Quy trình tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương (Trang 46)

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

2.2.2.Quy trình tính giá thành sản phẩm

Công ty chỉ tiến hành tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành quy trình công nghệ, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như những yêu cầu của khách hàng.

Đối với các sản phẩm hỏng, tuỳ mức độ sai lệch, công ty có thể đưa ra các điều chỉnh hợp lý như: luyện lại chi tiết, gia công lại sản phẩm, nhập kho phế liệu... Do các chi phí phát sinh này không đáng kể so với tổng chi phí sản xuất toàn công ty nên công ty tính chi phí sản xuất trong kỳ như bình thường.

Căn cứ vào công tác tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của toàn công ty được thể hiện trên NKCT số 7, sổ cái... được chi tiết cho từng phân xưởng nên kế toán xác định được chi phí sản xuất trong kỳ sử dụng cho mục đích chế tạo sản phẩm. Cùng với số liệu đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ được lập trong báo cáo

quản trị kinh doanh và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành trước khi tính giá thành sản phẩm

Để lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành, công ty có thể sử dụng giá thành kế hoạch hay giá thành định mức. Tuy nhiên do việc xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành định mức tính cho từng đơn vị sản phẩm được tính toán dựa trên doanh thu bán hàng ước tính trong quý theo tỷ lệ nhất định. Bởi vậy, kế toán giá thành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành cho từng sản phẩm là doanh thu dự tính (DTDT) được lập cho tất cả các sản phẩm nhập kho.

Tổng doanh thu dự tính (DTDT) = Tổng SL thực tế SP i x Gía bán dự tính SP i

Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ trên, kế toán giá thành xác định tỷ lệ giá thành (t%) của từng sản phẩm

t% = Dđk + C – DCK

Tổng DTDT theo sản lượng thực tế

Công ty tính toán tỷ lệ giá thành thực tế theo tất cả các khoản mục chi phí do mỗi lần xuất vật tư dùng cho sản xuất, kế toán vật tư chỉ có thể theo dõi được giá trị thực tế xuất kho của từng nhóm vật tư cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên khi tổng hợp chi phí NVLTT, kế toán chi phí không thể xác định được chính xác chi phí NVLTT trong mỗi sản phẩm, kế toán chỉ có thể biết được định mức tiêu hao của NVL cho từng sản phẩm do phòng kế hoạch cung cấp.

Mặc dù công ty có xây dựng được đơn giá lương cho từng sản phẩm, tuy nhiên việc xác định chi phí sản xuất chung trong mỗi đơn vị sản phẩm không phải đơn giản. Bởi vậy, công ty thực hiện tính tỷ lệ giá thành theo tất cả các khoản mục chi phí theo công thức:

Dđk+ C - DCK DTdt theo sản lượng Zi = x thực tế sản phẩm i Tổng DTDT theo sản lượng thực tế

Kế toán xác định được Tổng chi phí thực tế công ty sử dụng trong kỳ qua công thức: CP thực tế trong kỳ = CP SP DD đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ - CP SP DD cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dương (Trang 46)