KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 34)

2.1.1. Sự hình thành và phát triển.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh Bắc Hà Nội là một Chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới Chi nhánh của NHNo&PTNTVN. Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TTCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN ngày 05 tháng 9 năm 2001.

NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại số 217 Phố Đội Cấn Quận Ba Đình Hà Nội. Sau 6 năm hình thành và phát triển đến nay Chi nhánh Bắc Hà Nội đã ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng ban cũng như của các chi nhánh trực thuộc .

Đến 31 tháng 12 năm 2007 mạng lưới của Chi nhánh NH No&PTNT Bắc Hà Nội được chia làm ba nhóm: Nhóm phòng ban tại trụ sở chính, các chi nhánh cấp hai trực thuộc, các phòng giao dịch trực thuộc.

Thứ nhất, các phòng ban bao gồm: Phòng Kế toán - Ngân quỹ. Phòng tín dụng.

Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp. Phòng Thanh toán quốc tế.

Phòng Kiểm tra Kiểm toán. Phòng Hành chính Nhân sự.

Phòng thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Thứ hai, các Chi nhánh trực thuộc địa chỉ và Quyết định thành lập bao gồm:

Chi nhánh Hoàng Quốc Việt địa chỉ tại 95 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 69/ QĐ/HĐQT-TCCC ngày 8 tháng 4 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNTVN( tiền thân là phòng giao dịch số 1- NHNo&PTNT Bắc Hà Nội).

Chi nhánh Kim Mã địa chỉ 129 đường Kim Mã, phường Kim Mã quận Ba Đình Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 280/QĐ/HĐQT-TCCC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNTVN.

Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên địa chỉ Lô B1-DN17, khu đất 2, đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 127/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNTVN.

Thứ ba, các Phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:

Phòng giao dịch số 2 địa chỉ số nhà 59-61 phố Hàng Giấy, phường Đồng xuân, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 283/QĐ- HCNS ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

Phòng giao dịch số 4 địa chỉ lô 6 dãy E khu D74Công Binh, phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 547QĐ/HCNS ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

Phòng giao dịch số 5 địa chỉ số 65A Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba đình, Hà Nội.Thành lập theo quyết định số 276QĐ/HCNS ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

Phòng giao dịch số 1 trực thuộc chi nhánh Hoàng Quốc Việt, địa chỉ số 97, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thành lập theo quyết định số 18/HCNS ngày 05 tháng 1 năm 2006 của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội có ba chức năng cơ bản:

Một là, một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

Hai là, khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thực tế của Khách hàng tăng lên và qua đó Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán cho khách hàng, nhờ đó khách hàng dùng số tiền đó mua hàng hoá và dịch vụ.

Ba là, với vai trò trung gian thanh toán, Ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá dịch vụ. Ngoài ra còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qua NHTW hoặc các trung tâm thanh toán.

Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực thành phố Hà Nội và thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của NH No&PTNT Việt Nam

Sơ đồ 2: sơ đồ cơ cấu tổ chức của trụ sở chính

Sơ đồ 3: Sơ đồ mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG NGUỒN VỐN & KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG THẺ & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Như vậy chi nhánh Bắc Hà Nội quản lý trực tiếp 3 chi nhánh cấp 2 và 3 phòng giao dịch trực thuộc. Các phòng giao dịch trực thuộc thực chất có vị trí ngang ngàng với các chi nhánh cấp 2 nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều nên chỉ gọi tên là “phòng giao dịch” chư không phải một chi nhánh. Riêng phòng giao dịch số 1 là phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (CẤP 1) CHI NHÁNH KIM MÃ CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN HUYÊN PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 4 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 5 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI DỤNG TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI

2.2.1. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro tín dụng.

Để quản trị được rủi ro, trước hết phải nhận dạng được rủi ro đó. Đó là điều mà cán bộ tín dụng ngân hàng Bắc Hà Nội luôn ý thức được. Ngân hàng muốn xác định và nhận dạng được những rủi ro trước hết tiến hành phân tích hoạt động tín dụng theo các nghiệp vụ và xác định từng loại rủi ro trong mỗi nghiệp vụ đó. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào hoạt động cho vay nên sau đây sẽ đi vào phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bắc Hà Nội bao gồm các công việc:

Nhận dạng rủi ro: ngân hàng trước hết phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu thức như thời hạn, khách hàng, phương thức cấp vốn, hình thức tài trợ…và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại. Đối với mỗi loại rủi ro thì việc nhận dạng bao gồm theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trường hoạt động cụ thể nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra đồng thời cố gắng dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đề ra những biện pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng là phân tích các báo cáo, phân tích các hợp đồng vay vốn cụ thể và làm việc trực tiếp với các bộ phận có liên quan khi rủi ro xảy ra. Ở ngân hàng Bắc Hà Nội chủ yếu rủi ro được nhận dạng khi đã có những dấu hiệu hay biểu hiện nào đó khi rủi ro đã xảy ra hoặc đã nhìn thấy được nguy cơ. Còn việc nhận dạng rủi ro trong tương lai hay dự đoán rủi ro thực chất chỉ là những phân tích sơ bộ và đưa ra các dự báo chung chung bởi lẽ ngân hàng hiện chưa áp dụng một kỹ thuật cảnh báo và phòng chống rủi ro hiệu quả. Nói chung qua nghiên cứu thống kê những rủi ro trong quá khứ và dự báo xu thế phát triển thì những loại rủi ro ngân hàng Bắc Hà Nội gặp phải là:

Thứ nhất, rủi ro từ môi trường kinh tế: do đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng khách hàng sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ mà hai đối tượng khách hàng này chịu tác động mạnh mẽ bởi môi trường kinh

tế, tình hình cạnh tranh trên thị trường nên những diễn biễn bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và gián tiếp gây rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác những biến động của nền kinh tế nói chung như tình trạng lạm phát, thị trường chứng khoán suy giảm, giá cả tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian vừa qua lạm phát tăng với tốc độ phi mã chính là một ví dụ điển hình vì kinh tế vĩ mô đã chỉ ra rằng lạm phát tăng cao trực tiếp gây thiệt hại cho người cho vay.

Thứ hai, rủi ro từ phía khách hàng. Khách hàng của ngân hàng bao gồm cả người đi vay lẫn người cho vay, với vai trò là trung gian ngân hàng phải gánh chịu rủi ro từ cả hai phía. Từ phía người đi vay, chủ yếu là do những diễn biễn bất lợi của thị trường khiến họ gặp khó khăn cũng như xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả khiến họ không trả được lãi vay và gốc vay đúng hạn. Còn về mặt rui ro đạo đức thì ngân hàng Bắc Hà Nội còn yếu kém trong việc xác định rõ những khách hàng có đủ khả năng nhưng cố tình “dây dưa” trả nợ (vì khách hàng không muốn trả đúng hạn thường cố tình đưa ra các bằng chứng chứng minh họ gặp khó khăn để xin ân hạn). Từ phía người cho vay, ngân hàng cũng như bất kỳ tổ chức tín dụng nào đều phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi khách hàng muốn rút tiền trước hạn (nguyên tắc là không được từ chối). Trong giai đoạn vừa qua rủi ro này biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Do nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng, giá cả tăng nên nhu cầu tiền chi tiêu của người dân tăng và số lượng tiền gửi khách hàng muốn rút cũng tăng, mặt khác các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay , dẫn đến tình trạng ngân hàng thiếu vốn khả dụng và không thanh toán được cho người gửi tiền. Khi ngân hàng gặp kho khăn như vậy thì tâm lý người gửi tiền lại càng lo sợ và muốn rút tiền về cho an toàn, ngân hàng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Những tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008 là khoảng thời gian các ngân hàng nói chung rơi vào tình trạng bị rủi ro thanh khoản mạnh mẽ nhất.

Thứ ba, rủi ro từ chính sách. Những thay đổi trong chính sách, các quy định của luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Đó là những quy định về điều kiện của TSĐB, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước áp dụng (linh hoạt hay thắt chặt), v.v

Thứ tư, rủi ro từ cách tổ chức điều hành hoạt động tín dụng cũng như chính sách tín dụng của ngân hàng. Có thể thấy điều này trong chính cung cách làm việc của ngân hàng. Ví dụ như khâu thẩm định khách hàng vay vốn tại ngân hàng do bộ phận thẩm định của phòng kế hoạch nguồn vốn đảm trách, phòng tín dụng cũng có tiến hành nhưng tính độc lập của hai hoạt động thẩm định chưa được đảm bảo nên chưa đảm bảo tính tái thẩm định của hồ sơ vay vốn. Đối với tài sản thế chấp cũng vậy, việc tách bạch giữa khâu đánh giá tài sản thế chấp với bộ phận trực tiếp kinh doanh cũng còn nhiều vấn đề. Nhiều khi chính cán bộ tín dụng tham gia vào việc đánh giá nên có thể nếu họ nhận định hồ sơ của khách hàng rất tốt và rất muốn cho vay thì họ có xu hướng đánh giá tốt TSĐB để hồ sơ được phê duyệt.

Phân tích và đo lường rủi ro: Các loại rủi ro được đã được xác định sẽ được phân tích và đo lường mức độ để tìm nguyên nhân rủi ro nhằm có phương án đối phó, xử lý phù hợp. Lý thuyết thì như vậy nhưng tại những chi nhánh cấp 1 như ngân hàng Bắc Hà Nội thì rủi ro thường chỉ được phân tích một cách định tính chứ để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực hiện được. Bởi vì ngân hàng chưa áp dụng được các phương pháp đo lường hiện đại nên chỉ tiến hành phân tích thông qua các báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ tiêu để xác định nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm tìm biện pháp tác động để hạn chế tổn thất của những rủi ro đó.

2.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch QTRR tín dụng

Tại ngân hàng Bắc Hà Nội, hàng năm vào dịp đầu năm Ngân hàng vẫn thường kỳ tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh năm trước và đề xuất mục tiêu biện pháp cho năm tiếp theo. Tại hội nghị này, mỗi phòng ban sẽ phải trình bày kế hoạch chiến lược hành động cho năm đó dựa trên chức năng nhiệm vụ mà phòng ban mình đảm nhiệm. Như vậy việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng là do phòng tín dụng thực hiện và được Ban Giám đốc phê duyệt.

Như đã trình bày ở chương 1, chiến lược về QTRR mang tính dài hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế Ngân hàng Bắc Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc lập một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm chứ cũng chưa có được chiến lược rủi ro dài hạn. Kế hoạch QTRR tín dụng thực chất cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch quản trị tín dụng nói chung bởi tại phòng tín dụng không có cán bộ nào chuyên trách về vấn đề rủi ro cả. Kế hoạch quản trị tín dụng bao gồm: quản lý khách hàng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý điều hành tín dụng. Tuy nhiên ba bộ phận trên không tách rời mà hỗ trợ trực tiếp cho nhau. Bởi vậy khi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thì nhất thiết phải quan tâm đến cả công tác quản lý khách hàng và quản lý việc tổ chức điều hành tín dụng. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể trong kế hoạch về quản lý rủi ro tín dụng thì bao gồm:

Thứ nhất, quản lý các khoản vay: Các khoản vay của khách hàng được ngân hàng lên kế hoạch quản lý trên cơ sở phân loại các khoản vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mỗi khoản vay này có đặc điểm và độ rủi ro khác nhau nên ngân hàng cũng có cách hành xử khác nhau. Theo Điều 6 QĐ493 và QĐ18 (Bổ sung quyết định 493) của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì ngân hàng tiến hành phân loại nợ vay như sau:

“Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định .

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

là doanh nghiệp, tổ chức thì ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w