Doanh nghiệp có phát triển được hay không là nhờvào việc lập ra kế hoạch đúng đắn, thực tế, mang tính khả thi, cùng với việc xâydựng cơ cấu tổ chức, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đội ngũ quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự quyết định sự thànhbại của mọi doanh nghiệp Doanh nghiệp có phát triển được hay không là nhờvào việc lập ra kế hoạch đúng đắn, thực tế, mang tính khả thi, cùng với việc xâydựng cơ cấu tổ chức, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện công việc của cấpdưới cũng như động viên quan tâm đến các quá thành viên trong tổ chức Trong
đó, phương pháp lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để củng cố thêm kiến thức môn Quản trị doanh nghiệp, em được giao nhiệm vụBài tập lớn: Phân tích hiệu quả phương pháp lãnh đạo của đội ngũ quản trị viên trong doanh nghiệp Nội dung Bài tập lớn này gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty HYMETCO và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng về phương pháp lãnh đạo mà đội ngũ quản trị viên Công
ty HYMETCO đang áp dụng
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
Trang 2CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HYMETCO VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYHYMETCO
Công ty vật tư kỹ thuật khí tượng thuỷ văn với tên giao dịch của công ty làHYMETCO (Hydromete orological Technical Materials Company) Trụ sởchính tại Số 1 - Nguyễn Chí Thanh - Phường Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội.HYMETCO là một DNNN được thành lập theo quyết định số 120 KTTV/QĐngày 29/4/1993 của tổng cục Khí tượng thuỷ văn, phù hợp với qui chế về thànhlập và giải thể DNNN ban hành kèm theo nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1992của Hội đồng bộ trưởng
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản bằng VND và USD mở tạingân hàng công thương Đống Đa và VIETCOMBANK
Thời kỳ đầu, tiền thân của công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng cục khí tượngthuỷ văn, được thành lập vào năm 1977 với chức năng nhiệm vụ thực chất chỉnhư một tổng kho cho toàn ngành Hoạt động của công ty trong giai đoạn 1977 -
1989 hết sức trì trệ, không có hiệu quả do cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trunglỗi thời chi phối Ngay cả khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, giai đoạn 1989-1993, công ty vẫn hoạt động không hiệu quả do vẫn phải chịu sự quản lý quanliêu bao cấp của Tổng cục khí tượng thuỷ văn Đến 29/4/1993, công ty đượcthành lập lại trở thành một DNNN hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính nhưngcông ty vẫn phải trải qua hai năm hoạch toán thử Do vẫn còn ít nhiều bao cấpnên công ty không đạt được các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra, hoạt động kinh doanhbấp bênh
Sau khi dứt hẳn khỏi sự bao cấp, bằng sự nỗ lực không ngừng và sự đồng tâmhiệp lực của Giám đốc cùng toàn bộ cán bộ - công nhân viên trong công ty, công
ty đã có những thành tựu đáng kể Từ chỗ hoạt động kinh doanh thua lỗ, không
có lãi, cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn kinh doanh hạn chế, thị trường bị bó hẹp,thì tới nay tình hình đã khác hẳn: công ty làm ăn có lãi trong vài năm liên tục và
Trang 3đang trên đà tăng trưởng, thị trường được mở rộng cả trong và ngoài nước( Lào,Campuchia ), cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống cán bộ - công nhânviên không ngừng được cải thiện Không những thế công ty vẫn đảm bảo thựchiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của ngành.
Do có tính chất đặc thù là một Công ty kinh doanh thiết bị chuyên ngành nên thịtrường tiêu thụ chủ yếu là khách hàng trong ngành chiếm tới 85 - 87%, rất ít bán
ra ngoài Vì vậy, hoạt động của Công ty mang tính chất là một đơn vị hành chính
sự nghiệp hơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh
1.1.2.ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNGTY
1.1.2.1.Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy, thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ đo đạc khảo sátcác chuyên ngành khí tượng thuỷ văn, hải văn, môi trường, khoa học kỹthuật và các mặt hàng kim khí, điện máy
Sản xuất gia công, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành
Thiết kế xây dựng và lắp đặt các công trình khí tượng thuỷ văn
Sản xuất đồ mộc chuyên ngành và dân dụng
Tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành
1.1.2.2.Các mặt hàng kinh doanh chính.
Công ty HYMETCO thực hiện kinh doanh ba nhóm mặt hàng chính
Nhóm mặt hàng khí tượng bao gồm: Các loại máy đo áp suất không khí;các loại
máy đo độ ẩm không khí, độ ẩm đất, độ ẩm các sản phẩm công nông nghiệp; cácmáy đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, nhiệt độ nước; các trạm khí tượng tựđộng, rada thời tiết; thiết bị vô tuyến thám không
Nhóm mặt hàng thuỷ văn-hải văn: Các loại máy đo tốc độ, hướng dòng chảy và
mực nước biển, sông, hồ, mương máng; các loại máy đo sâu, đo mức nước triều,
đo các yếu tố của sóng; thiết bị đo tốc độ và hướng dòng chảy nhiều tầng; cácloại máy trắc địa, thuỷ chuẩn kinh vĩ, la bàn đo xa, toàn, ,định vị ; máy quyếtđịa địa hình đáy sông, hồ, biển,
Nhóm mặt hàng môi trường: Các loại máy đo các yếu tố đặc trưng của nước;
nhiệt độ, độ mặn, độ dầu, độ PH, oxy hoà tan, chất rắn hoà tan, độ đục trong
Trang 4hồ, sông và biển; các máy đo nồng độ bụi, phân tích các thành phần khí, khí độc,khí cháy ,thiết bị đo và phân tích xăng dầu.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các mặt hàng thiết bị khoa học kỹ thuật trongcác phòng thí nghiệm và các mặt hàng kim khí điện máy
1.1.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HYMETCO
1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo cho mọi hoạt động tổ chức quản lí, đưa hoạt động kinh doanh đi vào
nề nếp ổn định, thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện để không ngừng nângcao hiệu quả kinh tế Công ty đã tổ chức bộ máy hoạt động của mình theo kiểutrực tuyến theo sơ đồ sau:
1.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.Ban giám đốc: Bao gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu công ty, có quyền ra quyết định tổ chức chỉ đạo,điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động của công ty trước pháp luật cũng như trước Tổng cục khí tượngthuỷ văn Giám đốc được sự hỗ trợ của Phó giám đốc
Phó giám đốc ngoài nhiệm vụ cụ thể của mình trong từng lĩnh vực phải góp ýkiến tham mưu cho Giám đốc và là người đại diện khi Giám đốc vắng mặt
2.Phòng hành chính tổ chức: có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Sắp xếp và tổ chức lao động nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả lực
lượng lao động của công ty Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việcgiảm lao động gián tiếp của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng hành
chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán- tài vụ
Xưởng máy
Kho hàng
Trang 5Thứ hai: Nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân
phối hợp lí tiền thưởng để trình Giám đốc Đồng thời thực hiện chế độ kỷ luậtvới cán bộ - công nhân viên vi phạm điều lệ của công ty
3 Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ khai thác nguồn hàng, trực tiếp tham gia các
hoạt động xuất nhập khẩu, cung ứng tiêu thụ hàng hoá trong nước, thực hiệnkinh doanh theo phương thức khoán đối với từng nhân viên trong phòng Ngoài
ra phòng còn phải lập kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty.Trưởng phòng
là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, đồng thời thực hiện chế độ kỷ luậtđối với cán bộ - công nhân viên vi phạm điều lệ của công ty
4.Phòng kế toán-tài vụ: Có chức năng tham mưu hỗ trợ giám đốc quản lí, sử
dụng có hiệu quả tài sản, tiền vốn của công ty theo quy định của pháp luật, chế
độ thể lệ kinh tế tài chính Kế toán trưởng kiêm kế toán của phòng là người chịutrách nhiệm trước Giám đốc
5.Xưởng máy: sửa chữa, lắp ráp máy khí tượng thuỷ văn, khắc các loại ống
đong,cắt đục giấy, lắp đặt sâu vườn khí tượng thuỷ văn Xác định được hưhỏng và lập phương án sửa chữa, thay thế các loại máy chuyên dùng trong cácngành Xây dựng định mức kỹ thuật cho các sản phẩm sản xuất gia công Chỉđạo và kiểm tra thực hiện các quy trình công nghệ trong sản xuất, cải tiến mẫu
mã và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Giám sát kiểm tra chất lượng sảnphẩm
6 Kho hàng: Trực thuộc phòng kế toán tài vụ, có nhiệm vụ đảm bảo việc xuất
nhập hàng, theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán; bảo quản quản lý, đảm bảo về
an ninh số lượng, chất lượng hàng
1.2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
Có nhiều khái niệm về phương pháp lãnh đạo mỗi một phương pháp phụ thuộcvào ý chí, trình độ, năng lực của chủ thể lãnh đạo, quản lý Mặc dù vậy, cácphương pháp lãnh đạo đều có một điểm chung là tính chủ động, quyết đoán củachủ thể lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành, thực hiện của khách thể lãnh đạo.Phương pháp lãnh đạo là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ
Trang 6đích của chủ thể lãnh đạo lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có đượccủa hệ thống) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môitrường ) để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môitrường.
Do vậy, giữa chủ thể và khách thể lãnh đạo, quản lý có quan hệ với nhau mộtcách chặt chẽ Mối quan hệ này thể hiện vị trí, vai trò của người lãnh đạo, quản
lý và người bị lãnh đạo, quản lý Và một khi người lãnh đạo, quản lý và người bịlãnh đạo, quản lý cùng hướng đến một mục đích chung của một công việc, mộtnhiệm vụ nào đó thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn Ngược lại, nếu giữangười lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý thiếu sự hợp tác, không có
sự thống nhất nhau về quyền lợi và trách nhiệm thì công việc sẽ gặp nhiều khókhăn,kết quả thu được sẽ hạn chế
Tác động của phương pháp lãnh đạo, quản lý luôn là tác động có mục tiêu, nhằmphối hợp hoạt động, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống Vì vậy, mục tiêu quản
lý quyết định việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo Trong quá trình lãnh đạongười lãnh đạo phải luôn điều chỉnh các phương pháp nhằm đạt mục tiêu tốtnhất Người lãnh đạo có quyền lựa chọn phương pháp lãnh đạo, nhưng không cónghĩa là chủ quan, tuỳ tiện, muốn sử dụng phương pháp nào cũng được Mỗiphương pháp lãnh đạo khi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tínhkhách quan vốn có của nó Bên cạnh những yếu tố tích cực, phù hợp với mụctiêu dự đoán ban đầu còn có những yếu tố không phù hợp, thậm chí trái ngượcvới mục tiêu đặt ra Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải tỉnh táo, sâu sát thực tế,kịp thời có biện pháp bổ sung để khắc phục các mặt tiêu cực khi chúng xuấthiện
Như vậy, phương pháp lãnh đạo, quản lý không có một công thức định sẵn nhưtrong toán học, mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý củanhững điều kiện khách quan và chủ thể, của ý chí, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.Điều đó cho thấy, phương pháp lãnh đạo, quản lý rất đa dạng và mỗi một chủ thểlãnh đạo, quản lý có một phương pháp lãnh đạo, quản lý riêng để đạt mục đíchcủa mình
Trang 71.2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
1.2.2.1 Nhân tố khách quan
1 Môi trường và điều kiện làm việc
Môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo, quản
lý ở những khía cạnh sau:
+ Tạo ra tâm lý phấn khởi, thoải mái cho người quản lý, nếu môi trường và điềukiện làm việc tốt và ngược lại Qua đó mà phương pháp lãnh đạo, quản lý củachủ thể được phát huy hay hạn chế
+ Xây dựng được niềm tin, sự đoàn kết nhất trí trong các tổ chức, tập thể và cánhân
+ Phát huy được sức mạnh tổng hợp trong từng tổ chức, tập thể và người laođộng
2.Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định
Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định là những khuôn khổ pháp lý đểngười lãnh đạo, quản lý dựa vào đó thực hiện phương pháp lãnh đạo, quản lý củamình Cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định được chặt chẽ, phù hợp sẽ tạođiều kiện nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của người lãnh đạo cũng như sựtuân thủ, chấp hành và thực thi nhiệm vụ của người bị lãnh đạo
1.2.2.2 Nhân tố chủ quan
1.Trình độ, năng lực của người lãnh đạo, quản lý
Phương pháp lãnh đạo, quản lý sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu người lãnhđạo, quản lý không đủ trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản
lý Điều này có liên quan đến việc giao việc cho cán bộ là phải lựa chọn nhữngngười lãnh đạo có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên
2.Tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, năng động, sáng tạo và ý thức chấp hành của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp lãnh đạo, quản lý đòi hỏi cả chủ thể lãnhđạo, quản lý (người lãnh đạo) và khách thể lãnh đạo quản lý (người bị lãnh đạo)phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, năng động, sáng tạo trong bất cứmột công việc gì dù lớn hay nhỏ, dù thuận lợi hay khó khăn, không được đẩy
Trang 8trách nhiệm cho nhau Người lãnh đạo phải gương mẫu trong công việc, nói điđôi với làm để làm gương cho cấp dưới noi theo.
3.Quyền uy, uy tín của người lãnh đạo
Quyền uy thể hiện vị thế của người lãnh đạo, quản lý đối với người bị lãnh đạo,quản lý Không có quyền uy hoặc lạm dụng quyền uy để "bắt nạt" người khácđều làm giảm hiệu lực và hiệu quả của phương pháp lãnh đạo, quản lý Đươngnhiên, quyền uy của người lãnh đạo, quản lý phải dựa trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ được giao thì mới phát huy được tác dụng trong thực tế Nếu khôngtuân thủ điều đó thì quyền uy sẽ bị vô hiệu hoá Uy tín của người lãnh đạo, quản
lý có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp lãnh đạo, quản lý Người lãnh đạo có
uy tín cao không chỉ tạo được sự tin tưởng, kính trọng đối với cấp dưới mà cònnâng cao được uy tín cho cơ quan, đơn vị, địa phương mình công tác Nhờ đó màcác chủ trương, nhiệm vụ đề ra được mọi người hưởng ứng và tích cực thựchiện
4.Phương pháp lãnh đạo, quản lý chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh đạo, quản lý.
1.2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
Các phương pháp lãnh đạo, quản lý hết sức linh hoạt với những đặc điểm cầnchú ý là:
1.2.3.1 Phương pháp lãnh đạo, quản lý hết sức biến động
Sự biến động này được thể hiện ở các hình thức biểu hiện của mỗi phương pháptại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống nhau hẳn nhau Cùngmột phương pháp lãnh đạo nhưng ở nước này cách thể hiện khác ở nước kia,thậm chí ở cùng một nước nhưng địa phương này lại khác địa phương kia
1.2.3.2 Phương pháp lãnh đạo, quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật
Phương pháp lãnh đạo, quản lý là một khoa học vì nó có chủ thể lãnh đạo, quản
lý và khách thể lãnh đạo, quản lý, thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thểthực hiện được phương pháp lãnh đạo, quản lý Mối quan hệ giữa chủ thể vàkhách thể lãnh đạo, quản lý được điều chỉnh bằng các quy định, các nguyên tắc,
Trang 9cơ chế mang tính pháp lý và bằng uy tín, niềm tin Do đó, nếu một trong nhữngnội dung trên bị vi phạm thì phương pháp lãnh đạo, quản lý sẽ không thực hiệnđược hoặc thực hiện không có hiệu quả.
Phương pháp lãnh đạo, quản lý là một nghệ thuật, bởi chủ thể lãnh đạo, quản lýthiếu một nghệ thuật trong phương pháp lãnh đạo, quản lý của mình thì hiệu lực
và hiệu quả quản lý sẽ không cao, thậm chí có lúc thất bại Thực tế cho thấy, cónơi, có lúc người lãnh đạo, quản lý thiên về cách dùng mệnh lệnh, nguyên tắc,biện pháp mà thiếu một nghệ thuật lãnh đạo, quản lý thì sẽ chấp hành và thựchiện mệnh lệnh của cấp dưới thiếu tính tự giác, thiếu tính chủ động, sáng tạo
1.2.3.3 Phương pháp lãnh đạo, quản lý luôn đan kết vào nhau
Theo nghĩa là trong việc sử dụng phương pháp lãnh đạo này, cách thể hiện cụ thể
đã có nội dung của các phương pháp lãnh đạo, quản lý khác xuất hiện Điều nàycòn là cách xử lý nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo, quản lý riêng lẻ,chỉ có kết hợp chúng lại mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phươngpháp và hạn chế phần khiếm khuyết của chúng
1.2.3.4 Phương pháp lãnh đạo, quản lý đòi hỏi tính tự giác, tinh thần làm chủ
và ý thức tổ chức kỷ luật cao của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Ngoài những quy định có tính pháp lý, tính nguyên tắc, trong phương pháp lãnhđạo, quản lý còn đòi hỏi tính tự giác, tinh thần làm chủ và ý thức tổ chức, kỷ luậtcao của người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý Nói cách khác,tuỳ vào vị trí công tác của mình mà người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnhđạo, quản lý phải tự mình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao một cách
tự giác, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì và cũng không vì một lý do gì mà
vi phạm các nguyên tắc, các quy định có tính pháp lý của người lãnh đạo vàngười bị lãnh đạo
Tinh thần làm chủ, ý thức tổ chức kỷ luật cao của người lãnh đạo, quản lý vàngười bị lãnh đạo, quản lý cũng là những vấn đề đáng quan tâm Nếu một trongnhững bên có liên quan tinh thần làm chủ và ý thức tổ chức, kỷ luật không caothì sẽ dẫn đến tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, làm đến đâu hay đến đó, khôngcoi trọng lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân để phấn đấu thực hiện
Trang 10hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thiếu tôn trọng nhau đối với người lãnh đạo
Văn hoá ứng xử có vai trò quan trọng đối với phương pháp lãnh đạo, quản lý,bởi nó rất cần thiết đối với cả người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Tính dân chủ cao cũng là đặc điểm của phương pháp lãnh đạo, quản lý Nó thểhiện việc phát huy dân chủ đối với mọi người, nhất là đối với những vấn đề cóliên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của tập thể và cá nhân Nó tôn trọng ýkiến của mọi người trong việc góp ý xây dựng cơ quan, tổ chức, cá nhân Do
đó, tính dân chủ càng cao thì càng phát huy rộng rãi ý kiến của mọi người mộtcách tích cực, tự giác, tạo không khí phấn khởi, thoải mái trong công việc, trongquan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
1.2.4 VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
Phương pháp lãnh đạo, quản lý là nhằm đạt được mục đích của người lãnh đạo,quản lý đối với công việc được giao trong những điều kiện và môi trường nhấtđịnh Vì vậy, nó có các vai trò sau:
1.2.4.1 Đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý đối với công việc được giao
Suy cho cùng mọi phương pháp lãnh đạo, quản lý cùng nhằm đạt được mục đíchnào đó của người lãnh đạo, quản lý, cụ thể là thực hiện chức năng, nhiệm vụ củangười lãnh đạo, quản lý trong những điều kiện và môi trường nhất định, chẳnghạn:
Trang 11Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, phương pháp lãnh đạo, quản lý củangười đứng đầu đơn vị là làm thế nào động viên được tinh thần thi đua của ngườilao động, tích cực, hăng hái sản xuất kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành và hoàn thànhvượt mức các chỉ tiêu về sản phẩm, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành và hoànthành vượt mức các chỉ tiêu về sản phẩm, về giá trị hàng hoá, về doanh thu và lợinhuận, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, phương pháp lãnh đạo, quản lý củangười đứng đầu cơ quan là tạo ra được không khí làm việc dân chủ thoải mái,phấn khởi đối với công nhân, viên chức, phát huy tính tích cực, tự giác, ý thức tổchức, kỷ luật, tính năng động, sáng tạo của mọi người đối với công việc đượcgiao, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.Không để xảy ra mất đoàn kết, bè phái, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.
Chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước tập thể và những công việc được giaotrong công tác lãnh đạo, quản lý
1.2.4.2 Phương pháp lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân, nâng cao năng lực, uy tín của người lãnh đạo, quản lý
Người lãnh đạo, quản lý có phương pháp lãnh đạo, quản lý tốt sẽ tập hợp đượcđông đảo quần chúng dưới quyền mình thực hiện tốt các kế hoạch, chủ trươngcông tác của người lãnh đạo đề ra Quy tụ được đội ngũ, tạo được sự đoàn kếtnhất trí, sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức đối với công việcđược giao Nhờ đó mà chất lượng, hiệu quả công tác của tập thể và cá nhân đượcnâng cao Ngược lại, người lãnh đạo, quản lý không có phương pháp lãnh đạo,quản lý tốt, không những làm yếu đi sức mạnh của tập thể, mà còn ảnh hưởngđến chất lượng và hiệu quả công tác của tập thể và cá nhân, tạo tâm lý lo lắngđối với mọi người, làm cho người lao động an tâm, phấn khởi trong lao động vàhọc tập, không toàn tâm, toàn ý với công việc được giao
Thông quan phương pháp lãnh đạo, quản lý tốt hoặc không tốt mà năng lực, uytín của người lãnh đạo, quản lý sẽ được nâng cao hoặc giảm sút Điều đó thể
Trang 12hiện ở kết quả và hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý, ở kết quả hoạt độngcủa từng tập thể và cá nhân trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, trong việcthực hiện kế hoạch, chủ trương công tác của người lãnh đạo, quản lý.
1.2.4.3 Nâng cao khả năng cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Người lãnh đạo có phương pháp lãnh đạo, quản lý tốt sẽ làm cho mối quan hệgiữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý ngày càng chặt chẽ,gắn bó hơn, cấp trên tin tưởng vào cấp dưới và ngược lại Nhờ đó mà khả năngcung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin được nâng cao Đây chính là điều kiệnthuận lợi để người lãnh đạo, quản lý nắm bắt thông tin được kịp thời, chính xác,thường xuyên từ cơ sở, từ các tập thể và cá nhân, trên cơ sở đó sáng lọc, xử lýthông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình Mặt khác, người bịlãnh đạo, đồng thời tiếp nhận những thông tin từ người lãnh đạo, quản lý vềnhững điều mình quan tâm đối với công việc chung cũng như đối với những vấn
đề có liên quan đến bản thân mình
Chính việc nâng cao khả năng cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa ngườilãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý càng làm cho các mối quan hệgiữa các tập thể và cá nhân ngày càng chặt chẽ, thân thiện và hiểu biết nhau hơn,tạo được sự thông cảm, gần gũi, gắn bó nhau trong công tác và trong cuộc sống;tạo được sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị
1.2.4.4 Khơi dậy và phát huy được sức mạnh của mỗi tập thể và cá nhân, chống bệnh quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm giữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý
Người lãnh đạo, quản lý có phương pháp lãnh đạo, quản lý đúng, phù hợp, đượcmọi người đồng tình ủng hộ thì sẽ khơi dậy và phát huy được sức mạnh của mỗitập thể và cá nhân Bởi lẽ, phương pháp lãnh đạo, quản lý đó tạo được sự đồngsức, đồng lòng của mọi người cùng phấn đấu vì một mục tiêu và lợi ích chung,ngoài ra không có mục đích và động cơ nào khác, giữa cái chung và cái riêng có
sự thống nhất, hài hoà
Từ đó sẽ chống được bệnh quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm giữa ngườilãnh đạo và người bị lãnh đạo, thông qua uy tín trách nhiệm cá nhân và thông
Trang 13qua phê bình, tự phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đối với mọingười và đối với mọi người, nâng cao được trách nhiệm của người lãnh đạo vàngười bị lãnh đạo.
1.2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THƯỜNG DÙNG Trong thực tế, người ta cần vận dụng nhiều phương pháp quản trị doanh nghiệpkhác nhau, nhưng tựu chung lại có 5 phương pháp cơ bản là:
+ Phương pháp phân quyền
+ Phương pháp hành chính
+ Phương pháp kinh tế
+ Phương pháp tổ chức – giáo dục
+ Phương pháp tâm lý xã hội
Sau đây sẽ xem xét từng phương pháp:
1.2.5.1 Phương pháp phân quyền
Như chúng ta đã biết người lãnh đạo là người có thông tin và có quyền địnhđoạt Nhưng người lãnh đạo không thể không ôm tất cả mọi công việc, tự quyếtđịnh hết mọi vấn đề Không thể nhất nhất cái gì cũng phải Giám đốc giải quyết.Giám đốc cần phải tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, có tầm chiếnlược hoặc vấn đề có tầm ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Phân quyền là phương pháp lãnh đạo tốt nhất để Giám đốc duy trì và phát triểnmột tổ chức
Phân quyền thực chất là sự uỷ quyền định đoạt của Giám đốc cho cấp dưới
Có 4 phương pháp nhân quyền chính, đó là:
+ Phân quyền dọc: quyền định đoạt chia cho các cấp dưới theo phương phápquản lý trực tiếp
+ Phân quyền ngang: quyền định đoạt được chia theo các cấp chức năng phùhợp với các phòng ban khác nhau
+ Phân quyền chọn lọc: một số công việc thật quan trọng do Giám đốc quyết
định, còn một số công việc khác giao các bộ phận khác đảm nhận.
Trang 14Theo cách này, thông thường giám đốc phải nắm cấn đề tài chính, vấn đề chấtlượng sản phẩm, vấn đề xuất nhập vốn là những vấn đề then chốt của doanhnghiệp.
+ Phân quyền toàn bộ: cho phép một cấp quản trị nào đó có quyền quyết địnhtoàn bộ công việc trong giới hạn nhất định
Phân quyền là phương pháp quản lý khoa học của Giám đốc để giải phóng giámđốc khỏi những việc mà người dưới quyền có thể làm được
1.2.5.2 Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng nhữngchỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức, biểu hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau, như quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, nội quy
sử dụng thời gian làm việc, nội quy ra vào doanh nghiệp
Quản lý hành chính là cần thiết, tất yếu Lê- nin khẳng định: “ Chỉ có điều rồmới từ bỏ cưỡng bức”
Phương pháp quản lý hành chính không mâu thuẫn với quan điểm của Đảng vànhà nước ta về cơ chế quản lý hành chính
1.2.5.3 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là sử dụng các đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao độngthực hiện mục tiêu quản lý mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấptrên đưa xuống
Sử dụng phương pháp kinh tế không chỉ chú ý đến thưởng mà còn phải chú ýđến cả phạt Đồng thời, phải tính toán được hiệu quả của phương pháp kinh tếmang lại Mặt khác phải đảm bảo kết hợp hài hoà 3 lợi ích, nhưng cần lấy lợi ích
cá nhân của người lao động làm trọng tâm Trên cơ sở kích thích lợi ích cá nhân
mà thúc đẩy lợi ích tập thể và xã hội Đây chính là vận dụng quan điểm - lấy lợiích cá nhân làm động lực trực tiếp - trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế hiệnnay của Đảng ta Về phương pháp kinh tế, Giám đốc có thể sử dụng những công
cụ động viên vật chất như sau:
Công cụ động viên vật chất doanh nghiệp:
- Từ quỹ tiền lương;
+ Lương cơ bản
Trang 15+ Các loại phụ cấp lương- Từ quỹ khen thưởng;
+ Thưởng từ lợi nhuận cuối năm
+ Thưởng sáng kiến tiết kiệm
+ Thưởng sáng kiến kỹ thuật
+ Thưởng lao động tiên tiến, tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa
- Từ quỹ phúc lợi;
+ Tổ chức đi học và tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
+ Trợ cấp nhà ở
+ Tiền trích phục vụ những hoạt động văn hoá, văn nghệ
- Từ những nguồn khác nhau liên quan đến phúc lợi:
+ Trợ cấp nhà ăn tập thể
+ Phục vụ nhà trẻ
+ Trợ cấp văn hoá xã hội, thể dục thể thao, điều dưỡng, nghỉ mát, tham quan, dulịch
+ Cho vay tiền sửa chữa nhà, mua xe không lấy lãi
- Từ những nguồn khác liên quan đến sản xuất:
+ Trợ cấp nhà ở tại xí nghiệp ( độc thân )
+ Trợ cấp phương tiện đi lại
+ Quần áo bảo hộ lao động
+ Ăn ca
+ Nước uống
+ Quà sinh nhật, thăm hỏi lúc ốm đau, gia đình hoạn nạn
+ Thay đổi, nâng cao điều kiện phương tiện làm việc
1.2.5.4 Phương pháp tổ chức- giáo dục
Phương pháp tổ chức - giáo dục là sử dụng hình thức liên kết những cá nhân vàtập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu ra trên cơ sở phân tích và động viêntính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân
Thất bại trong quản lý kinh tế có nhiều nguyên nhân nhưng trong nhiều trườnghợp lại chính là chưa làm tốt phương pháp tổ chức - giáo dục
Trang 16Tổ chức ở đây thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức laođộng, tổ chức liên kết giữa các cá thể của quản lý, tổ chức thông tin trong quảnlý.
Giám đốc không nên khoán trắng vai trò tổ chức cho một bộ phận nào mà cầnthường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện ra những ách tắc trong khâu tổ chức.Điều quan trọng là đừng để một cá nhân nào đứng ngoài tổ chức Một quyết địnhcủa giám đốc không được thực hiện ở khâu nào, một tổ chức sản xuất hoặc một
cá nhân nào đó, thông thường là biểu hiện của trục trặc do phương pháp tổ chứcyếu kém gây ra
Giáo dục không phải là phương pháp cơ bản nhưng không được xem nhẹ Cónhiều hình thức động viên người lao động, nhưng suy nghĩ cho cùng có hai hìnhthức động viên chính là động viên vật chất và động viên tinh thần Động viêntinh thần là các hình thức thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, tổ độilao động XHCN, đề bạt, cử đi học, trong cả hai hình thức động viên, phươngpháp giáo dục phải luôn được coi trọng Giám đốc sử dụng phương pháp giáodục không nên hiểu đơn thuần chỉ là giáo dục chính trị tư tưởng chung chung,
mà phải hiểu một cách toàn diện bao gồm cả giáo dục quan niệm nghề nghiệp,phong cách lao động, đặc biệt là quan điểm đổi mới; đổi mới cả cách nghĩ vàcách làm, làm ăn ở doanh nghiệp theo phương pháp sản xuất kinh doanh mới,sản xuất gắn liền với thị trường, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh, tạo nhiềuthuận lợi cho doanh nghiệp Giáo dục gắn sự ham muốn làm giàu chính đáng cho
cá nhân và làm giàu chính đáng cho doanh nghiệp và xã hội
1.2.5.5.Phương pháp tâm lý- xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là hướng những quyết định đến những mục tiêu phùhợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm con người
Phương pháp tâm lý - xã hội ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quản lýdoanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mục tiêu của
xí nghiệp ngày càng phù hợp với mục tiêu cá nhân người lao động Sử dungphương pháp này đòi hỏi người Giám đốc phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm
tư nguyện vọng sở trường của những người lao động Trên cơ sở đó sắp xếp, bố
Trang 17trí, sử dụng họ bảo đảm phát huy hết tài năng, sức sáng tạo của họ Trong nhiềutrường hợp, người lao động làm việc hăng say hơn cả động viên về kinh tế.Con người vốn không thích chê, nhưng nếu chê đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ,
họ sẽ cảm nhận được sai lầm, khuyết điểm của bản thân và càng khâm phụcngười lãnh đạo Một giám đốc chỉ sử dụng hình thức khen, không chê; chỉthưởng, không phạt chắc chắn sẽ không đem lại kết quả như mong muốn Tấtnhiên, như trên đã nêu về mặt tâm lý, người ta thích khen hơn Vậy nên khennhư thế nào? Ví dụ, tại một doanh nghiệp, Giám đốc phát động phong trào pháthuy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Mọi người lao vào suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòisáng tạo Cuối cùng 15 người có sáng kiến trình lên Giám đốc Sau khi nghiêncứu tất cả các sáng kiến ấy, Giám đốc quyết định thưởng cho cả 15 người mỗingười một phong bì Mọi người đều vui mừng Khi giở phong bì lấy tiền thưởng
họ đều hiểu rằng: tiền phong bì nhiều hay ít là do giá trị sáng kiến của họ quyếtđịnh Nếu tiền ít có nghĩa là sáng kiến của họ ít giá trị, họ phải cố gắng tìm tòihơn nữa Cách sử dụng tiền thưởng như vậy vừa là một phương pháp kinh tế,vừa là một phương pháp tâm lý - xã hội thúc đẩy sáng kiến ở doanh nghiệp ngàycàng nhiều và sẽ ngày càng có giá trị, vì từng người hiểu rằng: Giám đốc đã biếtđến họ và đánh giá họ đúng mức
Người Nhật đặc biệt coi trọng phương pháp này Họ đã tạo cho người làm việcbầu không khí thoải mái, người làm thuê đặt quyền lợi của doanh nghiệp nhưquyền lợi của chính mình và gắn bó suốt đời vào doanh nghiệp
Mỗi phương thức được áp dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể khác nhau
Có người cho rằng, trong điều kiện đổi mới giám đốc không nên sử dụngphương pháp hành chính ý kiến này không có căn cứ Thực tế đã khẳng địnhphương pháp hành chính rất quan trọng không thể không sử dụng trong bất cứtrường hợp nào
Có thể nói 5 phương pháp trên trên đều phải được nhấn mạnh và đều được ápdụng Tuy nhiên, phương pháp kinh tế phải được chú ý sử dụng một cách linhhoạt và rộng rãi trong quản lý nội bộ và đối ngoại có nghĩa là giám đốc phải hiểubiết ở mức độ thông thạo tình hình giá cả, thị trường để trên cơ sở đó có thểnhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh
Trang 18CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ QUẢN TRỊ VIÊN TRONG CÔNG TY HYMETCO
2.1.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO MÀ ĐỘ NGŨ QUẢN TRỊ VIÊN TRONG CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG
2.1.1.CÁC PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO MÀ ĐỘI NGŨ QUẢN TRỊ VIÊNTRONG CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG
2.1.1.1 Phương pháp phân quyền
Từ nhiều năm nay cơ chế tổng hợp “ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhândân làm chủ “ đã được vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nhà nước Nhữngnguyên tắc chủ yếu định hướng trong công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp là:+ Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thốngnhất quản lý của nhà nước, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trongphạm vi pháp luật quy định
+ Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làmchủ tập thể của người lao động
+ Công ty hạch toán theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giải quyếtđúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích laođộng, trong đó lợi ích của người lao động là lao động trực tiếp
Phù hợp với cơ chế kinh doanh, chế độ quản lý doanh nghiệp bảo đảm sự lãnhđạo của đảng bộ cơ sở, giám đốc công ty quản lý công ty theo chế độ một thủtrưởng, công nhân viên chức có quyền là chủ tập thể trong quản lý và sản xuấtkinh doanh
Cơ chế đó đã được vận dụng tại công ty và đã đạt được những kết quả đáng kểtrong những năm qua
Giám đốc công ty là người được gia quản tri doanh nghiệp, là người chỉ huycao nhất trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động sản xuất, kỹ thuật kinh doanh và đời sống của cán bộ côngnhân viên trong công ty Để có thể tập trung hoàn thành tốt công tác, Giám đốccông ty giao quyền chỉ huy sản xuất và kỹ thuật cho Phó giám đốc công ty đảmnhiệm
Trang 19Trong phương pháp lãnh đạo quản lý công ty, Giám đốc công ty thực hiện côngtác phân quyền theo hình thức phân quyền danh nghĩa là quyền định đoạt quyếtđịnh được chia ra theo các cấp chức năng phù hợp với các phòng ban khácnhau Cụ thể:
+ Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: tham mưu giúp việc và chịu tráchnhiệm trước tổng giám đốc công ty về mặt quản lý lao động tiền lương , bảo vệnội bộ và về công tác kinh tế – tài chính, hạch toán kinh doanh trong toàn côngty
+ Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: tham mưu giúp việc và chịu tráchnhiệm trước tổng giám đốc công ty về mặt sản xuất, xây dựng bộ máy sản xuấtcho công ty, lập các kế hoạch sản xuất và thực hiên các kế hoạch đó
+ Phòng kinh doanh: tham mưu và chịu trách nhiệm với Giám đốc công ty vềchỉ đạo tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu thụ hàng hoácủa công ty
+ Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật:Xác định được hư hỏng và lập phương
án sửa chữa, thay thế các loại máy móc dùng trong sản xuất Xây dựng địnhmức kỹ thuật cho các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm mới phù hợp với xu thếthị trường Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy trình công nghệ trong sảnxuất, cải tiến mẫu mã và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Giám sátkiểm tra chất lượng sản phẩm
2.1.1.2.Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế
Ngoài sử dụng phương pháp phân quyền, Tổng giám đốc công ty đã thực hiệnkết hợp với phương pháp hành chính và kinh tế Trong điều hành sản xuất đưa
ra các chỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc cưỡng bức, biểu hiện dướicác quy chế an toàn lao dộng, quy chế về các mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh trong khu vực công ty đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng tiềnlương, tiền thưởng và các công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế.Trong điều hành và quản lý, giám đốc công ty thực hiện tác phong dân chủ -quyết định được thực hiện và hình thành
Trang 20Qua thăm dò và lấy ý kiến qua các hội nghị giao ban rồi tiến hành quyết định,mặt khác trong nhiều trường hợp đặc biệt đòi hỏi tổng giám đốc phải thực hiệntác phong mệnh lệnh để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ xảy ra.
Lao động là nguồn sáng tạo ra mọi của cải vật chất, văn hoá của xã hội Trongquá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lao động là yếu tố năngđộng nhất Lao động cùng với vốn và khoa học - công nghệ sử dụng hợp lýquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Lao động gắn liền với việc làm - thu nhập - sản xuất là hoạt động trực tiếp liênquan tới con người, bảo đảm quyền của người lao động trong sản xuất Nó thểhiện rõ nét mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền tập thể của ngườilao động đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với Công ty HYMETCO, nhiệm vụ đặt ra cho giám đốc công ty là sử dụnghợp lý sức lao động, bảo đảm các điều kiện làm việc và đời sống cho người laođộng, phát huy cao nhất năng lực sở trường của người lao động và cùng nhautạo lập công ty đạt hiệu quả kinh tế cao
Tập thể lao động, trước hết là giám đốc công ty, người đứng đầu công ty vừa cótrách nhiệm, vừa có quyền quyết định các hình thức, phương pháp, biện phápthích hợp để tổ chức và quản lý tốt lực lượng lao động trong công ty Từ việctuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động phù hợp ngành nghề, trình độ, sức khoẻ,tâm sinh lý đến đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trả lương, quyết địnhkhen thưởng hoặc thi hành kỷ luật đối với công nhân viên chức theo đúng chế
độ và luật pháp về lao động
Hiện số lượng cán bộ công nhân viên chức của công ty là 2850 người Hàngnăm, Tổng giám đốc công ty tổ chức huấn luyện, nâng cao và thi nâng bậc chocán bộ công nhân viên, cử cán bộ đi học đại học chuyên ngành hoặc nâng cao.Căn cứ vào tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty trực tiếp tuyểndụng số lao động cần thiết hoặc giải quyết thôi việc và chấm dứt hợp đồng laođộng
Để tiếp nhận số công nhân cần thiết đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của công ty.Giám đốc công ty đề ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển chọn như trình
độ tay nghề, nhân thân, tuổi đời và giới tính Hiện tại công ty có khoảng 2300