Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương (Trang 55)

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

3.2.Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương

MÀI HẢI DƯƠNG

3.2.Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương

tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương

Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh như hiện nay thì mục tiêu của doanh nghiệp không phải chỉ là tối đa hóa lợi nhuận mà còn là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp với mức lợi nhuận hợp lý, tạo được niềm tin, vị thế cho doanh nghiệp. Do đó, để sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí vững chắc trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, nghiên cứu, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng với giá bán phù hợp. Do đó, Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Vì vậy một mô hình kế toán hợp lý sẽ giúp cho việc hạch toán chi phí tiến hành một cách khoa học nhất.

Mục đích của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là giúp cho quá trình hạch toán ngày càng hợp lý hơn, khoa học hơn, hạch toán chi phí đúng đối tượng, xác định giá thành sản phẩm chính xác hơn. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp giúp công ty tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhờ đó công ty có thể đưa ra giá bán hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận.

Thứ nhất: Về hệ thống tài khoản và phương pháp kế toán:

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Tuy nhiên với một số tài khoản chưa được mở chi tiết do đó sẽ khó kiểm tra chi tiết và hạch toán như tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Công ty có thể tiến hành mở chi tiết tài khoản như: TK 6421 – chi phí nhân viên quản lý

TK 6422 – Chi phí vật liệu

TK 6423 – Chi phí đồ dung văn phòng TK 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6425 – Thuế, phí, lệ phí

TK 6426 – Chi phí dự phòng

TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền

Đối với tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể mở chi tiết theo từng mã hàng cụ thể. Ví dụ như:

TK 5111: Doanh thu các sản phẩm đá mài. Trong đó: TK 51111: Doanh thu đá mài Bavia V11a

TK 51112: Doanh thu đá mài V11a – 150 TK 51112: Doanh thu đá mài Bavia Inox… TK 5112: Doanh thu các loại đầu mài. Trong đó:

TK 51121: Doanh thu đầu mài hình chóp

TK 51122: Doanh thu đầu mài hình chop bầu dục TK 51121: Doanh thu đầu mài hình trụ…

TK 5113: Doanh thu các loại miếng mài: TK 51131: Doanh thu miếng mài loại m1 TK 51132: Doanh thu miếng mài loại m2…

TK 5114: Doanh thu các loại thỏi mài. Tài khoản này cũng được chi tiết cho các loại thỏi mài khác nhau

Dựa vào nhóm các sản phẩm công ty có thể tiến hành chi tiết doanh thu các sản phẩm đã bán được phục vụ tốt nhất cho việc hạch toán kế toán.

Thứ hai: Về sổ kế toán chi tiết

Hiện nay công ty không sử dụng hệ thống sổ kế toán chi tiết cho các tài khoản. Do vậy, công ty xem xét mở hệ thống sổ chi tiết cho một số tài khoản như: TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 621: Chi phí NVL trực tiếp, TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp, TK 627: Chi phí sản xuất chung….

Mẫu sổ chi tiết có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết do Bộ tài chính ban hành theo quyết định 15/2006 (ngày 20 tháng 3 năm 2006) (Biểu 3.1)

Thứ ba: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp hạch toán giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Phương pháp này có ưu điểm tính toán đơn giản, nhanh chóng, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nũa công việc tính toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy vì vậy việc xác định giá NVL, CCDC xuất kho phần mềm kế toán sẽ tự động tính toán. Do đó công ty có thể sử dụng phương pháp tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Sử dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và phản ánh kịp thời tình hình biến động của các loại vật liệu

Sau mỗi lần nhập hàng hóa phần mềm sẽ tự động tính toán lại giá trị vật liệu trong kho theo công thức:

Giá đơn vị vật liệu bình quân sau mỗi lần nhập

=

Giá thực tế từng loại vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế từng loại vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập Sử dụng phương pháp này, khi có sự biến động về giá NVL, CCDC thì chi phí NVL sẽ được phản ánh kịp thời hơn.

Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương Số 314 – Điện Biên Phủ - TP Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương (Trang 55)