giáo dục. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) và ở trường Tiểu học Lê Ninh huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương nơi tôi đang công tác là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt nam đến năm 2020 ( dự thảo ). Đảng và nhà nước nhận thức rõ tính tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đảng và nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đao mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt tại các giải pháp ( 9 giải pháp) phát triển giáo dục. Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 Hiệu trưởng trường phổ thông đã có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát triển giáo dục phổ thông có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường. 3. Hiệu trưởng trường phổ thông: người lãnh đạo và quản lý nhà trường. Trước hết phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò vừa là nhà lãnh đạo và vừa là nhà quản lý .Trong đó: - Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững - Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Chính vì vậy cần tập trung vào vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường. *Đối với chuyên đề 2: Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông. Nhận thức được rằng xã hội chúng ta đang sống, đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động "có tri thức” nên việc thay đổi là tất yếu. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Để thực hiện được yêu cầu trên người Hiệu trưởng trong thực tế,tại trường tôi cần phải: - Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi: Đưa ra một chương trình học phong phú và đa dạng là những mục đích đầu tiên. Cần chú tâm vào những mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những nhận thức bậc thấp, đảm bảo môi trường học tập phong phú và bổ ích Tạo bầu không khí nhà trường tích cực, một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức, được đặc trưng bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả đạt được, lấy công việc làm trung tâm, tạo ra một môi trường làm viêc cởi mở, thân thiện và thú vị mang tính văn hoá. . Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 3 * Đối với chuyên đề 3: Văn hoá Nhà trường Phải hiểu rằng văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử…đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, muc tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…bầu không khí tâm lý. Thể hiện hệ thông qua các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử…được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. Văn hoá nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.Vai trò của hiệu trưởngtrong lãnh đạo và phát triển văn hoá nhà trường. Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi để phát triển văn hoá nhà trường . Cách thức phát triển văn hoá nhà trường. Vì lẽ đó vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường là rất quan trọng vì Hiệu trưởng có vai trò quyết định chi phối sự phát triển văn hoá nhà trường.Thực tế trong công tác tại trường tôi Hiệu trưởng luôn là người xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi van hoá nhà trường và tổ chức phát triển văn hoá nhà trường . *Đối với chuyên đề 4: Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông. Cần hiểu rằng kế hoạch chiến lươc (KHCL) là bản kế hoạch trong đó có những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại,đảm bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc. Cũng cần nắm rõ các khái niệm: - Sứ mạng: Sứ mạng khẳng định mục dích, lý do sự tồn tại của nhà trường, các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thoả mãn nhu cầu giáo dục học sinh. - Giá trị: Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan,các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. - Tầm nhìn: Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đat được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai. Việc lập kế hoạch chiến lược ở trường chúng tôi hiện nay là một vấn đề hết sức mới mẻ, trong những năm qua nhà trường mới chỉ lập những kế hoạch ngắn hạn như ; kế hoạch năm học; kế hoạch bồi dưỡng… sau khi được học khoá bồi dưỡng này chúng tôi sẽ áp dụng vào thực tế, để lập kế hoạch chiến lược 5 năm, 10 năm … *Đối với chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông Phải nhận thức rằng đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 4 Vì vậy người Hiệu trưởng tại trường tôi, hiện nay đãp nắm rõ vai trò nhạc trưởng của mình và tổ chức tốt việc xây dựng đội ngũ vừa hồng vừa chuyên , thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư TƯ Đảng chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tao nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" * Đối với chuyên đề 6: Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông Cần nắm vững nguồn lực của trường phổ thông là tập hợp các yếu tố mà nhà trường sử dụng để thực hiện. Bao gồm: - Nguồn nhân lực - Nguồn lực tài chính - Nguồn lực vật chất - Nguồn lực thông tin Trên cơ sở nắm vững các nhân tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến nguồn lực, hiệu trưởng xác định được vai trò của mình trong việc huy động nguồn lực phát triển nhà trường. Quy trình huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông , thực chất là thực hiện các chức năng quản lý, đó là các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. - Thực tế tại trường tôi hiện nay đã thực hiện cơ bản tốt quy trình huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông , đó là : +Lập kế hoạch huy động các nguồn lực của trường phổ thông là tiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi các nhân và bộ phận, sao cho các cá nhân và bộ phận có thể kết hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu về huy động nguồn lực của nhà trường. + Lãnh đạo huy động nguồn lực trường phổ thông là việc định ra chủ trương đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của nhà trường để huy động nguồn lực. + Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết qủa tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động nguồn lực thực hiện đúng hướng. * Đối với chuyên đề 7: Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh trường phổ thông. Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông là lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Cần phải trang bị cho mình cách nhìn mới về chương trình quản lý giáo dục. Đó là: Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 5 + Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý trường phổ thông nơi tôi đang công tác là một vấn đề cấp thiết, vì xu hướng đẩy mạnh phát triển toàn cầu đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển trước hết phải nhanh chóng tiếp cận với tư duy mới. + Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý vào sự thay đổi. Thực tế quá trình lãnh đạo, bản thân gặp phải một số vấn đề cần phải lãnh đạo thay đổi như : * Đối với giáo viên: Còn nhiều bất cập về phân công lao động, một số ngại tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội. * Đối với học sinh: Còn một số học sinh cá biệt, thái độ không thân thiện của giáo viên một số tiết dạy học sinh chưa hài lòng. * Đối với phụ huynh: Không hài lòng về cơ sở vật chất trường lớp, còn phó thác về trách nhiệm giáo dục cho nhà trường,cho xã hội. * Xây dựng văn hoá nhà trường phải nhanh chóng giữ gìn và phát triển giá trị đích thực là xây dựng bằng được những giá trị cốt lõi đó là " Nề nếp - kỷ cương- thân thiện -nhân văn - trung thực - vươn lên" * Tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược thể hiện được sứ mệnh, tầm nhìn trong tương lai sẽ là: + Về sứ mệnh: Phấn đấu giáo dục học sinh phát triển toàn diện có kỹ năng sống và đạo đức chân chính. + Về tầm nhìn: Là trường sống động có vị thế trong cộng đồng . Với niềm tin hy vọng sau 7 chuyên đề đã được học theo mô hình liên kết Việt Nam - Singapore chúng ta tin tưởng rằng sứ mệnh và tầm nhìn mới về giáo dục, về nhà trường trong tương lai không xa giáo dục Việt Nam sẽ phát triển ./. Câu 3: Đồng chí hãy đề xuất đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục tại nơi mình công tác trong thời gian tới ? Qua những chuyên đề đã được học và liên hệ với đặc điểm tình hình của nhà trường tôi nhận thấy để đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Lê Ninh,huyện Kinh Môn,tỉnh Hải Dương đơn vị tôi công tác thì người lãnh đạo, quản lý cần làm tốt một số việc cụ thể như sau: Thứ nhất : Cần đổi mới về nhận thức của người quản lý, tức là phải làm cho tư duy của người quản lý phải thay đổi. Coi công tác lãnh đạo quản lý là một loại hình hoạt động vừa mang tính hành chính vừa mang tính khoa học và nghệ thuật. Phải mạnh dạn chuyển đổi từ phương pháp quản lý áp đặt, bao cấp mệnh lệnh sang phương pháp quản lý bằng pháp luật, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập… Thứ hai : Trú trọng đến công tác phát triển đội ngũ vì đây là một trong những thành tố quyết định đến chất lượng giảng dạy của mỗi nhà trường. Muốn vậy thì người quản lý cần tạo cơ hội cho đội ngũ về điều kiện cơ hội và môi trường để phát triển. Trong đó việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ là hết sức quan trọng. Do đó Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 6 cần làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên qua việc cử giáo viên tiếp tục học tập nâng chuẩn , việc bồi dưỡng ở tổ chuyên môn, việc tự bồi dưỡng ,các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức khảo sát một cách nghiêm túc để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của từng giáo viên. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp, tổ chức các chuyên đề để thống nhất về quy trình và phương pháp giảng dạy đối với những bài, môn học khó. Tạo điều kiên cho giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ như đi học nâng chuẩn được hưởng 100% lương , phụ cấp đứng lớp. Thứ ba : Quản lý và đánh giá nghiêm túc chất lượng dạy và học. Đổi mới hình thức ra đề và tổ chức kiểm tra. Cụ thể: Về đề được ra đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng , tỷ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận, đề được in trên máy, học sinh làm bài thi trực tiếp trên tờ đề thi. Đề thi được thiết kế đảm bảo tính khoa học có phần cho điểm nhận xét của giáo viên .Cách tổ chức coi chấm cũng phải thay đổi . Giáo viên coi gốm 2 giáo viên ,giáo viên chủ nhiệm không coi,chấm bài của lớp mình.Quản lý chất lượng đến từng học sinh, nghĩa là nhà trường có danh sách của từng lớp theo dõi từng đợt kiểm tra các bài thi điểm dưới 5 được ghi màu đỏ, các bài thi điểm từ 5 trở lên được ghi màu đen do đó việc đánh giá nhận xét sự tiến bộ của học sinh từng đợt rất chính xác. Thứ tư : Đổi mới trong việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường bằng việc xây dựng nội quy cơ quan và các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua một cách toàn diện được lược hoá bằng điểm số. Tổ chức đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, dân chủ và đảm bảo tính công bằng. Xây dựng quy chế khen thưởng phù hợp với tình hình của nhà trường nhưng vẫn đông viên khích lệ được giáo viên. Thứ năm : Đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục trong đó tập trung và làm tốt công tác huy động nguồn lực xây dựng nhà trường. Với yêu cầu đặt ra là tất cả công việc đều được đưa ra bàn bạc để đi đến thống nhất với phương châm: “Phụ huynh bàn bạc - phụ hunh đóng góp - phụ huynh làm để con em hưởng thụ”. Tập trung mua sắm nâng cao các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho học sinh như hệ thống quạt điện, bàn nghế và công trình vệ sinh tự hoại, môi trường xanh - sạch - đẹp. Việc đổi mới trong công tác xã hội hoá cần làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Tóm lại để thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới trong quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi nhà lãnh đạo, người quản lý cần phải có năng lực, trình độ, có tâm huyết,quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo … nghĩa là đòi hỏi ở người hiệu trưởng phải có Tâm và có Tầm. Trên đây là những đề xuất của bản thân tôi trong công tác đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian tới. Rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn ! Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 7 Hải Dương , ngày 16 tháng 7 năm 2010 Người viết thu hoạch Nguyễn Văn Phán Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh-Kinh Môn-Hải Dương 8 . ! Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán , Trường TH Lê Ninh- Kinh Môn-Hải Dương 7 Hải Dương , ngày 16 tháng 7 năm 2010 Người viết thu hoạch Nguyễn Văn Phán Báo cáo thu hoạch - Nguyễn Văn Phán. CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THU HOẠCH KHOÁ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE Họ và tên : Nguyễn Văn Phán Lớp bồi. được dự “ khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore”. Qua khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết

Ngày đăng: 26/04/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w