0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Xây dựng chiến lược, kế hoạch QTRR tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40 -40 )

Tại ngân hàng Bắc Hà Nội, hàng năm vào dịp đầu năm Ngân hàng vẫn thường kỳ tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh năm trước và đề xuất mục tiêu biện pháp cho năm tiếp theo. Tại hội nghị này, mỗi phòng ban sẽ phải trình bày kế hoạch chiến lược hành động cho năm đó dựa trên chức năng nhiệm vụ mà phòng ban mình đảm nhiệm. Như vậy việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng là do phòng tín dụng thực hiện và được Ban Giám đốc phê duyệt.

Như đã trình bày ở chương 1, chiến lược về QTRR mang tính dài hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế Ngân hàng Bắc Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc lập một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm chứ cũng chưa có được chiến lược rủi ro dài hạn. Kế hoạch QTRR tín dụng thực chất cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch quản trị tín dụng nói chung bởi tại phòng tín dụng không có cán bộ nào chuyên trách về vấn đề rủi ro cả. Kế hoạch quản trị tín dụng bao gồm: quản lý khách hàng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý điều hành tín dụng. Tuy nhiên ba bộ phận trên không tách rời mà hỗ trợ trực tiếp cho nhau. Bởi vậy khi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thì nhất thiết phải quan tâm đến cả công tác quản lý khách hàng và quản lý việc tổ chức điều hành tín dụng. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể trong kế hoạch về quản lý rủi ro tín dụng thì bao gồm:

Thứ nhất, quản lý các khoản vay: Các khoản vay của khách hàng được ngân hàng lên kế hoạch quản lý trên cơ sở phân loại các khoản vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mỗi khoản vay này có đặc điểm và độ rủi ro khác nhau nên ngân hàng cũng có cách hành xử khác nhau. Theo Điều 6 QĐ493 và QĐ18 (Bổ sung quyết định 493) của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì ngân hàng tiến hành phân loại nợ vay như sau:

“Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định .

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

là doanh nghiệp, tổ chức thì ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ quy định như sau:

Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của mình

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó:R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể”

Thứ hai, quản lý nợ xấu: Các khoản vay nợ khi nhảy sang nhóm 3 là bắt đầu có nguy cơ chuyển sang nợ xấu và ngân hàng phải lên kế hoạch để xử lý kịp thời. Để quản lý các khoản nợ xấu, ngân hàng Bắc Hà Nội tiến hành xác định mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ xấu và dự tính trước các phương pháp để đối phó.Những biện pháp được ngân hàng sử dụng có thể chia làm hai nhóm:

Một là, nhóm các biện pháp mang tính khai thác: bản chất của biện pháp này là tiếp tục hỗ trợ khách hàng với kỳ vọng thu được các khoản nợ trong tương lai. Hình thức sử dụng là tái cơ cấu khoản vay, gia hạn, giãn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn…

Hai là, nhóm biện pháp thanh lý: bản chất là dừng quan hệ vay vốn với khách hàng và thực hiện thu hồi nợ. Hình thức thực hiện bao gồm sử dụng “ nguồn thanh toán thứ hai” ( đảm bảo tiền vay) hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Bảng số 03: Kết quả phân loại nợ của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/122006 31/12/2007 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tổng Dư nợ 1.027,6 1.163, 6 1.491 2.052 Nhóm 1 1023,3 6 99,6 1158,6 99,57 1440, 9 96,6 2015, 9 98,2 Nhóm 2 2,49 0,24 3,1 0,266 15,3 1,1 12,5 0,609 Nhóm 3 1,017 0,09 1,17 0,1 16,93 1,1 10,1 0,5 Nhóm 4 0,52 0,05 1 0,45 0,04 9,6 0,64 7,8 0,38 Nhóm 5 0,313 0,03 0,248 0,02 8,27 0,56 5,6 0,27 Tổng nợ xấu (3+4+5) 1,747 0,17 1,868 0,16 34,8 2,3 23,6 1,15

(Nguồn: Phòng tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội)

Biểu đồ 1: Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 2004 55% 28% 17% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2005 63% 24% 13% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng trong tổng nợ xấu của Chi nhánh Bắc Hà Nội thì nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhóm 5 tỷ trọng bé nhất. Điều đó cho thấy các khoản nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt nên cơ cấu nợ nguy cơ mất vốn không nhiều.

2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng.

Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng như đã phân tích bao gồm quản lý rủi ro ở các khoản vay và quản lý các khoản nợ xấu. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là quản trị rủi ro chỉ được tiến hành sau khi hợp đồng vay vốn đã được ký kết. Rủi ro phải được tính đến ngay từ khi ngân hàng tiếp xúc với khách hàng. Việc triển khai kế hoạch này do phòng tín dụng đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng và phó Giám đốc phụ trách tín dụng. Ngân hàng Bắc Hà Nội có một Tổng Giám đốc và ba phó giám đốc trong đó mỗi phó giám đốc phụ trách một hoặc một số bộ phận chủ chốt của ngân hàng. Đối với mảng tín dụng, phòng tín dụng quản lý rủi ro trên mỗi hồ sơ vay vốn. Cụ thể mỗi cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ nào sẽ tính toán và quản lý hồ sơ đó (hồ sơ vay vốn lớn thì số người cùng chịu trách nhiệm tăng lên). Toàn bộ số liệu của các hồ hồ sơ được tổng hợp trong hệ thống máy tính nội bộ và để được kiểm soát chung. Công tác quản trị rủi ro được tiến hành trong suốt quá trình cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng có thể được khái quát trong sơ đồ sau đây: 2006 48% 28% 24% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2007 43% 33% 24% Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Sơ đồ 4: Quy trình cấp tín dụng

Như vậy việc tổ chức thực hiện kế hoạch QTRR tín dụng có thể cụ thể hóa thành các công việc chính sau:

2.2.3.1. Sàng lọc, đánh giá rủi ro và lựa chọn khách hàng

Để hạn chế được rủi ro tín dụng ngay từ đầu thì ngân hàng phải lựa chọn ra được những khách hàng ít rủi ro nhất tức chọn được những khách hàng có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng có triển vọng xấu. Cơ sở của việc chọn lựa này là dựa trên những thông tin thu thập được của khách hàng để tiên hành đánh giãếp loại khách hàng vào những nhóm rủi ro khác nhau. Lý tưởng nhất thì ngân hàng phải thực hiện được đầy đủ các công việc:

- Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết để xếp hạng tín dụng khách hàng: bằng cách sử dụng các tiêu chí tính điểm tín dụng cho khách hàng và chọn ra được những khách hàng có xếp hạng đủ cao để xem xét việc cấp tín dụng.

- Đo lường mức độ rủi ro của mỗi khách hàng: nhằm cụ thể hóa mức độ rủi ro của khách hàng thì ngân hàng tiến hành phân tích định tính và đo lường định lượng rủi ro của khách hàng.

- Thẩm định tài chính và dự án vay vốn của khách hàng nhằm xác định tính khả thi của phương án cho vay vốn.

Tiếp cận khách hàng Thông tin khách hàng Phân tích khách hàng Thu nợ và thanh Giải ngân và giám sát Quyết định và hợp đồng

Kết quả của việc phân tích trên để trả lời câu hỏi có nên chọn khách hàng đó để cho vay vốn hay không. Tuy nhiên thực hiện đầy đủ các bước trên chỉ là lý tưởng vì đối mới một chi nhánh cấp 1 như chi nhánh Bắc Hà Nội thì xét trên cả khả năng lẫn kinh nghiệm đều chưa thể thực hiện được. Ngân hàng chỉ tiến hành được một số bộ phận, một số công đoạn của những hoạt động đó chứ chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ. Cụ thể là ngân hàng thu thập thông tin để đưa ra các phân tích định tính sơ bộ về rủi ro của khách hàng và thẩm định phương diện tài chính của khách hàng cũng như dự án sử dụng vốn để đưa ra quyết định cho vay. Tại ngân hàng Bắc Hà Nội các công việc được tiến hành như sau:

Đối với khách hàng cá nhân (vay vốn tiêu dùng): ngân hàng thu thập các thông tin như tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, công việc, lịch sử tín dụng (đã từng vay vốn ở đâu, trả nợ vay như thế nào, khoản nợ tồn đọng nếu có ra sao…) nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng và ra quyết định.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngân hàng không những thu thập thông tin về tình hình tài chính, về hoạt động kinh doanh mà còn phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn để ra quyết định tín dụng. Trong giai đoạn này thì rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng là rủi ro về đạo đức. Trước hết là rủi ro đạo đức từ phía khách hàng thể hiện ở chỗ khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng nhằm qua được vòng thẩm định (tính chính xác của các báo cáo tài chính là điều rất khó xác định). Thứ hai là rủi ro đạo đức từ chính cán bộ tín dụng thể hiện ở chỗ cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng “chế biến” các số liệu để thỏa mãn điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Sau giai đoạn sàng lọc lựa chọn ngân hàng sẽ đưa ra quyết định sẽ cho vay những khách hàng nào và không cho vay những khách hàng nào. Thường ở giai đoạn này ngân hàng có thể gặp phải hai sai lầm cơ bản. Trường hợp thứ nhất là khách hàng được đánh giá tốt và ngân hàng chấp nhận cho vay nhưng khách hàng đó lại không có khả năng trả nợ đúng hạn. Trường hợp thứ hai là khách hàng bị đánh giá là không tốt và ngân hàng không lựa chọn để cho vay vốn nhưng thực tế là khách hàng đó lại có thể trả nợ vay đúng hạn

cho ngân hàng. Trường hợp một là nguy hiểm cho ngân hàng thì đã rõ vì lúc đó ngân hàng đã thực sự gặp phải rủi ro tín dụng. Nhưng trường hợp thứ hai cũng nguy hiểm không kém thì lại hay bị ngân hàng bỏ qua. Trường hợp này nguy hiểm ở chỗ ngân hàng đã mất đi một khách hàng tốt và rất có thể trở thành một khách hàng truyền thống trong tương lai. Điều này cực kỳ quan trọng vì trong kinh doanh ngân hàng có một chân lý là giữ được một khách hàng cũ tốt hơn nhiều so với tìm được một khách hàng mới. Bởi lẽ kinh doanh ngân hàng rủi ro hơn bất kỳ một hoạt động nào (trừ kinh doanh chứng khoán) và mỗi một khách hàng nào có quan hệ vay vốn với ngân hàng thì cũng coi như là một khách hàng mới. Mỗi một dự án vay vốn ngân hàng đều phải xử lý theo đúng thủ tục trình tự kết cả khách hàng đó vay vốn bao nhiêu lần rồi. Tuy nhiên những khách hàng truyền thống thì thuận lợi hơn nhiều vì ngân hàng đã có những thông tin, đã phân tích và có niềm tin ở khách hàng rồi. Quay lại trường hợp ngân hàng bỏ qua một khách hàng tốt, rõ ràng cái mà ngân hàng đánh mất không đơn giản chỉ là một hợp đồng vay hiệu quả trong hiện tại. Điều nguy hiểm hơn là khách hàng bị từ chối sẽ đi tìm một ngân hàng khác và điều này lại liên quan đến tính cạnh tranh. Ngân hàng không những đánh mất cơ hội mà lại còn để cơ hội đó rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Xét điều này tại ngân hàng Bắc Hà Nội, thực tế là cán bộ tín dụng ngân hàng cũng chỉ quan tâm và tính toán được bao nhiêu khoản vay được đánh giá là tốt nhưng sau đó lại gặp vấn đề mà chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu khách hàng tốt mình đã bỏ qua.

Đối với ngân hàng việc tiếp cận khách hàng có thể thực hiện qua hai kênh chủ yếu:

Khách hàng đã có: những khách hàng đã và đang vay vốn, những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng chưa vay vốn.

Khách hàng mới

Bởi vì đối với ngân hàng giữ được một khách hàng cũ có ý nghĩa hơn nhiều với việc tìm được một khách hàng mới nên các ngân hàng quan tâm đến kênh tiếp cận thứ nhất hơn cả. Điều này đặc biệt đúng với ngân hàng Bắc Hà Nội. Những khách hàng quen thuộc có độ rủi ro thấp hơn nhiều nên

ngân hàng Bắc Hà Nội rất quan tâm giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó bằng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi là cho vay tín chấp. Tuy vậy điều này cũng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40 -40 )

×