Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy, NN, ND, NT có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống KTXH, và nó càng có vai trò đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Hiện nay, 23 số dân nước ta còn đang sống trong khu vực nông thôn, nên phát triển nông nghiệp và nông thôn còn mang tính chính trị và là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nó quyết định sự thành bại sự nghiệp CNH, HĐH, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh của đất nước.Để phát triển nông nghiệp nói riêng cũng như giải quyết vấn NN, ND, NT nói chung theo định hướng nghị quyết TW 7 (khoá X) đạt hiệu quả cao, chúng ta không thể không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật trên tầm vĩ mô nói chung cũng như trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nói riêng. Trên cơ sở đó, cần phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách sao cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước cũng như trước xu thế mới của thời đại, tạo động lực cho phát triển KTXH một cách bền vững.Bên cạnh đó giải quyết vấn đề NN, ND, NT không những là nhiệm vụ riêng của ngành nông nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, đoàn thể cần phát huy nỗ lực to lớn trong cư dân nông thôn, từ đó vị thế chính trị của người nông dân sẽ được nâng lên và cùng với công nhân, đội ngũ trí thức tạo nền tảng cho sự phát triển KTXH của đất nước.Xuất phát từ những nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 5
1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NN, ND, NT 51.1.1 Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn 51.1.2 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển
NN, ND, NT trong quá trình CNH, HĐH 101.2 NỘI DUNG CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT 151.2.1 Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn 151.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với
phát triển các đô thị theo định hướng XHCN 171.2.3 Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có
hiệu quả ở nông thôn 191.2.4 Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa
học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực 201.2.5 Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân 201.2.6 Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các
nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn 221.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT 231.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 231.3.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước 33
Trang 2DÂN, NÔNG THÔN TRIÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 43
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-XH TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT 43
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 43
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 46
2.1.3 Điều kiện hợp tác theo vùng và hội nhập kinh tế quốc tế 54
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NN, ND, NT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI 58
2.2.1 Khái quát thực trạng nông nghiệp Hà Nội sau hơn 20 năm đổi mới .58
2.2.2 Thực trạng nông dân Hà Nội sau hơn 20 năm đổi mới 59
2.2.3 Thực trạng nông thôn Hà Nội sau hơn 20 năm đổi mới 63
2.2.4 Đánh giá chung về NN, ND, NT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 65
2.3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 73
2.3.1 Kết quả đạt được 73
2.3.2 Hạn chế, yếu kém 80
2.3.3 Nguyên nhân của yếu kém 81
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, TẦM NHÌN 2020 83
3.1 DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT NN, ND, NT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, TẦM NHÌN 2020 83
3.1.1 Tình hình quốc tế và khu vực tác động đến giải quyết vấn đề NN, ND, NT ở Việt Nam 83
Trang 3nông dân, nông thôn 86
3.2 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, TẦM NHÌN 2020 87
3.2.1 Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể chiến lược kinh tế - xã hội đất nước 87
3.2.2 Xác định bước đi phù hợp đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 89
3.2.3 nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, hệ thống chính trị xã hội 93
3.3 KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, TẦM NHÌN 2020 94
3.3.1 Đổi mới nhận thức của xã hội về vấn đề NN, ND, NT 94
3.3.2 Tăng cường vốn đầu tư cho NN, NT 96
3.3.3 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với NN, NT 97
3.3.4 Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các tổ chức kinh tế - xã hội trong ngành nông nghiệp 100
3.3.5 Tăng cường đầu tư tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch 103
3.3.6 Giải quyết vấn đề NN, ND, NT phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên và thế mạnh của địa phương 103
3.3.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nông thôn 106
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .111
Trang 4NN, ND, NT : Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
NN, NT : Nông nghiệp, nông thôn
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
ODA : Vốn viện trợ phát triển
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
LĐ – TB & XH : Lao động – Thương binh và xã hội
KH-CN : Khoa học công nghệ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
SXKD : Sản xuát kinh doanh
Trang 5Bảng 2.1: Diện tích và dân số Hà Nội chi tiết theo quận, huyện 46 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu 52
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy, NN, ND, NT cómột vai trò hết sức quan trọng trong đời sống KT-XH, và nó càng có vai tròđặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, tíchcực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, 2/3 số dân nước ta còn đang sống trong khu vực nông thôn,nên phát triển nông nghiệp và nông thôn còn mang tính chính trị và là một nộidung quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nó quyết định sự thànhbại sự nghiệp CNH, HĐH, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh của đất nước
Để phát triển nông nghiệp nói riêng cũng như giải quyết vấn NN, ND,
NT nói chung theo định hướng nghị quyết TW 7 (khoá X) đạt hiệu quả cao,chúng ta không thể không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ chế, chínhsách, pháp luật trên tầm vĩ mô nói chung cũng như trên địa bàn Thủ đô HàNội và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nói riêng Trên cơ sở đó, cầnphải đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách sao cho phù hợp với sự thay đổicủa đất nước cũng như trước xu thế mới của thời đại, tạo động lực cho pháttriển KT-XH một cách bền vững
Bên cạnh đó giải quyết vấn đề NN, ND, NT không những là nhiệm vụriêng của ngành nông nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cáccấp chính quyền, đoàn thể cần phát huy nỗ lực to lớn trong cư dân nông thôn, từ
đó vị thế chính trị của người nông dân sẽ được nâng lên và cùng với công nhân,đội ngũ trí thức tạo nền tảng cho sự phát triển KT-XH của đất nước
Xuất phát từ những nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trang 72 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Xung quanh việc nghiên cứu giải quyết vấn đề NN, ND, NT trong quátrình CNH, HĐH ở Việt Nam đã có một số công trình, sách báo nghiên cứu vànhiều cuộc hội thảo khoa học quốc tế và trong nước về vấn đề phát triển NN,
ND, NT ở Việt Nam
Mặc dù vậy, sự nghiên cứu ở trên tuy số lượng nhiều nhưng còn thiếumang tính hệ thống tổng thể, xem xét một quan hệ giữa NN, ND, NT chưatrong thể thống nhất, phụ thuộc vào nhau và tác động qua lại lẫn nhau
Hơn nữa, sau khi Trung ương có nghị quyết 7 khoá X thì việc nghiêncứu giải quyết vấn đề NN, ND, NT ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn HàNội nói riêng là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, đặt ra những yêu cầu mới về cáchtiếp cận và hệ thống giải pháp phù hợp
Do vậy có thể nói luận văn là một trong số các công trình đầu tiênnghiên cứu một cách hệ thống tổng thể vấn đề giải quyết NN, ND, NT trongquá trình CNH, HĐH trên địa bàn Thủ đô, tầm nhìn 2020
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích cơ sở khoa học của việc giải quyết vấn đề NN, ND, NT trongquá trình CNH, HĐH nói chung và trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng.Đánh giá thực trạng phát triển NN, ND, NT tại Hà Nội trong quá trìnhCNH, HĐH, qua đó, phân tích những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra đượcnhững hạn chế trong việc giải quyết vấn đề NN, ND, NT
Đề xuất các định hướng và hệ thống giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiệnviệc giải quyết vấn đề NN, ND, NT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, hướng tớiphát triển NN, ND, NT một cách toàn diện, bền vững
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Phân tích cơ sở khoa học của việc giải quyết vần đề NN, ND, NT trongquá trình CNH, HĐH trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ chuyên ngành kinh tếchính trị
Trang 8Đánh giá thực trạng về vấn đề NN, ND, NT trên địa bàn Thủ đô Hà Nộihiện nay.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện việc giảiquyết vấn đề NN, ND, NT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển KT-
XH theo mục tiêu đã định
5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa đốitượng, khách thể là NN, ND, NT với chủ thể là Nhà nước giải quyết vấn đề
NN, ND, NT trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu việc giải quyết NN, ND, NT là vấn đề rất rộng, vì vậy, luậnvăn chỉ nghiên cứu và đề xuất việc giải quyết vấn đề NN, ND, NT trên địabàn Thủ đô Hà Nội trong quá trình đổi mới, nhất là từ năm 2000 đến nay,phần mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội được xét trong định hướng pháttriển của Thủ đô, tầm nhìn đến năm 2020, dưới góc độ kinh tế chính trị
7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phươngpháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra thu thập tài liệu kết hợp với ý kiến chuyêngia; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống trong việcnghiên cứu luận văn
8 Đóng góp mới của luận văn
Cung cấp cơ sở khoa học của việc giải quyết vấn đề NN, ND, NT trongquá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, góp phần cụ thể hoá, triển khainghị quyết trung ương 7 (khoá X) về NN, ND, NT
Đánh giá toàn diện thực trạng NN, ND, NT và giải quyết vấn đề NN,
ND, NT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Chỉ rõ những thành tựu và hạn chế,nguyên nhân của thực trạng nhất là hạn chế yếu kém
Trang 9Đề xuất định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
NN, ND, NT trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
9 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương không kể phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Chương 3: Định hướng và kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, tầm nhìn 2020
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1.2 Vai trò của NN, ND, NT đối với quá trình CNH, HĐH
Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn
đề liên quan đến NN, ND, NT
Hội nghị Trung ương 7 khoá X của Đảng đã thảo luận và ra nghị quyếtquan trọng về NN, ND, NT Trong đó xác định: NN, ND, NT có vị trí chiếnlược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị,bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc vàbảo vệ môi trường sinh thái của đất nước
Trong mối quan hệ mật thiết giữa NN, ND, NT thì nông dân là chủ thể củaquá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở côngnghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo hướng qui hoạch là căn bản, phát triểntoàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt
Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế có tầm quan trọng sống còn,
có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đảm nhiệm an ninhlương thực cho quốc gia, cung cấp cho xã hội nguồn lương thực, thực phẩmđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật liệucho sản xuất công nghiệp, đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm chocông nghiệp và dịch vụ
Để thực hiện quyết tâm của Đại hội X của Đảng, sớm đưa đất nước rakhỏi tình trạng kém phát triển, Việt Nam đang thực hiện chiến lược CNH rútngắn, để chuyển từ một nước nông nghiệp cơ bản thành một nước công
Trang 11nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Đây là một thách thức to lớn, vìcho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tổng lao động đang làmviệc ở khu vực nông thôn hiện chiếm 65% lao động cả nước Nông dân và hộgia đình nông dân vẫn chiếm trên 70% dân số cả nước.
Bởi vậy, đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT, giữ gìn và bảo vệ môi trường
tự nhiên sinh thái, không ngừng nâng cao mức sống và cải thiện chất lượngcuộc sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn phải trở thành trọng điểm củachiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam trong thời gian tới
Khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp cũng chính là khẳng định vaitrò to lớn của giai cấp nông dân trong cơ cấu xã hội và của nông thôn tronglịch sử, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xãhội, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Nông dân là lực lượng xã hội đông đảo, trực tiếp thực hiện vai tròquan trọng của nông nghiệp, lao động nông thôn không chỉ là nguồn nhânlực chủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất và kinh tế nông thôn màcòn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động KT-XH khác của cả nước,nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp hoá, đô thịhoá Cư dân nông thôn chiếm đa số dân cư cả nước tạo nên nền tảng của xãhội và lực lượng chính trị của chế độ Vai trò quan trọng của nông dân ViệtNam không chỉ được thể hiện trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới mà còn trong toàn bộ tiến trình đổi mới, phát triển và
HĐH xã hội Việt Nam nói chung, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá vàhội nhập quốc tế hiện nay
Là một lực lượng xã hội đông đảo, giai cấp nông dân Việt Nam là lựclượng cơ bản của cách mạng Nông dân, giai cấp nông dân, như Nghị quyếtTrung ương 7 khoá X xác định, là chủ thể của qúa trình phát triển Vai trò đó
đã từng được thể hiện trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc trướcđây, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, vì độc
Trang 12lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới và xâydựng chủ nghĩa xã hội, phát huy vai trò đó, giai cấp nông dân Việt Nam làmột bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu xã hội, trong khối liên minh giai cấp,dân tộc và xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy đổimới và thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới Hội Nông dân Việt Nam, tổchức chính trị - xã hội của đông đảo quần chúng nông dân là một bộ phận hợpthành không thể thiếu của hệ thống chính trị và xây dựng nền dân chủ XHCN
ở Việt Nam
Thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của hơn 20 năm đổi mới vừa qua mộtlần nữa cho chúng ta thấy những đóng góp và công hiến xuất sắc của nôngdân trong phát triển KT-XH, trong sáng tạo văn hoá và xây dựng đời sốngtinh thần, trong việc tạo lập và giữ ổn định chính trị, trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc XHCN, trong hội nhập quốc tế
Nói tới nông thôn là nói tới địa bàn xã hội và lãnh thổ rộng lớn, có tầmquan trọng chiến lược đối với ổn định và phát triển
Trong đổi mới, nông thôn lại là nơi thể nghiệm đầu tiên những chínhsách và cơ chế mới, tạo bước đột phá đầu tiên và nền tảng ổn định kinh tế - xãhội cho sự nghiệp đổi mới kinh tế, xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu,bao cấp của mô hình kinh tế kế hoạch để chuyển mạnh sang kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo cơ chế thị trường Trước đổi mới, Việt Nam thườngxuyên phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực Vậy mà với việc khoán hộ
và tháo gỡ những ách tắc trong lưu thông phân phối, nhờ có chính sách và cơchế đúng, Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước xuất khẩugạo hàng đầu trên thế giới
Nông thôn với những tiềm năng và sức sáng tạo to lớn của nông dânchính là nơi xuất phát đầu tiên của những sáng kiến, những tìm tòi tự giảiphóng mình khỏi ràng buộc của cơ chế lỗi thời, kìm hãm phát triển, tạo ra sựnăng động, tích cực vượt qua trì trệ, góp phần quyết định giải quyết cuộc
Trang 13khủng hoảng KT-XH trầm trọng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đưa đấtnước nhanh chóng tiến tới ổn định, tăng trưởng, phát triển Nhờ có đổi mới,những tiềm năng to lớn của NN, ND, NT được đánh thức, tạo nên chuyểnbiến cách mạng Đó chính là tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của đổi mới ở ViệtNam với sức cổ vũ của tư tưởng giải phóng, sáng tạo và phát triển.
Trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhữngnghị quyết, chính sách chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển, đặc biệt là thực hiệnchương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo, tạo cơ hội cho nông dân và cộngđồng dân cư nông thôn tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, các phúc lợi côngcộng, chăm lo giải quyết các vấn đề an sinh xã hội để từng bước bảo đảmcông bằng về cơ hội phát triển cho mọi đối tượng dân cư ở nông thôn
Nhận thức đúng vị trí và vai trò quan trọng của NN, ND, NT trong pháttriển đất nước, Nghị quyết Trung ương 7 khoá X đã đề ra quan niệm, mục tiêu
và những giải pháp chủ yếu để phát triển toàn diện và vững chắc NN, ND,
NT, vì sự phát triển cộng đồng và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc - nhân
tố quyết định thắng lợi của đổi mới ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đạt đượcnhiều thành tựu phát triển khả quan Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượngcác loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng với tốc
độ cao từ năm 1989 đến nay Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thựcvượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuấtkhẩu 310 triệu USD Đến 2007, sản lượng lương thực đạt con số kỷ lục 39triệu tấn, xuất khẩu 4,5 triệu tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD
Từ một nước thường xuyên thiếu, đói, hàng năm phải nhập hàng triệutấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua,Việt Nam đã trở thành nướcxuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới (sau Thái Lan và Mỹ) GDP trong lĩnh vựcnông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân
Trang 14ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5
%năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá,khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trìnhphát triển, hội nhập của kinh tế toàn cầu Năm 1986, kim ngạch xuất nhậpkhẩu nông lâm thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD, đến năm 2007 đã đạt tới 12
tỷ USD, tăng gấp 30 lần Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệpkhông chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nôngthôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước; mà nông nghiệp đãngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tíchcực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nướctrong những năm qua
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ tổ quốc cũng như quá trình CNH, HĐH đấtnước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề
NN, ND, NT Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt NN, ND, NT ở vị trí chiến lượcquan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển KT-XH bền vững, ổnđịnh chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước
Các vấn đề NN, ND, NT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước CNH, HĐH NN, NT là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước Trong mối quan hệ mật thiếtgiữa NN, ND, NT, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nôngthôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thịtheo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, HĐH nông nghiệp là then chốt Phát triển NN, NT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dânphải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều
Trang 15kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt cácđiều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sảnxuất trong NN, NT phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhànước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiếncho NN, NT, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân
Giải quyết vấn đề NN, ND, NT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cườngvươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ,
có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho pháttriển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân
1.1.2 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển NN, ND, NT trong quá trình CNH, HĐH.
Với đổi mới đã trải qua hơn hai thập kỷ, Việt Nam đã bắt đầu đột phá từnông nghiệp với chính sách và cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong hợptác xã đến khoán tới hộ gia đình nông dân Lợi ích cá nhân của người laođộng nông dân được coi trọng và kinh tế hộ nông dân được xác định là đơn vịkinh tế cơ bản ở nông thôn Phát triển kinh tế hàng hoá và áp dụng cơ chế thịtrường đã đem lại luồng sinh khí mới cho các cộng đồng xã hội nông thôntrong đổi mới, đã tạo được động lực thực sự cho nông dân bằng việc giảiquyết hợp lý các quan hệ lợi ích trong NN, NT Thực tế đã chứng tỏ, thànhtựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là gắn liền với việc chọn đúng khâuđột phá, phát hiện đúng vấn đề của phát triển và đề ra những giải pháp phùhợp để thúc đẩy phát triển
Ý nghĩa sâu xa của vấn đề là ở chỗ giải phóng sức sản xuất, giải phóngmọi tiềm năng của xã hội, huy động được cơ chế thị trường để phát triểnmạnh lực lượng sản xuất Giải phóng để phát triển, không chỉ lực lượng sản
Trang 16xuất nói chung, mà trước hết là giải phóng tiềm năng sáng tạo to lớn của lựclương lao động nông thôn vốn hết sức đông đảo của nước ta Chính từ đây,nhận thức lý luận mới về CNXH đã hình thành nên một vấn đề bản chất làphát triển lực lượng sản xuất và phát huy nhân tố con người.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, NN, ND, NT nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn.Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hànghoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninhlương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thịtrường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới Kết cấu
hạ tầng KT-XH được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi Đờisống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càngđược cải thiện Xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn Hệ thống chính trị ởnông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy Anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thế chính trị của giaicấp nông dân ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưaphát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoahọc - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơcấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổbiến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiềumặt hàng thấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưathúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Cáchình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
Trang 17mạnh sản xuất hàng hoá NN, NT phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầngKT-XH còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đốiphó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc,vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữacác vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Quá trình thay đổi mô hình phát triển và cơ chế quản lý, phát triển mạnh
mẽ kinh tế thị trường, mở rộng đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh quá trình CNHcùng với sự ĐTH đất nước cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề KT-XH bức xúc,đặc biệt là các vấn đề ở nông thôn Kinh tế thị trường đi liền với hoạt độngcạnh tranh, tình trạng phân hoá giàu - nghèo đã và đang diễn ra, đói nghèo củamột bộ phận nông dân, nhất ở những vùng nông thôn đặc biệt khó khăn trởthành một hệ luỵ xã hội nhức nhối, đặc biệt là đối với các hộ nông dân mấtđất sản xuất do phát triển công nghiệp và đô thị Lao động nông thôn di cư ra
đô thị cũng làm tăng áp lực cho việc giải quyết các vấn đề xã hội Có mộtthực tế là, nông dân là lực lượng xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội, có đónggóp to lớn trong sự nghiệp đổi mới, nhưng hưởng lợi ích chưa tương xứng vàquan trọng hơn là cơ hội cho họ phát triển trong mở cửa, đổi mới và hội nhậpchưa được xác lập rõ ràng
Công bằng xã hội là một mục tiêu quan trong của tiến trình đổi mới, mụctiêu này chưa được thực hiện tốt đối với nông dân và cộng đồng xã hội nôngthôn Nếu không kịp thời có những điều chỉnh trong chính sách và quản lý thì
sẽ không thực hiện được những bảo đảm cho ổn định xã hội để phát triển toàndiện và lâu dài
Đó là lý do giải thích vì sao, sau Đại hội X của Đảng Cộng sản ViệtNam, Trung ương Đảng đã đặt vấn đề NN, ND, NT vào chương trình nghị sự
để tập trung giải quyết
Trang 18Mục tiêu tổng quát
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nôngthôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cònnhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng vớicác nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủnông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướnghiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia
cả trước mắt và lâu dài Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theoquy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân tríđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nôngthôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấp nôngdân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nềntảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
Chính phủ đã cụ thể hoá quan điểm của Đảng bằng các chính sách, kếhoạch cụ thể như:
Mục tiêu đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng đấtnông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vữngchắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Phát triển nông nghiệpkết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giảiquyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5lần so với hiện nay
Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao độngnông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mớikhoảng 50%
Trang 19Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn, trước hết là hệthống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa hai
vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủđộng cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thôngsuốt bốn mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản;xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinhhoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảmbảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ởhầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống
đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn
và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằngsông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai;chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổikhí hậu toàn cầu Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bướcnâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Mục tiêu đến năm 2010
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn
và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp,xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khókhăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao KH-CN tiên tiến, tạo bước độtphá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt
ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hộibức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn Triển khai một bướcchương trình xây dựng nông thôn mới Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷsản 3 - 3,5%/năm Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
Trang 20không thấp hơn mức bình quân của cả nước Lao động nông nghiệp còn dưới50% lao động xã hội Giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, cơ bản không còn
hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ dân cư nông thôn được sửdụng nước sạch
1.2 NỘI DUNG CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
1.2.1 Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thịtrường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả,duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trướcmắt và lâu dài Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thịtrường Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hoá xuấtkhẩu có lợi thế nông sản thay thế nhập khẩu Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật, ứng dụng KH-CN hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giớihoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạchậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản
Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung,thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới cónăng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giớihoá đồng bộ các khâu sản xuất; HĐH công nghiệp bảo quản, chế biến, nângcao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sảnhàng hóa Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại dothiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng vùng Tiếp tục đẩy mạnhthâm canh sản xuất lúa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sôngHồng Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài
và ưu tiên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp Có chính sách bảo đảm lợi
Trang 21ích cho người trồng lúa, địa phương và vùng trồng lúa Xây dựng các vùngsản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết
là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, báncông nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; chú trọngphát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở trung du, miền núi và Tây Nguyên; tậptrung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiêntiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y,phòng chống dịch bệnh; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổchức lại và HĐH cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làmgiàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinhthái Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng Chophép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất và rừng tự nhiên theo nguyêntắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từrừng Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh,HĐH công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọngphát triển lâm sản ngoài gỗ
Triển khai có kết quả chương trình khai thác hải sản trong chiến lượcphát triển kinh tế biển, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh,quốc phòng Cơ cấu lại lực lượng đánh bắt gần bờ, đồng thời có chính sách hỗtrợ ngư dân chuyển đổi nghề tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sốngcủa ngư dân ven biển Phát triển nhanh lực lượng khai thác xa bờ theo hướngđầu tư trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại, phát triển đồng bộ cơ sở hạtầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tàu thuyền theo quy hoạch, hệthống thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷsản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị
Trang 22trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trồng, trước hết là thuỷlợi; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo; xây dựng hệthống thú y thuỷ sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môitrường nuôi; HĐH các cơ sở chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh antoàn thực phẩm
Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quyhoạch Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệpchế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnhsản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triểnlàng nghề Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụsản xuất, đời sống của dân cư nông thôn
1.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn gắn với phát triển các đô thị theo đ ịnh hướng XHCN
Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng caonăng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, nuôitrồng thuỷ sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạtcho dân cư và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn Xây dựng hồ chứa nước ởvùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện ởmiền núi Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống ngăn lũ,thoát lũ Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả, nâng hiệusuất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80%
Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thôngquốc gia Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiệnphát triển KT-XH nhanh hơn Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đườngđến các vùng trung du, miền núi và ven biển để phát triển công nghiệp và đôthị Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính sáchđảm bảo duy tu bảo dưỡng thường xuyên Phát triển giao thông thuỷ, xây
Trang 23dựng các cảng sông, nạo vét luồng lạch và các phương tiện vận tải sông, biển
Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sởchuyển giao KH-CN nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; pháttriển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã.Nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyếnhuyện, các trung tâm y tế vùng, các cơ sở y tế chuyên sâu; hoàn thành chươngtrình kiên cố hóa trường học; xây dựng các trung tâm, nhà văn hoá - thể thaotại thôn, xã
Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựngcông nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng Thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từngvùng, chú ý các xã còn nhiều khó khăn ở miền núi, biên giới, bãi ngang, hảiđảo Phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ theo quy hoạch; tiếp tục thực hiệnphương châm “Nhà nước và nông dân cùng làm”, khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Thực hiệntốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chínhsách, xoá nhà tạm ở nông thôn, thực hiện chương trình nhả ở cho đồng bàovùng bão, lũ; bố trí lại dân cư ra khỏi vùng bão, lũ, vùng sạt lở núi, ven sông,ven biển
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn;chủ động triển khai một bước các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổikhí hậu và nước biển dâng Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường
Trang 24nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngàycàng gia tăng
1.2.3 Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ
có hiệu quả ở nông thôn
Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổchức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Có chính sách khuyến khích phát triểncác mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chứckhoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh
tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuấthàng hoá lớn
Tiếp tục đổi mới, phát triển HTX, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổchức của hợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán
bộ quản lý, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyểngiao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án pháttriển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụsản phẩm cho nông dân
Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong nôngnghiệp Đổi mới căn bản việc tổ chức quản lý nông, lâm trường quốc doanh.Thực hiện tốt việc giao khoán đất, vườn cây cho người lao động, nông, lâmtrường quốc doanh chuyển sang làm tốt các dịch vụ cho người nhận khoán vànông dân trong vùng, nhất là hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vật tư, tiêu thụ và chếbiến sản phầm Rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi đất rừng sửdụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý của đơn vị, giao lại chochính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng có hiệu quả Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hìnhdoanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷsản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ,doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân Phát
Trang 25triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư,nguyên liệu phục vụ nông nghiệp
1.2.4 Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng
KH-CN, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để HĐH, CNH NN, NT
Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao KH-CN để nôngnghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; ưutiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống câytrồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá vềnăng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất Xây dựng các chính sách đãi ngộthỏa đáng để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực KH-CN, khuyến khích mọithành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH-CN; thu hút thanhniên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục,văn hoá Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựngcác vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuấtnông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con
em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạonâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở Hình thành chương trìnhmục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàngnăm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn Thực hiện tốt việc xã hội hoácông tác đào tạo nghề
1.2.5 Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân
Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trongmọi chương trình phát triển KT-XH của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa cácvùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thànhthị Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm chonông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất Đẩy mạnh
Trang 26xuất khẩu lao động từ nông thôn; triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nôngnghiệp với một số quốc gia có nhu cầu.
Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược
về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Đặc biệt quan tâm tới miền núi pháiBắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các huyện, xã có tỉ lệ hộnghèo trên 50%, các hải đảo, vùng bãi ngang Nâng cao đời sống đồng bàocác dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh;thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn Ưutiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hoá”, xây dựng các hương ước, phát huy truyền thống tốt đẹp,tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếpsống mới ở nông thôn
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Tiếp tục thực hiện cácchính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi,chế độ cứu trợ đối với hộ thiếu đói, vùng khó khăn, cấp học bổng cho họcsinh nghèo, cận nghèo Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sốngtối thiểu cho cư dân nông thôn Rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp cótính chất bắt buộc đối với nông dân Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiệnđầy đủ quy chế dân chủ cơ sở
Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, giữ vững an ninh, trật tự antoàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện của nhân dân, không
để gây thành những điểm nóng ở nông thôn Tích cực đấu tranh phòng,chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Thực hiện bìnhđẳng giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, năng lực và vị thế của phụ
nữ ở nông thôn
Trang 271.2.6 Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn
Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữutoàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng
có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sửdụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đấtđược vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sảnxuất, kinh doanh Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hòa quyền lợicủa người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong quá trình giảitỏa, thu hồi đất Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia gópvốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, vào các dự án đầu tư, kinhdoanh khi có đất bị thu hồi Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở,việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắcđất trồng lúa
Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, giảm bớt đầu tư cho các côngtrình có thể thu hồi vốn để tạo nguồn, tăng đầu tư phát triển cho khu vực NN,NT; tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước ngay từ năm 2009 và đảm bảo 5năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước Có cơ chế điều tiết, phân bổ đầu tư ngânsách nhà nước đảm bảo lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển côngnghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa Thực hiệnrộng rãi cơ chế đấu thầu quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắnvới việc tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên
Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cảcấp huyện và xã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá; tiếptục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hàng, định chếtài chính cho vay đối với NN, NT Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyếnkhích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào NN, NT, kể
cả huy động vốn ODA và FDI
Trang 28Tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có biện phápbảo vệ thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản phù hợpvới luật pháp quốc tế; nghiên cứu ban hành chính sách giá cả nông sản,nhất là giá lúa phù hợp trong quan hệ so sánh với hàng công nghiệp, bảođảm lợi ích của người sản xuất nông nghiệp, giải quyết hài hoà lợi ích củangười sản xuất và người tiêu dùng Tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia,nhất là lương thực
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NN, ND, NT
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hiện nay trên thế giới, các nước đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển
NN, ND, NT Trong bối cảnh toàn cầu hoá dưới tác động của các xu hướnghợp tác và canh tranh càng trở nên gay gắt, các nước đang phát triển chịunhiều thua thiệt trong quá trình mở cửa thị trường các mặt hàng nông sản sứccạnh tranh thấp, lại vấp phải hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển TrungQuốc và Thái Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề này
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc xácđịnh mục tiêu để phát triển nền kinh tế toàn diện cần chú trọng, bao quát toàndiện công cuộc phát triển nông thôn, thúc đẩy nông thôn mới XHCN …Trong
đó chú trọng các nội dung chủ yếu sau:
Giải quyết tốt các vấn đề NN, ND, NT là việc liên quan đến đại cục xâydựng toàn diện hiện đại xã hội khá giả, phải luôn coi đây là trọng điểm củatrọng điểm trong công tác của toàn Đảng Phải tăng cường địa vị cơ sở củanông nghiệp, đi con đường HĐH nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc, xây dựng
cơ chế hiệu quả lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thịlôi kéo nông thôn, hình thành cục diện mới nhất thể hoá phát triển kinh tếthành thị và nông thôn Kiên trì coi phát triển nông nghiệp hiện đại, làm chokinh tế nông thôn phồn vinh là nhiệm vụ hàng đầu, tăng cường xây dựng cơ
Trang 29sở hạ tầng nông thôn, kiện toàn hệ thống thị trường nông thôn và dịch vụnông nghiệp.
Tăng cường chính sách ủng hộ và ưu đãi nông nghiệp, bảo vệ chặt chẽđất đai canh tác, tăng thêm đầu vào cho nông nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoahọc kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường năng lực sản xuất tổng hợp của nôngnghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Tăng cường phòng chống,khống chế dịch bệnh động, thực vật, nâng cao mức độ an toàn chất lượngnông sản phẩm Lấy việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân làm trung tâm,phát triển xí nghiệp hương trấn, tăng cường kinh tế cấp huyện, chuyển dịchviệc làm của nông dân theo nhiều kênh Nâng cao trình độ khai thác phát triểnxoá đói giảm nghèo
Đi sâu cải cách tổng hợp nông thôn, thúc đẩy cải cách và sáng tạo thểchế tài chính tiền tệ nông thôn, cải cách thể chế quyền lâm nghiệp tập thể.Kiên trì thể chế kinh doanh cơ bản nông thôn, ổn định và hoàn thiện quan hệnhận khoán đất đai, dựa theo nguyên tắc có đền bù theo pháp luật, kiện toànthị trường chuyển dịch quyền kinh doanh đất khoán, những nơi có điều kiệnphát triển kinh doanh qui mô thích hợp với nhiều hình thức Tìm tòi nghiêncứu hình thức thực hiện có hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển tổ chức hợp tácnông dân chuyên ngành, ủng hộ kinh doanh ngành nghế hoá nông nghiệp vàphát triển các doanh nghiệp đầu Đào tạo nông dân kiểu mới có văn hoá, hiểu
kỹ thuật, biết kinh doanh, phát huy vai trò chủ thể của hàng trăm triệu nôngdân trong công cuộc xây dựng nông thôn kiểu mới
Như vậy vấn đề “tam nông” không đơn thuần là kinh tế mà còn là vấn
đề xã hội, chính trị, một hệ vấn đề tổng thể, xuyến suốt và gắn kết với toàn
bộ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc nói riêng
và các nước đang phát triển nói chung Giải quyết vấn đề tam nông trởthành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sảnTrung Quốc hiện nay
Trang 30Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, TrungQuốc có gần 900 triệu dân làm nông nghiệp, có tới 150 triệu lao động dưthừa Con số thực tế còn lớn hơn nhiều, đã làm xuất hiện xu hướng nhiềunông dân bỏ ruộng đất ra thành thị do tác động của quá trình CNH, ĐTH Vìđiều kiện việc làm khó khăn lại không được đào tạo về tay nghề nên số laođộng này chịu gánh nặng lớn đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.Mặt khác cũng theo văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17,diện tích đất canh tác giảm, đất canh tác bình quân đầu người của Trung Quốcchỉ có 1,4 mẫu bằng ¼ bình quân thế giới, dẫn đến tình trạng an toàn lươngthực bị đe doạ Đồng thời, việc hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chế độ trợ cấpnông nghiệp còn nhiều hạn chế, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nôngthôn ngày càng lớn là những vấn đề rất dáng quan tâm và không dễ giải quyết.
Để giải quyết căn bản vấn đề tam nông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
có những giải pháp tập trung vào vấn đề HĐH nông nghiệp với những nộidung và bước đi phù hợp như:
- Xoá bỏ thuế nông nghiệp trong phạm vi cả nước
- Tăng tỉ lệ chi tài chính của trung ương và quỹ xây dựng công trái chovấn đề NN, ND, NT
- Thực hiện chiến lược khai phá miền Tây Khu vực miền Tây đi đầutrong việc đưa toàn bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng,đào tạo nguồn nhân lực
- Trung ương nâng cao tiêu chuẩn trợ cấp tài chính, mở rộng phạm vithí điểm tăng mức trợ cấp cho việc xây dựng chế độ y tế hợp tác nông thônkiểu mới
Trung Quốc đã khẳng định những bước đi cho việc HĐH nông nghiệpcủa mình trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và 2020 là:
a Cải thiện điều kiện lao động của nông dân, nâng cao năng suất và sứccạnh tranh của nông nghiệp;
Trang 31b Bảo đảm an toàn lương thực, tăng thu nhập của nông dân, xóa bỏnghèo đói, cải thiện điều kiện sinh hoạt của gia đình;
c Thực hiện nông nghiệp phát triển bền vững, cải thiện môi trường sinh thái;
d Loại bỏ khoảng cách chênh lệch giữa công nghiệp và nông nghiệp,thực hiện phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn
Theo hướng này, Chính phủ Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, làm cho sản xuất lương thực
và nông sản phẩm chủ yếu giữ được tăng trưởng ổn định, thu nhập của nôngdân được nâng cao ổn định Tiếp tục thi hành chính sách việc làm tích cực,giải quyết vấn đề 50 triệu việc làm trong nông nghiệp Thực hiện phát triểnnông nghiệp Trung Quốc gắn với cải thiện tình hình KT-XH ở nông thôn, bảo
vệ môi trường sinh thái
Trung Quốc là một nước có diện tích lớn nhất thế giới, do đó nền nôngnghiệp của Trung Quốc là một nền nông nghiệp lớn và lâu đời, tích luỹđược rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Kể từ khi tiếnhành cải cách, mở cửa nền kinh tế, nền nông nghiệp Trung Quốc đã cónhững thay đổi phát triển theo hướng hiện đại và bền vững NN, NT TrungQuốc đã có những bước tiến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu to lớn,đời sống nông dân từng bước được cải thiện, một bộ phận nông dân trở nênkhá giả
Tìm hiểu quá trình phát triển NN, ND, NT của Trung Quốc, chúng tacàng hiểu thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nôngthôn Trung Quốc 30 năm qua:
a Tiến trình lịch sử cải cách, phát triển lịch sử Trung Quốc 30 năm qua.Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốcđưa ra quyết sách mang tính lịch sử, chuyển trọng tâm công tác đảng và Nhànước sang xây dựng kinh tế, tiến hành cải cách mở cửa… Tiến trình cải cách,phát triển nông thôn Trung Quốc về đại thể có thể chia thành 4 giai đoạn:
Trang 32a1 Từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn.Giai đoạn này, cải cách nông thôn bắt đầu từ việc nông dân đột phá tự phátthể chế công xã nhân dân Một số vùng nông thôn của Trung Quốc đã tự pháthình thành các hình thức, chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp như khoánsản phẩm đến tổ, khoán sản phẩm, công việc đến hộ và được sự ủng hộ củaĐảng Cộng sản Trung Quốc.
a2 Từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy toàn diện cải cáchnông thôn, theo đó, tiến hành cải cách chế độ thống nhất thu mua, tiêu thụnông sản, xác định rõ thực hiện hai chế độ thu mua là mua theo hợp đồng vàmua theo giá thị trường Cùng với việc thả nổi giá cả nông sản và thị trườngbán buôn nông sản phát triển mạnh mẽ, một loại thị trường bán buôn có tínhkhu vực và thị trường thương mại nông sản phát triển mạnh ở các nơi Đồngthời, tích cực tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, khuyếnkhích phát triển nhiều loại hình kinh doanh, tối ưu hoá cơ cấu ngành trồngtrọt, thúc đẩy nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi phát triển toàn diện, khuyếnkhích nông dân làm dịch vụ nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn pháttriển tổng hợp, từ thuần nông truyền thống sang đa ngành Thông qua cải cáchtrong giai đoạn này, kinh tế hàng hoá dần dần được hình thành trong kinh tế
NN, NT, đã phát huy tác dụng ngày một lớn, đặt cơ sở kinh tế NN, NT quá độchuyển sang kinh tế thị trường
a3 Từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyểntoàn diện sang thể chế kinh tế thị trường XHCN
a4 Từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát triểnthành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới XHCN
b Những thành tựu chủ yếu và kinh nghiệm cải cách, phát triển nôngthôn Trung Quốc 30 năm qua
Ba mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc,kinh tế nông thôn Trung Quốc đã có sự chuyển biến to lớn…
Trang 33b1 Thể chế cơ chế ở nông thôn có sự thay đổi sâu sắc.
b2 Khả năng cung ứng nông sản có sự thay đổi sâu sắc
b3 Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự thay đổi sâu sắc
b4 Phát triển sự nghiệp công cộng nông thôn có sự thay đổi sâu sắc.b5 Mức sống của nông dân có sự thay đổi sâu sắc Từ năm 1978 đếnnăm 2007, thu nhập ròng bình quân đầu người cua rnông dân từ 134 nhân dân
tệ tăng lên 4.140 Số người nghèo ở nông thôn giảm mạnh từ 250 triệu năm
1978 xuống còn 14,79 triệu người năm 2007
Ba mươi năm cải cách, phát triển, Trung Quốc đã tích luỹ được nhiềukinh nghiệm quí báu về xây dựng nông thôn mới XHCN:
Một là, cần phải kiên trì địa vị nền tảng của nông nghiệp.
Hai là, cần phải bảo đảm thiết thực quyền lợi của nông dân.
Ba là, cần phải tôn trọng đầy đủ tinh thần đi đầu sáng tạo của nông dân Bốn là, cần phải kiên trì phương hướng kinh tế thị trường XHCN trong
cải cách nông thôn
Năm là, cần phải tính toán tổng thể phát triển KT-XH thành thị và nông
thôn
Sáu là, cần phải xuất phát từ thực tế, thúc đẩy một cách tuần tự sự
nghiệp cải cách và xây dựng nông thôn
Bảy là, cần phải tăng cường và cải thiện công tác xây dựng Đảng ở nông thôn.
c Tích cực quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XVII và hội nghị toànthể Trung ương 3 khoá XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc, cố gắng mở ra cụcdiện mới trong cải cách, phát triển nông thôn Trung Quốc
Thứ nhất, ra sức thúc đẩy cải cách sáng tạo, tăng cường xây dựng chế độ
ở nông thôn, tạo động lực lớn mạnh và bảo đảm về chế độ cho phát triển nhịpnhàng KT-XH ở thành thị và nông thôn
Thứ hai, thích ứng với qui luật phát triển nông nghiệp, tích cực phát triển
nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao năng lực tổng hợp sản xuất nông nghiệp
Thứ ba, đẩy nhanh phát triển sự nghiệp công cộng nông thôn, thúc đẩy
Trang 34xã hội nông thôn tiến bộ toàn diện, duy trì nông thôn hài hoà, ổn định.
Thứ tư, tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo của đảng, không ngừng nâng
cao trình độ đảng lãnh đạo công tác nông thôn, tạo sự bảo đảm chính trị kiêncường cho thúc đẩy cải cách, phát triển nông thôn
Trung Quốc là một quốc gia có số dân hơn 1,3 tỷ người, tỷ lệ lao độngtrong nông nghiệp rất cao (chiếm khoảng 70%) Do đó, Trung Quốc rất chútrọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, cải tạo gieo trồng và giải quyết vấn
đề dôi dư lao động sao cho có hiệu quả Vì vậy Trung Quốc đã tổ chức cácngành sản xuất cần nhiều lao động tại địa bàn nông thôn
Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò hết sức to lớn, quan trọng, đóng gópvào sự phát triển KT-XH của đất nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ:không có sự ổn định, sung túc của nông dân sẽ không có sự ổn định, sung túccủa nhân dân cả nước, không có HĐH nông nghiệp sẽ không có HĐH củatoàn bộ nền kinh tế quốc dân và hiện nay, cũng như trong một thời gian dàinữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược pháttriển kinh tế, HĐH nông nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trìnhCNH, HĐH Trung Quốc Trên thực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưađảm bảo sự phát triển bền vững, vì vậy HĐH nông nghiệp, đảm bảo và thúcđẩy sự phát triển bền vững cho nông nghiệp trở thành nhiệm vụ cấp bách nhấtcủa Nhà nước Trung Quốc Gần đây, Trung Quốc đã ban hành một số chínhsách nhằm giải quyết vấn đề NN, ND, NT; thực hiện xoá bỏ thuế nôngnghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thực hiện chế độ khámchữa bệnh cho nhân dân cả nước…
Quá trình cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướngHĐH và phát triển bền vững của Trung Quốc đã thu được những bài học kinhnghiệm cả về lí luận lẫn thực tiễn Đó là: đảm bảo quyền tự chủ, phát huy tínhtích cực của nông dân, phát triển sở hữu nhiều loại hình kinh tế, thực hiện sở
Trang 35hữu tập thể đối với ruộng đất sản xuất khoán gia đình, tách quyền sở hữu vớiquyền sử dụng, cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho NN,NT; khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá hướng về thị trường,tôn trọng tinh thần sáng tạo của người nông dân, khoán chế độ trách nhiệmđến từng gia đình; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vàoquần chúng”, coi trọng chế độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cảicách thành thị
Khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỉ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp tănglên rất nhanh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp để phục vụ cho phát triển côngnghiệp và đô thị Với quyết tâm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc gianhập WTO, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, Trung Quốc đã xâydựng cơ chế cảnh báo nguy cơ cản trở sự phát triển đối với các ngành nghềtrong nước, cung cấp thông tin, tư liệu và căn cứ để điều tra chống bán phágiá, chống trợ cấp, đưa ra các biện pháp bảo hộ ngành nghề Từ trung ươngtới địa phương đã thành lập cơ quan chuyên trách xoá bỏ đói nghèo, hỗ trợgiáo dục bằng cho vay ưu đãi đối với các gia đình nghèo có con em đang đihọc; miễn thuế nông nghiệp cho nông dân
Năm 2004, Trung Quốc đã ban hành chính sách làm tăng thu nhập chongười nông dân thông qua việc giảm và miễn thuế nông nghiệp Đến năm
2006, Trung Quốc đã miễn toàn bộ thuế nông nghiệp cho nông dân cả nước.Nhờ có chính sách này mà đời sống của người nông dân được cải thiện TrungQuốc cũng huy động cả vốn từ trung ương, địa phương và người dân để thànhlập một hệ thống bảo hiểm y tế trợ giúp cho nông dân, đạt mục tiêu đến năm
2020 tất cả nông dân đều được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế
Sau khi gia nhập WTO, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 8 triệu lao độngnông thôn ra thành phố tìm việc làm theo thời vụ Để đối phó với nguy cơ thấtnghiệp gia tăng do hàng nông sản giá rẻ nhập khẩu, Trung Quốc đã nới lỏngchính sách hạn chế di chuyển lao động, tạo điều kiện cho nông dân đi tìm việc
Trang 36làm, cho phép những người không phải dân bản xứ được thường trú tại nhữngnơi họ đến làm ăn nếu có nhà ở hợp pháp và thu nhậo ổn định, đồng thời xâydựng các cơ sở đào tạo nghề trên toàn quốc và điều hoà có tổ chức công tácdạy nghề giữa nơi thừa và nơi thiếu.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của nhà nước, Trung Quốc đã khuyến khíchcác xí nghiệp, địa phương thành lập các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp
tự quản và tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn giúp các công đoàn viêntìm việc làm, hỗ trợ những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
Trong 5 năm sau khi gia nhập WTO, NN, ND, NT Trung Quốc đã cónhững thay đổi tích cực, khởi sắc đáng ghi nhận, kim ngạch xuất khẩunhiều ngành hàng nông sản đã gia tăng nhờ các chính sách ứng phó kịp thời
và có hiệu quả của Nhà nước Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thônvẫn tiếp tục phát triển, cuộc sống của nông dân và những người nghèođược cải thiện làm cho họ vững tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế.Như trên đã nói, dân số sống ở vùng nông thôn Trung Quốc rất đôngchiếm 70% dân số, khoảng 900 triệu người, vì vậy nông nghiệp đóng một vaitrò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội củaTrung Quốc Sau 30 năm cải cách mở cửa (1978 - 2008), nền nông nghiệpTrung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng HĐH và bền vững,thể hiện ở các thành tựu như sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đã tăng nhanh sản lượng lươngthực, từ 305 triệu tấn năm 1978 lên 502 triệu tấn năm 2007, bình quân đầungười từ 318,7 kg lên 381 kg; thịt từ 9,1 kg lên 52 kg; thủy sản từ 5,5 kg lên
36 kg (đất canh tác chỉ chiếm 9% diện tích lãnh thổ); Thu nhập bình quân đầungười của người nông dân từ 134 Nhân dân tệ lên 4.140 Nhân dân tệ; tỷ lệngười nghèo ở nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống còn 14,79triệu người năm 2007
Để đạt được những thành tích trên, NN, NT Trung Quốc đã trải qua
Trang 37những giai đoạn cải tiến và hoàn thiện cơ chế quản lý Đó là, Trung Quốcphải thay đổi nhanh chóng và tích cực cơ cấu kinh tế nông thôn Toàn bộ bốnngành: Nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi phải phát triển toàn diện, mạnhhơn Công tác đầu tư cho nghiên cứu chính sách nông nghiệp, thị trường, giá
cả cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng Chỉtính riêng năm 2003, Chính phủ Trung Quốc đã dành 1,65 tỷ Nhân dân tệ(tương đương 200 triệu USD) cho nghiên cứu công nghệ sinh học Nhờ vậy,đến năm 2007, đã có 7,1 triệu nông dân chuyển sang trồng cây biến đổi gien.Theo số liệu của Viện Khoa học Trung Quốc, giai đoạn 2000 - 2005, đầu tưcho công tác nghiên cứu tại Trung Quốc tăng nhanh nhất thế giới Cơ cấu laođộng nông thôn cũng có sự chuyển dịch rất mạnh: 226 triệu lao động nôngthôn chuyển sang chế độ làm thuê trong các xí nghiệp hương trấn hoặc cácngành dịch vụ khác Sự nghiệp công cộng ở nông thôn phát triển nhanh và cónhững thay đổi sâu sắc: 150 triệu học sinh tiểu học và trung học đều được đihọc hoàn toàn miễn phí; 730 triệu nông dân được hưởng chế độ y tế hợp táckiểu mới; đời sống văn hóa tinh thần cũng như các thể chế dân chủ về chínhtrị, văn minh tinh thần không ngừng mở rộng; kết cấu hạ tầng cơ bản hoànthành như, 95% số thôn có đường bộ tới trung tâm, 98,7% số thôn có điện, Đánh giá về thành tựu của Trung Quốc trong phát triển NN, NT và cảithiện đời sống nông dân, ông Jikun, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, chính sách
về chiến lược trong phát triển NN, NT Trung Quốc khẳng định: "Trong 30năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế, Trung Quốc đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn Năm 2008, kinh tế Trung Quốc phát triển gấp16 lần so vớinăm 1978 Đáng chú ý là, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọtgiảm, tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng; có sự dịch chuyển mạnh lực lượnglao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhờ đó, thu nhập của nông dâncũng được cải thiện"
Qua 30 năm cải cách và mở cửa cùng với xây dựng nền nông nghiệp
Trang 38theo hướng HĐH và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được những bàihọc kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn như: Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ,phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế,trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinhdoanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theohướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vịchủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khíchnông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinhthần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ tráchnhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đườnglối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nôngnghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị.
1.3.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùngtiềm năng phát triển kinh tế Đông Nam Bộ, nhưng xuất phát điểm của BìnhPhước lại thấp hơn so với các tỉnh khác trong khu vực Hơn nữa, trong cơ cấukinh tế của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi công nghiệp
và dịch vụ lại phát triển chưa cao
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua được xác định
là đúng hướng, nhưng tỷ trọng nông, lâm nghiệp bình quân mỗi năm mớigiảm 1,58%, trong khi tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng bình quânmỗi năm chỉ tăng được 1,33% Đến cuối năm 2007, ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản vẫn chiếm 53,17% Báo cáo giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đánh giá, trong cơ cấu ngành nôngnghiệp tuy có chuyển dịch nhưng không đáng kể, chăn nuôi hầu như không
có chuyển biến Sản xuất nông nghiệp dù đạt nhiều đột phá và thành tựu,nhưng về tổng thể, vẫn là sản xuất quy mô nhỏ và manh mún, chậm ứng
Trang 39dụng công nghệ, nếu có cũng còn rất khiêm tốn, dẫn đến năng suất và hiệuquả kinh tế chưa cao Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong lĩnh vực nôngnghiệp, bình quân giai đoạn 2006 - 2008, mỗi năm tăng 10,77%, nhưng cơcấu chủ yếu vẫn là trồng trọt 93%, chăn nuôi 6,85%, dịch vụ nông nghiệpchỉ mới đạt 0,15% Thu nhập của người dân vùng nông thôn còn thấp, vốntích lũy để tái đầu tư không nhiều, vấn đề tái đầu tư chủ yếu tập trung ởkhu vực kinh tế trang trại, nhờ có thu nhập cao từ hiệu quả ứng dụng KH-
CN tương đối tốt
Thêm vào đó, những năm gần đây, cùng với quá trình ĐTH nông thôn,việc quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tác động và ảnhhưởng đến nông nghiệp Cùng với nhu cầu tất yếu cần đẩy mạnh côngnghiệp - dịch vụ và phát triển thị trấn, thị tứ từ vùng nông thôn trước đây,người dân chưa chuẩn bị tốt tâm lý, tư thế để sống chung với tốc độ đô thịhóa Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn tăng lên Lao động ở nông thônđang theo hướng dịch chuyển ra khỏi sản xuất nông nghiệp, người dân tìmnhững công việc không chính thức, không ổn định, lao động thủ công làchủ yếu Một trong những nguyên nhân là do trình độ dân trí còn thấp vàcông tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập, người dân thiếu tích cực,chưa chủ động trong việc học nghề Ước đến hết năm 2008 số lao độngđược đào tào mới đạt 25%
Quá trình CNH, ĐTH, thị trường hóa và toàn cầu hóa đồng thời diễn racùng lúc, đã tác động mạnh mẽ đến khu vực nông thôn Trong khi đó, laođộng có tay nghề ở khu vực nông nghiệp của Bình Phước vừa thiếu, vừa yếu;sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh chưa tạo lợi thế cạnh tranh, chưa xây dựngđược thương hiệu trên thị trường; mối liên kết phối hợp giữa “4 nhà” (Nhànước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chưa thật sự phát huy đúngtầm Sản xuất nông nghiệp của người dân còn mang tính tự phát cao, cây
Trang 40trồng nào mất giá thì phá bỏ để trồng loại cây có giá, tình trạng này liên tiếpdiễn ra; người dân và kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫnnặng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Giải pháp trọng tâm trong thời gian tới
Quán triệt tinh thần Nghị quyết trung ương 7 - khoá X của Đảng và xácđịnh nông dân là “nhân vật chính” trong bức tranh KT-XH nông thôn và nôngnghiệp của tỉnh, Bình Phước với mục tiêu hướng về nông dân, vì nông dânphục vụ, đặt chiến lược tăng trưởng bền vững gắn với các chính sách an sinh
xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, nhất là công tác giảm đói nghèo ở khu vựcnông thôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu
Xuất phát từ ý nghĩa và mục tiêu trên, qua phân tích, đánh giá thực tiễn,vấn đề đặt ra đối với Bình Phước là tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh một số giảipháp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo, cụ thể:
Một là, giải quyết vấn đề NN, NT ở Bình Phước phải phù hợp với điều kiện
địa lý tự nhiên và thế mạnh của tỉnh, trước hết là đất đai, lao động; nâng cao ýthức tự lực tự cường, chuẩn bị tốt tâm lý cho nhân dân trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa vùng nông thôn và thị tứ, xâydựng nông thôn hòa thuận, ổn định, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú
Hai là, hoàn thành cơ bản việc rà soát, bổ sung quy hoạch đất đai, quy
hoạch phát triển nông, lâm nghiệp hợp lý, xem xét chuyển đổi những diện tíchđất rừng nghèo kiệt thành vùng trồng cây công nghiệp, bảo đảm độ che phủrừng, tạo công ăn, việc làm cho người dân lao động, nhất là đồng bào dân tộc
Ba là, quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô
thị; thực hiện chuyển dịch cơ cấu và CNH nông, lâm nghiệp; chú trọng pháthuy quỹ đất sản xuất hiện có, nâng cao hiệu quả canh tác, hiệu quả kinh tếtrên một héc-ta diện tích sản xuất Đi liền với vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo
tỷ trọng công - nông - dịch vụ sẽ chú trọng nghiên cứu chuyển giao, áp dụng